Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bệnh da liễu là nhóm bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em trong cộng đồng ở nước ta. Trong đó, trẻ bị mụn nước là một bệnh thường gặp do da trẻ còn non nớt và cần được phòng tránh đúng cách. Chúng có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Đa số các bé đều hay cảm thấy khó chịu, đau đớn với các nốt mụn này làm cho mẹ lo lắng. Nhưng hầu hết đây không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Nếu muốn biết như thế nào thì các mẹ hãy xem bài viết chia sẽ của nhà mình nhé.

1. Mụn nước là bệnh gì?

Mụn nước là bệnh gì?

Những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên da với đầy dịch bên trong gọi là mụn nước. Phần dịch có thể trong suốt, màu trắng đục, vàng hay có lẫn máu. Các nốt mụn này thường có kích thước nhỏ dưới 5mm. Những nốt có kích thước lớn hơn thì được gọi là bóng nước.

Mụn nước có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bé. Nhưng phổ biến nhất là trên bàn tay và bàn chân. Chúng rất dễ vỡ và làm chảy dịch ra ngoài. Khi dịch khô đi có thể lại lớp mài màu vàng trên da.

2. Nhận biết triệu chứng của trẻ bị mụn nước

Nhận biết triệu chứng của trẻ bị mụn nước

Mẹ rất dễ nhận thấy các nốt mụn này trên da bé. Vì chúng phồng rộp lên trên bề mặt da và có chứa dịch lỏng bên trong. Mụn nước khá dễ vỡ và dịch bên trong sẽ chảy ra ngoài. Khi khô đi, tại vị trí có nốt mụn có thể chuyển sang màu vàng hoặc đóng vảy.

Khi bé bị phát ban ở vị trí có nhiều nốt mụn này thì được gọi là phát ban mụn nước. Tình trạng đó có thể xảy ra do thời tiết nóng ẩm, nhiễm trùng, viêm da tiếp xúc. Loại phát ban này cũng dễ lây lan nhanh ra khắp cơ thể. Do đó, nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hãy giữ cho vùng da bị phát ban luôn sạch sẽ, tránh để lan rộng sang các khu vực khác.

Một số bệnh lý hay tình trạng khác gây ra dấu hiệu, triệu chứng tương tự như mụn nước là:

  • Mụn nhọt
  • Bỏng
  • Bỏng lạnh
  • Nhiễm trùng tụ cầu
  • Nốt sần trên da
  • U sợi thần kinh hoặc khối u phát triển trên dây thần kinh
  • Nhiễm trùng nang lông

Nếu mẹ thấy bé có các dấu hiệu bất thường trên da mà không biết nguyên nhân. Hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây ra khiến trẻ bị mụn nước

Nguyên nhân gây ra khiến trẻ bị mụn nước

Nguyên nhân trẻ bị mụn nước có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Ma sát: xảy ra khi một vật gì đó chà xát lên làn da trong thời gian dài, điều này xảy ra phổ biến nhất trên bàn tay và bàn chân.
  • Viêm da tiếp xúc: phản ứng da với các chất gây dị ứng như cây thường xuân, cao su, chất kết dính hoặc chất kích thích.
  • Bỏng: trường hợp bỏng nghiêm trọng có thể gây nổi mụn nước.
  • Chàm dị ứng: tình trạng viêm da do các chất gây dị ứng gây ra hoặc làm nặng thêm và có thể hình thành các nốt mụn chứa đầy dịch bên trong.
  • Nhiễm trùng, chốc lở da do vi khuẩn: cũng là nguyên nhân phổ biến khiến người lớn và trẻ nhỏ bị mụn nước.
  • Bệnh thủy đậu thường có triệu chứng là nổi mụn nước gây ngứa trên da. Virus thủy đậu cũng gây ra bệnh zona hoặc herpes zoster. Khi virus tái hoạt động ở một số người sẽ gây ra nhiều triệu chứng và có thể gây phát ban da với nhiều nốt mụn chứa dịch dễ vỡ.
  • Herpes và các vết loét lạnh cũng có thể khiến các nốt mụn này hình thành.

4. Những phương pháp nào dùng để chữa trị mụn nước?

Những phương pháp nào dùng để chữa trị mụn nước?

Hầu hết mụn nước không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nổi mụn nước do nhiễm trùng sẽ cần được điều trị đặc hiệu để hạn chế phát sinh biến chứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân nổi mụn nước liên quan đến hóa chất hoặc thuốc, mẹ nên ngừng sử dụng những sản phẩm gây dị ứng này cho các bé.

Mặt khác, một số vấn đề sức khỏe như bệnh pemphigoid thì không thể chữa khỏi. Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị để giúp mẹ kiểm soát các triệu chứng của bé. Bao gồm các loại kem bôi steroid để làm giảm chứng phát ban da hoặc các kháng sinh để chữa nhiễm trùng da. Nếu các nốt mụn này quá lớn hoặc gây đau, bác sĩ có thể quyết định làm bể mụn để dẫn lưu dịch ra ngoài dưới điều kiện vô trùng.

5. Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị mụn nước

Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị mụn nước
  • Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nổi mụn nước ở tay hoặc là chân. Mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé. Bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
  • Khi tắm hoặc lau rửa cần phải hết sức nhẹ nhàng để tránh gây vỡ mụn nước.
  • Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều vì dễ gây nóng bức và kích ứng da của trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu vải có thể thấm hút mồ hôi tốt.
  • Trước và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ. Người chăm sóc cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn.

Như vậy, mẹ không nên chủ quan khi thấy các bé nhà mình bị nổi mụn nước. Nên chủ động phòng ngừa bằng cách chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ. Mẹ nên cho bé bú nhiều sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên để tăng cường dinh dưỡng và bổ sung nhiều kháng thể nâng cao sức đề kháng của bé.

Lời kết

Nhà mình đã đưa ra nhưng nguyên nhân và phương pháp điều trị cho trẻ bị mụn nước. Các mẹ có thể tham khảo và vận dụng cho bé nhà. Để bé có được một sức khỏe ổn định và mạnh khỏe nhé. Hy vọng mẹ luôn ủng hộ nhà mình trong những bài viết tiếp theo.

Xem thêm:

Chăm sóc da cho bé – 5 bí quyết bảo vệ toàn diện có thể mẹ chưa biết

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

 

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không hiểu bé bị thiếu chất gì hay có nguyên nhân nghiêm trọng nào gây ra tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và các mẹo cực đơn giản để giảm khô da cho bé

1. Tại sao da trẻ sơ sinh bị khô?

Trẻ sơ sinh bị khô da
Trẻ sơ sinh bị khô da

Da của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ có một lớp bao phủ có màu vàng và hơi trơn, đặc giống phô mai gọi là chất gây (vernix caseosa). Khi trẻ ra đời, lớp bảo vệ này sẽ dần được gột rửa sạch và bong ra. Lớp da không còn màng bảo vệ thường dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, nhiệt độ, quần áo và khăn bông…

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da có khuynh hướng tăng lên trong mùa đông. Đó là khi nhiệt độ giảm đi và không khí trở nên ít độ ẩm hơn. Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng lên, bé cũng dễ bị mất cân bằng độ ẩm trên da dẫn đến da khô.

Nếu mẹ nhận thấy da trẻ sơ sinh bị khô và mẩn đỏ thì trẻ có thể bị chàm. Hay còn gọi là viêm da dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi vết chàm cũng sẽ khỏi nếu được dưỡng ẩm thường xuyên. Vì vậy mẹ không cần phải vội vàng đến gặp bác sĩ. Trừ khi các mảng da không thuyên giảm hoặc trẻ có vẻ ngứa ngáy, khó chịu. Dù mẹ đã cố gắng điều trị tại nhà.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, khô da ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một tình trạng di truyền. Đó chính là bệnh vảy cá (ichthyosis). Bệnh này biểu hiện dưới dạng da khô, đóng vảy. Và thỉnh thoảng mẩn đỏ, đồng thời lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng dày lên. Nếu nghi ngờ con mắc bệnh, mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ da liễu đánh giá và điều trị.

2. Mẹ nên làm gì khi da em bé bị khô?

Mẹ nên làm gì khi da em bé bị khô?
Mẹ nên làm gì khi da em bé bị khô?
  • Không nên tắm bé quá nhiều hoặc quá lâu. 

Tắm nhiều là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khô da. Bởi khi tắm sẽ làm mất đi chất dầu tự nhiên trên da bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần cho con là đủ. Các ngày còn lại, mẹ chỉ cần vệ sinh lau mình cho bé và kéo dài khoảng 5 phút.

  • Không dùng nước quá nóng để tắm cho con. 

Nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ. Với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên dùng nước đã đun sôi để nguội pha với nước sôi để tắm cho con. Qua đó hạn chế thành phần clo có trong nước làm da bé bị khô.

  • Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ cao sẽ khiến da trẻ sơ sinh bị hanh khô.
  • Nên cho trẻ dùng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, vừa giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng.
  • Nên đảm bảo bé được cung cấp đủ chất lỏng. 

Cho bé bú mẹ thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.

  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm. 

Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một chậu nước ở góc phòng. Ngoài ra, nên để cửa sổ hơi hé nếu đang dùng máy lạnh để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.

  • Nên cho bé đeo bao tay, tất (vớ) chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.
  • Nên chọn loại xà phòng giặt và nước xả riêng cho em bé.

3. “Vũ khí” đặc biệt dành cho da trẻ sơ sinh bị hanh khô

“Vũ khí” đặc biệt dành cho da trẻ sơ sinh bị hanh khô
“Vũ khí” đặc biệt dành cho da trẻ sơ sinh bị hanh khô
  • Dầu dừa: Dầu dừa an toàn và rất hiệu quả. Nó được xem là thần dược trị da khô, ngứa cho bé. Ngoài việc làm dịu làn da bị kích ứng. Dầu dừa còn ngăn ngừa tình trạng da bị nhiễm khuẩn.
  • Dầu ô liu (olive): Nếu làn da của bé yêu bị khô, thì mẹ hãy dùng vài giọt dầu ô liu để tắm cho con. Nhỏ một vài giọt dầu ô liu trong nước tắm ấm 10 phút. Da bé sẽ căng mịn, giảm thiểu khô nẻ đáng kể.
  • Mật ong: Trong mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da trẻ sơ sinh bị khô. Ngoài ra, chúng còn giúp bảo vệ chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời. Giúp mẹ bảo vệ làn da mong manh của bé.
  • Bột yến mạch: Là biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng khô da ở bé. Bột yến mạch giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da.

Tuy nhiên khi dùng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào cho bé, kể cả tự nhiên hay nhân tạo, mẹ cũng cần theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Hiện tượng nổi mẩn, da khô hơn, xuất hiện bọng nước… là biểu hiện của dị ứng. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, nên ngưng ngay phương pháp đang sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không nên dùng dầu tắm gội, dầu massage hay khăn giấy, giấy ướt có chứa mùi thơm. Những sản phẩm có chứa nước hoa, thuốc nhuộm, cồn và các hóa chất khác có nguy cơ gây kích thích mạnh đối với da bé sơ sinh bị khô.

4. Kết luận

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về tình trạng da trẻ em bị khô mà mẹ nên tham khảo. Da bé nhạy cảm và mềm yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Do đó mẹ hãy lưu ý đến những thay đổi trên cơ thể bé mỗi ngày để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Tắm cho trẻ sơ sinh là điều vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi người thực hiện phải làm thật cẩn thận vì cơ thể nhỏ bé vô cùng nhạy cảm. Bên cạnh đó, rốn của con rất dễ bị nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, tìm hiểu về cách tắm cho trẻ sơ sinh là việc mà cha mẹ cần phải làm khi nhà có em bé.

1. Lợi ích khi thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Tắm thường xuyên chính là cách giúp con dễ chịu hơn
Tắm thường xuyên chính là cách giúp con dễ chịu hơn

Mẹ biết không, cục cưng sau khi chào đời cần phải thường xuyên được tắm rửa vì con vừa có một thời gian dài sống trong môi trường nước ối. Chính vì thế mà da của con vẫn còn dính các chất bẩn như dây phân, nước tiểu, nước ối, nếu không được tắm rửa sạch sẽ thì các loại vi khuẩn, chất độc rất dễ xâm nhập làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tắm thường xuyên chính là cách giúp con dễ chịu hơn. Cơ thể trẻ cũng nhanh tuần hoàn đồng thời da được nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thượng bì không bị tổn hại. Giúp điều chỉnh công năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Hãy cùng xem hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh để giúp cơ thể của con thoải mái nhất.

2. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Để thực hiện đúng chuẩn cách tắm cho trẻ sơ sinh như chuyên gia, trước hết, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ trước khi tắm. Những đồ dùng cần thiết bao gồm:

  • 2 thau tắm, 2 khăn xô nhỏ, nước ấm, sữa tắm, dầu gội.
  • Quần áo, tã giấy, khăn lớn, tăm bông, dầu tràm, bao tay, bao chân, nước muối sinh lý, miếng rơ lưỡi.

3. Cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

Đỡ gáy của bé bằng tay trái còn tay phải nhúng ướt khăn xô sau đó xoa lên đầu làm ướt tóc con
Đỡ gáy của bé bằng tay trái còn tay phải nhúng ướt khăn xô sau đó xoa lên đầu làm ướt tóc con

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, hãy thực hiện cách tắm cho bé sơ sinh với các bước tắm an toàn như sau:

  • Bước 1: Mẹ hãy đặt con lên một mặt phẳng. Sau đó cởi hết quần áo, tã giấy trên người.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng bế con đến gần với vị trí đặt thau tắm.
  • Bước 3: Mẹ hãy ngồi xổm và đặt bé lên đùi của mình. Đỡ gáy của bé bằng tay trái còn tay phải nhúng ướt khăn xô sau đó xoa lên đầu làm ướt tóc con. Lấy dầu gội và gội đầu cho con. Tiếp tục, dùng khăn rửa sạch dầu gội còn lại trên đầu bé. Tắm đến đau lau khô sạch đến đó.
  • Bước 4: Thực hiện vắt khăn bớt nước và lau sạch vùng mặt cho con. Đặc biệt chú ý đến mắt và hai lỗ tai khi thực hiện cách tắm cho trẻ sơ sinh.
  • Bước 5: Sau khi rửa mặt xong, mẹ hãy thả con từ từ vào trong thau tắm. Chú ý luôn phải lấy tay để đỡ lấy phần cổ của con. Làm ướt mình của bé và xoa sữa tắm khắp người. Thực thiện thật cẩn thận để tránh chạm vào vùng rốn của con.
  • Bước 6: Nhấc bé lên và tiếp tục chuyển vào thau tắm 2 đã chuẩn bị có chứa nước sạch. Tráng qua lại các bộ phận một lần nữa.
  • Bước 7: Cuối cùng bế bé ra ngoài và đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

4. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tắm

Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong mẹ hãy luôn nhớ giữ ấm cho cơ thể của con bằng cách quấn bé vào khăn
Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong mẹ hãy luôn nhớ giữ ấm cho cơ thể của con bằng cách quấn bé vào khăn

Mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc bé ngay sau khi tắm với những điều sau đây:

  • Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh xong mẹ hãy luôn nhớ giữ ấm cho cơ thể của con bằng cách quấn bé vào khăn và thấm khô người từ đầu xuống chân.
  • Tiếp đó, nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt và mũi của bé. Sau đấy là nhỏ vào miếng rơ lưỡi để vệ sinh lưỡi cho bé.
  • Dùng tăm bông mềm để lau khô vành tai của con.
  • Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông sau đó vệ sinh xung quanh cuống rốn cho con. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn hay cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng tương tự nhau chỉ là khi bé chưa rụng rốn thì mẹ chú ý giữ cho rốn của con luôn khô ráo để nhanh liền vết thương hơn.
  • Nhanh chóng mặc tã cho bé. Hạn chế để tã cọ sát vào rốn nếu bé chưa rụng rốn.
  • Mẹ lấy chút dầu tràm ra tay rồi xoa lên lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân cho con.
  • Cuối cùng là mặc quần áo mang bao tay, bao chân vào cho con. Đừng quên ôm con vào lòng để con được ấm áp.

5. Lưu ý trong cách tắm cho trẻ sơ sinh

Mẹ lưu ý là hãy chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm vẫn còn ánh nắng mặt trời ấm áp
Mẹ lưu ý là hãy chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm vẫn còn ánh nắng mặt trời ấm áp
  • Mẹ lưu ý là hãy chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm vẫn còn ánh nắng mặt trời ấm áp. Khung giờ thích hợp là từ 10 – 11 giờ hoặc từ 15 – 16 giờ. Thời gian tắm chỉ từ 4 – 5 phút đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Cách tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nên chọn nơi kín gió và sử dụng cả máy sưởi để cơ thể con không bị lạnh. Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè cũng không nên để con ở nơi có quá nhiều gió khi tắm để hạn chế việc con bị cảm lạnh.
  • Trước khi tắm hãy chuẩn bị đầy đủ mọi thứ để thao tác thật nhanh chóng.
  • Kiểm tra nhiệt động nước tắm khoảng 32 độ C là thích hợp nhất để tắm cho con.
  • Chọn sữa tắm và dầu gội dịu nhẹ, an toàn cho da của con.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ chỉ cần tắm khoảng từ 2 đến 3 lần/tuần, không cần tắm quá thường xuyên. Nhưng vẫn phải đảm bảo làm sao để mặt, cổ, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục sạch sẽ.

