Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Sinh con khiến mẹ mất rất nhiều năng lượng, máu và nước. Vì vậy, dinh dưỡng cho mẹ là rất quan trọng. Nhiều mẹ hay tự hỏi sau sinh ăn rau gì để phục hồi lại cơ thể nhanh chóng. Vì nếu không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ sẽ rất khó để có đủ sữa cho con bú. Trong giai đoạn này, việc chọn lựa sau sinh nên ăn rau gì là cần thiết. 

Tháp dinh dưỡng cho mẹ sau sinh khoa học và đầy đủ

Chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cùng mẹ

Sau sinh ăn rau gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Sau sinh ăn rau gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Hãy cùng theo chân Góc của mẹ đi qua một buổi chợ dành cho mẹ bầu nhé. 

1. Nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu qua rau xanh

Nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu qua rau xanh
Nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu qua rau xanh

Phụ nữ mới sinh cần bổ sung thật nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là thông qua rau xanh và trái cây.

  • Vitamin A có thể tìm thấy trong các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, cải xoăn và rau bina. 
  • Vitamin C có trong ổi, đu đủ, kiwi, cam, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh, bắp cải đỏ, mầm Brussels, su hào, đậu Hà Lan. Sau sinh nên ăn rau gì thì nhất định mẹ phải lưu ý đến các rau bổ sung vitamin C này.
  • Vitamin B có trong các loại rau biển, hạt macadamia, hạnh nhân, quả hồ trăn, đậu đen và đậu pinto, đậu lăng.
  • Sắt có trong rau lá xanh đậm như cải xoăn, cá thu và rau bina; đậu lăng; đậu đen.
  • Folate có trong rau bina, rau xanh, đậu mắt đen, bông cải xanh và bơ.
  • Kẽm, được tìm thấy tốt nhất trong hạt bí ngô, thịt cừu, đậu xanh, bột ca cao.
  • Iốt có trong các loại rau biển như dulse và nori, khoai tây, tảo bẹ.

2. Sau sinh nên ăn rau gì: Sức khỏe mẹ bầu

Dưới đây là danh sách các món rau nên cung cấp cho mẹ bầu để có một sức khỏe tốt và bầu sữa đầy đặn cho trẻ.

2.1. Rau ngót

Rau ngót chính là câu trả lời hàng đầu cho mẹ sau sinh nên ăn rau gì. Là một loại rau quen thuộc, rau ngót là một trong những bí quyết kích sữa được rất nhiều bà mẹ lựa chọn từ xưa tới nay. Trong rau ngót có chứa các vitamin A, B, C và rất nhiều canxi giúp tăng lượng sữa mẹ. Có tác dụng làm giảm viêm nhiễm, hiện tượng co tử cung và giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng.

Rau ngót được chế biến thành các món canh thanh mát cho ngày hè. Ngoài ra, uống nước xay nhuyễn sẽ giúp mẹ đẩy sản dịch và nhiều sữa hơn.

2.2. Rau mồng tơi – Sau sinh nên ăn rau gì?

Mồng tơi có thể nấu thành canh cùng thịt heo xay nhuyễn, thịt bò, tôm rất mát sữa cho con
Mồng tơi có thể nấu thành canh cùng thịt heo xay nhuyễn, thịt bò, tôm rất mát sữa cho con

Mồng tơi là một loại rau đặc biệt có chứa nhiều vitamin A, B3. Và các chất nhầy, chất sắt tốt cho thai phụ và cả mẹ sau sinh.

Mồng tơi có thể nấu thành canh cùng thịt heo xay nhuyễn, thịt bò, tôm rất mát sữa cho con. Hoặc ninh với đậu đen ăn nóng để nhiều sữa, phục hồi sức khỏe, làn da và tóc.

2.3. Giá đỗ

Giá đỗ được xem là loại rau lợi sữa lý tưởng cho mẹ sau sinh
Giá đỗ được xem là loại rau lợi sữa lý tưởng cho mẹ sau sinh

Giá đỗ được xem là loại rau lợi sữa lý tưởng cho mẹ sau sinh. Các loại đậu đỗ là thực phẩm sạch chứa nhiều protein, vitamin, cellulose giúp phát triển các tế bào mô và ngăn chảy máu ở các bà mẹ vừa trải qua quá trình vượt cạn. Giá đỗ tuy nhỏ bé nhưng chỉ riêng hạt đã chứa rất nhiều protein (40%, gần bằng thịt, sữa).

Mẹ có thể sử dụng giá đỗ để ăn sống hoặc chế biến. Nước giá đỗ sống không chỉ giúp mẹ nhiều sữa mà còn cải thiện chất lượng, giúp sữa mẹ thơm ngon, nhiều dinh dưỡng hơn.

2.4. Cải bó xôi cho mẹ sau sinh

Cải bó xôi cũng là thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A cao. Tốt cho cả mẹ sau sinh và bé. Thêm vào đó, axit folic trong rau giúp tái tạo tế bào máu mới, đặc biệt quan trọng với những mẹ sau sinh bị mất nhiều máu Có nhiều cách chế biến loại rau này. Mẹ có thể xào, nấu cải bó xôi tùy thích để hợp với khẩu vị của bản thân.

2.5. Rau thì là

Thì là là loại thảo dược quý tăng lượng sữa hiệu quả ở mẹ sau sinh
Thì là là loại thảo dược quý tăng lượng sữa hiệu quả ở mẹ sau sinh

Thì là là loại thảo dược quý tăng lượng sữa hiệu quả ở mẹ sau sinh. Theo nghiên cứu, trong thì là có  photoanethole, anethole và dianethole là các hợp chất có khả năng kích thích quá trình tạo ra estrogen và prolactin để tiết sữa mẹ. Mẹ có thể sử dụng trực tiếp bằng cách ăn sống hoặc chế biến loại rau này trong các món ăn hàng ngày của mình để sử dụng.

2.6. Rau đay

Sau sinh nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe mẹ? Thì đó phải có rau đay. Rau đay nấu các món canh để tăng lượng sữa và chất béo trong sữa cho con bú được các mẹ thực hiện nhiều.

Lưu ý rau đay cần được ăn với mức độ và lượng vừa phải.  Với những sản phụ vừa sinh con trong tuần đầu tiên nên ăn lượng là 150 – 200gr rau đay, còn các tuần sau đó, mỗi tuần mẹ có thể ăn nâng lên là 2 lần và với lượng 200 – 250gr.

2.7. Bông cải xanh- sau sinh ăn rau gì?

Bông cải xanh có chứa nhiều vitamin và chất khoáng có lợi cho cơ thể
Bông cải xanh có chứa nhiều vitamin và chất khoáng có lợi cho cơ thể

Bông cải xanh có chứa nhiều vitamin và chất khoáng có lợi cho cơ thể. Lượng carbohydrate và protein có trong bông cải xanh nhiều hơn hẳn so với những loại rau thông thường khác. Mẹ có thể chế biến bông cải xanh bằng cách xào, luộc để khiến bữa ăn của mình thêm hương vị và ngon miệng hơn.

2.8. Măng tây

Sử dụng măng tây thường xuyên rất tốt cho sự phát triển của bé trong thời kỳ mang thai. Do giàu  giàu vitamin và khoáng chất như Folate, Acid folic… Còn với mẹ sau sinh, Folate trong măng tây được tiết vào sữa mẹ bất kể lượng ăn vào hay tình trạng sức khỏe.

Nên lựa chọn những loại măng tây còn tươi ngon, cọng nhỏ và ngắn để chế biến thành các món ăn như canh, súp tùy thích để khiến món ăn ngon hơn.

2.9. Rau dền

Mẹ sau sinh khi ăn rau dền sẽ giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng thiếu máu
Mẹ sau sinh khi ăn rau dền sẽ giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng thiếu máu

Hàm lượng sắt trong rau dền cực cao. Mẹ sau sinh khi ăn rau dền sẽ giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng thiếu máu. Nói rau dền như một loại rau quan trọng trong danh sách sau sinh ăn rau gì của mẹ.  Bởi trong rau có chứa rất nhiều vitamin (A, B1, B6, B12, C, E, K…), các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, photpho… rất tốt cho việc cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe, đặc biệt là mẹ sau sinh mất nhiều máu. Mẹ có thể rửa sạch rồi kết hợp chế biến rau dền với rau mồng tơi để nấu canh cua.

2.10. Đậu bắp – Sau sinh nên ăn rau gì?

Đậu bắp là nguồn cung cấp vitamin A, B, C và E, thiamin, niacin và folate dồi dào
Đậu bắp là nguồn cung cấp vitamin A, B, C và E, thiamin, niacin và folate dồi dào

Chất nhầy nhớt (một số người gọi là chất nhờn) trong đậu bắp rất tốt để làm đặc súp, món hầm hoặc ăn đậu bắp như món phụ. Chất nhầy được tạo thành từ bã đường được gọi là polysaccharides và protein. Mẹ có thể loại bỏ chất nhờn bằng cách ngâm đậu bắp trong giấm 30 phút trước khi nấu. Sau đó rửa sạch và thấm khô. Đậu bắp là nguồn cung cấp vitamin A, B, C và E, thiamin, niacin và folate dồi dào. Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magie, sắt và kẽm để giúp mẹ khỏe mạnh khi nuôi dưỡng thai nhi.

