Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Theo khảo sát của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp bé phát triển trí não toàn diện và quyết định tới 70% sự thông minh của các bé. Thiết kế phòng ngủ cho bé trai sẽ giúp tạo ra không gian nghỉ ngơi lý tưởng và giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

1. Tại sao cần thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé?

Ngày nay, các phụ huynh cực kỳ lưu tâm tới không gian riêng của con
Ngày nay, các phụ huynh cực kỳ lưu tâm tới không gian riêng của con

Ngày nay, các phụ huynh cực kỳ lưu tâm tới không gian riêng của con là bởi phòng ngủ không chỉ đơn thuần là nơi nghỉ ngơi thư giãn, mà còn là vị trí để bé học tập và hình thàn nhân cách, phát triển toàn diện.

Trong không gian ấy bé được là chính mình, tự do bộc lộ cá tính và được làm những điều mình thích. Trong không gian nhỏ bé ấy bé sẽ được là chính mình. Tự do thể hiện cá tính và làm những điều mình thích. Nhiều bé, biến căn phòng của mình thành những bức tranh sinh động về các nhân vật hoạt hình yêu thích. Khoa học đã chứng minh, khi bé càng tự do, thoải mái trong suy nghĩ, hành động, bé sẽ càng thông minh và sáng tạo hơn hẳn.

Một căn phòng đẹp được chăm chút tỉ mỉ, thỏa mãn sở thích của con cũng là cách cho con biết cha mẹ luôn yêu thương và dành cho con những điều tốt nhất. Khi cảm nhận được điều đó, bé cũng sẽ nghe lời, ngoan và hứng thú hơn với việc học tập.

Thế nên, nếu các mẹ đang lăn tăn có nên thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé trai hay không thì câu trả lời là CÓ. Và nên trang trí phòng ngủ cho con như thế nào? Cần phải lưu ý điều gì? thì các mẹ nên xem ngay những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

2. Nguyên tắc chung khi thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé

Phòng bé không giống phòng người lớn, cần phải đảm bảo đúng sở thích, độ tuổi và thỏa mãn những nguyên tắc riêng thì mới tạo ra không gian thú vị cho bé.

2.1. Thiết kế phòng ngủ cho bé trai đẹp nhưng phải an toàn

Thiết kế phòng ngủ cho bé trai đẹp nhưng phải an toàn
Thiết kế phòng ngủ cho bé trai đẹp nhưng phải an toàn

Trong thiết kế phòng ngủ cho bé trai, an toàn là yếu tố quan trọng nhất cần phải được đảm bảo. An toàn được phản ánh qua chất liệu nội thất và kiểu dáng nội thất. Vì vậy, hãy dựa theo độ tuổi của bé để chọn những món đồ nội thất có kích thước phù hợp cũng như hạn chế những tổn thương không đáng có. Ngoài ra, khi chọn nội thất cũng phải chú ý điều sau:

  • Tránh những món đồ nặng hoặc sắc nhọn, góc cạnh.
  • Bo tròn viền góc bàn, góc giường để tránh tình trạng va chạm.
  • Không treo đồ nặng lên tường và thiết kế ổ điện tránh xa tầm tay bé
  • Chất liệu sử dụng phải an toàn không chứa chất độc hại.

2.2. Phòng ngủ cho bé có màu sắc tươi sáng

Trang trí phòng ngủ cho bé trai sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng, trí sáng tạo và tính cách của bé. Bé trai với đặc trưng tính cách là mạnh mẽ, hiếu động sẽ thích tông màu mạnh như xanh lá cây, xanh đậm, đỏ…

Lựa chọn màu sắc phòng ngủ của bé cũng cần phải hài hòa với tổng thể không gian chung và dễ dàng kết hợp cùng đồ nội thất trong nhà.

2.3. Không gian thoải mái và đủ sáng

Chung cư thường có nhược điểm là diện tích sống không được thoải mái. Tuy nhiên cha mẹ nên dành những không gian rộng rãi và được chiếu sáng tự nhiên để làm phòng ngủ cho bé trai. Ánh sáng tự nhiên, chan hòa sẽ giúp căn phòng đỡ bí, ngăn ngừa ẩm mốc và tạo ra nguồn năng lượng tích cực.

Nếu muốn tạo cảm giác phòng như rộng hơn và luôn đủ ánh sáng, cha mẹ nên chọn kích thước đồ nội thất nhỏ, gọn và tích hợp càng nhiều chức năng càng tốt.

Không gian thoải mái và đủ sáng
Không gian thoải mái và đủ sáng

2.4. Trang trí phòng ngủ cho bé trai sáng tạo

Do các bé sẽ lớn rất nhanh, tâm lý thay đổi qua các năm nên cần phải cân nhắc chọn nội thất sao cho phù hợp. Tránh thay đổi thường xuyên sẽ gây lãng phí tiền bạc. Nội thất có thể chọn các cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF hay MFC kết hợp cùng bề mặt phủ linh hoạt như laminate, veneer hoặc phủ sơn… giúp cho nội thất thêm tươi sáng, sống động hơn.

2.5. Ý tưởng trang trí đúng theo lứa tuổi

Đừng áp đặt thẩm mỹ của người lớn vào không gian của trẻ, mà hãy cho bé sống đúng với tích cách của mình. Ngay cả phòng ngủ cho bé trai 15 tuổi với phòng ngủ cho bé trai 10 tuổi cũng đã có sự khác nhau.

3. Phong thủy phòng ngủ cho bé trai tăng sức khỏe và trí tuệ

Phong thủy phòng ngủ cho bé trai tăng sức khỏe và trí tuệ
Phong thủy phòng ngủ cho bé trai tăng sức khỏe và trí tuệ

Như đã khẳng định ở trên, phòng ngủ chính là nơi ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển và tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy, việc bố trí nội thất cho trẻ em đúng phong thủy vô cùng quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin này.

3.1. Chọn hướng phòng ngủ cho bé trai

Thiết kế phòng ngủ cho bé trai chọn hướng “Sinh Khí” sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, chóng lớn và có trí tuệ thông minh, giỏi giang hơn người. Chọn hướng Thiên Y tốt cho phòng ngủ cả bé trai và gái. Các bé sẽ có sức khỏe, nhiều đức tính tốt, tinh thần lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ.

3.2. Đặt giường ngủ theo hướng Sinh Khí chuẩn phong thủy

Nếu gia đình mẹ mới có 1 bé thì có thể đặt giường ngủ cùng hướng với giường ngủ của bố mẹ. Bởi theo phong thủy nếu đặt giường ngủ như trên giúp cha mẹ và con cái thêm hòa thuận, bé sẽ nhận được sự giáo dục tốt hơn.

Nếu gia đình có 2-3 mẹ nhỏ thì giường của trẻ phải đặt cùng hướng với nhau, tránh kê đối diện sẽ gây ra mâu thuẫn, bất hòa trong tình cảm anh em.

Không đặt giường của trẻ tại hướng xấu như Ngũ Quỷ, Họa hại, Tuyệt Mệnh. Chúng sẽ có ý nghĩa phong thủy không tốt, trẻ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe, trí tuệ kém phát triển, không minh mẫn.

Đặt giường ngủ theo hướng Sinh Khí chuẩn phong thủy
Đặt giường ngủ theo hướng Sinh Khí chuẩn phong thủy

3.3. Phong thủy khi kê bàn học ở vị trí Văn Xương

Kê bàn học ở vị trí Văn Xương là cách giúp trẻ có nhiều thành công trong việc học hành và thi cử. Trẻ sẽ thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo. Nếu đặt ngược hướng Văn Xương sẽ không tốt.

Ngoài ra, còn một vài lưu ý quan trọng khác khi mẹ kê bàn học cho trẻ:

  • Bàn học không kê về phía nhà tắm, nhà vệ sinh hay đối diện với cửa sổ có ánh nắng chiếu thẳng vào.
  • Bàn học không dựa sát lan can, không kê dưới xà nhà hoặc quay mặt ra ngoài phòng.
  • Phía sau bên trái và trước mặt của bàn học không được đối diện với cửa, bên trái và bên phải của bàn không được xung với phòng tắm và phòng vệ sinh.
  • Bàn học không được quay mặt ra ngoài, đối xung với ngõ, xung với đường hoặc vòi nước.

Ngoài ra, phong thủy cần đảm bảo về ánh sáng chan hòa. Không nên chọn cho con một căn phòng bí bách hoặc tiếng ồn ào làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và quá trình học tập. Áp dụng tốt nguyên tắc phong thủy trên sẽ giúp bé nhà mẹ phát triển một cách toàn diện.

Mẹ xem thêm: Top 10 các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Mẹ hãy tham khảo!