Trên đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh giúp con luôn được sạch sẽ và thoải mái. Mẹ hãy ghi nhớ để thực hiện cho con nhé.

Mát xa cho trẻ là động tác vuốt ve nhẹ nhàng cơ thể của trẻ bằng cách sử dụng dầu mát xa hoặc kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh. Mát xa tạo cơ hội để cha mẹ gắn kết với trẻ, đồng thời giúp trẻ thư giãn ăn ngoan, và ngủ ngon hơn. Vậy làm sao để mát xa cho trẻ 3 tháng tuổi đúng cách?

1. Mẹ có nên mát xa cho trẻ 3 tháng tuổi hay không?

một tháng tuổi là độ tuổi lý tưởng để bắt đầu mát xa cho bé
Một tháng tuổi là độ tuổi lý tưởng để bắt đầu mát xa cho bé

Cho đến hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về độ tuổi tối thiểu để bắt đầu xoa bóp cho em bé. Tuy nhiên, có một ý kiến ​​chung cho rằng nên mát xa cho trẻ khi trẻ được 1 tháng tuổi. Bởi trẻ sơ sinh phải mất 15 ngày đầu để da trở nên kháng nước.

Nhìn chung, một tháng tuổi là độ tuổi lý tưởng để bắt đầu mát xa cho bé. Vì nó có nhiều lợi ích: Cuống rốn sẽ rụng, rốn khô lại; Da ít nhạy cảm hơn lúc mới sinh; Hàng rào bảo vệ da khỏe hơn; Và em bé ở độ tuổi này có thể nhạy hơn khi chạm vào.

Do đó mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi mát xa cho trẻ 3 tháng tuổi.

2. Mát xa cho trẻ 3 tháng tuổi có lợi ích gì?

mát xa làm giảm căng thẳng ở trẻ sơ sinh bằng cách kích thích giải phóng oxytocin
Mát xa làm giảm căng thẳng ở trẻ sơ sinh bằng cách kích thích giải phóng oxytocin

Mát xa cho trẻ 3 tháng tuổi mang lại khá nhiều lợi ích như:

  • Giảm căng thẳng, thư giãn cơ bắp: mát xa làm giảm căng thẳng ở trẻ sơ sinh bằng cách kích thích giải phóng oxytocin. Đồng thời giúp thư giãn cơ bắp, kích thích sự phát triển.Và thậm chí còn có tác dụng đặc biệt tốt với trẻ sơ sinh bị đau bụng.
  • Kích thích hệ thần kinh: mát xa giúp cải thiện đáng kể sự phát triển kỹ năng vận động của em bé.
  • Giúp bé ngủ ngon hơn: Trẻ sơ sinh được mát xa ngay trước khi đi ngủ sẽ tạo ra nhiều melatonin hơn. Qua đó giúp trẻ ngủ ngon hơn vì đây một loại hormone điều hòa giấc ngủ.
  • Có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những trẻ sơ sinh có thân hình khác thường: mát xa có thể là một cách để xoa dịu trẻ mắc hội chứng Down hoặc bại não. Bên cạnh đó sự phát triển vận động của trẻ sinh non sẽ trở nên tốt hơn khi được mát xa thường xuyên. 
  • Có thể giúp cải thiện lưu thông máu: mát xa giúp cải thiện lưu thông máu và cũng làm giảm mức độ khó chịu do khí hoặc axit, tắc nghẽn và mọc răng. mát xa kích thích các dây thần kinh đi qua đường tiêu hóa, do đó có lợi cho hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường phát triển tâm lý và xã hội: Việc kích thích xúc giác của em bé có tác động tích cực đến sự phát triển tâm lý và xã hội của em bé. Đồng thời củng cố mối quan hệ của em bé với cha mẹ.

3. Các bước mát xa cho trẻ 3 tháng tuổi đúng cách

3.1. Chuẩn bị

mẹ có thể mát xa cho bé vào bất cứ thời điểm nào trong ngày
Mẹ có thể mát xa cho bé vào bất cứ thời điểm nào trong ngày
  • Trước khi mát xa cho bé phải rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu mát-xa. Và cần tháo tất cả những đồ trang sức có khả năng làm trầy xước da bé.
  • Trước khi tiến hành mát xa, mẹ nên kiểm tra thật kỹ không gian cho bé. Phòng phải thật ấm áp, kín gió.
  • Dầu mát xa khiến những động tác của mẹ chuyển động được dễ dàng, mượt mà hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng “có dầu mát-xa cũng được, mà không có cũng chẳng sao”. Đặc biệt mẹ không nên lạm dụng dầu mát-xa ở vùng mặt của bé.
  • Thời gian mát xa: Đối với những trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, 10 phút mát-xa là một khoảng thời gian đủ dài. Tăng dần lên 20 phút mỗi ngày khi em bé lớn hơn.
  • Mẹ nên lưu ý mát-xa nhẹ nhàng nhưng với áp lực đủ lớn để em bé không cảm nhận thấy mình đang bị cù nhé!
  • Phòng mát xa: Khi mát xa nên tiến hành ở phòng tránh các tiếng ồn. Luôn trò chuyện nhẹ nhàng và nhìn vào mắt bé.
  • Thời điểm mát xa: mẹ có thể mát xa cho bé vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên mẹ hãy xem phản ứng của trẻ trước khi bắt đầu mát xa.

3.2. Mát xa tay và chân

Mẹ có thể mát-xa cho con bằng cách nhịp nhàng di chuyển hai và lăn tay, chân bé giữa hai bàn tay của mẹ
Mẹ có thể mát-xa cho con bằng cách nhịp nhàng di chuyển hai và lăn tay, chân bé giữa hai bàn tay của mẹ

Nhẹ nhàng dùng hai lòng bàn tay chà xát tay và chân bé một cách nhẹ nhàng. Mẹ có thể mát-xa cho con bằng cách nhịp nhàng di chuyển hai và lăn tay, chân bé giữa hai bàn tay của mẹ.

Sau đó mẹ có thể vỗ nhẹ các ngón tay của mình lên bề mặt da của tay và chân bé. Mát-xa bàn tay của con bằng cách vuốt ve nhẹ nhàng từ lòng bàn tay bé. Sau đó di chuyển lên đến đầu các ngón tay.

3.3. Mát xa mặt, tai

Mẹ dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của bạn day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên
Mẹ dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của bạn day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên

Mặt, mẹ hãy nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ tạo hình vòng tròn nhỏ trên mặt bé. Bắt đầu từ trung tâm của trán và từ từ vuốt ve sang hai bên của khuôn mặt bé. Từ trán, mẹ chuyển tới má, mũi, cằm của bé. Mát-xa tai bằng cách dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của mẹ day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên.

Mẹ dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái của bạn day nhẹ tai bé từ phía dưới lên vành tai trên.

3.4. Mát-xa đầu

Đối với một em bé 3 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không nên “đụng chạm” tới điểm mềm trên đầu bé
Đối với một em bé 3 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không nên “đụng chạm” tới điểm mềm trên đầu bé

Đối với một em bé 3 tháng tuổi, mẹ tuyệt đối không nên “đụng chạm” tới điểm mềm trên đầu bé. Vì phần thóp nay rất mềm, Nếu không cẩn thận sẽ bị vỡ ra và thương tổn đến não.

3.5. Mát xa lưng bé trong tư thế mới

Bắt đầu từ vai bé, mẹ hãy dùng những ngón tay của mình mát xa thật nhẹ nhàng
Bắt đầu từ vai bé, mẹ hãy dùng những ngón tay của mình mát xa thật nhẹ nhàng

Đặt em bé nằm sấp trên bụng mẹ. Đảm bảo chắc chắn rằng bé nằm trong tư thế thoải mái. Bắt đầu từ vai bé, mẹ hãy dùng những ngón tay của mình mát xa thật nhẹ nhàng cho bé theo dọc sống lưng. Mẹ cần làm nhanh động tác này. Vì bé rất dễ cười khanh khanh khi bạn chạm vào những vị trí “buồn buồn” như thế này trên cơ thể của bé.

3.6. Mát-xa bụng bé

Mẹ có thể dùng ngón trỏ tạo vòng tròn trên bụng con lấy tâm là rốn bé
Mẹ có thể dùng ngón trỏ tạo vòng tròn trên bụng con lấy tâm là rốn bé

Mẹ có thể dùng ngón trỏ tạo vòng tròn trên bụng con lấy tâm là rốn bé. Hoặc mẹ có thể sử dụng chuyển động chèo thuyền ở bụng bé. Hai tay mẹ khép đặt nằm vuông góc với bụng bé sau đó di chuyển nhẹ nhàng lên xuống bụng bé. Các chuyên gia y tế nhận xét cách này rất hiệu quả trong việc cắt nhanh cơn đau bụng và cải thiện hệ tiêu hóa cho con.