Ngoài ra còn có các loại rau thích hợp cho mẹ sau sinh như cải cúc, rau diếp, rau má, mướp,…

3. Các món canh rau cho mẹ sau sinh ăn gì

3.1. Canh rau ngót, thịt nạc

Canh rau ngót rất tốt cho phụ nữ sau sinh, nhất là các mẹ vẫn đang trong thời kỳ còn sản dịch. Canh rau ngót giúp mẹ tăng tiết sữa, cung cấp chất xơ để giảm tình trạng táo bón đối với phụ nữ mới sinh. Rau ngót giàu vitamin C giúp cơ thể tổng hợp collagen, vận chuyển chất béo, hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh chóng sau sinh.

Canh rau ngót thịt nạc là một món truyền thống rất dễ ăn và dễ nấu. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 2 nguyên liệu chính là thịt nạc xay và 1 bó rau ngót là được.

3.2. Súp cá đu đủ xanh

Súp cá đu đủ xanh cung cấp cho mẹ một bữa ăn dinh dưỡng cân bằng
Súp cá đu đủ xanh cung cấp cho mẹ một bữa ăn dinh dưỡng cân bằng

Đu đủ xanh giàu dinh dưỡng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú. Ăn 650 gram đu đủ xay nhuyễn hoặc 100 gram cà rốt nghiền có thể bổ sung vitamin A và chất sắt.

Súp cá đu đủ xanh cung cấp cho mẹ một bữa ăn dinh dưỡng cân bằng. Đặc biệt, cá là một thực phẩm rất có lợi cho mẹ sau sinh. Mẹ cũng có thể nấu canh đu đủ giò heo, đu đủ móng heo bổ dưỡng.

3.3. Canh sườn hạt sen, nấm

Canh sườn nấm hạt sen là món ăn bổ dưỡng, rất mát và dễ ăn cho phụ nữ sau sinh
Canh sườn nấm hạt sen là món ăn bổ dưỡng, rất mát và dễ ăn cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường hay mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, khó tiêu. Canh hạt sen sẽ giúp me giải quyết các vấn đề này một cách nhanh chóng. Hạt sen có giá trị dinh dưỡng cao: giàu protein, magie, kali, phốt pho cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú;

Canh sườn nấm hạt sen là món ăn bổ dưỡng, rất mát và dễ ăn cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, người hay bị đầy bụng, tiêu chảy thì không nên ăn nấm.

3.4. Canh rau đay – sau sinh ăn rau gì

Mẹ có thể nấu món canh cua rau đay với mùng tơi hoặc mướp để vừa lợi sữa vừa bổ sung canxi. Lấy 400g cua làm sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước. Sau khi nước cua được đun sôi, sủi bọt lăn tăn thì cho rau đay và khuấy nhẹ. Đun sôi nhỏ lửa cho rau chín thì tắt bếp.

8 món canh mùa hè cho bà bầu giải nhiệt 

Mẹ sau sinh cũng nên kiêng một số loại rau như lá lốt, rau muống, mướp đắng, măng.

  • Đối với phụ nữ sau sinh, lá lốt mang tính cay nóng sẽ khiến mẹ giảm lượng sữa.
  • Rau muống có tính hàn, ăn nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa sau khi sinh của mẹ. Ăn rau muống sẽ dễ gây lạnh bụng hoặc đau bụng, từ đó ảnh hưởng đến việc chăm sóc con. 
  • Măng có thành phần cyanide cao. Nếu chúng đi vào hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric. Có thể gây ngộ độc cho bé nếu như mẹ ăn quá nhiều măng tươi. Tốt nhất phụ nữa sau sinh nên kiêng măng trong khoảng thời gian cho con bú.
  • Mướp đắng: Trong mướp đắng có chứa vicine – một chất dùng nhiều sẽ gây nên những cơn đau đầu, đau thắt bụng… Khiến bé bú mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, miễn dịch kém. 

Mẹ nên note kĩ việc sau sinh nên ăn rau gì và không ăn rau gì để giữ sức khỏe và đảm bảo sữa tốt nhất cho con. Bên cạnh đó, các bữa ăn cũng cần đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn đủ. Nhớ lựa chọn các loại rau xanh, không chất hóa học nhé.

Phòng ngủ cho bé cũng cần được thiết kế. Vì nó thể hiện tính cách, sở thích và chúng cũng giúp bé phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo ở mức tối đa. Vậy mẹ hãy cùng tìm hiểu cách thiết kế phòng ngủ dành cho bé cùng Mamamy ngay nhé.

1. Tại sao phòng ngủ cho bé cũng cần được thiết kế?

Thiết kế phòng ngủ cho bé sẽ khuyến khích được bé ngủ riêng
Thiết kế phòng ngủ cho bé sẽ rèn luyện tính ngăn nắp, tinh thần tự giác

Thiết kế phòng ngủ cho bé sẽ khuyến khích được bé ngủ riêng. Tốt cho sự phát triển của bé, phòng ngủ riêng giúp bé hình thành tính cách tự lập từ nhỏ và không bị phụ thuộc. Thiết kế phòng đẹp và nhiều màu sắc còn tạo cho bé không gian riêng giúp rèn luyện tính ngăn nắp, tinh thần tự giác. Bên cạnh đó phòng ngủ được thiết kế theo sở thích và cá tính, còn giúp bé tăng khả năng sáng tạo và tư duy cao.

Tùy vào từng độ tuổi của bé mà cách thiết kế phòng ngủ cũng khác nhau. Mẹ sẽ muốn hình thành cho bé các thói quen, tâm lý ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy mà mẹ cần hiểu sở thích của bé để thiết kế phòng ngủ một cách phù hợp nhất.

2. Cách bố trí nội thất trong phòng ngủ cho bé

Cách bố trí nội thất trong phòng ngủ cho bé
Cách bố trí nội thất trong phòng ngủ cho bé

Điều đầu tiên mẹ cần quan tâm, đó là bé được mấy tháng tuổi. Và giới tính bé nhà mình là trai hay gái để có sự sắp xếp phòng ngủ cho bé một cách hợp lý nhất. Mẹ có thể đặt ra các câu hỏi. Phòng ngủ dành được thiết kế cho bé tập đi? Phòng dành cho 2 bé? Có cần phòng rộng để bé có không gian chơi nhiều hơn hay không? Bàn học có phải là sự lựa chọn cho bây giờ? Mẹ nên vẽ phác thảo phòng ngủ trước. Hoặc sử dụng các công cụ trang trí để có một hình dung rõ ràng. Và điều quan trọng mẹ cần một mặt sàn rộng để bé có thể vui chơi và sáng tạo nhất có thể.

Cách bố trí hợp lý và khoa học nội thất phòng ngủ sẽ giúp tạo ra một không gian mở đem lại sự thoải mái, tập trung học tập. Nếu phòng ngủ của bé rộng thì mẹ có thể sắp xếp sao cho ánh sáng, không khí và không gian tối ưu nhất. Đối với phòng ngủ nhỏ hoặc siêu nhỏ, thì việc tính toán phải hết sức khéo léo và hợp lý. Để có một không gian tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn tạo cho căn phòng độ thông thoáng. Tiết chế đồ đạc không sử dụng, đồ đạc quá to và rộng. Mẹ nên tối ưu hóa  các loại đồ dùng thông minh, có thể gấp gọn khi không sử dụng.

3. Cách chọn nội thất trong phòng ngủ cho bé

3.1. Giường ngủ

Giường ngủ cho bé
Giường ngủ cho bé

Giải pháp tốt nhất cho những căn phòng với diện tích nhỏ là chiếc giường gấp đa năng, giường tầng hoặc giường kết hợp tủ. Ngoài ra, chiều cao của giường cũng nên ở mức 40-50 cm và không nên có gầm thấp bởi đây là nơi khó vệ sinh, dễ khiến bụi bẩn tích tụ và lây lan trong không khí. 

3.2. Tủ quần áo

Đối với tủ quần áo, mẹ nên lựa chọn các kiểu tủ quần áo đa năng. Có kích thước cho bé có thể treo quần áo, để giày dép, để đồ chơi. Bởi vì theo thời gian bé lớn lên thì đồ đạc cũng theo đó mà nhiều lên. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị ngay từ đầu cho bé một chiếc tủ quần áo lớn và nhiều công dụng. 

3.3. Màu sắc nội thất trong phòng 

Màu sắc trong phòng ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng
Màu sắc trong phòng ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng

Màu sắc trong phòng ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Mẹ nên chọn màu sắc dựa trên giới tính, sở thích của bé. Điều đó sẽ giúp bé có cảm giác thích thú và kích thích sự sáng tạo.

Mẹ có thể dành thời gian ngồi nói chuyện với bé để biết được sở thích thông qua những bức tranh hay đồ chơi bé thích được bày trong phòng. Với các tông màu tường xanh, hồng nhạt,… và những ngôi sao đêm có thể giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon hơn. Nếu phòng ngủ dành cho cả 2 bé, thì mẹ có thể phối màu sắc yêu thích của từng bé. Hoặc lựa chọn gam màu trung tính phù hợp với cả 2 bé.  