Tham khảo: https://noithatbeyeu.com/

Độ tuổi bước vào lớp 1 được xem là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé. Đây là thời điểm vàng để mẹ dạy cho bé những kiến thức cần thiết trước khi bước vào những năm học đầu đời. Do đó, những món đồ chơi trí tuệ cho bé mang tính giáo dục cao sẽ là công cụ không thể thiếu. Để mẹ giúp bé trang bị những kiến thức về số đếm hay chữ cái.

1. Cách chọn đồ chơi trí tuệ cho bé

Đây là giai đoạn vàng để bé học hỏi nhiều thứ
Đây là giai đoạn vàng để bé học hỏi nhiều thứ

Đầu tiên, hãy cùng Mamamy điểm qua những cách chọn mua một món đồ chơi dành cho bé từ 4-6 tuổi. Đây là giai đoạn vàng để bé học hỏi nhiều thứ. Vì thế hãy chọn cho bé những món đồ chơi có thể khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của bé.

Tham khảo: Đồ chơi cho bé và những thông tin thú vị mẹ cần biết

2. Những điểm lưu ý khi chọn đồ chơi trí tuệ cho bé

Giai đoạn này là thời điểm sự tò mò của bé tăng lên nhanh chóng
Giai đoạn này là thời điểm sự tò mò của bé tăng lên nhanh chóng

Bộ não, nơi kiểm soát những hành động và suy nghĩ của con người, được cho là có khả năng phát triển lên đến 80% như não bộ người lớn ở bé có độ tuổi lên 4. Và 90% khi bé lên 6. Ở độ tuổi được đến trường mẫu giáo, bé có thêm nhiều mối quan hệ hơn so với giai đoạn chỉ được tiếp xúc với những thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, sự kích thích thần kinh trở nên mạnh mẽ hơn và bộ não sẽ phát triển nhanh hơn.

Giai đoạn này là thời điểm sự tò mò của bé tăng lên nhanh chóng, cũng là khoảng thời gian thích hợp nhất để kích thích sự phát triển trí tuệ của bé. Nên việc chọn món đồ chơi phù hợp cần được phụ huynh chú ý hơn.

Đặc biệt, mẹ cần chọn những món đồ chơi trí tuệ cho bé giúp thúc đẩy bé phát triển khả thể hiện bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp, tinh thần hợp tác, kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Mỗi đứa bé sẽ có những sở thích khác nhau nên việc chọn đồ chơi phù hợp sẽ vô cùng quan trọng. Hãy chọn những món đồ chơi mà bé có thể học ngay cả khi đang chơi.

3. Tiếp cận chữ cái và số đếm

Khi lên 4, bé em bắt đầu hứng thú với những chữ cái và số đếm. Nếu mẹ chọn mua những món đồ chơi trí tuệ cho bé giúp bé tiếp xúc với những con chữ và số đếm khi chơi. Mẹ sẽ ngạc nhiên trước khả năng tiếp thu và ghi nhớ nhạy bén của bé. Nếu bé có khả năng tiếp thu nhanh thì việc đếm đến 100 là điều hoàn toàn có thể với một đứa bé lên 4.

Khi vốn từ vựng tăng lên, khả năng biểu đạt của bé cũng sẽ được cải thiện. Việc trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Đây được xem là một món đồ chơi hữu ích. Một mũi tên bắn trúng hai con nhạn.

3.1. Game bài và thẻ board game: Phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác

Ở độ tuổi 4 đến 6, bé em đã có thể giao tiếp trong một nhóm nhỏ
Ở độ tuổi 4 đến 6, bé em đã có thể giao tiếp trong một nhóm nhỏ

Ở độ tuổi 4 đến 6, bé em đã có thể giao tiếp trong một nhóm nhỏ. Những đứa bé thường chơi một mình khi ở nhà nay đã có thể đến trường mẫu giáo hoặc nhà giữ bé, nơi đó có rất nhiều bạn bè, nên bé có thể mở rộng khả năng giao tiếp khi chơi cùng những người bạn đồng trang lứa.

Những chiếc thẻ trò chơi và board game sẽ là lựa chọn phù hợp cho bé ở độ tuổi này. Những trò chơi dạng này sẽ giúp bé cảm nhận được niềm vui khi có bạn bè. Tầm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc. Cảm xúc trọn vẹn thông qua việc thắng – thua.

Một số trò chơi cần sự cạnh tranh để phân thắng thua. Bé sẽ nhận ra nếu muốn thắng sẽ cần có chiến lược khi chơi, điều này sẽ thúc đẩy khả năng tư duy logic của bé.

3.2. Đồ chơi hình khối: Khơi gợi trí tưởng tượng cho bé

Đây là dạng trò chơi hữu ích giúp bé phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
Đây là dạng trò chơi hữu ích giúp bé phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo

Đối với những đứa bé yêu thích những trò chơi thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, những bộ đồ chơi từ hình khối và chuỗi hạt sẽ là những gợi ý hợp lý. Đây là dạng trò chơi hữu ích giúp bé phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Bé sẽ kết hợp hình khối với nhiều màu sắc khác nhau để tạo ra những hình thù thú vị.

Đối với đồ chơi giáo dục, nếu có thể, hãy chọn những bộ đồ chơi đơn giản, không bị giới hạn trong hình dạng hay sắp xếp rập khuôn. Ví dụ như A phải gắn vào B; C phải gắn vào D. Thay vào đó, những món đồ cho phép bé có thể lắp ráp tùy ý, hình dạng của đồ chơi sẽ biến đổi dựa trên những ý tưởng của bản thân sẽ giúp bé chơi hoài không biết chán, đồng thời kích thích óc sáng tạo vô biên của bé.

Lưu ý, nên hạn chế chọn những món đồ chơi mà bé có thể nhét vào đường thở hay những món đồ chơi mô phỏng, giống thật mà bé có xu hướng cho vào miệng. Nếu muốn mua những món đồ chơi ấy, khi bé chơi cần có sự giám sát của phụ huynh để những tai nạn đáng tiếc sẽ không xảy ra.

4. An toàn khi chọn đồ chơi phù hợp lứa tuổi

Độ tuổi phù hợp với trò chơi sẽ giúp mẹ dễ dàng chọn lựa
Độ tuổi phù hợp với trò chơi sẽ giúp mẹ dễ dàng chọn lựa

Phần lớn mỗi loại đồ chơi trí tuệ cho bé đều được thiết kế dành riêng cho một độ tuổi nhất định. Độ tuổi phù hợp với trò chơi sẽ giúp mẹ dễ dàng chọn lựa. Đâu là loại phù hợp nhất với bé mà không gây nguy hiểm. Nếu bé có độ tuổi lớn hơn độ tuổi qui định được ghi chú trên đồ chơi, mẹ sẽ hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn khi cho bé chơi.

Mẹ cũng cần lưu ý, độ tuổi qui định của đồ chơi thường không liên quan đến độ khó của trò chơi. Một vài món đồ sẽ khá khó để chơi ngay cả khi chúng được ghi chú dành cho bé từ 3 tuổi trở lên. Một số khác được ghi chú dành cho bé từ độ tuổi lên 10 nhưng lại khá dễ chơi. Do đó, độ tuổi qui định chỉ nên được xem là một dạng tham khảo về độ an toàn trước khi mẹ quyết định chọn mua đồ chơi cho bé.

Mẹ xem thêm: Đồ chơi cho bé sơ sinh – bật mí cách chon chuẩn không cần chỉnh

Đồ chơi cho bé trai không chỉ giúp bé giải trí mà còn tăng cường nhận thức, phát triển tư duy và khả năng vận động. Đặc biệt là các kỹ năng như phối hợp chân-tay-mắt-tai-trí tuệ…

Lựa chọn đồ chơi cho bé phù hợp với giai đoạn phát triển sẽ giúp bé vừa chơi, vừa học và phát triển toàn diện. Dưới đây Mamamy sẽ điểm danh các loại đồ chơi cho bé trai từ 1 đến 2 tuổi để các mẹ tham khảo nhé.

Tham khảo: Đồ chơi cho bé sơ sinh – Bật mí cách chọn chuẩn không cần chỉnh

1. Đồ chơi cho bé trai 1 tuổi

1.1 Lục lạc

Lục lạc đại diện cho những món đồ chơi âm thanh
Lục lạc đại diện cho những món đồ chơi âm thanh

Lục lạc đại diện cho những món đồ chơi âm thanh. Loại đồ chơi cho bé 1 tuổi này giúp kích thích sự phát triển thính giác. Khi chơi bé sẽ bị thu hút sự tập trung, biết cách lắng nghe, phân loại và hình thình sự phản xạ với âm thanh. Chọn đồ chơi cho bé trai 1 tuổi

Ngoài lục lạc, mẹ có thể mua thêm một vài món đồ chơi cho bé 1 tuổi, như: trống, đàn piano đồ chơi… chúng cũng nằm trong đại gia đình âm thanh nhé!