Xem thêm:

Cách bế trẻ 3 tháng tuổi sao cho đúng tư thế nhất?

4 Cách bế trẻ 4 tháng tuổi đơn giản mẹ yêu nên biết

Thường xuyên mát xa cho bé là một cách tuyệt vời giúp con biết rằng chúng được yêu thương và trân trọng.

Tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/huong-dan-massage-cho-em-be-cua-ban/

Viêm tai giữa là hiện tượng phần tai giữa của con bị nhiễm trùng. Nếu trẻ bị viêm tai giữa không được phát hiện và điều trị dứt điểm thì rất có thể biến chứng thành các bệnh nặng hơn ví dụ như: thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe – nói, thậm chí là viêm màng não, áp xe não… Chính vì thế, cha mẹ khi có con cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về căn bệnh này.

1. Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.
Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.

Viêm tai giữa có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển một cách đầy đủ và toàn diện. Chính vì thế mà chúng không có đủ sức để chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn nguy hiểm.
  • Cấu trúc tai của con chưa hoàn chỉnh. Khi trẻ lớn lên, phần tai trong sẽ dần được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Ở trạng thái bình thường thì ống thính giác sẽ mở tạo điều kiện để chất lỏng cũng như các tạp chất có thể thoát ra ngoài. Nhưng khi ống này bị đóng lại thì các chất thải sẽ ứ đọng khiến cho vi khuẩn nằm kẹt bên trong tai, gây ra nhiễm trùng.

2. Cảnh báo 8 dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ sốt liên tục và có thể lên tới hơn 39 độ C.
Trẻ sốt liên tục và có thể lên tới hơn 39 độ C.

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Trẻ sốt liên tục và có thể lên tới hơn 39 độ C.
  • Con hay dùng tay để dụi hoặc kéo vành tai của mình.
  • Trẻ trằn trọc, khó ngủ và thường xuyên quấy khóc vì khó chịu.
  • Cảm thấy chán ăn, bỏ bữa và ăn không ngon miệng.
  • Thường xuyên nôn ói hoặc tiêu chảy.
  • Thấy có mủ, dịch chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Kém phản ứng đối với các loại âm thanh hơn trước.
  • Có triệu chứng đau tai, đau đầu thậm chí giảm thính lực tạm thời.

3. Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa như thế nào?

Khi trẻ bị viêm tai giữa, nhiều mẹ sẽ rất bối rối và đặt ra vô vàn các câu hỏi như: Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa? Sau đây sẽ là những cách chăm sóc trẻ mà Mamamy muốn giới thiệu đến các mẹ.

3.1 Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ

Trẻ nhà bạn bị viêm tai giữa không có nghĩa là chúng ta chỉ vệ sinh tai cho con mà cần phải đảm bảo sạch sẽ cho cả tai – mũi – họng vì chúng có liên quan mật thiết với nhau.
Trẻ nhà bạn bị viêm tai giữa không có nghĩa là chúng ta chỉ vệ sinh tai cho con mà cần phải đảm bảo sạch sẽ cho cả tai – mũi – họng vì chúng có liên quan mật thiết với nhau.

Trẻ nhà bạn bị viêm tai giữa không có nghĩa là chúng ta chỉ vệ sinh tai cho con mà cần phải đảm bảo sạch sẽ cho cả tai – mũi – họng vì chúng có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế mẹ hãy thực hiện vệ sinh các bộ phận này theo cách thức sau:

  • Vệ sinh tai: Trong trường hợp tai của con bị chảy mủ thì mẹ hãy dùng bông tăm lau nhẹ nhàng để vệ sinh tai cho con. Chú ý không lau quá sâu vì có thể khiến cho tai của con bị tổn thương. Nhiều mẹ sử dụng bông nút kín tai con với mục đích chặn nước mủ. Tuy nhiên, đây là phương pháp hoàn toàn sai và mẹ không nên thực hiện.
  • Vệ sinh mũi: Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi cho con hàng ngày. Nếu thời giết lạnh thì mẹ cần phải ngâm nước muối ấm trước khi nhỏ cho con để hạn chế việc con bị cảm lạnh.
  • Vệ sinh họng: Hãy chú ý rơ lưỡi và vệ sinh miệng hàng ngày cho con. Nếu trẻ đã lớn thì chỉ cần súc miệng bằng nước muối.

3.2 Chọn chế độ ăn uống hợp lý khi trẻ bị viêm tai giữa

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý cho con.
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý cho con.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý cho con. Bởi lúc này, cơ thể con sẽ cảm thất khó chịu, mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc. Vì thế, mẹ hãy cho con ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nữa. Đồng thời chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày như vậy con sẽ ăn được nhiều hơn.

Thường xuyên cho con uống nước lọc hoặc các loại nước hoa quả bên cạnh sữa mẹ. Như vậy sẽ cung cấp các loại dưỡng chất cho con để cơ thể khỏe mạnh.

3.3 Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Cục cưng bị viêm tai giữa thì việc đầu tiên mẹ cần làm là cho con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có những lời khuyên cũng như kê đơn thuốc. Hãy cho trẻ uống thuốc đầy đủ theo đúng như chỉ dẫn của các bác sĩ. Mẹ không được tự ý sử dụng các loại thuốc khác bên ngoài mà bác sĩ không kê trong đơn.

Trẻ bị viêm tai giữa rất dễ bị sốt. Mẹ hãy chườm khăn ấm để giúp con mau hạ sốt. Chú ý, chỉ cho con mặc quần áo mỏng và nằm nghỉ ở những nơi thoáng mát. Trong trường hợp con bị sốt trên 38,5 độ C thì mẹ hãy cho con uống thuốc hạ sốt kịp thời.

Trẻ bị viêm tai giữa rất dễ bị sốt. Mẹ hãy chườm khăn ấm để giúp con mau hạ sốt.
Trẻ bị viêm tai giữa rất dễ bị sốt. Mẹ hãy chườm khăn ấm để giúp con mau hạ sốt.

3.4 Đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị viêm tai giữa có các biểu hiện bệnh nặng

Việc chăm sóc em bé bị viêm tai giữa cần phải được đặc biệt chú ý để nhận biết những dấu hiệu bất thường báo hiệu bệnh nặng hơn. Khi trẻ gặp phải những điều sau, mẹ cần phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay:

  • Con liên tục kêu đau tai với mức độ và tần suất đau tăng dần.
  • Trẻ bị sốt cao liên tục và ly bì. Ngay cả khi dùng thuốc hạ sốt không đỡ.
  • Em bé nhà bạn tỏ ra khó chịu và quấy khóc. Thậm chí con còn bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài.
  • Trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy.

4. Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Để hạn chế việc bé nhà bạn bị viêm tai giữa, cha mẹ hãy ghi nhớ những cách phòng trách đơn giản
Để hạn chế việc bé nhà bạn bị viêm tai giữa, cha mẹ hãy ghi nhớ những cách phòng trách đơn giản

Để hạn chế việc bé nhà bạn bị viêm tai giữa, cha mẹ hãy ghi nhớ những cách phòng trách đơn giản sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng sạch sẽ cho con.
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt là đối với các bộ phận như cổ, gan bàn chân.
  • Hạn chế ngoáy mũi cho trẻ hoặc trẻ tự ngoáy mũi.
  • Khi trẻ bị viêm họng, sổ mũi, viêm Amidan… thì cần phải được điều trị dứt điểm không để kéo dài.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo.
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, tránh ẩm mốc và các loại khói bụi.

Trẻ bị viêm tai giữa mẹ không được phép chủ quan mà phải thực hiện các biện pháp chữa trị ngay lập tức. Hy vọng những điều trên đã giúp ích cho mẹ trong việc thực hiện điều này.

 

Hội chứng Down là một dạng chậm phát triển tâm thần khiến cho bệnh nhân trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành. Đây là rối loạn di truyền thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và cũng chính là loại rối loạn dễ bị bỏ sót nhất trên siêu âm. Vậy nên ngay từ khi mang thai, mẹ cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để sàng lọc cùng phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời. Bệnh Down ở trẻ không phải bệnh hiếm gặp và nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ sinh ra một đứa trẻ bị down thì nguy cơ bé thứ hai cũng bị hội chứng Down tăng nhẹ.