3.4. Bố trí ánh sáng trong phòng 

Phòng ngủ của bé cần đặt cửa sổ hợp lý để có thể đón ánh nắng mặt trời buổi sớm. Cho bé không gian hít thở mát mẻ vào ban đêm. Điều này không chỉ tạo không khí thoáng mát, có sức sống cho căn phòng. Mà còn giúp sức khỏe của bé được đảm bảo, cải thiện hơn.

4. Những lưu ý khác khi thiết kế phòng ngủ cho bé

Những lưu ý khác khi thiết kế phòng ngủ cho bé
Những lưu ý khác khi thiết kế phòng ngủ cho bé
  • Luôn cố gắng đặt đồ nội thất ở sát tường sao cho lối đi luôn được rộng rãi nhất.
  • Vị trí cửa sổ: Một cửa sổ lý tưởng cho phòng ngủ nên nằm ở khoảng cách 1m – 1m2 từ nền nhà, trang bị thêm song sắt bảo vệ.
  • Vị trí ổ cắm điện và các đồ nội thất khác: Ổ cắm điện trong phòng bé tuyệt đối cần được đặt ở xa tầm với hoặc khuất sau đồ nội thất bởi bé hay tò mò. Rất dễ tìm cách nghịch dây điện hoặc tiếp xúc tay với ổ cắm.
  • Các đồ nội thất như tủ sách, bức ảnh này cần nằm ở góc phù hợp, tránh xa giường.

Trên đây là những chia sẻ của Góc của mẹ về cách thiết kế phòng ngủ cho bé. Hy vọng với những ý kiến này sẽ giúp mẹ dành cho bé được những điều kiện tốt nhất cho bé của mình. Giúp bé phát triển toàn diện cả về tính cách lẫn sự sáng tạo.

CÁC NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI TRANG TRÍ PHÒNG NGỦ CHO BÉ TRAI

4 điều quan trọng cần chú ý khi thiết kế phòng ngủ cho bé gái

Cách chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé

Giấc ngủ bé 1 tuổi  là điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Tùy theo độ tuổi mà bé có thể ngủ đến 16 tiếng mỗi ngày. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ đọc ngay bài viết dưới đây để giúp bé có giấc ngủ tốt nhất nhé.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bé 1 tuổi

Giấc ngủ cho bé 1 tuổi là điều rất quan trọng
Giấc ngủ cho bé 1 tuổi là điều rất quan trọng

Giai đoạn đầu phát triển của bé sẽ có ảnh hưởng tới sức khỏe trong suốt cuộc đời. Bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc bé sẽ phát triển hoàn thiện hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm. Lúc bé ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, bé sẽ phát triển chiều cao tốt hơn. Vì vậy mà giấc ngủ cho bé 1 tuổi là điều rất quan trọng.

Trong thời gian ngủ, não bộ của bé sẽ trong trạng thái nạp lại năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập nhanh hơn của bé. Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bé ít ốm hơn.

Những bé có giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi, ví dụ như: hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Thậm chí quấy khóc vào ban đêm, chán ăn, mệt mỏi, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Với một giờ ngủ lộn xộn trong thời gian dài, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đồng hồ sinh học của bé. Ngoài ra, nếu bé ngủ quá muộn sau 21h hàng ngày, sẽ hình thành các hành vi và thói quen xấu. 

2. Giấc ngủ bé 1 tuổi bao nhiêu là đủ?

Giấc ngủ bé 1 tuổi bao nhiêu là đủ?
Giấc ngủ bé 1 tuổi bao nhiêu là đủ?

Khi bé được 12-18 tháng, thời gian ngủ khoảng từ 12-14 tiếng mỗi ngày. Thời gian ngủ sẽ dài hơn khi bé nhỏ tuổi hơn. Giấc ngủ ban ngày của bé khoảng từ 2 đến 2 tiếng rưỡi. Vào buổi trưa, bé thường sẽ có giấc ngủ ngắn. Buổi tối thời gian ngủ của bé thường sẽ ngủ bắt đầu từ 7-9 h tối. Ban đêm, giấc ngủ của bé có thể kéo dài từ 10 đến 11 tiếng và thức dậy vào 6-8h sáng ngày hôm sau. Do thể trạng của từng bé là không giống nhau, nên thời gian ngủ có thể cũng khác nhau. Tuy nhiên thì sự chênh lệch không quá đáng kể.

Khi mẹ cho bé làm quen với 1 thời gian biểu ngủ khoa học và hợp lý. Bé sẽ tự hình thành cho mình thói quen thức giấc và ngủ theo đúng khung giờ đã cố định. Thông thường chỉ mất khoảng 3 ngày để bé tập làm quen với thời gian mẹ đã sắp xếp. Điều này cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành sự độc lập cho bé ngay từ nhỏ. 

3. Làm thế nào để bé 1 tuổi có giấc ngủ tốt?

3.1. Tập thói quen ngủ sớm cho bé

Tập thói quen ngủ sớm cho bé
Tập thói quen ngủ sớm cho bé

Mẹ nên tạo một phản xạ và thói quen cho bé ngủ đúng giờ và đi ngủ sớm. Để bé có thể ngủ trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào. Ví dụ như mẹ có thể đặt bé vào cũi hoặc nôi sớm. Đặt các trò chơi có hình ngộ nghĩnh để bé tập trung vào chúng giúp bé dễ ngủ hơn. Dạy cho bé có một thói quen ngủ ngoan là cách tốt để giúp bé ngủ độc lập về sau. Điều này cũng giúp mẹ có nhiều thời gian cho bản thân và nâng cao cuộc sống vợ chồng hơn.

3.2. Giảm các kích thích ngoại cảnh

Giảm các kích thích ngoại cảnh
Giảm các kích thích ngoại cảnh

Các tác động từ bên ngoài cũng khiến hệ thần kinh của bé khi ngủ. Tránh các ánh sáng trực tiếp hoặc tiếng động quá ồn vì chúng khiến bé ngủ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố như ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế. Nơi ngủ chật chội và không thông thoáng đều gây tác hại xấu đến giấc ngủ của bé.

Không nên dọa nạt, quát mắng, điều đó sẽ tạo nên các ám ảnh tâm lý cho bé ngay từ khi còn nhỏ.

3.3. Để bé vui chơi nhẹ nhàng

Việc để bé hoạt động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngủ sâu hơn. Mẹ nên kết hợp theo phương pháp ăn- chơi- ngủ, như vậy sẽ kích thích bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Khi bé khó ngủ, mẹ có thể ru bé ngủ bằng các bài hát hoặc đặt các cuốn truyện tranh bằng vải quanh bé sẽ giúp bé ngủ tốt hơn.

3.4. Mặc cho bé quần áo khô thoáng, thấm mồ hôi

Mặc cho bé quần áo khô thoáng, thấm mồ hôi
Mặc cho bé quần áo khô thoáng, thấm mồ hôi

Mẹ nên mặc quần áo thoáng mát vào ngày hè. Và ấm áp vào ngày đông để đảm bảo bé không bị quá lạnh hoặc quá nóng. Các loại chăn ga gối quanh bé cũng nên là loại bông mềm dành riêng cho bé 1 tuổi. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú trọng tới loại bỉm mặc cho bé khi đi ngủ. Nên chọn loại mỏng, nhẹ, thoáng khí và chống tràn. Và điều quan trọng hơn cả là khi mặc, bé phải cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nhiều loại bỉm có thể dễ khiến bé bị hăm do độ thoáng của bỉm không tốt hoặc chất lượng vải không phù hợp với da bé. Vì vậy, mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên và loại bỉm khác nhau để xem bé nhà mình phù hợp với loại nào nhé.

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi người. Đối với bé đang trong giai đoạn phát triển thì giấc ngủ bé 1 tuổi đóng một vai trò rất là quan trọng. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp bé có được một giấc ngủ sâu và chất lượng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu được tầm quan trọng giấc ngủ bé 1 tuổi để bé có sự phát triển hoàn thiện nhất.

Bé 3 tháng ngủ bao nhiêu là đủ- trò chuyện về giấc ngủ của bé

5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc mà Mẹ không để ý

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

Sau khi sinh con, mẹ sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ lụy về sức khỏe phát sinh từ quá trình mang thai và sinh con. Trong đó, có khá nhiều mẹ sau sinh bị đau cổ tay. Đây là một tình trạng phổ biến thường gặp với các mẹ bỉm sữa. Triệu chứng xuất hiện khi mẹ đang nghỉ hậu sản, chăm sóc em bé. Việc này có thể dẫn tới nhiều khó khăn cho mẹ trong việc chăm sóc em bé. Vậy mẹ có biết làm thế nào để điều trị chứng sau sinh bị đau cổ tay không?

Xem thêm: Đau xương chậu khi mang thai có gì nguy hiểm?

1. Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh

Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh
Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh

Theo thống kê, có gần 60% phụ nữ sau sinh bị đau cổ tay khó chịu. Triệu chứng ban đầu là mỏi vùng cổ tay bên phía ngón cái diễn tiến nhiều ngày. Nó có thể trở thành triệu chứng đau kéo dài gây khó chịu và mệt mỏi cho mẹ. Bệnh lí này có thể bị gây ra bởi một trong hai hội chứng sau:

  • Hội chứng viêm bao gân ở ngón cái (De Quervain): tình trạng liên quan đến viêm hẹp bao gân ngón tay cái. Trong đó lớp bao gân bị viêm sẽ dày lên khiến gân di chuyển khó khăn hơn. Từ đó gây đau nhức trong khi mẹ co duỗi ngón tay cái.
  • Hội chứng ống cổ tay: tình trạng này liên quan đến vẫn đề dây thần kinh giữ bị chèn ép. Nó xảy ra do ống cổ tay hẹp lại bởi những cấu trúc xung quanh lệch khỏi vị trí vốn có. Mẹ bị hội chứng này có cảm giác đau nhức, tê ngứa kéo dài từ cổ tay đến bàn tay. Bệnh kéo dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của bàn tay.