1.2. Vịt vàng đi tắm cũng rất thích hợp là đồ chơi cho bé trai

Mẹ có thể dạy cho con về màu sắc của loài vật đó, dạy con nhại lại tiếng kêu của bạn thú
Mẹ có thể dạy cho con về màu sắc của loài vật đó, dạy con nhại lại tiếng kêu của bạn thú

Có thêm đồ chơi thì giờ tắm sẽ không còn là “cực hình” của cả hai mẹ con nữa. Mẹ có thể tha hồ kì cọ còn con thì tha hồ chơi. Bên cạnh đó, một vài chú vịt vàng không chỉ khiến con vui vẻ mà còn giúp con học tập về thế giới. Mẹ có thể bắt đầu bằng chú vịt vàng. Sau đó thì giới thiệu cả đại gia đình hoang dã cho con.

Mẹ có thể dạy cho con về màu sắc của loài vật đó, dạy con nhại lại tiếng kêu của bạn thú. Hay mẹ cũng có thể chơi trò tập đếm xem có bao nhiêu bạn thú trong chậu tắm chẳng hạn. Giờ tắm cũng phải vui, đúng không nào?

1.3. Gấu bông, đồ chơi cho bé trai 1 tuổi

Gấu bông có thể sẽ được ưu ái tiếp xúc nhiều hơn đối với bé gái
Gấu bông có thể sẽ được ưu ái tiếp xúc nhiều hơn đối với bé gái

Các bạn gấu bông có “nhiệm vụ” giúp con phát triển xúc giác và cảm xúc. Vì đây là loại đồ chơi mà con muốn ôm ấp, cầm nắm. Hơn thế nữa, với gấu bông bé con không đối xử như một món đồ chơi mà như một người bạn. Chúng sẽ giúp bé phát triển sự biết quan tâm, chăm sóc và hình thành những cảm xúc tích cực.

Gấu bông có thể sẽ được ưu ái tiếp xúc nhiều hơn đối với bé gái. Song đây cũng là món đồ chơi cho bé trai 1 tuổi. Mẹ nên cân nhắc chất liệu khi chọn mua.

1.4. Những quả bóng nhỏ

Với những quả bóng, con có thể tập cách cầm, nắm và ném đồ vật. Các cơ bàn tay và cánh tay sẽ được tập luyện ngay từ thời điểm này. Vì vậy, hãy cập nhật ngay món này vào danh sách đồ chơi cho bé trai 1 tuổi, và cả các bé gái nữa, mẹ nhé!

2. Đồ chơi cho bé trai 2 tuổi

2.1. Xe đồ chơi, thú nhún

Đa phần bé đều thích những loại xe tự mình di chuyển
Đa phần bé đều thích những loại xe tự mình di chuyển

Đối với những bé lên 2 thì việc lựa chọn xe đồ chơi, hay thú nhún sẽ vô cùng phù hợp vì nó phát triển khả năng vận động, thăng bằng, phối hợp. Đa phần bé đều thích những loại xe tự mình di chuyển. Hơn nữa, những loại xe đồ chơi, thú nhún sẽ giúp cả bé trai, lẫn bé gái phát triển tốt kỹ năng vận động, tạo sự thăng bằng. Đó là kỹ năng vô cùng quan trọng khi bé lớn lên.

2.2. Đồ chơi bút chì màu

Đồ chơi cho bé trai 2 tuổi mà bố mẹ nên tham khảo khi mua là đồ chơi bút chì màu
Đồ chơi cho bé trai 2 tuổi mà bố mẹ nên tham khảo khi mua là đồ chơi bút chì màu

Đồ chơi cho bé trai 2 tuổi mà bố mẹ nên tham khảo khi mua là đồ chơi bút chì màu. Với độ tuổi này, bé đã bắt đầu hình thành sự sáng tạo, tư duy. Thế nên, những món đồ chơi khuyến kích trí tưởng tượng của bé luôn là tiền để giúp bé phát triển cực tốt. Mẹ hãy chuẩn bị giấy, bút để vẽ bầu trời, cây cỏ, hoặc bất cứ thứ gì bé yêu thích. Đó là cách tốt nhất để giúp bé phát triển trí thông minh.

2.3. Đồ chơi nấu ăn

Đồ chơi nấu ăn không chỉ là món đồ chơi cho bé 2 tuổi mà nó phù hợp với bé nên 3, lên 4, lên 5. Do đó, bố mẹ hãy mua những loại đồ chơi này cho bé để bé tập tành nấu ăn và biết cách tổ chức bữa tối cùng gia đình.

2.4. Đồ chơi xây dựng

Đây có thể là những bộ đồ chơi lego giúp bé phát triển trí tưởng tượng, kích thích tính tư duy, trí thông minh
Đây có thể là những bộ đồ chơi lego giúp bé phát triển trí tưởng tượng, kích thích tính tư duy, trí thông minh

Việc chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi mà bố mẹ có thể lưu tâm đến đó chính là bộ đồ chơi xây dựng. Đây có thể là những bộ đồ chơi lego giúp bé phát triển trí tưởng tượng, kích thích tính tư duy, trí thông minh. Bé có thể tạo ra xe bus, xe lửa hay cả 1 nông trại hoàn chỉnh với bộ đồ xếp hình mua được.

2.5. Bóng

Chơi bóng là loại trò chơi mà đa phần các bé trai đều thích. Với bé lên 2, bố mẹ hãy lựa chọn đồ chơi bóng để tập cho các bé có sở thích và hứng thú. Chắc chắn những phiên bản đơn giản của bóng đá, bóng rổ sẽ làm các bé thích thú hơn rất nhiều. Chơi bóng không chỉ giúp bé vận động sức khỏe mà tạo sự năng động, linh hoạt hơn.

3. Những lưu ý khi lựa chọn đồ chơi cho bé trai

Bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi theo sở thích của bé
Bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi theo sở thích của bé

Theo sở thích con bé: Khi lựa chọn đồ chơi cho bé trai, bố mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi theo sở thích của bé điều đó sẽ tạo sự hưng phấn cho bé khi chơi.

Theo giới tính của bé: Việc lựa chọn đồ chơi cho bé 2 tuổi bố mẹ cũng quan tâm về giới tính của bé. Với bé gái mình nên lựa chọn đồ chơi búp bê, nấu ăn…Với bé trai mẹ có thể lựa chọn đồ chơi như xe cần cẩu cho bé, đá bóng…

Mẹ tham khảo thêm: Bỏ túi kinh nghiệm chọn đồ chơi cho bé

Những bé phân biệt màu sắc từ sớm khi lớn lên sẽ có đầu óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú hơn những bé khác. Dạy bé nhận biết màu sắc không nên cứ chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ làm giảm khả năng quan sát và sự nhạy bén của các giác quan. Thông qua bài viết này, mẹ sẽ biết được các phương pháp dạy màu sắc cho bé một cách sáng tạo.

Tham khảo: Kích thích trí tưởng tượng của bé thông qua cách nhận biết màu sắc

1. Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?

Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?
Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?

Bé nhỏ luôn hứng thú với việc tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua quan sát. Trong những năm tháng đầu đời, bé sẽ thường hay chú ý đến những màu sắc tương phản như đỏ và đen. Khoảng 18 tháng tuổi, bé sẽ phân biệt được các màu sắc khác nhau nhưng không biết gọi tên hay nhận biết màu sắc cho bé. Vào năm 3 tuổi, bé bắt đầu đi mẫu giáo thì mới gọi tên được màu sắc, nhưng hạn chế. Từ 3 tuổi rưỡi trở đi, bé mới nhận biết được nhiều và phân biệt màu sắc tốt hơn.

Nếu mẹ bé nhận biết màu sắc quá sớm so với khả năng nhận biết của bé thì bé chưa thể gọi tên đúng màu sắc. Tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng việc bé chưa thể gọi tên màu sắc đúng. Mẹ cũng không nên chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc cho bé vì sẽ khiến bé giảm khả năng quan sát. Đồng thời cũng làm giảm khả năng quan sát nhạy bén và tinh tế của các giác quan.

Có thể nói, nhận biết màu sắc cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng bên cạnh kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho bé. Giúp bé nhận biết màu sắc là bước cơ bản cho những kiến thức như dạy bé các con vật, dạy bé vẽ tranh đó mẹ nhé!

2. Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc

Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc
Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc

Các bậc phụ huynh cần nắm rõ ba nguyên tắc chính khi dạy bé phân biệt màu sắc. Thứ nhất, mẹ dạy những màu chính trước. Đó là các màu như: đỏ, đen, vàng, xanh da trời. Sau đó, dạy những màu phụ sau như xanh lá cây, da cam, tím. Thứ hai, lặp đi lặp lại các màu sắc, nhắc đi nhắc lại hàng ngày. Thứ ba, dạy từng màu riêng lẻ một cách chậm rãi để bé kịp tiếp thu.

Bé nên học nhận biết màu sắc như thế nào?

