Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tắm bé sơ sinh là một trải nghiệm khá lạ lẫm với các em bé mới sinh. Trong khi nhiều trẻ cảm thấy thích thú, thì một số khác lại tỏ ra không mấy hài lòng. Các mẹ, bên cạnh việc giúp bé làm quen với trải nghiệm thú vị này, còn phải đáp ứng các quy trình tắm sao cho đúng cách. Lần đầu tiên của các mẹ sẽ không mấy dễ dàng. Nhưng các mẹ đừng lo lắng nhé. Những lưu ý dưới đây sẽ khiến công việc của mẹ trở nên dễ dàng hơn.

1. Tắm bé sơ sinh lần đầu tiên

Tắm cho bé sơ sinh là hoạt động mẹ có thể giới thiệu với bé ngay từ khi mới chào đời.
Tắm cho bé sơ sinh là hoạt động mẹ có thể giới thiệu với bé ngay từ khi mới chào đời.

Tắm cho bé sơ sinh là hoạt động mẹ có thể giới thiệu với bé ngay từ khi mới chào đời. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên rằng nên trì hoãn cho đến khi con được vài ngày tuổi. Đó là bởi vì, sau khi sinh cơ thể bé được bao bọc bởi một lớp vernix. Một chất sáp trên da giúp bảo vệ bé khỏi các vi khuẩn ngoài môi trường.

Nếu sinh thường tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Nhân viên bệnh viện sẽ làm sạch nước ối và máu bám trên cơ thể trẻ. Nhưng nếu được yêu cầu, y tá có thể giữ lại lớp vernix thừa mà không làm sạch toàn bộ chúng.

Sau khi dây rốn tự rụng, mẹ có thể bắt đầu tắm bằng cách ngâm cơ thể bé trong bồn nước nông
Sau khi dây rốn tự rụng, mẹ có thể bắt đầu tắm bằng cách ngâm cơ thể bé trong bồn nước nông.

Sau khi đưa bé về nhà, mẹ bỉm có thể cho bé tắm bằng miếng bọt biển. Đây là cách an toàn nhất để tắm bé sơ sinh cho đến khi dây rốn khô và hoàn toàn rụng.

Sau khi dây rốn tự rụng, mẹ có thể bắt đầu tắm bằng cách ngâm cơ thể bé trong bồn nước nông. Đọc những phần tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn những điều cần biết khi tắm cho bé nhé!

2. Làm sao để tắm cho bé sơ sinh bằng bọt biển

Em bé của chúng mình cần được tắm bằng bọt biển trong vài tuần đầu đời sau khi sinh.
Em bé của chúng mình cần được tắm bằng bọt biển trong vài tuần đầu đời sau khi sinh.

Em bé của chúng mình cần được tắm bằng bọt biển trong vài tuần đầu đời sau khi sinh. Đây là cách đơn giản nhất để vệ sinh cho bé trước khi dây rốn rụng. Tắm bằng bọt biển cũng là cách hiệu quả dành cho những bé trai vừa thực hiện tiểu phẫu bao quy đầu. Hoặc sử dụng  bọt biển để vệ sinh bất cứ phần nào trên cơ thể trẻ mà không muốn làm trẻ bị ướt.

Trước khi tắm cho bé sơ sinh bằng bọt biển, hãy đảm bảo mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trong tầm với. Mẹ cũng có thể làm ấm phòng tắm trước, để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Xem thêm tắm cho bé:

Tắm cho bé sơ sinh đúng cách

Chọn mua sữa tắm chất lượng an toàn cho bé

Bọt tắm gội thiên nhiên, xu hướng của các mẹ bỉm

2.1. Những thứ mẹ cần chuẩn bị khi tắm bọt biển cho bé 

Những thứ mẹ cần chuẩn bị khi tắm bọt biển cho bé 
  • Đệm cho các phần có bề mặt cứng như chăn hoặc khăn dày.
  • Nước ấm (không để nhiệt độ quá nóng)
  • Khăn lau.
  • Xà phòng nhẹ trẻ em.
  • Tã sạch.
  • Khăn em bé.

2.2. Các bước tắm cho bé sơ sinh bằng bọt biển

Khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Mẹ có thể tiến hành tắm bé sơ sinh tại nhà theo các bước sau:

Chọn một căn phòng ấm khoảng 24 độ C. Cởi bỏ quần áo và tã lót của em bé, rồi quấn trong một chiếc khăn.
  • Bước 1 – Chọn một căn phòng ấm khoảng 24 độ C. Cởi bỏ quần áo và tã lót của em bé, rồi quấn trong một chiếc khăn.
  • Bước 2 – Đặt bé trên bề mặt phẳng, như giường, sàn nhà, bàn thay đồ. Nhớ sử dụng dây đeo an toàn hoặc dùng tay đỡ trên người bé, để đảm bảo bé không bị ngã.
  • Bước 3 – Tháo phần khăn và để phần cơ thể bé lộ ra bên ngoài.
Tắm bé sơ sinh từ trên xuống dưới, bắt đầu từ vùng đầu và mặt của bé.
Tắm bé sơ sinh từ trên xuống dưới, bắt đầu từ vùng đầu và mặt của bé.
  • Bước 4Tắm bé sơ sinh từ trên xuống dưới, bắt đầu từ vùng đầu và mặt của bé. Nhúng khăn sạch vào nước ấm. Sử dụng nước ấm mà không dùng thêm xà phòng trong bước này, để tránh xà phòng vào mắt và miệng bé. Lau đỉnh đầu, xung quanh ngoài tai, nếp nhăn vùng cổ và mắt.
Sử dụng nước ấm mà không dùng thêm xà phòng trong bước này, để tránh xà phòng vào mắt và miệng bé.
  • Bước 5 – Thêm 1 hoặc 2 giọt xà phòng vào nước ấm, khuấy đều. Nhúng khăn vào nước xà phòng và vắt sạch. Tiếp tục lau rửa nhẹ nhàng các vùng còn lại của cơ thể bé. Mẹ nhớ đừng bỏ qua vùng dưới cánh tay và xung quanh bộ phận sinh dục của bé nhé. Mẹ cũng có thể giữ cho bộ phận sinh dục của bé được sạch sẽ bằng sử dụng nước ấm và bông gòn. 
Lau khô người cho bé, chú ý vệ sinh các phần giữa nếp nhăn
  • Bước 6 – Lau khô người cho bé, chú ý vệ sinh các phần giữa nếp nhăn. Mặc tã sạch cho bé. Trong khi lau khô người, mẹ cũng có thể dùng mũ trùm để giữ ấm đầu của bé.

3. Khi nào nên tắm cho bé?

Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.
Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.

Tắm từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ. Nếu bé nhà mình thích tắm, mẹ có thể tăng số lần lên. Nhưng không quá 1 lần một ngày, vì tắm quá nhiều sẽ làm cho da bé bị khô.

Tắm cho bé mấy giờ là tốt? Nên tắm cho bé sau 9h30 sáng và trước 4h30 chiều, tùy vào thời tiết. Bé thường ngủ sau khi tắm, vì thế mẹ nên chọn thời gian trước khi bé ngủ để tắm. Để tốt nhất, nên tránh tắm khi bé quá đói hoặc quá no.

Thời gian vệ sinh cơ thể không được quá lâu, tầm 5 phút là hợp lý nhất, lâu hơn dễ làm bé bị cảm lạnh. 

4. Nên tắm cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Mẹ có thể tắm cho bé tại nhà trong bồn nhựa nhỏ hay thậm chí là bồn rửa trong nhà tắm.
Mẹ có thể tắm cho bé tại nhà trong bồn nhựa nhỏ hay thậm chí là bồn rửa trong nhà tắm.

Mẹ có thể tắm cho bé tại nhà trong bồn nhựa nhỏ hay thậm chí là bồn rửa trong nhà tắm. Bồn rửa trong nhà tắm có thể là nơi phù hợp nhất trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. Sử dụng chậu sẽ dễ dàng hơn cho mẹ khi trẻ lớn hơn một chút.

Không nhất thiết phải tắm cho bé trong phòng tắm. Có thể chọn bất cứ không gian nào, miễn là chúng đủ ấm áp, an toàn và sạch sẽ. Mẹ cũng có thể tắm chung cùng bé. Tránh xối nước lên mặt bé và hãy luôn đảm bảo nước ấm, không quá nóng.

5. Giúp bé thư giãn trong khi tắm

Để giúp bé thư giãn và thoải mái trong khi tắm, hãy đặt một tay của mẹ nhẹ nhàng lên bụng của bé.
Để giúp bé thư giãn và thoải mái trong khi tắm, hãy đặt một tay của mẹ nhẹ nhàng lên bụng của bé.

Để giúp bé thư giãn và thoải mái trong khi tắm, hãy đặt một tay của mẹ nhẹ nhàng lên bụng của bé. Hoặc cũng có thể thay thế tay mẹ bằng một chiếc khăn ấm. Như thế, có thể giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm hơn.

Nếu bé nhà mình không thích tắm. Hãy cho bé tắm xen kẽ, một ngày chỉ vệ sinh đầu và mông cho bé, và tắm đúng cách trong ngày tiếp theo. Nói chung bé sẽ quen với việc tắm rửa trong khoảng 3 tháng.

Xem thêm cách chăm sóc bé:

Bọt tắm gội an toàn, xu hướng thay thế sữa tắm gội

Tắm bé sơ sinh là một công việc phải làm quen đối với cả mẹ và bé. Trong những lần đầu nếu chưa quen, mẹ có thể tắm cho bé trong khi có sự giúp đỡ của một người thân. Phụ nữ không phải sinh ra đã biết tắm cho em bé. Vì thế, đừng lo lắng nếu mẹ có một chút bối rối trong lần đầu tiên nhé!