2. Nguyên nhân sau sinh bị đau cổ tay

Nguyên nhân đau cổ tay sau khi sinh
Nguyên nhân việc sau sinh bị đau cổ tay

Sau sinh bị đau cổ tay, đau khớp, đau xương ở mẹ bỉm có thể xảy tới do nhiều nguyên nhân. Vậy mẹ có biết nguyên nhân gây tới bệnh lý này là gì không? Nếu mẹ bị đau cổ tay, hãy nghĩ tới những lí do sau đây:

  • Thiếu dưỡng chất sau sinh: rất thường gặp ở mẹ bỉm. Sau khi sinh, mẹ cần bổ sung lượng lớn dưỡng chất vừa phải nuôi cơ thể, vừa phải nuôi con. Do đó tình trạng thiếu chất rất thường gặp. Thiếu hụt canxi, khoáng chất, vitamin sẽ gây tác động lên thần kinh ngoại vị, mật độ xương khớp gây đau khớp cổ tay.
  • Thay đổi nội tiết tố, rối loạn tiết tố: đây là điều thay đổi rõ rệt ở mẹ sau sinh. Progesterone và estrogen bị giảm sút khiến cấu trúc hệ xương khớp của mẹ suy yếu.
  • Sinh hoạt không đúng cách: cơ thể mẹ chưa hoàn toàn hồi phục sau sinh. Nhưng lúc này mẹ phải chăm bẵm bé, ru con, cho bé ăn… Nhiều mẹ còn phải làm việc nhà hàng ngày như giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp… Cường độ làm việc nhiều cùng với sinh hoạt sai tư thế sẽ khiến mẹ đau nhức xương khớp, trong đó có cổ tay.
  • Chấn thương cổ tay: trong hoạt động hàng ngày đôi khi cũng có những va chạm. Vị trí cổ tay cũng là nơi dễ bị va đập. Tùy vào mức độ tác động mà có thể dẫn đến trật khớp, đau khớp cổ tay.
  • Viêm khớp, thoái hóa khớp: thường gặp ở mẹ lớn tuổi. Tình trạng khó tránh khỏi khi mẹ sinh con ở tuổi tác cao.

3. Điều trị đau cổ tay sau khi sinh

Triệu chứng đau cổ tay sau khi sinh kéo dài sẽ khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau này. Tuy nhiên khi mẹ còn đang cho con bú, điều trị bằng thuốc không phải một sự lựa chọn tốt. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, có nguy cơ tác động tiêu cực tới gan, thận.

3.1. Phương pháp điều trị vật lý

Phương pháp điều trị vật lý
Phương pháp điều trị vật lý
  • Mang nẹp ngón tay cái: giúp mẹ giảm đau và giữ ngón cái không cong về phía trước. Mẹ nên đeo nẹp càng nhiều càng tốt, kể cả khi đi ngủ. Đây là phương pháp dễ dàng nhất cho phụ nữ sau sinh bị đau cổ tay.
  • Điều chỉnh các động tác sai: mẹ nên tránh các động tác, tư thế gây đau. Cố gắng giữ cho ngón cái và cổ tay thoải mái khi làm việc hàng ngày. Kể cả khi bế con, mẹ nên tìm cách sử dụng gối và cẳng tay thay thế để tránh sử dụng tới bàn tay. Khi có dấu hiệu căng mỏi cơ, mẹ nên dừng việc đang làm lại để nghỉ ngơi. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng xe đẩy em bé để việc chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.
  • Chườm lạnh: sử dụng túi chườm lạnh, túi nước đá có thể giúp mẹ giảm đau. Mẹ có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Không nên tiếp xúc da trực tiếp với vật lạnh để tránh tình trạng bỏng lạnh.

3.2. Điều trị bằng phương pháp dân gian

Điều trị bằng phương pháp dân gian
Điều trị bằng phương pháp dân gian
  • Muối và ngải cứu: đây là sự kết hợp tuyệt vời giúp cổ tay hoạt động linh hoạt hơn. Tinh dầu trong ngải cứu có thể làm suy giảm các cơn đau nhức khớp và sưng nóng. Mẹ chỉ cần lấy ngải cứu rang hơi khô rồi thêm muối trắng hạt vào. Sau đó cuốn hỗn hợp vào khăn mỏng rồi chườm lên cổ tay khi còn nóng. Thực hiện thường xuyên để có được hiệu quả mong muốn.
  • Muối và gừng: gừng có tính cay ấm giúp hỗ trợ lưu thông máu ở khớp, giảm sưng đau. Mẹ thái lát gừng rồi cho vào chảo rang se khô, thêm muối vào. Thực hiện chườm nóng như với bài thuốc trên. Mỗi tuần 3 lần sẽ giúp bệnh tiến triển rõ rệt.

Sau sinh bị đau cổ tay là triệu chứng thường gặp nhưng lại đeo bám dai dẳng khiến mẹ khó chịu, đau đớn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về triệu chứng này. Chúc mẹ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Làm thế nào để khắc phục triệu chứng đau bụng đẻ của mẹ?

Trẻ được 8 tháng cơ thể đã cứng cáp, phát triển hơn. Vì vậy, bé không cần ngủ nhiều như giai đoạn đầu nữa. Vậy Mẹ có biết bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

1. Sự phát triển của bé

1.1. Phát triển về mặt nhận thức

Phát triển về mặt nhận thức
Phát triển về mặt nhận thức
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Vào tháng thứ 8, con đã có thể phát âm được các âm tiết cơ bản như “A”, “O”, “M”. Thậm chí, bé cũng đã bắt đầu thử kết nối từ với sự vật và phản ứng lại khi được gọi.
  • Tính hiếu kỳ: Bé 8 tháng tuổi có tính tò mò cao. Con sẽ liên tục di chuyển xung quanh để khám phá mọi thứ từ đồ chơi của mình đến đồ đặc trong nhà. Và đôi khi con sẽ tiền hành tìm hiểu chức năng của chúng.
  • Hiểu hướng dẫn cơ bản: Trẻ 8 tháng tuổi sẽ có thể học và nhớ lại các hiệu lệnh cơ bản nếu Mẹ lặp lại chúng nhiều lần trong thời gian dài.

1.2. Phát triển về mặt thể chất

Sự phát triển về mặt thể chất này liên quan đến các kỹ năng vận động, sự khéo léo của cơ thể và sức mạnh thể chất bao gồm:

  • Thị lực phát triển hơn: bé có thể quan sát, theo dõi chuyển động của các sự vật xung quanh.
  • Nhai và nuốt thức ăn một cách thành thục: Ở tháng thứ 8 Mẹ nên bắt đầu cho con tập ăn dặm để bổ sung cho bé những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Lăn tròn người qua trái hoặc qua phải và bò xung quanh ngôi nhà.
  • Bé có thể tự ngồi vững mà không cần bố mẹ đỡ ở sau lưng.
  • Nắm chắc các món đồ bằng cách sử dụng các ngón tay.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

2. Bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Giấc ngủ bé 8 tháng tuổi thường vào khoảng 14 – 15 tiếng/ngày
Giấc ngủ bé 8 tháng tuổi thường vào khoảng 14 – 15 tiếng/ngày

Giấc ngủ bé 8 tháng tuổi thường vào khoảng 14 – 15 tiếng/ngày. Tuỳ nhu cầu của từng bé mà Mẹ cho con ngủ 2 – 3 giấc ngủ ngày, mỗi giấc trung bình khoảng 1,5 đến 2 tiếng. Ngủ đủ giấc với bé rất quan trọng, nó giúp thể chất lẫn tinh thần của bé sẽ đạt trạng thái tốt nhất cho sự phát triển toàn diện. Còn nếu bé không được ngủ đủ giấc sẽ khiến tinh thần bé giảm sút, quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn.

Ở độ tuổi này, các con đã phát triển về mặt thể chất. Vì vậy, các Mẹ cần lưu ý cần bằng giữa thời gian ngủ và chơi của con. Thời gian để chơi của con chính là thời gian để con luyện tập các kỹ năng mới và tương tác với môi trường sống xung quanh. Điều này cũng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé.

Trẻ 8 tháng tuổi thường bắt đầu tỉnh giấc giữa đêm. Một vài bé có thể tự nhiên quấy khóc và tự ngủ trở lại, nhưng có những bé khóc rất lâu. Dù vậy, Mẹ cũng đừng quá lo khi thấy những thay đổi này của con, khi bé lớn hơn thì mọi việc sẽ dần ổn định trở lại.

3. Một số cách để không bị tỉnh giấc, trằn trọc lúc nửa đêm

Giấc ngủ ban đêm cực quan trọng với trẻ sơ sinh. Nó quyết định thời gian bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ cho sự phát triển toàn diện. Dưới đây là một số cách để Mẹ áp dụng khi con hay tỉnh giấc giữa đêm.

