Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

[Giải Đáp] Đau xương chậu khi mang thai có gì nguy hiểm?

Khi chị em mang thai cơ thể sẽ có những thay đổi để nâng đỡ thai nhi trong cơ thể mẹ. Đau xương chậu là tình trạng phổ biến mà hơn 70% phụ nữ mắc phải. Các khớp xương trở nên ít ổn định và gây đau vào 3 tháng cuối mang thai là nhiều. Vì lúc này cơ thể thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu chuẩn bị cho việc sinh nở.

1. Hiểu thêm về đau xương chậu khi mang thai

Nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai
Nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai

Vào những tuần cuối thai kỳ (trong vòng 3 tháng), thai nhi phát triển ngày một nhanh, vì thế cơ thể điều chỉnh kích thước và căng cơ xương khớp để bé có thể vừa với vùng xương chậu của người mẹ. Áp lực đó tác động lên bàng quang, đau lưng, đau hông và trực tràng phía sau gây đau nhức và khó chịu. Vài trường hợp có thể ra ít máu khi đi toilet. Chính vì thế, đừng quá lo lắng khi bạn cảm thấy đau râm ra hay khó chịu. Cơn đau có thể lan sang vùng đùi,.. Nhưng sự thay đổi này sẽ giúp hơi thở của bạn sâu hơn, tốt với mẹ lẫn con.

2.1. Nguyên nhân chính

Khi thai nhi hình thành trong bụng mẹ, đến một thời điểm nhất định (đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ). Tỷ lệ trọng lượng và kích thước của thai nhi phát triển vượt bậc, đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ phải đủ chỗ cho bé. Lúc này cơ thể sẽ tiết ra hormone (relaxin) làm mềm dây chằng và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để khi tới thời điểm chuyển dạ bé có thể vượt qua xương chậu của mẹ.

Những tháng cuối thai kỳ mẹ càng đau xương chậu nhiều hơn
Những tháng cuối thai kỳ mẹ càng đau xương chậu nhiều hơn

Tuy nhiên về vấn đề mẹ có bị đau hay không? Là không hoàn toàn, tùy vào cơ thể và sức chịu mỗi mẹ. Thông thường, cơn đau sẽ xảy ra khoảng 2 đến 4 tuần trước sinh nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai, còn nếu mang thai lần 2 cơn đau thường xuất hiện khi chuyển dạ.

2.2. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, đau xương chậu còn xuất hiện do nhiều nguyên nhân như :

  • Từng bị chấn thương vùng xương chậu trước đây (té, ngã, va đập,..)
  • Lần mang thai kì trước mẹ bị đau xương chậu
  • Các khớp trong xương chậu di chuyển không đều, các khớp hoạt động không tốt.
  • Có BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao làm gia tăng nguy cơ những vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như thừa cân, béo phì, huyết áp cao, mỡ trong máu,.., trong đó có đau vùng chậu. Trung bình BMI từ 18.5-24.9 là bình thường.
  • Ít hoạt động trước khi có thai gây cứng xương khớp, cơ thể không linh hoạt. Điều này dẫn đến việc khi cơ thể không kịp thích những thay đổi của mẹ.
Chỉ số BMI phản ảnh thực trạng cơ thể chúng ta
Chỉ số BMI phản ảnh thực trạng cơ thể chúng ta

2. Triệu chứng của đau xương chậu

  • Đau bên hông, phía trong đùi cùng với cảm giác đè nặng ở khu vực mu bộ phận sinh dục và ở hậu môn xương chậu.
  • Cơn đau vùng xương chậu trở nên khó chịu và nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
  • Đau khi cử động thông thường như: đi, đứng, duỗi cơ thể hay thậm chí là nằm.

3. Đau xương chậu khi mang thai có hại cho bé không?