Nghiên cứu của nhóm TS. Michael Ramscar, ĐH Stanford, Mỹ trên 41 bé độ tuổi 23 -29 tháng đã nhận thấy: Việc học màu sẽ khó khăn hơn nhận định tên của đồ vật hay động vật nào đó. Bé thường sẽ học định nghĩa hình dáng trước và tạm gọi đó là “danh từ riêng”, việc định nghĩa tính chất sẽ đến sau.

Ví dụ, mẹ chỉ vào con thỏ và nói là “con thỏ”, bé dùng từ “con thỏ” là danh từ riêng để định nghĩa trước các đặc điểm về những động vật nào giống như con thỏ, chưa quan tâm đến liệu con thỏ màu trắng như thế nào. Nghĩa là, bé có xu hướng học gọi tên đồ vật/con vật trước. Sau đó những tính chất như màu sắc, số lượng bé sẽ học sau.

3. Dạy bé cách nhận biết màu sắc

Dạy cách phân biệt màu sắc cho bé qua đồ vật, trong cuộc sống hàng ngày. Bé có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đồ vật có màu sắc khác nhau. Đây chính là cơ hội để mẹ dạy bé nhận biết. Mẹ nên tận dụng mọi lúc để dạy bé cách nhận biết màu sắc cho bé một cách thường xuyên. Đồng thời, so sánh các vật có màu khác nhau giúp bé nhớ và nhận biết màu sắc một cách nhanh và lâu hơn.

Những vật dụng thiết yếu có thể làm công cụ cho mẹ dạy bé nhận biết màu sắc là những vật thân thuộc nhất với bé hàng ngày như quần áo, khăn tắm, bát, thìa, cốc,…

3.1. Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi

Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi
Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi

Hãy cùng con mẹ chơi trò chơi thú vị “ mỗi tuần một màu sắc”. Mỗi tuần dạy bé một màu sắc sẽ giúp bé nhớ lâu màu sắc đó. Tuần đầu tiên, nếu mẹ dạy bé màu đỏ, hãy cố gắng cho bé tiếp xúc với những đồ vật có màu đỏ nhiều nhất. Ví dụ mẹ có thể cho bé mặc áo đỏ, giày dép đỏ, balo đỏ,… . Hoặc có thể cho bé tiếp xúc với những đồ chơi có màu đỏ như bóng đỏ, đồ xếp hình màu đỏ,… Nhắc đi nhắc lại màu đỏ với bé bé sẽ nhớ màu vô cùng hiệu quả. Mẹ chỉ cần nói thật chậm rãi để bé kịp tiếp thu và ghi nhớ mỗi khi phân biệt màu sắc.

3.2. Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh

Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh
Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh

Mẹ cần dán tranh màu sắc lên tường. Nên sử dụng những bức tranh đơn sắc. Vài ba ngày lại dạy bé một đồ vật, con vật có màu sắc riêng. Mẹ có thể kết hợp việc dạy màu sắc cho bé với kể chuyện. Bé con rất thích được nghe kể chuyện vì tính tò mò và hiếu động. Mỗi bức tranh hãy kể cho bé một câu chuyện để bé có thể ghi nhớ lâu hơn, xâu chuỗi những thông tin và phân biệt màu sắc tốt hơn.

3.3. Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn

Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn
Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn

Hãy chú ý những món ăn và loại hoa quả mà bé thích. Khi cho bé ăn hãy chỉ cho bé biết quả đó màu gì, phân biệt màu sắc của quả đó. Những lúc nói chuyện với với bé, hãy gợi lại ký ức về những món ăn và hoa quả bé thích. Các loại hoa quả thông dụng mẹ có thể cho bé ăn và dạy bé như dưa hấu, chuối, xoài, đu đủ, bơ,…

Nguồn: Hogi! Pinkfong – Learn & Play (Youtube)

Trẻ nhỏ tuy rất nhạy cảm với sắc nhưng mỗi bé lại có khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý để chọn được phương pháp dạy bé cách nhận biết màu sắc cho bé cơ bản phù hợp với bé. Góc của mẹ chúc bố mẹ sẽ có những giây phút vui chơi thú vị bên bé yêu.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Bé 10 tháng biết làm gì và phát triển như thế nào

Dạy bé các con vật giúp bé phát triển tư duy từ sớm

Nguồn tham khảo: https://www.babycenter.com/toddler/development/when-will-my-child-know-his-colors_6717

Vẽ tranh là hành trình tiếp xúc nghệ thuật và cảm thụ cuộc sống. Vì vậy từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để dạy bé vẽ, từ đó ươm mầm năng lực sáng tạo cho bé. Nhiều người nói bộ môn vẽ thì phải có năng khiếu bẩm sinh mới làm được, điều đó cũng không hẳn là sai nhưng trên thực tế, có rất nhiều người sinh ra vẽ cực xấu nhưng sau một thời gian luyện tập cộng với trí tưởng tượng vô cực, thì những bức tranh cũng đáng phải trầm trồ.

Giai đoạn trẻ từ hơn 1 tuổi đến 12-13 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển não bộ và có thể sáng tạo những ý tưởng mà người lớn không ngờ tới, vẽ là một cách để giúp các bé phát triển não bộ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, thay vì bé bị nghiện xem ipad, mẹ hãy dạy cho bé vẽ tranh những lúc nghĩ hè hoặc rãnh rỗi. Bài viết sẽ mách các mẹ một số cách để dạy bé vẽ tranh.

Mẹ tham khảo thêm: Cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị cho bé

1. Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi

Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi
Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi

1.1. Trẻ dưới 5 tuổi 

Khi trẻ chưa đến 2 tuổi, hãy xác định tinh thần là bé không thể vẽ tranh đẹp được vì lúc này con chỉ có thể cầm bút để nguệch ngoạc.

Khi này cha mẹ hãy cứ chuẩn bị giấy vẽ và bút màu, mặc cho con thỏa sức sáng tạo và luôn khen ngợi cũng như khuyến khích con, đừng chê tranh dở mà hãy nhìn vào sự nỗ lực của bé nhé.

1.2. Trẻ từ 5 – 8 tuổi

Độ tuổi này bé đã có thể quan sát và vẽ vào trong cuốn tập của mình. Bố mẹ có thể cung cấp những hình mẫu đơn giản, cho con chọn theo sở thích và ngồi bên cạnh con, hướng dẫn con vẽ từ những nét khái quát cơ bản để những chi tiết trên bức hình. Thay đổi không gian dạy con vẽ, vật dụng vẽ, màu sắc vẽ,… để bớt nhàm chán nhé. Đặc biệt, hãy dạy bé cách tô màu nữa nha.

1.3. Trẻ từ 9 – 11 tuổi

Độ tuổi này đã nhận thức được hình ảnh không gian 3 chiều, các tỉ lệ và quan sát những chi tiết chính xác hơn. Lúc này bố mẹ để con vẽ một bức ảnh theo các góc độ khác nhau và động viên con dưới nhiều hình thức hơn nhé.

2. Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng

Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng
Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng

Cho bé ngồi trên ghế tựa có lưng thẳng và độ cao vừa đủ để bé có thể đặt cả hai bàn chân vững trên mặt sàn. Đưa bút cho bé, dạy bé vẽ tranh phải dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành thế “kiềng 3 chân” giữ chiếc bút chì ở góc 45 độ.

Người lớn có thể làm mẫu cho trẻ xem trước, sau đó cho bé tập theo. Bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn, sửa lại tư thế sai cho đến khi bé thuần thục thao tác đúng.

3. Các khái niệm hình khối, màu sắc

Bố mẹ hướng dẫn bé vẽ các hình đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Có thể khi bắt đầu bé vẽ đường tròn còn méo, các nét nguệch ngoạc, nhưng qua thời gian luyện tập chắc chắn con sẽ vẽ nét đẹp dần lên.

Bố mẹ cũng cần dạy bé nhận biết các màu sắc cơ bản. Khi đã thuần thục các hình khối và màu sắc cơ bản, bé sẽ dần phát triển khả năng hội họa của mình.

Các khái niệm hình khối, màu sắc
Các khái niệm hình khối, màu sắc

4. Dạy bé vẽ con vật đơn giản

Bố mẹ có thể hướng dẫn các nhóc tì vẽ các con vật dễ thương theo cách dưới đây, hoặc biến tấu lại theo cách của mình. Chọn con vật bé yêu thích và bắt đầu “hí hoáy sáng tạo” cùng con nhé bố mẹ!