1. Hội chứng Down là gì?

Hội chứng Down có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21
Hội chứng Down có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21

Hội chứng Down là tình trạng một người có thêm một nhiễm sắc thể. Thường thì một em bé được sinh ra với 46 nhiễm sắc thể. Nhưng những em bé mắc Hội chứng Down có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21. Hay ngành y gọi là Tam bội thể 21. Bản sao dư thừa này thay đổi cách thức não và cơ thể bé phát triển. Gây những vấn đề nặng nề về cả thể chất và tinh thần.

Mặc dù những trẻ bị down có hành động và diện mạo tương tự. Nhưng mỗi người lại có những khả năng khác nhau. Người mắc Down thường có chỉ số IQ (Chỉ số thông minh) nằm trong mức thấp đến trung bình trong giới hạn thấp và chậm nói hơn những đứa trẻ khác.

2. Nguyên nhân của trẻ bị Down

Hội chứng Down cũng có thể xảy ra khi trước hoặc trong quá trình thụ tinh
Hội chứng Down cũng có thể xảy ra khi trước hoặc trong quá trình thụ tinh

Tế bào cơ thể người chứa 23 cặp nhiễm sắc thể. Với một nhiễm sắc thể từ bố và nhiễm sắc thể còn lại từ mẹ. Hội chứng Down là hậu quả của quá trình phân chia tế bào bất thường. Ở đây là nhiễm sắc thể 21, khiến tế bào có thêm một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc thể 21.

Ba biến thể di truyền có thể gây ra hội chứng Down bao gồm:

  • Tam bội thể 21, chiếm 95% trường hợp. Do biến thể di truyền này, người mắc Hội chứng Down có đến 3 bản sao của nhiễm sắc thể 21 trong mọi tế bào. Thay vì chỉ có 2 như bình thường. Đây là hậu quả của sự phân chia tế bào bất thường trong quá trình phát triển của tế bào tinh trùng hoặc tế bào trứng.
  • Hội chứng Down thể khảm (Mosaic Down syndrome). Đây là một dạng Down hiếm gặp, khi người mắc phải chỉ có một số tế bào có thêm bản sao của nhiễm sắc thể 21. Sự phân chia tế bào bất thường sau khi thụ tinh gây thể khảm lên các tế bào bình thường và bất thường là nguyên nhân của dạng Hội chứng Down này.
  • Hội chứng Down chuyển đoạn (Translocation Down syndrome). Hội chứng Down cũng có thể xảy ra khi trước hoặc trong quá trình thụ tinh. Một đoạn của nhiễm sắc thể 21 bị đính vào một nhiễm sắc thể khác. Những đứa trẻ mắc dạng Hội chứng Down này thường có 2 bản sao của nhiễm sắc thể 21. Nhưng cũng có đặc điểm di truyền của nhiễm sắc thể 21 “tầm gửi” lên nhiễm sắc thể kia.

3. Các triệu chứng của trẻ bị Down là gì?

Những trẻ bị Down thường có một số mức độ khuyết tật về phát triển
Những trẻ bị Down thường có một số mức độ khuyết tật về phát triển

Mặc dù có thể ước tính được khả năng thai nhi mắc bệnh bằng cách sàng lọc khi mang thai. Nhưng mẹ bầu thường sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khi mang thai một đứa trẻ mắc bệnh. Khi mới sinh, trẻ thường có một số dấu hiệu đặc trưng, ​​bao gồm:

  • Giảm trương lực cơ
  • Phản xạ Moro kém
  • Quá duỗi các khớp
  • Da thừa sau gáy
  • Mặt bẹt, nét mặt phẳng
  • Mắt xếch
  • Vành tai dị dạng
  • Đầu và tai nhỏ
  • Cổ ngắn
  • Lưỡi phồng
  • Mắt xếch lên trên
  • Loạn sản khung chậu
  • Loạn sản đốt giữa ngón tay út

Những trẻ bị Down thường có một số mức độ khuyết tật về phát triển. Thường từ nhẹ đến trung bình. Chậm phát triển về tinh thần và xã hội có nghĩa là đứa trẻ có thể mắc phải:

  • Hành vi bốc đồng
  • Phán xét tệ
  • Khoảng chú ý ngắn
  • Khả năng học tập chậm.

4. Những nhu cầu và chi phí chăm sóc sức khỏe cho trẻ bị down

Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh, trung bình những trẻ sinh ra bị dị tật tim có chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn
Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh, trung bình những trẻ sinh ra bị dị tật tim có chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn

Theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ, gia đình có trẻ mắc bệnh có nguy cơ phải chịu những gánh nặng về nhu cầu và chi phí chăm sóc như:

  • Ở nhóm trẻ 0 – 4 tuổi có bảo hiểm tư nhân, chi phí chăm sóc y tế trung bình cho trẻ mắc bệnh cao hơn 12 lần so với trẻ cùng tuổi khỏe mạnh.
  • Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh, trung bình những trẻ sinh ra bị dị tật tim có chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn gấp 5 lần so với trẻ mắc hội chứng Down không bị dị tật tim.

Một nghiên cứu khác đã sử dụng dữ liệu từ Điều tra Quốc gia về Trẻ em có Nhu cầu Chăm sóc Sức khỏe Đặc biệt (NSCSHN) năm 2005 – 2006 để xem xét ảnh hưởng bệnh đối với gia đình, những kết quả được đưa ra:

  • Gần 60% gia đình có trẻ mắc Down được chăm sóc sức khỏe tại nhà, gồm: thay băng, chăm sóc thiết bị cho ăn hoặc thở, cho thuốc và các liệu pháp.
  • Hơn 40% gia đình có thành viên phải nghỉ việc để chăm sóc cho trẻ.
  • Khoảng 40% gia đình phải chịu những gánh nặng tài chính.

5. Phương pháp điều trị hội chứng Down

Việc chăm sóc sớm và toàn diện trẻ bị Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt hơn
Việc chăm sóc sớm và toàn diện trẻ bị Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt hơn

Hội chứng Down là một tình trạng bệnh kéo dài suốt đời, chưa có biện pháp điều trị. Trẻ phải sống chung với bệnh và phải phụ thuộc nhiều vào người khác. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học. Ngày nay hầu hết các vấn đề này đã giải quyết được. Việc chăm sóc sớm và toàn diện trẻ bị Down, tạo điều kiện và môi trường sống tốt hơn giúp bé có tuổi thọ tăng đáng kể. Một số trẻ bị bệnh này đã trở thành những người bình thường hoặc gần như bình thường, trở thành nghệ sĩ, họa sĩ, giáo viên, tốt nghiệp đại học, nhà hoạt động xã hội.

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau cùng lúc
  • Hỗ trợ phát triển, đặc biệt là phát triển nhận thức, trí nhớ, khả năng học tập
  • Cho trẻ theo học tại những trường lớp chuyên biệt
  • Giáo dục và dạy trẻ về ngôn ngữ để có thể hòa nhập với cộng đồng. Giúp kích thích tiềm năng phát triển của trẻ mắc bệnh
  • Xây dựng mạng lưới gồm những gia đình có trẻ mắc bệnh Down để hỗ trợ lẫn nhau.

Hiện nay, phương pháp dùng tế bào gốc để điều trị cho trẻ bị Down đang được nghiên cứu. Những bé được điều trị đã có những cải thiện đáng kể về tâm thần, vận động, ngôn ngữ,… Tuy nhiên, kết quả điều trị còn cần theo dõi trong thời gian dài trước khi phương pháp này được áp dụng rộng rãi.

Xem thêm:

Tìm hiểu biện pháp can thiệp sớm hội chứng Down ở trẻ

Trẻ sơ sinh ngủ chập chờn, không sâu giấc là nỗi lo ngại chung của các mẹ. Vậy Mẹ có biết 5 lý do chính khiến bé ngủ không sâu giấc là gì chưa? Nếu chưa thì còn chờ gì mà mẹ không tham khảo ngay bài viết dưới đây?

1. Bé ngủ không sâu giấc do giờ giấc ngủ không hợp lý

Mẹ cần điều chỉnh giờ giấc ngủ một cách hợp lý cho bé và đặc biệt không để bé ngủ quá muộn vào ban đêm
Mẹ cần điều chỉnh giờ giấc ngủ một cách hợp lý cho bé và đặc biệt không để bé ngủ quá muộn vào ban đêm

Thông thường, trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi) thường ngủ theo nhu cầu của bé. Vì vậy, việc mẹ tạo một giờ giấc sinh hoạt hợp lý cho bé là rất khó. Nhưng khi bé nhà mình trên 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã cứng cáp hơn, quen với nhịp sống. Lúc này, mẹ nên cho bé sinh hoạt theo một thời gian biểu hợp lý để bé có thể cân bằng giữa thời gian chơi và ngủ. Từ đó, chất lượng giấc ngủ của bé nhà mình sẽ được cải thiện.