3.1. Cho con bú sữa no trước khi đi ngủ

Cho con bú sữa no trước khi đi ngủ
Cho con bú sữa no trước khi đi ngủ

Một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tỉnh giấc giữa đêm là do bé đói. Vì vậy, Mẹ hãy cho con ăn sữa no trước khi ngủ để cải thiện tình trạng này nhé! Tuy nhiên, Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho bé ăn quá no đâu. Vì nó sẽ khiến con bị đầy bụng khó tiêu dẫn tới khó ngủ.

Mẹ cũng nên tập cho bé bỏ bú đêm dần sau 7-8 tháng tuổi, giãn thời gian giữa các lần cữ bú và đặt bé ở tư thế ngủ thoải mái nhất. Như vậy, sau 1 tuổi bé đã có thể cai bú cữ đêm và ngủ ngon tới sáng. Lưu ý: điều này chỉ áp dụng khi trẻ tăng cân đầy đủ, khỏe mạnh. Còn nếu con tăng cân kém thì Mẹ vẫn cần cho con bú đêm để con được cung cấp đủ dinh dưỡng.

3.2. Giúp trẻ ‘sẵn sàng” vào giấc ngủ

Để giúp bé dễ vào giấc ngủ và ngủ ngon, Mẹ có thể lau người trẻ bằng khăn ấm trước giờ đi ngủ và thay cho bé bộ đồ ngủ rộng rãi. Mẹ cũng nên hát ru khe khẽ và ôm bé hoặc tìm cho bé nghe một số bài nhạc nhẹ nhàng, có giai đoạn du dương trước khi ngủ. Điều này không chỉ giúp con quen dần với những tiếng động khi ngủ mà còn có thể làm cho bé thấy thư giãn, thoải mái và ngủ sâu hơn.

3.3. Cho trẻ uống bổ sung Vitamin D đầy đủ cho trẻ từ sau khi sinh đến 2 tuổi

Tất cả trẻ nhỏ đều cần được bổ sung vitamin D ngày 1-2 giọt
Tất cả trẻ nhỏ đều cần được bổ sung vitamin D ngày 1-2 giọt

Tất cả trẻ nhỏ đều cần được bổ sung vitamin D ngày 1-2 giọt. Đây gọi là liều dự phòngcho  tình trạng còi xương ở trẻ. Bé trằn trọc nửa đêm, khó ngủ, gắt ngủ, đổ mồ hôi trộm… chính là những biểu hiện của trẻ thiếu vitamin D lâu ngày.

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, Việt nam có hơn 31% trẻ em bị còi xương suy dinh dưỡng (hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể thấp còi). Đây là tình trạng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con. Vì thể, các mẹ cần nhận biết rõ các dấu hiệu để có thể kịp thời khắc phục và tránh để lại hậu quả sau này ở trẻ.

Mong rằng, qua bài viết này, các Mẹ đã nắm được bé 8 tháng ngủ bao nhiêu là đủ. Mẹ cũng cần lưu ý các dấu hiệu khi con bị khó ngủ để kịp thời bổ sung các chất cần thiết cho con, Mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn có nhu cầu ngủ khác nhau. Vậy để có thể phát triển toàn diện, bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

1. Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

1.1 Sự phát triển về mặt cảm xúc

Tháng thứ 7 hay còn gọi là thời kỳ chuyển tiếp. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ. Đây là giai đoạn mà em bé của Mẹ có nhiều sự thay đổi về cảm xúc của con, nhưng Mẹ đừng lo vì những thay đổi này không có ảnh hưởng xấu đến con. Một ví dụ tiêu biểu mà Mẹ có thể thấy: khi bé thấy món đồ chơi bé thích nhưng lại không thể với được. Bé sẽ có cảm xúc thất vọng, giận dỗi – đây cũng là những cảm xúc mà Mẹ sẽ thường xuyên thấy ở bé.

Ngoài việc bộc lộ cảm xúc của mình, con cũng dần có khả năng nhận biết cảm xúc của người khác và phản ứng lại. Ví dụ như khi Mẹ cười với bé thì con sẽ cười theo, khi Mẹ nhăn mặt khó chịu bé có thể sợ hãi hoặc khóc… Đặc biệt là bé đang dần có ý thức về mối quan hệ với cha mẹ và thế giới xung quanh. Đó là lý do mà con sẽ khóc khi người lạ bế hoặc khi không nhìn thấy Mẹ trong tầm mắt.

1.2 Sự phát triển về thể chất

Thông thường, trẻ ở tháng thứ 7 đã có khả năng lẫy, bò
Thông thường, trẻ ở tháng thứ 7 đã có khả năng lẫy, bò

Thông thường, trẻ ở tháng thứ 7 đã có khả năng lẫy, bò. Lúc này, bé đã linh hoạt hơn trước rất nhiều. Con có thể nằm sấp khi vui chơi, xoay người khi muốn nhìn một cái gì đó hoặc nâng người, với tay để lấy đồ chơi, thậm chí là bò loanh quanh.

Ở giai đoạn này, bé của mẹ có thể tập ngồi một mình mà không cần ai đỡ lưng. Nhưng dù vậy, mẹ vẫn cần ở bên cạnh để theo dõi con. Bởi lẽ bé vẫn đang học cách giữ thăng bằng chứ bé vẫn chưa hoàn toàn tự giữ cơ thể ổn định trong tư thế ngồi. Nếu con tỏ ra không hứng thú với việc tập ngồi cho lắm thì Mẹ cũng đừng lo lắng nhé! Vì trên thực tế có nhiều em bé có thể bò trước khi ngồi một cách vững chắc.

Mẹ nên đọc thêm:

2. Bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ để phát triển một cách toàn diện?

Bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ để phát triển một cách toàn diện?
Bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ để phát triển một cách toàn diện?

Từ 6 đến 9 tháng, hầu hết trẻ đều dành khoảng 11 tiếng để ngủ vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngày trung bình từ 1-1.5 tiếng/giấc. Như vậy, tổng thời gian ngủ của bé 7 tháng tuổi rơi vào khoảng 14 tiếng mỗi ngày. Nhưng Mẹ lưu ý không nên để những giấc ngủ ngắn trong ngày kéo dài. Bởi lẽ, nếu ngày bé ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bé.

Khi được 7 tháng tuổi, em bé của Mẹ đã biết phản kháng lại khi Mẹ dỗ ngủ. Bé sẽ tỏ ra rất ồn ào để biểu lộ cho mọi người xung quanh biết là bé đang không hài lòng. Những lúc như vậy Mẹ hãy vỗ về bé bằng giọng nói dịu dàng của mình, bé sẽ cảm nhận được tình yêu của Mẹ và trở nên ngoan ngoãn hơn.

Bé 7 tháng tuổi thường đang trong giai đoạn tập cai sữa chứ chưa cai hẳn. Do vậy, bé có thể sẽ thức dậy ít nhất 1 lần trong đêm để đòi ti sữa. Nhưng khi bắt đầu ăn dặm thì những giấc ngủ đêm của bé sẽ trọn vẹn hơn.

3. Mẹo giúp bé ngủ ngon buổi đêm

Những lần thức giấc giữa đêm sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bé 7 tháng tuổi. Dưới đây là một số cách để Mẹ giúp bé cải thiện tình trạng này:

3.1. Giữ không gian yên tĩnh, không bị tác động bởi ánh sáng

Giữ không gian yên tĩnh, không bị tác động bởi ánh sáng
Giữ không gian yên tĩnh, không bị tác động bởi ánh sáng

Mẹ cũng có thể giúp bé điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách tránh để bé bị gặp những tác động mạnh vào ban đêm. Có thể kể một số ví dụ như đèn chói, tiếng nói chuyện,… khi cho bé bú hoặc khi thay tã cho con. Để khắc phục điều này, Mẹ nên mở đèn ngủ sáng dịu, không nói chuyện to, tạo tiếng động lớn vào ban đêm. Không gian yên ắng, dễ chịu chính là tín hiệu để bé nhận ra rằng đã đến giờ đi ngủ.

3.2. Dỗ bé ngủ

Mẹ có thể xây dựng một số thói quen trước khi cho bé ngủ cho bé như: tắm qua cho bé, đọc sách, kể chuyện cho con, hát ru… để bé thư giãn. Việc duy trì những hành động này trong một thời gian dài sẽ giúp bé từ từ hình thành thói quen và bắt nhịp được lúc nào cần phải ngủ.

3.3. Massage cho bé

Một khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm khá hiệu quả đó là mẹ hãy massage nhẹ nhàng cho con. Trẻ sơ sinh cực thích thú với sự tiếp xúc da. Vì vậy, nếu trẻ được massage một cách thường xuyên, bé sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn.

Mẹ hãy để làn da của bé tiếp xúc trực tiếp với tay mẹ, sau đó bắt đầu xoa nắn tchân tay, rồi sang lưng, ngực và mặt của bé. Nếu bụng của con bị đau , mẹ hãy xoa bụng bé nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Việc này sẽ làm giảm các cơn đau bụng một cách hiệu quả và làm bé trở nên dễ chịu hơn.