5. Dạy bé tô màu

Dạy bé tô màu
Dạy bé tô màu

Bố mẹ dạy bé vẽ tô màu theo một thứ tự nhất định (từ trái sang, từ trên xuống…). Nét tô cần liền mạch, không đứt đoạn, không xoay giấy lung tung khi tô, không để trắng chi tiết trong tranh. Ban đầu phụ huynh cho bé tô những khối hình vuông, nét thẳng, dần dần mới đến hình tròn, nét cong, lượn sóng…

6. Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo

Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo
Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo

Các nghiên cứu khoa học chứng minh: Trẻ dưới 18 tháng tuổi đã có khả năng biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng hoạt động vẽ tranh. Người lớn không nên cấm đoán, la rầy khi trẻ vẽ lung tung ra tường, sàn nhà, bàn ghế… Thay vào đó, bố mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho con được vẽ trên giấy hoặc bảng vẽ treo tường. Đồng thời, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ bút chì, tẩy, màu vẽ, các sách tập vẽ cây cối, vẽ con vật đơn giản…

7. Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con

Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con
Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con

Theo nhiều nghiên cứu, sự góp mặt của bố mẹ chính là nguồn động lực lớn để bé học vẽ. Con rất muốn được bố mẹ ngồi cạnh bên, ngắm con vẽ, lắng nghe câu chuyện của con và khích lệ khi con vẽ tranh đấy. Có nhiều lúc bố mẹ chưa hiểu trẻ nhỏ vẽ gì. Nhưng, tâm lý trẻ rất sợ những câu vặn hỏi như “Con vẽ cái gì đây?”, vì trẻ sợ thất bại. Ngược lại, con luôn muốn được nghe những lời ngợi khen, động viên từ bố mẹ.

Sau khi trẻ vẽ, bố mẹ cần để trẻ tự học cách thu xếp màu và giấy vẽ, dọn dẹp gọt bút chì hay vụn tẩy… để rèn cho trẻ tính tự lập và trách nhiệm. Nếu có thời gian, bố mẹ có thể đưa con đến các buổi triển lãm mỹ thuật. Dần dần, trí tưởng tượng của con sẽ phong phú hơn, viên ngọc sáng tạo bên trong con có cơ hội mài dũa.

Tham khảo thêm: Những hoạt động giúp mẹ dạy trẻ tư duy toán

Nguồn tham khảo: https://dayconkieunhat.vn/cach-day-ve-con-vat-sieu-don-gian/

Nhiều bậc cha mẹ muốn dạy bé học tiếng anh tại nhà, nhưng không biết cách bắt đầu và phương pháp dạy tiếng Anh thiếu nhi như thế nào sẽ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những phương pháp để giúp cho cha mẹ dạy con Anh văn ngay tại nhà.

Các bà mẹ hãy dừng ngay việc nhồi nhét và ép buoocjbes học tiếng anh, vì làm như vậy khiến bé bị stress vì cảm thấy bị áp lực, kết quả các bé không thể tiếp thu kiến thức. Thay vì nhồi nhét, mẹ nên tạo cho bé cảm giác thoải mái khi học. Vừa học vừa chơi để trẻ không cảm thấy áp lực và có thể có hứng thú học tiếng anh mà không cần đợi bố mẹ nhắc nhở. Để có cách dạy bé học tiếng anh hiệu quả. Thì các mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây. Mẹ tham khảo bài viết và áp dụng để dạy bé học tiếng anh một cách hiệu quả để bé có thể tự tin khi gặp người nước ngoài.

1. Thiết lập thói quen

Cha mẹ nên dạy bé học tiếng anh trong khoảng thời gian ngắn
Cha mẹ nên dạy bé học tiếng anh trong khoảng thời gian ngắn

Cha mẹ nên thiết lập thời gian học tiếng Anh cùng con. Cha mẹ nên dạy bé học tiếng anh trong khoảng thời gian ngắn, không nên quá dài nhưng phải đều đặn và thường xuyên mỗi ngày. Mười lăm phút là đủ cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể dần dần thực hiện các bài học dài hơn để giữ cho khoảng thời gian tập trung của con tăng lên.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nếu mẹ dành những món quà nhỏ cho trẻ sau những giờ học. Ví dụ, cha mẹ có thể chơi một trò chơi tiếng Anh mỗi ngày sau giờ học hoặc đọc một câu chuyện tiếng Anh với con trước khi đi ngủ. Nếu bố mẹ có không gian ở nhà, bố mẹ có thể tạo một góc tiếng Anh nơi bố mẹ giữ mọi thứ kết nối với tiếng Anh. Ví dụ như sách, trò chơi, DVD hoặc những thứ mà con đã làm. Sự lặp lại là điều cần thiết – trẻ em thường cần nghe từ và cụm từ nhiều lần trước khi chúng cảm thấy sẵn sàng để tự mình phát âm chúng.

2. Chơi trò chơi

Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh
Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh

Khả năng học của trẻ sẽ tăng lên khi trẻ vui chơi. Phụ huynh có thể sử dụng flashcards (thẻ trò chơi) để dạy bé học tiếng anh và sửa đổi từ vựng và xây dựng các trò chơi khác nhau cùng con, chẳng hạn như trò chơi ghi nhớ.

Cha mẹ có thể tham khảo các trò chơi dành cho trẻ để giúp trẻ có thể thực hành kỹ năng tiếng Anh của mình như board games, word games…

3. Học qua các tình huống hàng ngày

Học qua các tình huống hàng ngày
Học qua các tình huống hàng ngày

Ưu điểm của việc dạy bé học tiếng anh tại nhà là mẹ có thể sử dụng các tình huống hàng ngày và các đồ vật thực tế xung quanh nhà để thực hành ngôn ngữ một cách tự nhiên và theo ngữ cảnh.

Ví dụ: Khi mặc quần áo cho con, hoặc khi đang phân loại đồ giặt, cha mẹ có thể nói tới chủ đề trang phục. Luyện từ vựng về đồ chơi và đồ nội thất khi mẹ đang giúp con dọn dẹp phòng ngủ. Dạy từ vựng thực phẩm khi đang nấu ăn hoặc đi mua sắm. Khi mẹ đi siêu thị, hãy cho con một danh sách những thứ cần tìm (sử dụng hình ảnh hoặc từ tùy thuộc vào độ tuổi của con).

4. Dạy bé học tiếng anh qua các cuốn truyện

Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện
Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện

Trẻ nhỏ thích sách với màu sắc tươi sáng cùng với minh họa hấp dẫn trong những quyển truyện. Nhìn vào các bức tranh khác nhau và nói những từ khi mẹ chỉ vào bức tranh. Sau đó, mẹ có thể yêu cầu trẻ chỉ vào những thứ khác nhau.

5. Dạy bé học tiếng anh qua bài hát

Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát.
Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát.

Bài hát là một cách thực sự hiệu quả để học từ mới và cải thiện phát âm. Các bài hát với hành động đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ vì trẻ có thể tham gia ngay cả khi chưa thể hát bài hát. Các hành động thường thể hiện ý nghĩa của các từ trong bài hát nên trẻ có thể làm theo dễ dàng.

6. Dạy ngữ pháp

Với trẻ nhỏ, không cần phải dạy một cách rõ ràng các quy tắc ngữ pháp. Mà thay vào đó, hãy làm cho trẻ quen nghe và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong ngữ cảnh, ví dụ như ‘có/không’ khi mẹ nói về ngoại hình của ai đó, hoặc ‘được/không được ‘khi nói về nội quy trường học. Nghe ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ sử dụng một cách tự nhiên và chính xác sau này.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids. Video, câu đố và trò chơi giúp trẻ học một cách vui vẻ, thoải mái.

Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids
Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể sử dụng phần thực hành ngữ pháp trên LearnEnglish Kids

7. Dạy bé học tiếng anh theo chủ đề

Vậy những từ và cụm từ nào mẹ nên dạy bé đầu tiên?

Hãy xem xét sở thích và tính cách của con khi quyết định dạy chủ đề nào, và để con giúp cha mẹ lựa chọn. Cha mẹ có thể bắt đầu với một số chủ đề sau:

  • màu sắc
  • tính từ (ví dụ: lớn, nhỏ, cao, vui, buồn, mệt mỏi)
  • cơ thể
  • đồ chơi
  • quần áo
  • động vật (ví dụ: vật nuôi, động vật trang trại, động vật hoang dã)
  • món ăn

Dù cách tiếp cận của các mẹ là gì, hãy nhớ điều quan trọng nhất là thư giãn, vui chơi và biến việc học tiếng Anh trở thành một trải nghiệm thú vị cho cả cha mẹ và bé nhé!

Tham khảo thêm: Những điều mẹ nên biết: Trẻ sơ sinh mấy tiếng cho bú 1 lần

Nguồn tham khảo: https://ila.edu.vn/

Cách mát xa cho bé 5 tháng tuổi rất quan trọng cho sự phát triển thể chất của bé nhỏ. Đối với bé, các động tác mát xa cần phải thật nhẹ nhàng và sử dụng lực vừa phải. Trong quá trình mát xa, các mẹ phải luôn quan sát dấu hiệu của bé chẳng hạn như khó chịu hay thoải mái để có phản ứng điều chỉnh phù hợp.