Càng lớn, bé sẽ càng ham chơi, ngủ muộn hơn. Vì vậy mẹ cần điều chỉnh giờ giấc ngủ một cách hợp lý cho bé và đặc biệt không để bé ngủ quá muộn vào ban đêm.

2. Bé ngủ không sâu giấc do bị thiếu can-xi

Can-xi đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là “nền móng” cho sự phát triển của bé. Khi lượng can-xi trong cơ thể không đủ đáp ứng cho cơ thể sẽ làm quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, hoạt chất này làm chậm sự dẫn truyền của thần kinh khiến cho việc tạo giấc ngủ sâu bị ức chế. Đây chính là nguyên nhân làm bé ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, khó ngủ…

2.1. Nguyên nhân khiến bé bị thiếu can-xi

Can-xi đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là “nền móng” cho sự phát triển của bé
Can-xi đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là “nền móng” cho sự phát triển của bé
  • Cơ thể mẹ trong lúc mang bầu không bổ sung đủ can-xi dẫn đến bé sinh ra bị thiếu hụt can-xi.
  • Cơ thể bé chưa quen với việc tự bổ sung can-xi sau khi sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ lượng can-xi cần thiết cho cơ thể bé.

2.2. Cách bổ sung can-xi cho bé

  • Mẹ hãy bổ sung can-xi cho bé ngay từ giai đoạn mang thai bằng cách ăn những thực phẩm giàu can-xi như: các thực phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua,…), các sản phẩm làm từ đậu nành, cá hồi, cam,…

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Top 10 thực phẩm không thế thiếu cho bà bầu

“Bỏ túi” thực đơn ngon, bổ, rẻ mỗi ngày cho mẹ bầu

  • Sữa mẹ là nguồn cung cấp lượng can-xi dồi dào và an toàn cho bé yêu. Do vậy, trong những tháng đầu đời, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Đồng thời, mẹ cũng nên cho bé tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thụ vitamin D – vitamin hỗ trợ chuyển hóa can-xi cho cơ thể.

3. Bé ngủ không sâu giấc do tinh thần bị kích động

Những hành động này sẽ khiến trẻ sợ hãi, tinh thần bị kích động dẫn tới khó ngủ
Những hành động này sẽ khiến trẻ sợ hãi, tinh thần bị kích động dẫn tới khó ngủ

Một trong những điểm chung của nhiều bố mẹ chính là hay quát mắng, dọa đánh hay kể cho bé nghe về những mẩu chuyện ma, về ông ba bị,… khi bé không chịu đi ngủ. Những hành động này sẽ khiến trẻ sợ hãi, tinh thần bị kích động dẫn tới khó ngủ, ngủ không sâu hoặc thậm chí gặp ác mộng khi ngủ. Vậy nên các mẹ lưu ý nhé, đừng áp dụng biện pháp này để các bé đi ngủ nha!

4. Phòng ngủ không phù hợp làm bé ngủ không sâu giấc

Sau khi ra đời bé phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới, khác hoàn toàn so với “lãnh địa” của bé trong bụng mẹ. Lạ chỗ chính là nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc, khó ngủ.

Để khắc phục điều này, mẹ hãy lấy chăn quấn quanh người cho bé để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, không bị giật mình khi ngủ. Đồng thời, mẹ cũng cần để ý thay bỉm cho bé vì khi bỉm “quá tải” do bé tè nhiều sẽ khiến bé khó chịu, bứt rứt không yên dẫn tới khó ngủ.

Sau khi ra đời bé phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới
Sau khi ra đời bé phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới

5. Ăn quá no/quá đói trước giờ đi ngủ khiến bé ngủ không sâu giấc

Để bụng bé quá no trước khi đi ngủ sẽ gây đầy bụng, tức bụng khiến bé khó ngủ. Trong khi đó, nếu mẹ để bé đói bụng đi ngủ thì giấc ngủ của bé sẽ không sâu.

Vậy nên, trước giờ đi ngủ, mẹ không nên cho bé bú quá no nha! Nếu cần thiết thì mẹ nên cho con uống sữa ấm để chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

6. Mẹo chữa bé ngủ không sâu giấc hiệu quả cho mẹ

Trước mỗi giấc ngủ của bé, mẹ nên cho bé hoạt động, vui chơi nhẹ nhàng giúp bé dễ ngủ hơn
Trước mỗi giấc ngủ của bé, mẹ nên cho bé hoạt động, vui chơi nhẹ nhàng giúp bé dễ ngủ hơn

Sau khi biết được lý do tại sao bé ngủ không sâu giấc, mẹ có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé:

  • Cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, chất vải thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
  • Trước mỗi giấc ngủ của bé, mẹ nên cho bé hoạt động, vui chơi nhẹ nhàng giúp bé dễ ngủ hơn.
  • Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Quan sát dấu hiệu cơn buồn ngủ của bé (gắt ngủ, ngáp, dụi mắt,…) và cho bé bú theo cơn. Điều này sẽ giúp bé yêu chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.
  • Để bé ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp sẽ giúp bé ngủ sâu hơn, không bị giật mình khi ngủ.
  • Chú ý thay bỉm cho bé trước khi ngủ để tạo điều kiện khô thoáng, thoải mái cho giấc ngủ của con.
  • Giấc ngủ ban ngày là cần thiết cho bé, nhưng Mẹ cần hạn chế, không nên để bé ngủ ngày quá nhiều khiến đêm bé bị khó ngủ.
  • Mẹ nên rèn luyện cho con ngủ theo một khung giờ cố định.
  • Đọc sách, hát ru cũng là một cách cực hiệu quả, giúp bé chìm vào giấc ngủ sâu hơn

Chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện nhất cho bé. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết cách xử lý khi bé ngủ không sâu giấc.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ dỗ bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh khó ngủ và những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé

Nguồn tham khảo: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc?

Rất nhiều trẻ hiện nay nhút nhát, thiếu tự tin, và luôn mặc cảm tự ti với bản thân mình. Bé ngại giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là ở nơi đông người bé lại càng thu mình lại. Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây để  biết cách dạy con tự tin nhé. 

1. Trò chuyện cùng con – dạy con sự tự tin

Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày
Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày

Cha mẹ hãy tập thói quen trò chuyện cùng với con mình hàng ngày. Đồng thời trong quá trình trò chuyện hãy để trẻ có quyền có tiếng nói. Mẹ nên khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ những quan điểm, ý kiến riêng của mình. Mặt khác, bên cạnh những câu hỏi vặn vẹo của mình. Mẹ có thể tạo động lực cho con đưa ra những câu phản biện, tranh luận với lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục bố mẹ. Nếu mẹ thực hành thói quen phản biện này với con hàng ngày. Chắc chắn mẹ sẽ thấy con mình tự tin hẳn lên khi đứng trên sân khấu, đứng trước đám đông kể chuyện hoặc thuyết trình.

2. Dạy trẻ cách tự lập

Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà…
Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà…

Cha mẹ hãy để con của mình tự làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, quét nhà… Để con giúp cha mẹ hay để con tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo và chuẩn bị sách vở đi học. Hãy để cho trẻ có quyền được tự quyết định chọn đồ gì? Mặc quần áo gì? Còn cha mẹ có thể giúp trẻ cách phối đồ sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể để con thể hiện sự tự tin của mình trước đám đông bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất như: Để trẻ gọi món ăn trong nhà hàng khi đi ăn cùng cha mẹ. Hoặc để trẻ xếp hàng mua vé tham quan… Tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản. Nhưng lại có hiệu quả rất lớn khi con được tiếp xúc và nói lên mong muốn của mình.

3. Cho trẻ chơi với các bạn khác

Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát, sợ sệt
Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát, sợ sệt

Việc chơi với các bạn cùng lứa tuổi sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, không còn nhút nhát, sợ sệt. Khi chơi cùng các bạn, trẻ sẽ tự tin nói ra những suy nghĩ, ý kiến của mình mà không sợ bị sai hay bị la mắng. Khi điều này tạo thành thói quen, lâu dần trẻ sẽ học được cách đưa ra quan điểm cá nhân của mình. 

4. Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện – cách dạy con tự tin trước đám đông

Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài
Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài

Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài. Hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… Để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông. Qua đó bé sẽ tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa. 

5. Quan tâm, chăm chút đến ngoại hình của trẻ

Cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút
Cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút

Cũng giống như người lớn, những đứa trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu trông mình có vẻ ngoài thu hút. Do đó hãy chăm chút ngoại hình của trẻ bằng cách cho con một chế độ dinh dưỡng. Và tập luyện tốt nhất để bé có thể có được những nền tảng tự tin. Trang phục dành cho trẻ cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ tự tin. Bộ quần áo, hay váy vóc, giày dép, mũ nón mà mẹ chuẩn bị cho trẻ, phù hợp với nơi con đến, phù hợp với vóc dáng của con, phù hợp với hoạt động của con… Khiến con được bạn bè, thầy cô khen ngợi, sẽ giúp trẻ thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự tin hơn hẳn khi đứng trước tập thể.