Có rất nhiều vấn đề mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vì con chưa thể nói và chia sẻ được với cha mẹ nên người lớn cần phải quan sát, theo dõi, phát hiện và khắc phục giúp con. Một trong những hiện tượng mà con rất hay gặp đó là da bị mẩn đỏ. Vậy bao giờ da trẻ sơ sinh hết đỏ? Cần làm gì khi da trẻ sơ sinh bị đỏ? Mamamy sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này ngay sau đây.

1. Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên da

Mụn khiến cho con bị ngứa và chúng sẽ gãi liên tục khiến trầy da, viêm da
Mụn khiến cho con bị ngứa và chúng sẽ gãi liên tục khiến trầy da, viêm da

Trước hết phải khẳng định rằng việc trẻ bị nổi mẩn đỏ trên da hầu hết đều không đáng phải lo ngại. Hiện tượng này sẽ tự khỏi sau khoảng vài tuần. Nhưng đây là lời nhắc nhở với cha mẹ về việc con có thể mắc phải một số loại bệnh nào đó nếu không được xử lý triệt để.

Những biểu hiện khi da trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ là:

  • Xuất hiện các nốt mụn nhỏ có màu đỏ mọc rải rác trên da hoặc mọc thành từng mảng trên các vùng da ví dụ như: má, da đầu, da mặt…
  • Mụn có xu hướng lan rộng ra xung quanh và nếu không được chữa trị sẽ lan ra toàn thân.
  • Vùng da xung quanh nốt mụn có màu đỏ.
  • Nếu quan sát kỹ sẽ thấy trong mụn nhỏ có mủ màu xanh hoặc vàng. Lúc này là mụn đã bị nhiễm khuẩn.
  • Vùng da xuất hiện mụn sẽ trở lên thô ráp hơn. Để lâu còn có thể bị lở loét, chảy nước và đóng vảy.
  • Mụn khiến cho con bị ngứa và chúng sẽ gãi liên tục khiến trầy da, viêm da. Thậm chí, chúng còn quấy khóc, bỏ ăn và rất khó ngủ.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ trên da

Da trẻ sơ sinh bị đỏ nguyên nhân là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ nhà bạn bị đỏ da. Mỗi một nguyên nhân sẽ có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Vì thế, mẹ cần biết được nguyên nhân hình thành mụn của em bé nhà mình là gì để có phương án điều trị nhanh và dứt điểm.

Dưới đây sẽ là những nguyên nhân chú yếu mà mẹ không nên bỏ qua.

2.1. Mụn sữa

Những nốt mụn sữa xuất hiện do hormone con nhận từ mẹ
Những nốt mụn sữa xuất hiện do hormone con nhận từ mẹ

Trẻ sơ sinh sẽ có rất nhiều mụn sữa. Đối với chúng thì đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Chính vì thế mẹ không cần phải quá lo lắng.

Những nốt mụn sữa xuất hiện do hormone con nhận từ mẹ. Chúng không khiến cho cục cưng của bạn cảm thấy khó chịu. Và tình trạng này sẽ biến mất sau một vài tuần mà chúng ta không cần phải điều trị.

2.2. Da trẻ sơ sinh bị đỏ do phát ban

Da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm. Chính vì vậy chỉ cần muỗi đốt thôi cũng có thể hình thành nên những nốt mụn đỏ. Bên trong các nốt mụn sẽ có nước hoặc mủ.

Nhưng mẹ không cần quá lo lắng đâu vì chúng cũng hết sau 1 thời gian giống như mụn sữa mà thôi. Chỉ có điều là cha mẹ cần phải chú ý không nặn mụn khiến cho da của con bị tổn thương và nốt mụn bị viêm nặng hơn.

2.3. Nhiễm trùng

Một nguyên nhân nhiễm trùng khác là do vi khuẩn gây nên cũng khiến cho con bị phát ban trên da toàn thân
Nhiễm trùng da là vấn đề khá nguy hiểm

Nhiễm trùng da là vấn đề khá nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này là do virus gây ra. Một số loại bệnh do virus gây ra ở trẻ ví dụ như: sởi, thủy đậu hay rubella,… Những nốt mụn này không khiến cho con cảm thấy đau đớn, khó chịu, không hề sưng hay ngứa.

Một nguyên nhân nhiễm trùng khác là do vi khuẩn gây nên cũng khiến cho con bị phát ban trên da toàn thân. Nguy hiểm nhất là vi khuẩn Neisseria meningitidis. Nếu chúng ta chủ quan, không phát hiện sớm chúng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

2.4. Dị ứng

Chỉ cần tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ hay bị tác động bởi bất cứ nguyên nhân nào không tốt cũng sẽ gây ra dị ứng và da trẻ sơ sinh bị đỏ. Mẹ cần phải phát hiện và xử trí kịp thời. Nếu không, chúng có thể nhanh chóng biến thành những vết loét gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con yêu.

2.5. Rôm sảy khiến da trẻ sơ sinh bị đỏ

Rôm sảy là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ trên da đặc biệt là vào mùa nóng
Rôm sảy là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ trên da đặc biệt là vào mùa nóng

Rôm sảy là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ trên da đặc biệt là vào mùa nóng. Hiện tượng này xảy ra khi lỗ chân lông của con bị bít tắc khiến cho mồ hôi không thể thoát qua da được.