Để thai nhi có thể phát triển tốt, hiện tượng đau xương chậu là triệu chứng bình thường khi mang thai. Dù gây đau đớn cho mẹ bầu nhưng hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng không vì vậy mà mẹ bầu được phép ngó lơ. Vì đau xương chậu có những giai đoạn nhất định, nếu cảm thấy bất thường có thể là do bệnh lý của mẹ bầu. Hoặc va đập mà đau, không phát hiện sớm sẽ trở nên nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những biện pháp ngăn ngừa đau vùng xương chậu và cải thiện sức khỏe 

4. Biện pháp phòng ngừa đau xương chậu khi mang thai

Mẹ nên thực hiện những biện pháp để giảm đau xương chậu
Mẹ nên thực hiện những biện pháp để giảm đau xương chậu
  • Tránh những hoạt động mạnh như đi nhanh, khuân vác, làm việc nhà,… Mẹ bầu hãy nhờ người thân làm giúp các công việc.
  • Tập các động tác giãn cơ đầu gối, gập lưng, gập chân, ưỡn ngực hay duỗi tay.
  • Ngủ theo tư thế nghiêng và cong chân kèm theo một chiếc gối ở giữa 2 chân.
  • Nghỉ ngơi đúng giờ và đủ 8 tiếng, tâp các động tác yoga thư giãn cơ khớp hoặc bạn có thể tập kegel. 
  • Tắm nước ấm. Mát-xa trước khi sinh cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm đau xương chậu.
  • Châm cứu làm giảm được những triệu chứng khó chịu khi mang thai.
  • Sử dụng đai bụng bầu để giảm bớt trọng lượng của bụng lên xương chậu, tránh ngồi yên quá 30 phút
  • Tập đứng cân bằng lên 2 chân dồn trọng lực xuống gót chân
  • Khi lên lầu hay những nơi cao tầng đi cẩn thận, nhẹ nhàng,..
  • Sử dụng những loại gối lông mịn, êm để giữ cho cơ thể thoải mái
  • Không vắt chéo chân
  • Đừng quên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng tốt cho xương như: dứa (bromelain giúp chống viêm xương khớp), cam(vitamin C giảm sự mài mòn đầu xương, phát triển sụn), việt quất (chống oxy hóa cao chống viêm), cá hồi (omega 3 giảm tình trạng đau khớp và cứng khớp), sữa (chứa canxi)

Với những thông tin trên, hi vọng giúp ích cho mẹ bầu đang bị đau xương chậu khi mang thai. Hãy làm theo từng bước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất, mẹ bầu sẽ cảm thấy khỏe khoắn và rạng ngời hơn và giúp cho cả 2 mẹ con có một sức khỏe tràn đầy.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “[Giải Đáp] Đau xương chậu khi mang thai có gì nguy hiểm?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mẹ bầu ăn gì dễ sinh? 7 thực phẩm mẹ không nên bỏ lỡ
Mẹ bầu ăn gì dễ sinh? 7 thực phẩm mẹ không nên bỏ lỡ
Mẹ bầu ăn gì dễ sinh? đó có phải thắc mắc của mẹ không? Chắc hẳn đây cũng là câu hỏi của nhiều mẹ bầu, ăn gì hay không nên ăn gì là cấu chuyện khá nhức nhối với các mẹ trong quá trình sinh nở. Việc mẹ ăn uống như nào cũng sẽ ảnh […]
Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con phát triển toàn diện
Bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để con phát triển toàn diện
Như vậy mẹ bầu đã bước đến tam cá nguyệt cuối cùng, đây là 3 tháng cuối trong quá trình mang thai của mẹ cũng là lúc mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới và cung cấp những dưỡng chất cần thiết nhất cho thai nhi, […]
Chăm sóc da khi mang thai: Mọi Điều Mẹ Cần Biết Ở Đây!
Chăm sóc da khi mang thai: Mọi Điều Mẹ Cần Biết Ở Đây!
Khi mang thai, có nhiều sự thay đổi có thể xảy ra trên da liên quan đến sự gia tăng nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Bên cạnh chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc da khi mang thai cũng vô cùng quan trọng. Để chăm sóc da khi mang thai đúng cách, mẹ hãy […]
Giỏ hàng 0