Trước khi tiến hành mát xa cho bé, các mẹ nên tìm đến các chuyên gia tư vấn sức khỏe nhi khoa. Họ sẽ giúp kiểm tra thể chất của bé và tư vấn các phương pháp mát xa phù hợp, đồng thời có thể phát hiện nếu con mẹ nằm trong diện cần quan tâm đặc biệt về sức khỏe.

1. Lợi ích của việc mát xa cho bé 5 tháng tuổi

Lợi ích của việc mát xa cho bé 5 tháng tuổi
Lợi ích của việc mát xa cho bé 5 tháng tuổi

1.1. Tăng cường trí não

Trong quá trình mát xa, các tế bào thần kinh của bé 5 tháng tuổi cũng phát triển. Đặc biệt, não của bé sẽ phát triển khá nhanh trong những năm đầu đời, thế nên việc mát xa cho bé trong giai đoạn này sẽ rất tốt cho trí não của bé.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Một số nghiên cứu ở các ém bé khoảng 10 tuần tuổi cho thấy, những bé thường xuyên được mát xa sẽ ít bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy hơn. Những động tác mát xa nhẹ nhàng của mẹ có thể sẽ kích thích hệ tiêu hóa để chúng làm việc hiệu quả hơn.

1.3. Sản sinh cảm giác “hạnh phúc”

Khi được mát xa, bé cũng sẽ có thể giảm bớt căng thẳng, giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng, cho giấc ngủ sâu hơn, từ đó cũng sẽ giúp bé “hạnh phúc” hơn.

1.4. Kết nối mẹ và bé

Massage là một sợi dây giúp kết nối mẹ và bé rất hiệu quả. Từ những cái chạm nhẹ vào cơ thể, bé sẽ cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc của mẹ.

1.5. Giảm cảm giác “đau”

Trong quá trình mát-xa, cơ thể sẽ giải phóng endorphins – đây là một loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Chính vì thế, các động tác mát xa nhẹ nhàng có thể giúp bé dịu đi cơn đau trong nhiều trường hợp như đau bụng, đầy hơi, mọc răng…

1.6. Kích thích sự phát triển của bé

Rất nhiều bác sĩ nhi khoa đã khẳng định, việc tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ khiến cho bé 5 tháng tuổi có cơ hội phát triển hơn về cả tinh thần lẫn thể chất.

2. Những lưu ý khi mát xa cho bé 5 tháng tuổi

Thời điểm lý tưởng để mát xa cho bé 5 tháng tuổi là sau khi tắm xong
Thời điểm lý tưởng để mát xa cho bé 5 tháng tuổi là sau khi tắm xong
  • Thời điểm lý tưởng để mát xa cho bé 5 tháng tuổi là sau khi tắm xong. Khi đó, bé đang thấy rất khoan khoái nên mẹ có thể vừa mát xa nhẹ nhàng, vừa thủ thỉ với bé để giúp bé thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
  • Mẹ chỉ nên dùng lực của phần thịt mềm ở ngón tay chứ không dùng toàn bộ lòng bàn tay để mát xa cho bé.
  • Các động tác mát xa cho bé phải nhẹ nhàng và chậm rãi.
  • Mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi mát xa để giữ vệ sinh và tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
  • Nên tháo hết những đồ trang sức có khả năng làm bé trầy xước trước khi tiến hành mát xa.
  • Không nên sử dụng dầu mát xa lên mặt bé. Để bảo đảm an toàn, mẹ nên chọn các loại dầu massage lành tính như dầu oliu, dầu dừa, dầu mè…

3. Cách mát xa cho bé 5 tháng tuổi

3.1. Mát xa chân

Mát xa chân
Mát xa chân
  • Một tay mẹ giữ chân bé, dùng tay kia vuốt nhẹ từ đùi xuống mắt cá chân. Đổi tay và lặp lại liên tục như động tác ”vắt sữa”.
  • Nhấc bàn chân của bé lên, dùng đầu các ngón cái ấn nhẹ vào lòng bàn chân, sau đó tiếp tục vuốt ngược từ gót chân lên các ngón chân bé.
  • Ôm chân bé và chỉ cho bé thấy chân mình.
  • Đặt bàn tay lên đùi bé và xoay tròn nhẹ nhàng từ đùi xuống mắt cá chân. Lặp lại động tác như kiểu chơi đùa với bé.
  • Nâng cẳng chân bé lên bằng cả hai tay.
  • Lặp lại các động tác với chân kia.

3.2. Cách mát xa cho bé 5 tháng tuổi: Mát xa bụng

Mát xa bụng
Mát xa bụng

Lưu ý là chỉ mát xa vùng bụng nằm phía dưới xương sườn của bé:

  • Khép các ngón tay nhẹ nhàng xoa quanh bụng tạo thành những vòng quay theo chiều kim đồng hồ. Tránh tạo áp lực lên bàng quang của bé.
  • Gập đầu gối bé đưa vào sát bụng, giữ 10 giây sau đó duỗi chân ra, lắc nhẹ để thả lỏng cẳng chân.
  • Lặp lại hai bước trên theo trình tự trên.

Các mẹ có thể mát xa bụng cho bé vào mỗi lần thay tã nếu bé có xu hướng dễ bị đau bụng hoặc táo bón.

3.3. Mát xa ngực

Mát xa bụng
Mát xa bụng

Sử dụng các ngón tay vuốt nhẹ từ giữa ngực ra hai bên nách và vai bé. Lặp lại nhiều lần.

3.4. Mát xa cánh tay

Mát xa cánh tay
Mát xa cánh tay
  • Một tay mẹ giữ cánh tay bé, tay kia vuốt nhẹ từ vai xuống cổ tay. Đổi tay và lặp lại liên tục như hành động “vắt sữa”.
  • Dùng các ngón tay xoa nhẹ quanh cánh tay từ vai xuống cổ tay bé.
  • Nắm nhẹ cánh tay bé chỉ: “đây là cánh tay nè”. Tương tự, nắm bàn tay bé và chỉ cho bé bàn tay của mình.
  • Lặp lại các động tác trên với tay bên kia.

3.5. Mát xa mặt

Mát xa mặt
Mát xa mặt
  • Úp hai lòng bàn tay vào má bé, vuốt nhẹ sang hai bên và lên trên lông mày.
  • Dùng đầu các ngón tay ấn nhẹ vào má bé hoặc xoa tròn.
  • Di chuyển tay quanh vùng tai của bé.
  • Úp tay vào mặt bé và chỉ: “đây là mặt con nè”.

3.6. Mát xa lưng

Mát xa lưng
Mát xa lưng
  • Luân phiên dùng hai tay vuốt dọc sống lưng bé, bắt đầu từ đỉnh đầu xuống tới các ngón chân.
  • Đặt hai tay lên lưng bé và chỉ: “đây là lưng con nè”.

Tham khảo thêm: Tất tần tật những điều mẹ cần biết về đau bụng sau sinh

Trong quá trình sinh thường, một số trường hợp sản phụ phải rạch tầng sinh môn để “vượt cạn” dễ dàng hơn. Vết rạch ở tầng sinh môn này sẽ được khâu lại sau khi sinh xong. Đây là cơ quan tiếp giáp với bộ phận sinh dục và hậu môn. Vì vậy đây là nơi cần được chăm sóc cẩn thận nếu không sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Vậy mẹ đã biết chăm sóc tầng sinh môn sau sinh như thế nào để nhanh hồi phục chưa? Hãy cũng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết sau đây để rõ hơn nhé!

Xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành không để lại sẹo cho mẹ

1. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của mẹ.
Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của mẹ.

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ của mẹ. Theo mặt giải phẫu, tầng sinh môn là khu vực nmằ giữa xương mu và xương cụt, bao gồm đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Đây cũng là khu vực giúp kích thích tình dục ở cả nam và nữ. Thông thường ở lần sinh đầu tiên, nhiều mẹ sẽ bị rách tầng sinh môn hoặc buộc phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để thai nhi được lấy ra dễ dàng hơn. Đây là bộ phận quan trọng của cơ thể, vì vậy cần có sự chăm sóc đặc biệt. Nếu không sẽ rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Vì thế nên mẹ cần biết cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

2. Vì sao mẹ cần rạch tầng sinh môn khi vượt cạn?

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của mẹ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt.
Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của mẹ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt.