3. Hướng dẫn mẹ cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ trên da

Tránh cho con tiếp xúc với những chất gây dị ứng bởi da con còn rất nhạy cảm
Tránh cho con tiếp xúc với những chất gây dị ứng bởi da con còn rất nhạy cảm

Khi da trẻ sơ sinh bị đỏ, mẹ cần phải xử lý bằng các phương pháp sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cho con thật sạch sẽ cho trẻ. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ cho làn da của bé. Điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ các yếu tố gây hại cho con phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Tránh cho con tiếp xúc với những chất gây dị ứng bởi da con còn rất nhạy cảm và chúng hoàn toàn không biết đâu là chất có hại đối với mình.
  • Lưu ý khi chọn quần áo bởi nhiều chất liệu cũng khiến con bị dị ứng. Bên cạnh đó, chất cứng sẽ cọ vào da khiến con bị trầy xước. Quần áo dày, không thông thoáng khiến con bí bách và nổi mụn đỏ nhiều hơn.
  • Tránh việc cho con gãi nhiều khiến vết thương nhiễm trùng.

4. Một vài lưu ý

mẹ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để con tăng cường sức đề kháng tốt hơn.
Mẹ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để con tăng cường sức đề kháng tốt hơn

Mẹ phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến bé nhà mình bị nổi mụn đỏ. Nếu là bệnh lây nhiễm cần phải cách ly thì cần phải thực hiện ngay. Tốt nhất là nếu thấy có hiện tượng lạ phải cho con đến gặp bác sĩ.

Bên cạnh việc chữa mụn đỏ, mẹ cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để con tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Đảm bảo cho con chơi ở môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt là tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Hy vọng với những thông tin về da trẻ sơ sinh bị đỏ phía trên đã phần nào giúp cho việc chăm sóc bé yêu của bạn trở nên đơn giản hơn.

Các vấn đề liên quan đến da mặt trẻ sơ sinh thường xuyên xuất hiện do ảnh hưởng của yếu tố môi trường cũng như tác động từ vật bên ngoài. Mỗi một vấn đề lại xuất hiện do những nguyên nhân khác nhau và có biểu hiện cũng như cách chữa khác nhau. Điều mẹ cần làm là tìm hiểu kỹ về 4 vấn đề mà da mặt của con thường gặp phải để có phương pháp xử lý phù hợp.

1. Da mặt trẻ sơ sinh bị khô sần

Da mặt trẻ sơ sinh bị khô sần
Da mặt trẻ sơ sinh bị khô sần

Hiện tượng về da mặt trẻ sơ sinh đầu tiên cần kể đến chính là khô sần. Làn da của con rất nhạy cảm và chỉ mỏng bằng ½ người lớn. Vì vậy, da mặt bé bị sần là điều dễ gặp phải.

Việc da mặt bé bị khô sần là bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Mẹ tắm cho con quá thường xuyên: Trong quá trình tắm sử dụng nước quá nóng và xà phòng không phù hợp. Điều này sẽ khiến da của con bị khô và yếu đi bởi lớp dầu tự nhiên trên da đã bị rửa trôi. Độ ẩm cũng vì vậy mà thoát ra ngoài mất.
  • Nhiệt độ môi trường: Việc thay đổi thời tiết cũng khiến cho da mặt con bị khô và nứt nẻ. Vì vậy, cần giữ độ ẩm cho làn da nhạy cảm của con để hạn chế bong tróc.
  • Mẹ sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cho con: cũng là nguyên nhân cần chú ý.

Biểu hiện của vấn đề này là da của con bị bong tróc, sần sùi. Chúng không bị  ngứa và đỏ, cũng không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con.

Biện pháp cải thiện: Để khắc phục tình trạng này mẹ nên sử dụng những sản phẩm phù hợp với con, cung cấp độ ẩm hoàn hảo để con có được làn da luôn căng bóng, mịn màng.

2. Da mặt bé bị nổi mẩn đỏ

Da mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ
Da mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

Da mặt trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ cũng là hiện tượng khá dễ gặp đặc biệt là mẩn đỏ quanh miệng. Bệnh nổi mẩn quanh miệng có liên quan trực tiếp đến tuyến nước bọt của bé. Thường do con bị trớ khi ăn sữa hoặc chảy nhiều dãi do mọc răng ở tháng thứ 4 trở đi. Những nốt mẩn đỏ này sẽ tự hết nếu như con được chăm sóc kỹ càng và làm vệ sinh sạch sẽ.

Dấu hiệu của bệnh là xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti ở hai bên má và quanh miệng cũng như khu vực cằm. Nếu không để ý, chúng ta sẽ thấy những nốt mẩn đỏ này giống với chàm sữa. Nhưng mẹ có thể phân biệt nhờ vào vị trí xuất hiện nốt mẩn.