Ngoài ra, để trẻ tự tin vào bản thân, mạnh dạn và thoải mái trình bày những ý tưởng, chính kiến của mình thì rất cần những khuyến khích, khen ngợi kịp thời, động viên của cha mẹ dành cho con khi con còn bé. Không nên so sánh, quát nạt trẻ trước mặt những người bạn của con. Cha mẹ không nên khiến trẻ quá ảo tưởng về bản thân dễ khiến trẻ tự cao.

Nhưng cũng đừng để trẻ mặc cảm với bản thân vì như thế trẻ sẽ trở nên tự ti, không dám thể hiện mình. Trẻ thiếu tự tin sẽ cho là mình không bằng bạn bè. Mình không thể làm được điều đó nên càng rụt rè, nhút nhát và sống khép mình lại. Luôn tôn trọng bé, luôn khiến bé có vị trí quan trọng. Đó là cách để cha mẹ dạy cho con vững vàng đứng và nói trước đám đông

6. Dạy con biết lắng nghe – dạy con tự tin hơn

Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã
Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã

Trước khi trẻ có thể là người nói tốt thì trẻ nhất thiết phải là người nghe tốt đã. Cha mẹ hãy hướng dẫn con cách đừng vội cắt ngang lời người khác mà phải luôn lắng nghe một cách lịch sự. Luôn quan sát thái độ của người khác, chờ đến lượt mình mới trình bày ý kiến. Việc này nghe thì to tát. Nhưng thật ra mẹ có thể tập với con hằng ngày.

Chẳng hạn, khi bé và em tranh nhau “mách tội” với cha mẹ thì mẹ nên ngăn con lại. Chấn chỉnh con một cách thật nhẹ nhàng. Để từng đứa trẻ lần lượt nói. Và đứa trẻ này nói phải có đứa trẻ kia nghe. Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ “luyện” dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.

7. Chia sẻ những “thất bại” của trẻ – mẹ mỹ dạy con tự tin

Mẹ nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua
Mẹ nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua

Có những đứa trẻ rất thoải mái trước áp lực đám đông. Nhưng cũng có những đứa trẻ đột nhiên rơi vào trạng thái đứng như trời trồng. Chẳng biết nói gì, biểu diễn vụng về, nói năng lắp bắp dù trước đó đã được tập luyện nhiều lần. Những lúc này trẻ đang rất mất tự tin. Mẹ nên thể hiện sự chia sẻ thật chân thành để giúp bé vượt qua. Khiến bé không sợ hãi khi lần sau lại đứng trước đám đông như thế nữa.

Những lời động viên như: “Mẹ thấy con có phần chào hỏi đầu tiên rất tốt, nhưng sau đó có lẽ con hơi run phải không? Không sao, hồi nhỏ mẹ cũng hay bị như vậy. Nhưng dần dần thì hết. Con còn giỏi hơn mẹ lúc đứng trước đám đông lần đầu tiên đấy chứ!” sẽ giúp bé cảm thấy bớt nặng nề với “thất bại” của mình và dám tự tin thử lại lần sau.

8. Tạo dựng cho con “giá trị bên trong”

Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ mẹ cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình
Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ mẹ cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình

Một đứa trẻ không thể nói tốt trước đám đông nếu như trẻ chẳng biết nói gì. Nội lực bên trong của trẻ chính là thứ mẹ cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình.

Ví dụ như mẹ có thể kể cho con nghe nhiều câu chuyện, hướng dẫn trẻ đọc các loại sách phù hợp độ tuổi, xem những bộ phim nội dung bổ ích… Tích tụ lâu ngày, những chất liệu này sẽ chính là “chất ngọc” giúp con có được một kiến thức rộng, những suy nghĩ độc lập. Khi bé có được càng nhiều “giá trị bên trong”. Những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông sẽ càng mang tính thuyết phục, tự tin, chững chạc.

9. Đừng ép buộc trẻ! – cách dạy con tự tin trước đám đông

Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau
Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau

Hãy nhớ rằng tất cả những rèn luyện này chỉ mang tính bước đầu, để tạo dựng nền tảng cho con về sau. Do đó, cần để trẻ làm tất cả trong trạng thái thoải mái nhất mà trẻ muốn. Nếu có một đám đông nào đó trẻ cảm thấy xa lạ, không muốn xuất hiện chẳng hạn. Mẹ đừng ra sức ép con. Tuy nhiên, mẹ có thể đưa trẻ đến nhiều môi trường giao tiếp khác nhau để giúp trẻ làm quen từ từ. Bé có thể ở bên cạnh mẹ, quan sát, sau đó làm quen với những người bạn… Cứ như thế cho đến khi bé cảm thấy môi trường mới này thật sự “an toàn”.

Xem thêm:

10 điều hữu ích để mẹ dạy trẻ tư duy tích cực

5 tuyệt chiêu giúp cha mẹ phát triển tính cách cho con

Trên đây là một số cách dạy con tự tin. Mẹ hãy dành chút thời gian hằng ngày để giúp con có thể hòa nhập, tự tin trong mọi hoàn cảnh. Điều đó sẽ giúp cho trẻ có những bước phát triển toàn diện và vững chắc.

Bên cạnh những bữa ăn dặm cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho bé, mẹ cũng nên chuẩn bị những món tráng miệng thơm ngon. Các món ăn nhẹ từ hoa quả tươi là một sự lựa chọn thông minh của các bà mẹ. Hoa quả mang lại rất nhiều dưỡng chất và dễ khiến bé có cảm giác ngon miệng. Món pudding xoài là món được rất nhiều mẹ thực hiện khi cho bé ăn dặm. Vậy mẹ đã biết cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm siêu hấp dẫn và thơm ngon hay chưa? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu công thức sau đây nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của xoài với bé ăn dặm

Xoài là một loại trái cây nhiệt đới được bày bán quanh năm
Xoài là một loại trái cây nhiệt đới được bày bán quanh năm

Xoài là một loại trái cây nhiệt đới được bày bán quanh năm. Vị của xoài khá đa dặng: ngọt, ngọt đậm, chua dịu… Cũng giống như các loại trái cây khác, trong xoài có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ có biết trong 100g xoài có chứa những dưỡng chất sau đây:

  • Calo: 59kcal
  • Chất béo: 0,4g
  • Cacbonhydrat: 15g
  • Chất xơ: 1,6g
  • Đường: 14g
  • Protein: 0,8g
  • Vitamin A, B6, B12, C, D
  • Các chất khoáng: natri, kali, sắt, magie…
  • Không chứa cholesterol

Sự đa dạng dinh dưỡng của xoài khiến xoài là một thức quả rất tốt cho bé ăn dặm. Trong đó hàm lượng kali khá cao, tốt cho cơ thể trẻ, giúp cân bằng chất lỏng khi trẻ vận động. Lượng vitamin C dồi dào giúp chống oxy hóa và cải thiện hệ miễn dịch cho bé. Bé 7 – 8 tháng tuổi là đã có thể bắt đầu ăn xoài được rồi. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà mẹ không tìm hiểu ngay cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm nào?

2. Cách chọn xoài ngon để làm pudding 

Để có thể làm ra món pudding xoài thơm ngon, mẹ cần có nguyên liệu chính là xoài cũng cần phải chất lượng
Để có thể làm ra món pudding xoài thơm ngon, mẹ cần có nguyên liệu chính là xoài cũng cần phải chất lượng

Để có thể làm ra món pudding xoài thơm ngon, mẹ cần có nguyên liệu chính là xoài cũng cần phải chất lượng. Tiêu chí hàng đầu khi chọn xoài đó chính là ngon, ngọt, không chua và không bị giấm thuốc. Có như vậy bé ăn mới được ngon miệng và thích thú. Có những cách chọn xoài như sau:

  • Mẹ nên tìm hiểu và các giống xoài bởi đây là một loại trái cây đa dạng giống. Mỗi loại xoài lại có hương vị khác nhau. Thông thường khi cho bé ăn dặm, mẹ nên tìm mua xoài Cát Chu, xoài Úc hoặc xoài ta có tỉ lệ xơ ít, khi chín có vị thơm hấp dẫn.
  • Chọn xoài chín vừa cho bé ăn. Mẹ không nên chọn xoài chưa chín hoặc chín nẫu. Lúc đó các thành phần dinh dưỡng trong xoài sẽ thay đổi.
  • Chọn trái có vỏ màu vàng đều, da căng, không sần sùi, không có vết thâm tím li ti. Phần thịt xoài nằm trên cuống cứng, phần cuống hơi lún xuống thịt.
  • Mẹ không nên mua những quả có màu không đều, cuống bị héo, trên vỏ có những đốm đen. Đây thường là những quả chín sượng, chín bằng hóa chất nên không có vị ngọt tự nhiên như xoài chín cây. Hơn nữa khi ăn xoài giấm thuốc sẽ dễ khiến bé ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
  • Chọn những trái xoài chín đều, thịt quả khi dùng tay nhấn vào có độ đàn hồi, chắc. Cuống không bị thâm đen, không bị thối rữa.