3.4. Vỗ nhẹ vào lưng trẻ

Mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng để con có thể ợ hơi lên
Mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng để con có thể ợ hơi lên

Khi khóc, bé sẽ hít vào nhiều không khí hơn. Điều này làm trẻ khó chịu giống như bị đầy hơi, thậm chí bé còn khóc to hơn. Những lúc như vậy, Mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng để con có thể ợ hơi lên. Tư thế tốt nhất là Mẹ ẵm đứng bé, để đầu dựa vào vai mẹ và sau đó vỗ nhẹ nhàng đến khi con ợ được.

Hy vọng qua bài viết này, Mẹ đã biết được bé 7 tháng ngủ bao nhiêu là đủ để con phát triển một cách toàn diện. Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh, vì vậy Mẹ cần lưu ý nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm:

6 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

Có rất nhiều thắc mắc xung quanh việc sau sinh ăn hải sản có được không? Như nhiều mẹ đã biết, nuôi con bằng sữa mẹ cần nhiều dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chế độ ăn hằng ngày của mẹ khá quan trọng. Bởi các chất dinh dưỡng trong thức ăn có thể theo đường sữa ảnh hưởng bé sơ sinh. An toàn khi ăn hải sản sau sinh có thể gây nhiều nhầm lẫn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này.

Mẹ sau sinh có nên ăn hải sản không?
Mẹ sau sinh có nên ăn hải sản không?

1. Vì sao không nên ăn hải sản sau sinh?

Thủy ngân trong môi thường có thể tích tụ trong các loài cá nhỏ
Thủy ngân trong môi thường có thể tích tụ trong các loài cá nhỏ

Thủy ngân là một nguyên tố hóa học tự nhiên có trong không khí. Nó được tạo thành thông qua quá trình đốt các nhiên liệu như than, dầu và gỗ. Thủy ngân trong không khí có thể theo hạt mưa, bụi hay trọng lực thấm xuống đất. Rồi theo dòng chảy của nước hòa vào sông, hồ và đại dương. 

Vậy sau sinh ăn hải sản được không có liên quan gì đến thủy ngân? Thủy ngân trong môi thường có thể tích tụ trong các loài cá nhỏ. Khi một con cá lớn hơn ăn những con cá nhỏ này. Hàm lượng thủy ngân trong những con cá lớn hơn sẽ dần tăng lên.

Thủy ngân là chất độc đối với hệ thần kinh của bất kỳ ai, ngay cả mẹ bầu. Tiếp xúc trong thời kỳ mang thai đặc biệt gây nguy hiểm. Vì một lượng lớn thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh của em bé.

2. Sau sinh ăn hải sản được không?

Lượng lớn thủy ngân hay các chất độc hại được tìm thấy trong các loài cá lớn
Lượng lớn thủy ngân hay các chất độc hại được tìm thấy trong các loài cá lớn

Như đã nói ở trên, thủy ngân là nguyên nhân chính dẫn đến việc mẹ không nên ăn hải sản sau sinh. Tuy nhiên, thủy ngân chỉ tích tụ nhiều trong một số loại cá lớn. Ngoài chúng ra, mẹ có thể ăn hải sản một cách bình thường. Vì cá là nguồn cung cấp dồi dào của protein, axit béo omega-3, vitamin B12, Vitamin D và sắt.

Lượng lớn thủy ngân hay các chất độc hại được tìm thấy trong các loài cá lớn hơn như cá mập, cá maclin, cá thu, cá kiếm, cá ngói, cá ngừ tươi, cá trích, cá hồi. Các loại cá không chứa dầu như cá hồi đá, cá vược, cá bơn. Để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, tốt nhất mẹ nên tránh những loại cá này trong thời gian đang cho con bú. 

Xem thêm món ăn dặm:

Cháo cá thu dành cho bé ăn dặm

Món cháo cá hồi thơm ngon cho bé ăn dặm

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

3. Các tác dụng phụ của việc ăn hải sản trong khi cho con bú

Cá ngừ trắng đóng hộp trong siêu thị có hàm lượng thủy ngân cao và không được khuyến khích tiêu thụ
Cá ngừ trắng đóng hộp trong siêu thị có hàm lượng thủy ngân cao và không được khuyến khích tiêu thụ

Dinh dưỡng của hải sản rất có lợi đối với em bé. Nhưng quan trọng là mẹ nên kiểm tra xem loại cá đó có an toàn hay không. Ăn cá sau sinh có thể có nhiều tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách:

  • Thủy ngân trong không khí lắng đọng xuống sông và biển. Vi khuẩn trong nước chuyển hóa những chất này thành metyl thủy ngân, thứ mà sau đó cá sẽ tiêu thụ qua nước hay thức ăn. Hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cá, ngay cả khi chúng được nấu chín, do đó rất nguy hiểm.
  • Ăn những loại cá có chứa thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu,… sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức.
  • Metyl thủy ngân có thể làm suy giảm sự phát triển não bộ ở trẻ nếu nó xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả một lượng nhỏ thủy ngân theo đường sữa mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu và làm tổn thương đến trẻ.
  • Thủy ngân có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Các phần não được sử dụng để đọc, suy nghĩ, học hỏi, ghi nhớ, và thậm chí cả các kỹ năng vận động có thể bị giảm sút.
  • Cá ngừ trắng đóng hộp trong siêu thị có hàm lượng thủy ngân cao và không được khuyến khích tiêu thụ.

4. Sau sinh nên ăn loại hải sản nào an toàn?

Lựa chọn hải sản an toàn tập trung vào các loại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn
Lựa chọn hải sản an toàn tập trung vào các loại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn

Bên trên đã giải đáp thắc mắc về vấn đề sau sinh ăn hải sản được không. Vậy ngoài những loại hải sản cần tránh, mẹ có thể ăn những loại hải sản nào? Lựa chọn hải sản an toàn tập trung vào các loại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn. Chúng bao gồm: cá hồi cầu vồng, cá thu đại dương, cá đối, cá trắng hồ, hàu, cá cơm, cá rô phi, cá da trơn, cá mòi, cá ngừ đóng hộp, tôm, sò điệp, cua, mực, tôm hùm, nghêu,… Mẹ có thể yên tâm thưởng thức các sản phẩm hải sản, với chế độ ăn hợp lý là 2 lần một tuần.

5. Biện pháp an toàn cho mẹ ăn hải sản sau sinh

Ăn hải sản sau sinh mẹ nên ăn đa dạng các loại cá mỗi tháng
Ăn hải sản sau sinh mẹ nên ăn đa dạng các loại cá mỗi tháng

Thủy ngân có thể theo đường sữa của mẹ truyền sang cho bé. Mặc dù hàm lượng thủy ngân theo đường sữa sẽ ít hơn so với việc truyền qua nhau thai. Nhưng mẹ vẫn nên tuân theo các nguyên tắc tiêu thụ cá chung được khuyến cáo trong thai kỳ.

  • Ăn hải sản sau sinh mẹ nên ăn đa dạng các loại cá mỗi tháng. Nếu chỉ có một loại cá trong chế độ ăn, điều đó sẽ hạn chế sự đa dạng của chất dinh dưỡng mà mẹ có thể hấp thụ. Nếu có có thể ăn được nhiều loại hải sản từ 2 đến 3 lần một tuần. Mẹ sẽ có nhiều cơ hội hấp thu nhiều loại chất dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như axit béo Omega-3 DHA.
  • Nếu mua hoặc sử dụng cá từ khu vực địa phương. Hãy chắc chắn rằng không có cảnh báo nào về môi trường vùng nước nuôi cá. Không chỉ thủy ngân, các chất hóa học ô nhiễm khác cũng có thể nguy hiểm cho mẹ đang cho con bú.
  • Không chắc chắn bản thân sau sinh ăn hải sản được không và nên ăn loại nào. Mẹ có thể xin lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin.
  • Đối với các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể ăn tối đa 3 lần một tuần.
  • Lợi ích của chất dinh dưỡng mà cá và các loại hải sản cung cấp rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn món hải sản xuất hiện trong thực đơn hằng ngày. Hoặc mẹ quyết định muốn có một chế độ ăn thuần chay. Mẹ có thể lấy các chất dinh dưỡng cùng loại từ các nguồn khác nhau. Ví dụ như hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia, tảo,…

Phần kết

Lợi ích của chất dinh dưỡng mà cá và các loại hải sản cung cấp rất quan trọng.
Lợi ích của chất dinh dưỡng mà cá và các loại hải sản cung cấp rất quan trọng

Xem thêm dinh dưỡng cho mẹ:

Chế độ dinh dưỡng cho 9 tháng thai kỳ

Sau sinh không nên ăn gì tốt cho mẹ và bé

Giải đáp sau sinh ăn hải sản được không đã trở nên dễ dàng hơn với những thông tin trên. Một số loại cá có thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Một số loại hải sản khác thì không. Quan trọng là mẹ phải có những lựa chọn thực phẩm thông minh. Để bữa ăn hằng ngày trở nên an toàn đối với cả mẹ và bé.

Nhiều bậc cha mẹ muốn dạy bé học tiếng anh tại nhà, nhưng không biết cách bắt đầu và phương pháp dạy tiếng Anh thiếu nhi như thế nào sẽ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những phương pháp để giúp cho cha mẹ dạy con Anh văn ngay tại nhà.