Khi bé nhà bạn bị nổi mẩn đỏ, mẹ cần làm những điều sau đây:

  • Sau khi cho con bú hoặc con bị trớ sữa, chảy dãi thì mẹ hãy sử dụng khăn xô mềm để thấm khô xung quanh miệng. Sau đó bôi kem dưỡng ẩm.
  • Không nên lau rửa quá nhiều lần như vậy sẽ càng khiến cho da bé bị khô và bị tổn thương nặng hơn.
  • Bồng cao đầu con và vỗ ợ hơi để tránh việc bé bị trớ sữa sau bú. Đồng thời cũng nên hạn chế cho con bú ti giả quá lâu.
  • Bôi thuốc mỡ để ngăn tình trạng viêm da cho bé.

3. Da mặt trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Da mặt trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Da mặt trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Da mặt bé bị chàm sữa hay còn gọi là lác sữa. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do ảnh hưởng của thời tiết cũng như thức ăn mà mẹ sử dụng hằng ngày và các tác nhân gây dị ứng khác.

Chàm sữa sẽ tự biến mất trong vài ngày mà không cần phải chữa. Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng chàm sữa là tình trạng da bé trở nên đỏ ửng và khô. Chúng dần dày lên đồng thời có vảy hoặc xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu đỏ rất dễ nhầm với mẩn đỏ ở trên. Sau đó, chúng sẽ xuất hiện ở má, mặt và có thể lan xuống bất kỳ bộ phận nào.

Cách xử lý khi em bé nhà bạn bị chàm sữa như sau:

  • Hạn chế việc đổ mồ hôi, giữ cho con luôn khô thoáng.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa dịu nhẹ để vệ sinh đồ đạc, quần áo cho con.
  • Không cho con tiếp xúc với chó, mèo và môi trường nhiều khói bụi.
  • Mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho bé.

4. Trẻ bị mụn sữa

Trẻ bị mụn sữa
Trẻ bị mụn sữa

Một hiện tượng nữa có liên quan đến da mặt trẻ sơ sinh đó chính là mụn sữa. Và có khoảng 40% trẻ sơ sinh bị mụn sữa trong giai đoạn đầu đời. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone gây ứ đọng chất bã nhờn hoạt động mạnh tại những nơi có nhiều tuyến bã trên da.

Chúng xuất hiện từ những ngày đầu hoặc vài tuần sau khi bé chào đời. Nhiều nhất là ở hai bên má ngoài ra còn có ở mũi, trán, cằm , lưng. Mụn có màu trắng nhỏ liti như kiểu mụn trứng cá.

Bệnh này không lây nhiễm và để giúp giải quyết nhanh chóng, mẹ hãy áp dụng các biện pháp:

  • Không rửa mặt quá nhiều. Trong khi rửa không chà xát mạnh lên vùng da nổi mụn khiến chúng bị tổn thương.
  • Lựa chọn cho con các loại dầu gội sữa tắm dịu nhẹ với độ pH trung tính. Sau khi vệ sinh dùng khăn bông thấm khô lau sạch.
  • Chọn các loại chăn, đệm và quần áo cho bé với chất liệu khô thoáng, thân thiện với da, hạn chế kích ứng.
  • Hạn chế tình trạng khiến cho thân nhiệt của con tăng cao.
  • Mẹ không nên ăn quá nhiều trứng, đậu nành, lạc, hải sản, đồ ăn cay, nóng khi đang cho con bú.

Trên đây là 4 vấn đề thường xuyên xuất hiện trên da mặt trẻ sơ sinh. Nhìn chung, chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng mẹ cũng nên tìm những biện pháp để khắc phục cho bé.

Tưởng chừng an toàn cho bé khi ngủ là điều vô cùng đơn giản, nhưng nếu bỏ qua những điều sau mẹ sẽ hối hận. 

Bé ngủ sai tư thế, không an toàn có thể mang đến những hậu quả cực kì nghiêm trọng. Như việc bị ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, đến xương , đến cấu tạo sọ ở con. Và nguy hiểm nhất là dẫn đến hội chứng SIDS ( Hội chứng chết đột ngột) ở trẻ sơ sinh. 

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ của bé 

Tầm quan trọng của giấc ngủ của bé
Tầm quan trọng của giấc ngủ của bé

Đối với trẻ em, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Một giấc ngủ sâu là điều rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ngược lại ngủ không ngon giấc hoặc thiếu ngủ làm trẻ dễ bị thiếu tập trung, mệt mỏi.

Sau mỗi giấc ngủ, não bộ bé được tiếp năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung của trẻ. Một nghiên cứu trên 11,000 trẻ em xuất bản trên tạp chí Journal of Epidemiol Community Health đã chứng minh những trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới khoảng năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học thậm chí tới năm 7 tuổi.

Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ và có một mối liên hệ khăng khít giữa giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và trẻ ít ốm hơn.