Nếu đã chọn được trái xoài ưng ý, mẹ có thể bắt đầu cách làm món pudding xoài thơm ngon cho bé bé ăn dặm chỉ huy ngay sau đây.

Xem thêm: 

3. Cách làm pudding xoài cực thơm ngon

3.1. Cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm bằng bột gelatin (dành cho bé từ 7 – 8 tháng)

Cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm bằng bột gelatin
Cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm bằng bột gelatin

3.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 2 trái xoài chín cây
  • 6g bột gelatin
  • 120ml nước lọc
  • 100ml sữa công thức

3.1.2. Cách thực hiện

  • Ngâm bột gelatin vào nước lọc trong khoảng 10 phút cho nở đều.
  • Xoài mẹ rửa sạch rồi gọt vỏ, bỏ hạt. Cho thịt quả vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn với sữa công thức
  • Cho hỗn hợp đã xay nhuyễn lọc qua rây để loại bỏ xơ xoài.
  • Cho gelatin vào hỗn hợp vừa lọc được, khuấy đều tay rồi bỏ vào hũ thủy tinh và hấp cách thủy cho tới khi hỗn hợp đông lại. Mẹ có thể dùng tăm cắm vào để kiểm tra độ chín, nếu tăm không dính hỗn hợp thì pudding đã chín rồi đó.
  • Để pudding nguội bớt rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 2 – 3 giờ là có thể cho bé ăn đươc rồi. Như vậy mẹ đã có tehẻ dễ dàng học cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm rồi đúng không?

3.2. Cách làm pudding không dùng gelatin (cho bé trên 1 tuổi)

Cách làm pudding không dùng gelatin (cho bé trên 1 tuổi)
Cách làm pudding không dùng gelatin (cho bé trên 1 tuổi)

3.2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 250ml kem sữa tươi (whipping cream)
  • 250ml sữa tươi không đường
  • 100g đường trắng (có thể dùng đường thốt nốt)
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 3 muỗng canh bột bắp
  • 1 muỗng canh chiết xuất hương vani
  • 120ml xoài chín đã xay nhuyễn

3.2.2. Cách thực hiện

  • Mẹ cho sữa tươi không đường, kem sữa tươi, đường, lòng đỏ trứng gà và bột bắp vào nồi inox, khuấy đều tay cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau, sau đó đun trên lửa nhỏ. Vừa đun vừa đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp sánh lại thì mẹ cho thêm vani vào khuấy cùng.
  • Khi hỗn hợp sữa nóng lên, mẹ vặn nhỏ lửa. Lúc này, mẹ vẫn tiếp tục khuấy đều hỗn hợp và đun cho đến khi hỗn hợp sôi và đặc sền sệt lại thì tắt bếp.
  • Mẹ thêm xoài chín đã xay vào hỗn hợp sữa còn nóng rồi khuấy đều.
  • Mẹ đợi hỗn hợp này nguội bớt thì rót vào các cốc thủy tinh đã chuẩn bị, sau đó bọc giấy bạc lên trên.
  • Cho các cốc pudding vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ.
  • Đợi pudding đông lại là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.

Cách làm pudding xoài cho bé ăn dặm thật đơn giản đúng không? Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết cách làm món pudding cho bé ăn nhẹ thật thơm ngon và hấp dẫn. Chúc mẹ thành công!

Có thể mẹ đang thắc mắc “Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?”.Trên thực tế tùy theo từng độ tuổi mà trẻ có thời gian ngủ mỗi ngày là khác nhau. Thời gian ngủ cho trẻ sơ sinh có thể lên tới 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ bé 2 tháng tuổi

Những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi
Những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi

Theo The Guardian, việc cho trẻ đi ngủ có tác động đáng kể tới những hành vi của trẻ. Nghiên cứu được tiến hành trên 10.000 trẻ em tại Anh cho thấy. Những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi. Bao gồm: hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Những triệu chứng này gần tương tự với sự mệt mỏi sau một chuyến bay dài.

Giờ ngủ lộn xộn trong một thời gian dài gây ra những ảnh hưởng rõ rệt tới trẻ do gián đoạn nhịp điệu sinh học dẫn tới thiếu ngủ. Điều này sẽ dần dần phá hoại sự phát triển của não bộ cũng như khả năng điều chỉnh hành vi nhất định ở trẻ nhỏ.

Giờ ngủ không điều độ sẽ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần
Giờ ngủ không điều độ sẽ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần

Giáo sư Yvonne Kelly, Khoa Dịch tễ học và Y tế cộng đồng Đại học London, cho biết: “Giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe trong suốt cuộc đời. Giờ ngủ không điều độ sẽ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vậy nên, giờ ngủ thất thường, đặc biệt ở những thời điểm then chốt cho sự phát triển có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe sau này của trẻ”.

Nghiên cứu cũng nhận thấy những trẻ có giờ ngủ không cố định hay đi ngủ sau 21 giờ tối thường có một nền tảng xã hội kém hơn và nhiều có khả năng hình thành các thói quen xấu.

Do đó, giấc ngủ bé 2 tháng tuổi  chiếm vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ.

2. Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ chuyên khoa, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ

Với trẻ sơ sinh từ 1 đến 4 tuần cần phải ngủ khoảng 15 – 18 giờ mỗi ngày. Mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giờ. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn. Còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn. Ở giai đoạn này, do trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng. Nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây chính là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.

Còn với những trẻ từ 1 – 4 tháng thì cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút. Tuy nhiên, giấc ngủ bé 2 tháng tuổi lại dài hơn và kéo dài từ 4 – 6 tiếng. Đồng thời bé thường có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ đủ, ngủ ngon, ngủ sâu sẽ phát triển tốt hơn. Vào thời điểm 11 giờ hằng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, các hormon tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, mà về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Mẹ nên làm gì khi bé 2 tháng ngủ hay giật mình?

3.1. Nguyên nhân khiến bé 2 tháng ngủ hay giật mình

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có những nguyên nhân tương tự như khi trẻ ngủ quá ít
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có những nguyên nhân tương tự như khi trẻ ngủ quá ít

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có những nguyên nhân tương tự như khi trẻ ngủ quá ít. Đó có thể là do:

  • Phòng ngủ không phù hợp
  • Nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh
  • Mẹ đắp chăn dầy làm bé bị nóng
  • Quần áo mặc chật, không thấm mồ hôi, không thoáng khí
  • Mẹ uống các loại đồ uống không lành mạnh như cà phê, rượu, trà,…
  • Sức khỏe mẹ không tốt ảnh hưởng đến cách chăm sóc cho trẻ

3.2. Giải pháp cho trẻ thiếu ngủ hay ngủ không sâu

Mẹ cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi đi ngủ
Mẹ cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi đi ngủ

Khi trẻ ngủ không đủ hay hay bé 2 tháng ngủ hay giật mình, ngủ không sâu thì mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Tập cho trẻ có thói quen đi ngủ sớm và đúng vào một giờ đã định. Giảm tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ.
  • Mẹ cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế trước khi đi ngủ. Trường hợp trẻ có tiêu tiểu trong khi ngủ, mẹ nên nhẹ nhàng làm vệ sinh. Sau đó cho trẻ ngủ lại, không được la mắng.
  • Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng đầy đủ cũng góp phần giúp ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ, cha mẹ có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị như “con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi, mẹ thương” hoặc: “nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con”… để giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
  • Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu về thời gian ngủ, độ dài và độ sâu khác nhau. Do đó mẹ cần tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ, không nên đánh thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy, mà không cần phải gọi.
  • Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ (như mất ngủ liên tiếp vài đêm, mộng du) thì mẹ cần đưa đi khám bệnh. Không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Cho trẻ vào giường ngủ khi trẻ còn thức, không nên dỗ trẻ ngủ xong mới đưa vào giường.

Kết luận

Xem thêm:

Tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-ngu-bao-nhieu-gio-moi-ngay-la-du/

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người do vậy, đã nói lên được tầm quan trọng của giấc ngủ. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng sẽ giúp trẻ có được một giấc ngủ sâu và chất lượng làm cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã trả lời được câu hỏi Bé 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?”

Giỏ hàng 0