Khi sinh thường, bộ phận sinh dục của mẹ dần mở rộng các cơ để thai nhi có thể dễ dàng chui lọt. Tuy nhiên việc giãn nở cũng có giới hạn. Có nhiều mẹ gặp khó khăn khi vượt cạn nếu không dùng tới một số thủ thuật hỗ trợ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn. Thậm chí có nhiều mẹ phải mổ lấy thai. Vậy mẹ khi nào cần rạch tầng sinh môn không? Bác sĩ sẽ áp dụng cách này trong những trường hợp sau:

  • Thai nhi có đầu quá to
  • Trọng lượng thai nhi lớn
  • Sinh non
  • Em bé không đủ oxy
  • Ca sinh cần dùng máy hút hỗ trợ
  • Mẹ rặn thời gian dài khi sinh
  • Độ linh hoạt tầng sinh môn của mẹ kém
  • Mẹ bị viêm âm đạo
  • Tử cung co bóp không đủ mạnh

Thủ thuật nhỏ này là rạch 1 đường ngắn ở tầng sinh môn để giúp thai nhi chào đời nhanh chóng. Hơn nữa việc này cũng giúp tránh trường hợp mẹ cố rặn gây rách tầng sinh môn. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Vết khâu bị rách sẽ ít thẩm mĩ hơn vết khâu được chủ động rạch. Đối với những mẹ có độ giãn âm đạo đủ rộng thì không cần tới thủ thuật này. Tuy nhiên nếu mẹ cần phải rạch tầng sinh môn thì cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn hợp lý.

3. Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn

3.1. Các biện pháp giảm đau

Trong quá trình chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, có nhiều mẹ không tránh khỏi việc bị đau
Trong quá trình chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, có nhiều mẹ không tránh khỏi việc bị đau

Trong quá trình chăm sóc tầng sinh môn sau sinh, có nhiều mẹ không tránh khỏi việc bị đau. Mẹ có thể tham khảo những biện pháp giảm đau dưới đây:

  • Chườm lạnh: giúp giảm đau, viêm sưng. Mẹ có thể ngồi vào bồn nước lạnh, sau đó lau khô vết khâu bằng khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau: mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho mẹ mà không ảnh hưởng tới sữa.
  • Điều chỉnh tư thế: mẹ nên ngồi trên đệm hơi để thoải mái hơn. Nếu bị đau, mẹ có thể chuyển sang nằm sấp hoặc nghiêng.
  • Không quan hệ tình dục: mẹ không nên quan hệ tình dục nếu vết khâu chưa lành.
  • Hạn chế vận động mạnh.

3.2. Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn

Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu sẽ liền da tùy vào cơ địa mỗi người
Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu sẽ liền da tùy vào cơ địa mỗi người

Thông thường, sau 2 – 4 tuần vết khâu sẽ liền da tùy vào cơ địa mỗi người. Tùy vào loại chỉ khâu mà vết khâu sẽ tự tiêu trong 2 – 12 tuần. Trong thời gian này, mẹ cần chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cẩn thận.

  • Giữ vết khâu luôn khô ráo, sạch sẽ, rửa bằng nước sạch, lau khô nhẹ nhàng.
  • Lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục. Mẹ cũng chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng.
  • Tập bài tập sàn chậu để giúp máu lưu thông và đẩy nhanh qua strình lành vết thương.
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên để không làm tổn thương tới vết rạch.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
  • Nếu có dấu hiệu nào bất thường, mẹ cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.

3.3. Khi nào mẹ cần tới các cơ sở y tế?

Việc cần tránh nhất khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đó là nhiễm khuẩn
Việc cần tránh nhất khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đó là nhiễm khuẩn

Việc cần tránh nhất khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đó là nhiễm khuẩn. Mẹ cần để ý tất cả các biểu hiện bất thường để có cách xử lí kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy tầng sinh môn nhiễm khuẩn:

  • Vết mổ tầng sinh môn đau tăng dần.
  • Vết khâu có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề.
  • Có dịch tiết ra từ vết mổ.
  • Sản dịch có mùi hôi.
  • Mẹ sốt cao, mệt mỏi.

Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh có thể khiến mẹ gặp khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên đây vẫn là một việc hệ trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Rạn da khi mang thai và những thông tin cần biết

Sau sinh là giai đoạn mà mẹ phải chịu nhiều sự thay đổi của cơ thể nhất. Chính vì thế đây là giai đoạn mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình. Ngoài vóc dáng, làn da thì việc chăm sóc vùng kín sau sinh cũng là vấn đề vô cùng quan trọng để giúp mẹ sống vui khỏe. Tránh gặp các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy mẹ nên vệ sinh vùng kín sau sinh thường như thế nào để đảm bảo an toàn? Hãy tham khảo bài chia sẻ của nhà mình dưới đây nhé!

1. Tại sao phải chăm sóc vùng kín sau sinh?

Mang thai, sinh nở không chỉ khiến phái đẹp mất đi vóc dáng thon gọn vốn có mà ngay cả vùng kín cũng trở nên thâm sạm
Mang thai không chỉ khiến phái đẹp mất đi vóc dáng thon gọn mà ngay cả vùng kín cũng trở nên thâm sạm

Thai phụ khi lựa chọn phương pháp sinh thường sẽ được các bác sĩ cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn để giúp cho việc chuyển dạ thuận lợi hơn. Vết rạch có thể dài, ngắn tùy vào từng trường hợp cụ thể tuy nhiên cảm giác sưng, đau nhất là khi vận động nhiều hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn là điểm chung thường gặp.

Tại thời điểm nhạy cảm này nếu không biết cách vệ sinh vùng kín sau sinh thường vết khâu không những lâu hồi phục mà còn có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm nhiễm như vết thương bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa; có mùi hôi khó chịu; mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư (huyết trắng), viêm nấm… và có cảm giác đau do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo.

Mang thai, sinh nở không chỉ khiến phái đẹp mất đi vóc dáng thon gọn vốn có mà ngay cả vùng kín cũng trở nên thâm sạm, xấu xí. Phục hồi và vệ sinh vùng kín sau sinh thường sẽ giúp mẹ trẻ hóa vùng kín. Lấy lại sự tự tin vốn có cũng như trở nên quyến rũ hơn trong mắt người bạn đời.

2. Những cách để vệ sinh vùng kín sau sinh thường

2.1. Kiểm tra dịch âm đạo sau sinh thường

Trong vài ngày đầu, mẹ có thể thấy có dịch có màu đỏ tươi và đặc của máu
Trong vài ngày đầu, mẹ có thể thấy có dịch có màu đỏ tươi và đặc của máu

Sản dịch có thể xuất hiện sau khi sinh. Trong vài ngày đầu, mẹ có thể thấy có dịch có màu đỏ tươi và đặc của máu. Đây là triệu chứng bình thường sau khi sinh và sẽ giảm dần sau vài tuần. Từ màu đỏ tươi sản dịch sẽ chuyển sang màu đỏ nâu và giảm dần về số lượng. Nhìn chung, sau 7 đến 14 ngày, mẹ có thể có sản dịch đặc hơn, lượng giảm dần và màu chuyển sang vàng hoặc trắng kèm với mùi khó chịu. Khi đó mẹ nên sử dụng băng vệ sinh. Mẹ nhớ nên thay băng nhiều lần một ngày khi băng đầy dịch. Để đảm bảo an toàn hơn khi vệ sinh vùng kín sau sinh thường.

Nếu không muốn dùng băng vệ sinh, có thể dùng tampon đặt vào âm đạo. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với tampon vì trong một số trường hợp nó có thể gây nguy hiểm. Nếu mẹ không biết cách sử dụng đúng và hiệu quả. Mẹ cũng cần lời khuyên từ bác sĩ khi thấy bất kì dấu hiệu bao gồm chảy máu âm đạo nhiều, sốt cao hay dịch có mùi hôi.

2.2. Đặt túi chườm lạnh lên vết rách

Nếu âm đạo mẹ bị sưng, túi chườm đá sẽ giúp mẹ làm giảm tình trạng này. Mẹ có thể dùng túi chườm đá thông thường hoặc mua túi chườm sạch ở hiệu thuốc. Ngoài ra, mẹ cần chú ý bao bọc túi chườm bằng một lớp vải sạch. Để giúp da mẹ không bị tổn thương. Mẹ có thể mặc túi đá này bên trong quần lót không quá 20 phút 1 lần để có kết quả tốt nhất. Để đảm bảo an toàn khi vệ sinh vùng kín sau sinh thường.

Mẹ có thể dùng túi chườm đá thông thường hoặc mua túi chườm sạch ở hiệu thuốc
Mẹ có thể dùng túi chườm đá thông thường hoặc mua túi chườm sạch ở hiệu thuốc

2.3. Đầu tư vào dầu bôi trơn để vệ sinh vùng kín sau sinh thường

Mẹ không cần phải băn khoăn hay lo lắng khi quan hệ tình dục sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng trong thời gian này âm đạo của mẹ dễ bị tổn thương hơn trước. Sau khi sinh và khi cho con bú, mẹ có thể gặp đau đớn khi quan hệ vì nồng độ estrogen thấp gây khô âm đạo. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc dùng dầu bôi trơn nếu mẹ cảm thấy không thoải mái khi quan hệ tình dục.

2.4. Giữ âm đạo sạch sẽ và khô ráo

Để giữ cho âm đạo sạch sẽ và khô ráo, mẹ nên sử dụng bình xịt hay bồn tắm ngồi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng có thể dùng nước ấm trong bình để rửa. Mẹ có thể làm sạch da ở những vùng kín trong vài phút với nước ấm khi ngồi trong bồn tắm. Đây là cách hiệu quả để chăm sóc âm đạo.

3. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín sau sinh thường

Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón
Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón
  • Nên nằm nghiêng về phía không có vết thương để tránh va chạm vào vết thương khiến vết thương lâu lành.
  • Mặc quần lót thoáng mát, chất liệu cotton thoải mái, không nên mặc các loại chất sợi hóa vì dễ gây bí bách, không thấm thoát mồ hôi sẽ gây ẩm ướt, là cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây ngứa, viêm nhiễm.
  • Nên uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu và tránh táo bón.
  • 7 đến 10 ngày sau sinh cần đến gặp bác sỹ để kiểm tra về vết khâu ở tầng sinh môn.
  • Không chỉ vệ sinh vùng kín sau sinh xong, mà nên giữ cho vùng kín thông thoáng, mặc quần áo vải mềm, thoáng mát, rộng rãi đặc biệt là quần lót phải là loại thật thoáng, êm, và sạch.
  • Tránh quần lót quá chật, bó sát hay ẩm ướt. Thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

Để giúp mẹ vệ sinh vùng kín sau sinh thường an toàn. Nhà mình xin giới thiệu đến mẹ 1 sản phẩm Dung dịch vệ sinh Intimate Feminine Wash Mamamy

  • Với thành phần 100% thiên nhiên, sản phẩm giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi
  • Giữ ổn định độ pH lí tưởng nhất cho vùng kín.
  • An tòan cho vùng da nhạy cảm
  • Khử khuẩn nhẹ nhàng
  • Khử mùi khó chịu

Hãy chăm sóc vùng kín sau sinh thật khoa học và an toàn để luôn thoải mái và tự tin mọi lúc mọi nơi, Mẹ nhé!

Người phụ nữ sau khi vượt cạn thành công đã mất rất nhiều sức lực. Chính vì vậy sau cơn vượt cạn đó, họ phải được quan tâm và chăm sóc chu đáo từ cách ăn uống, nghỉ ngơi, cho đến cách vệ sinh cơ thể sao cho hợp lý. Nhất là những mẹ bầu sinh mổ, việc chăm sóc cơ thể, vệ sinh vùng kín phải được chăm chút hơn. Để giúp mẹ bầu vệ sinh vùng kín sau sinh mổ đúng và an toàn. Nhà mình xin cung cấp một số thông tin dưới đây, cùng tham khảo mẹ nhé.

1. Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ đúng cách và an toàn

Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ đúng cách và an toàn
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ đúng cách và an toàn

Vệ sinh vùng vùng kín ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, mẹ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất. Nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho thật khô vùng kín…

Trong quá trình sinh nở, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Nhất là vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, kiêng cữ không tắm, cơ thể càng dễ nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Mẹ có thể tắm gội toàn thân vào khoảng 3-4 ngày sau sinh. Tắm nhanh từ 5 – 10 phút bằng vòi hoa sen (không ngâm mình trong bồn, chậu). Phòng tắm phải đảm bảo kín gió và tắm nước đủ ấm, tắm xong lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín. Việc gội đầu cũng nên thực hiện nhanh và sấy khô tóc, tốt nhất mẹ nên gội đầu buổi trưa hoặc xế trưa khi thời tiết ấm áp nhất trong ngày và không nên tắm gội cùng một lúc.

Đối với trường hợp sinh mổ nếu chưa cắt chỉ. Có thể kiêng tắm khoảng 5-7 ngày (chỉ lau người bằng khăn ấm).

2. Một số điều mẹ cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Sau mổ, đa phần mẹ ngại chăm sóc cơ thể vì còn mệt và đau nhiều
Sau mổ, đa phần mẹ ngại chăm sóc cơ thể vì còn mệt và đau nhiều

Sau mổ, đa phần mẹ ngại chăm sóc cơ thể vì còn mệt và đau nhiều. Tuy vậy mẹ tốt hơn hết vẫn nên lưu ý tắm gội và vệ sinh vùng kín vì những vi khuẩn bên ngoài rất dễ âm nhập vào tử cung qua đường sinh dục. Cùng với những vi khuẩn ẩn nấp sẵn có trong âm đạo. Tạo cho tử cung trở thành môi trường hết sức thuận lợi để gây ra nhiễm trùng âm đạo. Vì vậy, có thể thận trọng vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín sau mổ dựa trên những lưu ý sau:

  • Khi vừa sinh mổ xong mẹ nên hạn chế đi lại hoặc di chuyển hết sức nhẹ nhàng. Hạn chế tối đa việc bước lên xuống cầu thang. Đồng thời xuyên sử dụng khăn bông sạch thấm dịch từ âm đạo chảy ra. Để giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh. Đặc biệt là các loại ướt để lau.
  • Tránh tiếp xúc với nước quá nhiều trong quá trình tắm, gội, vệ sinh vùng kín. Vì dễ dẫn đến cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Tốt hơn hết hãy lau rửa bằng nước ấm. Đối với vùng kín, lau rửa ngày 2/3 lần với nước đun sôi để nguội xuống nhiệt độ vừa phải.
  • Hạn chế ra ngoài đến những nơi thoáng gió. Vì cơ thể sau khi sinh xong thường rất nhạy cảm, rất dễ bị cảm lạnh.

3. Tiêu chí lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Tiêu chí lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín sau sinh mổ
Tiêu chí lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Dưới đây là những tiêu chí đầy đủ nhất mà nhà mình tổng hợp để các mẹ sau sinh mổ. Có thể lựa chọn cho mình sản phẩm vệ sinh tốt nhất, đảm bảo an toàn và phù hợp với bản thân.

3.1. Chọn dung dịch có độ pH phù hợp

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết dung dịch vệ sinh vùng kín sẽ được xem là an toàn khi có độ pH gần với pH tại âm đạo, pH lí tưởng sẽ nằm trong khoảng 3.8 – 4.5. Các sản phẩm này sẽ tương thích với môi trường âm đạo của mẹ hơn. Nếu thấp hơn hoặc vượt quá khoảng pH này sẽ dễ dẫn đến tình trạng dị ứng hay kích ứng vùng kín. Hơn nữa, khoảng pH hơi kiềm này cũng mang lại tác dụng sát khuẩn tốt. Có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn tại vùng kín của mẹ lại giúp cân bằng lại pH tự nhiên vùng âm đạo,…

Với các chị em đang phải đối mặt với một số viêm nhiễm, ngứa ngáy tại vùng kín. Thì loại sản phẩm vệ sinh có độ pH phù hợp nên là điều kiện tiên quyết và ưu tiên. Để đảm bảo khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh vùng kín, bảo vệ sức khoẻ vùng kín. Để việc vệ sinh vùng kín sau sinh mổ được an toàn hơn.

3.2. Lựa chọn những sản phẩm có mùi hương dịu nhẹ

Tiêu chí lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín sau sinh mổ
Tiêu chí lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Tiếp theo, mẹ cần lưu ý khi lựa chọn sản phẩm vệ sinh cho mình. Do xuất hiện mùi hôi khó chịu ở vùng kín. Nên nhiều mẹ không tìm hiểu kĩ mà lại có xu hướng chọn những sản phẩm có mùi thơm với hi vọng sẽ lấn át được những mùi khó chịu này. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng các sản phẩm càng có mùi thơm thì càng chứa nhiều hương liệu hoá học. Chúng có thể gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến vùng kín khi mẹ sử dụng.

Mẹ vẫn có thể lựa chọn các sản phẩm có mùi thơm để tự tin hơn. Nhưng sản phẩm chỉ nên có mùi thơm dịu nhẹ, vừa đủ. Bởi vì, ngoài những tác dụng không mong muốn trên vùng kín, một mùi thơm quá nồng. Còn có thể là nguyên nhân khiến mẹ trở nên lạ lùng trong mắt mọi người xung quanh. Các mùi thơm tổng hợp này còn gây ra tình trạng ức chế hoạt động sống của các lợi khuẩn vùng âm đạo. Khiến cho âm đạo dễ gặp phải nhiều tác động hơn.

3.3. Dưỡng da và vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Sau khi sinh, vùng kín của mẹ thường có dấu hiệu chảy xệ, thâm sạm và thường giảm khả năng đàn hồi. Do vậy, dưỡng da cho vùng kín cũng là một yếu tố rất quan trọng. Mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm có thành phần làm đẹp da, se khít vùng kín để giúp bản thân thêm tự tin hơn nhé.

Cuối cùng, nhà mình xin giới thiệu cho mẹ một sản phẩm có thể đáp ứng được những tiêu chí trên là Dung dịch vệ sinh phụ nữ Intimate Feminine Wash Mamamy 

Vệ sinh vùng kín đúng cách chị em nhất định phải biết

Sau sinh bao lâu được uống nước đá? Vấn đề không hề nhỏ

Giỏ hàng 0