2. Những ảnh hưởng của việc bé ngủ sai 

Những ảnh hưởng của việc bé ngủ sai 
Những ảnh hưởng của việc bé ngủ sai

2.1 Hội chứng SIDS:

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cướp đi sinh mạng của khoảng gần 2.500 trẻ mỗi năm tại Mỹ. Đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi. Hầu như không có bất kì sự lý giải khoa học hay nguyên nhân cụ thể về vấn đề này. Hội chứng SIDS chỉ được giải thích do tư thế ngủ sai, đường thở trẻ sơ sinh bị tắc ngẽn. Kèm theo các nguyên nhân làm tăng nguy cơ là:

  • Sinh non
  • Tiếp xúc với rượu hoặc ma túy trước khi sinh
  • Tiếp xúc với hút thuốc trước hoặc sau khi sinh
  • Nhiễm trùng

2.2 Sai hình dạng xương hông ở con

Đừng quấn quá chặt khăn ở hai bên hông ở trẻ sơ sinh. Khi mẹ quấn khăn, hãy cho bé đủ chỗ để di chuyển hông và chân. Đừng cố gắng quấn khăn nhằm đặt hai chân của bé nằm thẳng và song song với nhau. Điều này làm tăng nguy cơ bé mắc phải các bệnh lý khớp hông. Các vấn đề khớp hông này có thể giảm khả năng tăng trưởng và phát triển chính xác dẫn đến bị vẹo, tật. Điều này còn có thể gây ra một vấn đề gọi là loạn sản xương hông và trật khớp.

3. Các tư thế ngủ an toàn cho trẻ sơ sinh

3.1. Nằm ngửa tư thế an toàn cho bé khi ngủ

Nằm ngửa tư thế an toàn cho bé khi ngủ
Nằm ngửa tư thế an toàn cho bé khi ngủ

Nằm ngửa là tư thế phổ thông và được khuyến khích nhất (theo viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Nhân lực quốc gia Hoa Kỳ -NICHD). Mẹ nên cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, dù là nghỉ trưa hay ngủ một giấc dài vào buổi tối.

Nằm ngửa là tư thế được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS ở trẻ sơ sinh và có thể giúp giữ đường thở luôn mở. Năm 1992, tỷ lệ gặp hội chứng SIDS ở trẻ em Mỹ giảm hơn 50% sau khuyến cáo nằm ngửa là an toàn cho bé khi ngủ.

3.2. Nằm sấp có an toàn cho bé khi ngủ không?

Không nên cho con nằm sấp khi ngủ
Không nên cho con nằm sấp khi ngủ

Cha mẹ không nên cho con nằm sấp khi ngủ. Nằm sấp sẽ làm tăng áp lực lên hàm của trẻ và làm hẹp đường thở, làm giảm lượng không khí lưu thông. Do vậy, lượng khí trẻ thở ra và hít vào sẽ không được “làm mới”. Và trẻ có thể sẽ hít phải lượng khí có nhiều CO2 hơn. Hơn nữa, việc nằm sấp có nghĩa mặt trẻ tiếp xúc trực tiếp với phần ga gối, khiến da bé không “thở” được và có thể gặp các vấn đề về da mặt. 

Tệ hơn, nếu nằm sắp quá lâu, bé có thể bị ngạt thở. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự đổi tư thế khi ngủ, điều này sẽ vô cũng tồi tệ.

3.3. Nằm nghiêng về một bên

Để trẻ nằm nghiêng được coi là không an toàn. Vì sẽ gây ra những tác động nhất định lên bụng của trẻ và có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS.

4. Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa?

Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa
Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa

Một số trẻ có thể sẽ ngủ không được sâu khi được đặt nằm ngửa. Một số còn trở nên quấy khóc nếu được đặt trong tư thế này. Nhưng thà rằng trẻ ngủ không được sâu còn hơn là gây nguy hiểm cho trẻ. Một lý do khác khiến trẻ không nên nằm sấp khi ngủ đó là: Trẻ sơ sinh thường ngủ rất sâu khi ở trong tư thế này, trẻ sẽ chuyển động ít hơn và ít phản ứng lại với những tác động từ môi trường hơn. Do vậy, sẽ làm tăng nguy cơ tử vong vì hội chứng SIDS của trẻ.

Một số trẻ bị ngạt mũi và có thể sẽ không thoải mái khi nằm ngửa. Trong trường hợp này, hãy đặt một máy làm ẩm không khí trong phòng của trẻ để giữ độ ẩm và làm loãng dịch nhầy của mũi. Nâng đầu của trẻ hơi cao khi ngủ cũng có thể sẽ giúp ích.

5. Lời khuyên để đảm bảo an toàn cho bé đi ngủ

5.1. Chuẩn bị một môi trường thoải mái và an toàn cho bé khi ngủ

Chuẩn bị một môi trường thoải mái và an toàn cho bé khi ngủ
Chuẩn bị một môi trường thoải mái và an toàn cho bé khi ngủ

Trẻ sơ sinh nên được đặt da kề da với mẹ càng sớm sau khi sinh càng tốt, ít nhất là trong giờ đầu tiên. Sau đó, khi mẹ cần ngủ, em bé nên được đặt riêng trong nôi. 

Tránh nằm trên đệm lún: Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên chuẩn bị loại giường đệm cứng. Các chuyên gia khuyến cáo bất cứ thứ gì như gối, gối ôm quá mềm xung quanh bé đều tránh sử dụng.