Các bà mẹ hãy dừng ngay việc nhồi nhét và ép buoocjbes học tiếng anh, vì làm như vậy khiến bé bị stress vì cảm thấy bị áp lực, kết quả các bé không thể tiếp thu kiến thức. Thay vì nhồi nhét, mẹ nên tạo cho bé cảm giác thoải mái khi học. Vừa học vừa chơi để trẻ không cảm thấy áp lực và có thể có hứng thú học tiếng anh mà không cần đợi bố mẹ nhắc nhở. Để có cách dạy bé học tiếng anh hiệu quả. Thì các mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây. Mẹ tham khảo bài viết và áp dụng để dạy bé học tiếng anh một cách hiệu quả để bé có thể tự tin khi gặp người nước ngoài.

1. Thiết lập thói quen

Cha mẹ nên dạy bé học tiếng anh trong khoảng thời gian ngắn
Cha mẹ nên dạy bé học tiếng anh trong khoảng thời gian ngắn

Cha mẹ nên thiết lập thời gian học tiếng Anh cùng con. Cha mẹ nên dạy bé học tiếng anh trong khoảng thời gian ngắn, không nên quá dài nhưng phải đều đặn và thường xuyên mỗi ngày. Mười lăm phút là đủ cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể dần dần thực hiện các bài học dài hơn để giữ cho khoảng thời gian tập trung của con tăng lên.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nếu mẹ dành những món quà nhỏ cho trẻ sau những giờ học. Ví dụ, cha mẹ có thể chơi một trò chơi tiếng Anh mỗi ngày sau giờ học hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh với con trước khi đi ngủ. Nếu bố mẹ có không gian ở nhà, bố mẹ có thể tạo một góc tiếng Anh nơi bố mẹ giữ mọi thứ kết nối với tiếng Anh. Ví dụ như sách, trò chơi, DVD hoặc những thứ mà con đã làm. Sự lặp lại là điều cần thiết – trẻ em thường cần nghe từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng cảm thấy sẵn sàng để tự mình phát âm chúng.

2. Chơi trò chơi

Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh
Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh

Khả năng học của trẻ sẽ tăng lên khi trẻ vui chơi. Phụ huynh có thể sử dụng flashcards (thẻ trò chơi) để dạy bé học tiếng anh và sửa đổi từ vựng và xây dựng các trò chơi khác nhau cùng con, chẳng hạn như trò chơi ghi nhớ.

Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh của mình như board games, word games…

3. Học qua các tình huống hàng ngày

Học qua các tình huống hàng ngày
Học qua các tình huống hàng ngày

Ưu điểm của việc dạy bé học tiếng anh tại nhà là mẹ có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các đồ vật thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và theo ngữ cảnh.

Ví dụ: Khi mặc quần áo cho con, hoặc khi đang phân loại đồ giặt, cha mẹ có thể nói tới chủ đề trang phục. Luyện từ vựng về đồ chơi và đồ nội thất khi mẹ đang giúp con dọn dẹp phòng ngủ. Dạy từ vựng thực phẩm khi đang nấu ăn hoặc đi mua sắm. Khi mẹ đi siêu thị, hãy cho con một danh sách những thứ cần tìm (sử dụng hình ảnh hoặc từ tùy thuộc vào độ tuổi của con).

4. Dạy bé học tiếng anh qua các cuốn truyện

Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện
Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện

Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện. Nhìn vào các bức tranh khác nhau và nói những từ khi mẹ chỉ vào bức tranh. Sau đó, mẹ có thể yêu cầu trẻ chỉ vào những thứ khác nhau.

5. Dạy bé học tiếng anh qua bài hát

Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát.
Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát.

Bài hát là một cách thực sự hiệu quả để học từ mới và cải thiện phát âm. Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát. Các hành động thường thể hiện ý nghĩa của các từ trong bài hát nên trẻ có thể làm theo dễ dàng.

6. Dạy ngữ pháp

Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy một cách rõ ràng các quy tắc ngữ pháp. Mà thay vào đó, hãy làm cho trẻ quen nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong ngữ cảnh, ví dụ như ‘có/không’ khi mẹ nói về ngoại hình của ai đó, hoặc ‘được/không được ‘khi nói về nội quy trường học. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng một cách tự nhiên và chính xác sau này.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids. Video, câu đố và trò chơi giúp trẻ học một cách vui vẻ, thoải mái.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids
Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids

7. Dạy bé học tiếng anh theo chủ đề

Vậy những từ và cụm từ nào mẹ nên dạy bé đầu tiên?

Hãy xem xét sở thích và tính cách của con khi quyết định dạy chủ đề nào, và để con giúp cha mẹ lựa chọn. Cha mẹ có thể bắt đầu với một số chủ đề sau:

  • màu sắc
  • tính từ (ví dụ: lớn, nhỏ, cao, vui, buồn, mệt mỏi)
  • cơ thể
  • đồ chơi
  • quần áo
  • động vật (ví dụ: vật nuôi, động vật trang trại, động vật hoang dã)
  • món ăn

Dù cách tiếp cận của các mẹ là gì, hãy nhớ điều quan trọng nhất là thư giãn, vui chơi và biến việc học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả cha mẹ và bé nhé!

Tham khảo thêm: Những điều mẹ nên biết: Trẻ sơ sinh mấy tiếng cho bú 1 lần

Nguồn tham khảo: https://ila.edu.vn/

Vẽ tranh là hành trình tiếp xúc nghệ thuật và cảm thụ cuộc sống. Vì vậy từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để dạy bé vẽ, từ đó ươm mầm năng lực sáng tạo cho bé. Nhiều người nói bộ môn vẽ thì phải có năng khiếu bẩm sinh mới làm được, điều đó cũng không hẳn là sai nhưng trên thực tế, có rất nhiều người sinh ra vẽ cực xấu nhưng sau một thời gian luyện tập cộng với trí tưởng tượng vô cực, thì những bức tranh cũng đáng phải trầm trồ.

Giai đoạn trẻ từ hơn 1 tuổi đến 12-13 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển não bộ và có thể sáng tạo những ý tưởng mà người lớn không ngờ tới, vẽ là một cách để giúp các bé phát triển não bộ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, thay vì bé bị nghiện xem ipad, mẹ hãy dạy cho bé vẽ tranh những lúc nghĩ hè hoặc rãnh rỗi. Bài viết sẽ mách các mẹ một số cách để dạy bé vẽ tranh.

Mẹ tham khảo thêm: Cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị cho bé

1. Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi

Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi
Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi

1.1. Trẻ dưới 5 tuổi 

Khi trẻ chưa đến 2 tuổi, hãy xác định tinh thần là bé không thể vẽ tranh đẹp được vì lúc này con chỉ có thể cầm bút để nguệch ngoạc.

Khi này cha mẹ hãy cứ chuẩn bị giấy vẽ và bút màu, mặc cho con thỏa sức sáng tạo và luôn khen ngợi cũng như khuyến khích con, đừng chê tranh dở mà hãy nhìn vào sự nỗ lực của bé nhé.

1.2. Trẻ từ 5 – 8 tuổi

Độ tuổi này bé đã có thể quan sát và vẽ vào trong cuốn tập của mình. Bố mẹ có thể cung cấp những hình mẫu đơn giản, cho con chọn theo sở thích và ngồi bên cạnh con, hướng dẫn con vẽ từ những nét khái quát cơ bản để những chi tiết trên bức hình. Thay đổi không gian dạy con vẽ, vật dụng vẽ, màu sắc vẽ,… để bớt nhàm chán nhé. Đặc biệt, hãy dạy bé cách tô màu nữa nha.

1.3. Trẻ từ 9 – 11 tuổi

Độ tuổi này đã nhận thức được hình ảnh không gian 3 chiều, các tỉ lệ và quan sát những chi tiết chính xác hơn. Lúc này bố mẹ để con vẽ một bức ảnh theo các góc độ khác nhau và động viên con dưới nhiều hình thức hơn nhé.

2. Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng

Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng
Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng

Cho bé ngồi trên ghế tựa có lưng thẳng và độ cao vừa đủ để bé có thể đặt cả hai bàn chân vững trên mặt sàn. Đưa bút cho bé, dạy bé vẽ tranh phải dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành thế “kiềng 3 chân” giữ chiếc bút chì ở góc 45 độ.

Người lớn có thể làm mẫu cho trẻ xem trước, sau đó cho bé tập theo. Bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn, sửa lại tư thế sai cho đến khi bé thuần thục thao tác đúng.

3. Các khái niệm hình khối, màu sắc

Bố mẹ hướng dẫn bé vẽ các hình đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Có thể khi bắt đầu bé vẽ đường tròn còn méo, các nét nguệch ngoạc, nhưng qua thời gian luyện tập chắc chắn con sẽ vẽ nét đẹp dần lên.

Bố mẹ cũng cần dạy bé nhận biết các màu sắc cơ bản. Khi đã thuần thục các hình khối và màu sắc cơ bản, bé sẽ dần phát triển khả năng hội họa của mình.

Các khái niệm hình khối, màu sắc
Các khái niệm hình khối, màu sắc

4. Dạy bé vẽ con vật đơn giản

Bố mẹ có thể hướng dẫn các nhóc tì vẽ các con vật dễ thương theo cách dưới đây, hoặc biến tấu lại theo cách của mình. Chọn con vật bé yêu thích và bắt đầu “hí hoáy sáng tạo” cùng con nhé bố mẹ!