Đối vói trẻ ngủ nôi/ cũi: Trong 6 tháng đầu, an toàn cho bé khi ngủ là cho trẻ sơ sinh nằm trong nôi gần bố mẹ. Điều này an toàn hơn nhiều so với việc bé nằm ngủ chung giường với bố mẹ. Đối với phần nôi bé, không cần thiết phải sử dụng gối có hình nêm, chăn mền để đệm phía dưới chân của trẻ. Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi. Dùng đệm vừa khít với kích thước nôi và chèn ga đệm thật chặt. Đảm bảo khung nuôi cao để bé không đứng hoặc bò ra được. 

Tạo môi trường thoải mái khi ngủ: Đây là một điều rất quan trọng. Hãy để trẻ ngủ trong môi trưởng đủ mát, thoải mái với nhiệt độ quanh khoảng 20 độ C cho trẻ.

Chỉ nên đắp chăn lên đến ngực của em bé với hai cánh tay để lộ ra ngoài. Để tránh sự dịch chuyển của chăn lên đầu.  

5.2. Quần áo thoải mái – an toàn cho bé khi ngủ

Quần áo thoải mái – an toàn cho bé khi ngủ
Quần áo thoải mái – an toàn cho bé khi ngủ

Khi ngủ, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng. Không nên bó, quấn trẻ quá chặt khi ngủ và thường xuyên kiểm tra bằng cách chạm vào da trẻ xem trẻ có bị nóng quá hay không.

Để an toàn cho bé khi ngủ, một chiếc áo ngủ một mảnh hoặc túi ngủ là sự lựa chọn tốt nhất. Tùy thuộc vào mùa, nó có thể nhẹ hoặc dày.

5.3. Sử dụng núm giả

Mẹ có thể thử sử dụng núm giả cho trẻ sơ sinh khi ngủ
Mẹ có thể thử sử dụng núm giả cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Mẹ có thể thử sử dụng núm giả cho trẻ sơ sinh khi ngủ. Việc này được cân nhắc đề xuất từ viện khoa nhi Hoa Kì để đề phòng hội chứng SIDS ở trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ không muốn dùng hoặc núm vú giả thường xuyên bị rơi ra khỏi miệng trẻ, thì mẹ cũng không nên ép trẻ dùng nữa. Đợi trẻ quen thì cho con dùng lại. 

5.4. Tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ

Một nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Berlin đã cho thấy rằng: Việc tăng mức độ bao phủ của vaccine bạch hầu – uốn ván – ho gà sẽ có liên quan tới việc giảm tỷ lệ tử vong do SIDS. Những khuyến cáo mới nhất về lịch tiêm chủng loại vaccine này cần nhấn mạnh đến việc không chỉ giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh nhiễm trùng mà còn có thể giúp dự phòng được nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS. Do vậy, hãy đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine cần thiết.

1001 câu chuyện về con sẽ được chia sẻ cùng Góc của mẹ. Cảm ơn mẹ đã luôn đồng hành.

 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm nhất do sức đề kháng còn yếu. Chính vì vậy nhiều mẹ rất lo lắng khi luôn sợ con mình sẽ mắc các bệnh nguy hiểm. Bệnh sởi là một trong những bệnh mà các bà mẹ không muốn con gặp phải nhất. Đây là một bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Bởi thế nên mẹ phải chuẩn bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị khi trẻ bị sởi nhé!

Tham khảo: Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

1. Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh sởi

1.1. Mẹ cần biết gì về bệnh sởi?

Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh sởi
  • Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, tuy nhiên gần đây bệnh xảy ra quanh năm.
  • Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua đường không khí. Dễ lây lan ở khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, bệnh viên, khu đông dân cư… Vì vậy nên bệnh rất dễ lây lan thành dịch sởi.
  • Trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp nhất của bệnh sởi, bên cạnh đó là những người có hệ miễn dịch kém. Bệnh có thể dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… Nặng nề nhất là có thể gây nên tử vong.
  • Theo thống kê của WHO, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, có tới 56.000 ca bệnh sởi. Tại Việt Nam, dịch sởi đầu năm 2014 có tới 8.500 ca mắc. Trong đó có tới khoảng 114 trẻ tử vong do bệnh sởi.
  • Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh cho trẻ em. Vì vậy mẹ nên chú ý chăm sóc con cẩn thận để tránh trẻ bị sởi.

1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh sởi

Bệnh sởi là gì? Nguyên nhân mắc bệnh sởi

Tác nhân gây bệnh sởi là virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Bệnh lan truyền qua dịch tiết mũi họng của người bệnh theo không khí thoát ra khi ho, hắt hơi… Sự lây nhiễm xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ nếu hít phải giọt không khí có virus.

Việc lây nhiễm chéo bệnh sởi ở bệnh viện rất đáng lo ngại. Chính vì vậy mẹ chỉ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thực sự cần thiết. Nếu trẻ mới chớm bị sởi, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà.