5. Dạy bé tô màu

Dạy bé tô màu
Dạy bé tô màu

Bố mẹ dạy bé vẽ tô màu theo một thứ tự nhất định (từ trái sang, từ trên xuống…). Nét tô cần liền mạch, không đứt đoạn, không xoay giấy lung tung khi tô, không để trắng chi tiết trong tranh. Ban đầu phụ huynh cho bé tô những khối hình vuông, nét thẳng, dần dần mới đến hình tròn, nét cong, lượn sóng…

6. Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo

Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo
Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo

Các nghiên cứu khoa học chứng minh: Trẻ dưới 18 tháng tuổi đã có khả năng biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng hoạt động vẽ tranh. Người lớn không nên cấm đoán, la rầy khi trẻ vẽ lung tung ra tường, sàn nhà, bàn ghế… Thay vào đó, bố mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho con được vẽ trên giấy hoặc bảng vẽ treo tường. Đồng thời, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ bút chì, tẩy, màu vẽ, các sách tập vẽ cây cối, vẽ con vật đơn giản…

7. Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con

Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con
Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con

Theo nhiều nghiên cứu, sự góp mặt của bố mẹ chính là nguồn động lực lớn để bé học vẽ. Con rất muốn được bố mẹ ngồi cạnh bên, ngắm con vẽ, lắng nghe câu chuyện của con và khích lệ khi con vẽ tranh đấy. Có nhiều lúc bố mẹ chưa hiểu trẻ nhỏ vẽ gì. Nhưng, tâm lý trẻ rất sợ những câu vặn hỏi như “Con vẽ cái gì đây?”, vì trẻ sợ thất bại. Ngược lại, con luôn muốn được nghe những lời ngợi khen, động viên từ bố mẹ.

Sau khi trẻ vẽ, bố mẹ cần để trẻ tự học cách thu xếp màu và giấy vẽ, dọn dẹp gọt bút chì hay vụn tẩy… để rèn cho trẻ tính tự lập và trách nhiệm. Nếu có thời gian, bố mẹ có thể đưa con đến các buổi triển lãm mỹ thuật. Dần dần, trí tưởng tượng của con sẽ phong phú hơn, viên ngọc sáng tạo bên trong con có cơ hội mài dũa.

Tham khảo thêm: Những hoạt động giúp mẹ dạy trẻ tư duy toán

Nguồn tham khảo: https://dayconkieunhat.vn/cach-day-ve-con-vat-sieu-don-gian/

Những bé phân biệt màu sắc từ sớm khi lớn lên sẽ có đầu óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú hơn những bé khác. Dạy bé nhận biết màu sắc không nên cứ chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ làm giảm khả năng quan sát và sự nhạy bén của các giác quan. Thông qua bài viết này, mẹ sẽ biết được các phương pháp dạy màu sắc cho bé một cách sáng tạo.

Tham khảo: Kích thích trí tưởng tượng của bé thông qua cách nhận biết màu sắc

1. Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?

Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?
Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?

Bé nhỏ luôn hứng thú với việc tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua quan sát. Trong những năm tháng đầu đời, bé sẽ thường hay chú ý đến những màu sắc tương phản như đỏ và đen. Khoảng 18 tháng tuổi, bé sẽ phân biệt được các màu sắc khác nhau nhưng không biết gọi tên hay nhận biết màu sắc cho bé. Vào năm 3 tuổi, bé bắt đầu đi mẫu giáo thì mới gọi tên được màu sắc, nhưng hạn chế. Từ 3 tuổi rưỡi trở đi, bé mới nhận biết được nhiều và phân biệt màu sắc tốt hơn.

Nếu mẹ bé nhận biết màu sắc quá sớm so với khả năng nhận biết của bé thì bé chưa thể gọi tên đúng màu sắc. Tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng việc bé chưa thể gọi tên màu sắc đúng. Mẹ cũng không nên chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc cho bé vì sẽ khiến bé giảm khả năng quan sát. Đồng thời cũng làm giảm khả năng quan sát nhạy bén và tinh tế của các giác quan.

Có thể nói, nhận biết màu sắc cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng bên cạnh kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho bé. Giúp bé nhận biết màu sắc là bước cơ bản cho những kiến thức như dạy bé các con vật, dạy bé vẽ tranh đó mẹ nhé!

2. Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc

Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc
Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc

Các bậc phụ huynh cần nắm rõ ba nguyên tắc chính khi dạy bé phân biệt màu sắc. Thứ nhất, mẹ dạy những màu chính trước. Đó là các màu như: đỏ, đen, vàng, xanh da trời. Sau đó, dạy những màu phụ sau như xanh lá cây, da cam, tím. Thứ hai, lặp đi lặp lại các màu sắc, nhắc đi nhắc lại hàng ngày. Thứ ba, dạy từng màu riêng lẻ một cách chậm rãi để bé kịp tiếp thu.

Bé nên học nhận biết màu sắc như thế nào?

Nghiên cứu của nhóm TS. Michael Ramscar, ĐH Stanford, Mỹ trên 41 bé độ tuổi 23 -29 tháng đã nhận thấy: Việc học màu sẽ khó khăn hơn nhận định tên của đồ vật hay động vật nào đó. Bé thường sẽ học định nghĩa hình dáng trước và tạm gọi đó là “danh từ riêng”, việc định nghĩa tính chất sẽ đến sau.

Ví dụ, mẹ chỉ vào con thỏ và nói là “con thỏ”, bé dùng từ “con thỏ” là danh từ riêng để định nghĩa trước các đặc điểm về những động vật nào giống như con thỏ, chưa quan tâm đến liệu con thỏ màu trắng như thế nào. Nghĩa là, bé có xu hướng học gọi tên đồ vật/con vật trước. Sau đó những tính chất như màu sắc, số lượng bé sẽ học sau.

3. Dạy bé cách nhận biết màu sắc

Dạy cách phân biệt màu sắc cho bé qua đồ vật, trong cuộc sống hàng ngày. Bé có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đồ vật có màu sắc khác nhau. Đây chính là cơ hội để mẹ dạy bé nhận biết. Mẹ nên tận dụng mọi lúc để dạy bé cách nhận biết màu sắc cho bé một cách thường xuyên. Đồng thời, so sánh các vật có màu khác nhau giúp bé nhớ và nhận biết màu sắc một cách nhanh và lâu hơn.

Những vật dụng thiết yếu có thể làm công cụ cho mẹ dạy bé nhận biết màu sắc là những vật thân thuộc nhất với bé hàng ngày như quần áo, khăn tắm, bát, thìa, cốc,…

3.1. Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi

Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi
Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi

Hãy cùng con mẹ chơi trò chơi thú vị “ mỗi tuần một màu sắc”. Mỗi tuần dạy bé một màu sắc sẽ giúp bé nhớ lâu màu sắc đó. Tuần đầu tiên, nếu mẹ dạy bé màu đỏ, hãy cố gắng cho bé tiếp xúc với những đồ vật có màu đỏ nhiều nhất. Ví dụ mẹ có thể cho bé mặc áo đỏ, giày dép đỏ, balo đỏ,… . Hoặc có thể cho bé tiếp xúc với những đồ chơi có màu đỏ như bóng đỏ, đồ xếp hình màu đỏ,… Nhắc đi nhắc lại màu đỏ với bé bé sẽ nhớ màu vô cùng hiệu quả. Mẹ chỉ cần nói thật chậm rãi để bé kịp tiếp thu và ghi nhớ mỗi khi phân biệt màu sắc.

3.2. Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh

Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh
Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh

Mẹ cần dán tranh màu sắc lên tường. Nên sử dụng những bức tranh đơn sắc. Vài ba ngày lại dạy bé một đồ vật, con vật có màu sắc riêng. Mẹ có thể kết hợp việc dạy màu sắc cho bé với kể chuyện. Bé con rất thích được nghe kể chuyện vì tính tò mò và hiếu động. Mỗi bức tranh hãy kể cho bé một câu chuyện để bé có thể ghi nhớ lâu hơn, xâu chuỗi những thông tin và phân biệt màu sắc tốt hơn.

3.3. Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn

Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn
Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn

Hãy chú ý những món ăn và loại hoa quả mà bé thích. Khi cho bé ăn hãy chỉ cho bé biết quả đó màu gì, phân biệt màu sắc của quả đó. Những lúc nói chuyện với với bé, hãy gợi lại ký ức về những món ăn và hoa quả bé thích. Các loại hoa quả thông dụng mẹ có thể cho bé ăn và dạy bé như dưa hấu, chuối, xoài, đu đủ, bơ,…

Nguồn: Hogi! Pinkfong – Learn & Play (Youtube)

Trẻ nhỏ tuy rất nhạy cảm với sắc nhưng mỗi bé lại có khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý để chọn được phương pháp dạy bé cách nhận biết màu sắc cho bé cơ bản phù hợp với bé. Góc của mẹ chúc bố mẹ sẽ có những giây phút vui chơi thú vị bên bé yêu.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Bé 10 tháng biết làm gì và phát triển như thế nào

Dạy bé các con vật giúp bé phát triển tư duy từ sớm

Nguồn tham khảo: https://www.babycenter.com/toddler/development/when-will-my-child-know-his-colors_6717

Giỏ hàng 0