2. Triệu chứng khi trẻ bị sởi

Triệu chứng khi trẻ bị sởi

Trẻ bị sởi thường có thời gian ủ bệnh trong 7 – 21 ngày. Các triệu chứng trẻ có thể bị mắc sau đó là:

  • Sốt cao trên 39°C.
  • Viêm long đường hô hấp trên.
  • Ho khan, khản tiếng, chảy nước mũi, có hạt Koplik trong miệng.
  • Nổi ban sởi. Ban sởi nổi theo thứ tự từ đầu xuống chân. Khi ban mọc tới chân thì bé sẽ hết sốt và ban bắt đầu bay dần.

3. Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

3.1. Cách chăm sóc bé tại nhà

Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Việc đầu tiên cần làm đó chính là thực hiện các biện pháp cách ly khi trẻ bị sởi. Mẹ cần áp dụng những điều sau:

  • Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi chăm sóc trẻ, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, giữ phòng thông thoáng.
  • Cắt móng tay cho bé tránh gãi làm xước khiến bệnh lây lan nặng hơn.
  • Nhỏ mắt cho trẻ hàng ngày.
  • Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, nấu chín kĩ, cho bé uống thêm nước ép hoa quả.
  • Nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ bị sởi cần kiêng ăn gì. Mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm chiên rán, thực phẩm kém vệ sinh và thức ăn khó tiêu hóa. Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng.

3.2. Nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà

Chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà
  • Cung cấp dinh dưỡng cho bé đầy đủ. Với các bé còn nhỏ, nên tăng cường cho bé bú.
  • Bổ sung vitamin A cho bé.
  • Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh: sốt, ho, nghẹt mũi, đỏ mắt, đau miệng.
  • Điều trị hỗ trợ các triệu chứng của bệnh.

4. Trẻ sơ sinh bị sởi

4.1. Dấu hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sởi

Biểu hiện lâm sàng của bệnh sởi ở bé sơ sinh thường không điển hình. Trẻ sơ sinh bị sởi có thể có các dấu hiện sau:

  • Sốt nhẹ, viêm họng nhẹ.
  • Ban sởi: ban dát hồng, hơi gờ lên mặt da, mọc không tuần tự từ sau tai, mặt đến thân mình mà ở lưng hay ngực trước. Ban mọc thưa.
  • Bé biếng ăn, bỏ bú,
  • Có thể bị tiêu chảy, nôn ói.

4.2. Trẻ sơ sinh bị sởi nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị sởi

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi, mẹ nên tắm rửa chân tay cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá như kinh giới, trà xanh… Mẹ nên lưu ý dùng nguồn nước sạch, nguồn cấp lá sạch và rửa sạch các loại lá trước khi nấu nước tắm. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé kiêng gió. Điều đó không có nghĩa là phải kiêng cả gió quạt trong phòng. Giữ cho không khí trong nhà luôn thoáng mát sẽ giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn.

5. Phòng bệnh sởi cho bé

Cách 1: tiêm vaccine. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi cho bé. Mẹ cần cho bé tiêm phòng 2 mũi đầy đủ: một mũi lúc 9 tháng tuổi và một mũi lúc 18 tháng tuổi.

Cách 2: phòng bệnh cá nhân.

  • Nâng cao sức đề kháng cho bé: bổ sung dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân.
  • Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng.
  • Tránh chùi tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân.
  • Thường xuyên làm sạch đồ chơi và đồ dùng của bé.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở.

Bệnh sởi là một bệnh rất nguy hiểm với trẻ em và dễ gây ra các biến chứng nặng nề. Vì vậy mẹ nên chú ý cẩn thận để tránh trẻ bị sởi và các bệnh nguy hiểm khác. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Mẹ nên tìm hiểu: Điểm danh 05 bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp và cách phòng tránh

Bé ngủ nghiến răng có phải là hiện tượng bình thường? Nghiến răng có ảnh hưởng đến răng con không? Trẻ ngủ nghiến răng mẹ nên làm gì? 

Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất cả nỗi lo của mẹ. 

Khi nào bé nhà mình sẽ mọc răng và trình tự như thế nào?

Học cách dưỡng da cho trẻ sơ sinh để bảo vệ con tuyệt đối

1. Tại sao bé ngủ nghiến răng?

Tại sao bé ngủ nghiến răng?
Tại sao bé ngủ nghiến răng?

Theo các chuyên gia, khoảng 38% trẻ em có thói quen nghiến răng khi ngủ ở độ từ 3, 5 đến 6. Bé bị nghiến răng khi ngủ mặc dù không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, thì việc nghiến răng sẽ ảnh hưởng nào đến quá trình phát triển toàn diện ở trẻ. 

Không có nguyên nhân cụ thể cho việc bé ngủ nghiến răng. Tuy nhiên, có thể nhận định là do một vài lý do sau:

  • Trẻ mọc răng: trẻ nghiến răng khi trong độ tuổi mọc răng là một việc bình thường. Mẹ có thể xem đây là dấu hiệu cho việc phát triển khỏe mạnh ở con. Khi mọc răng, trẻ hay nghiến răng để giảm việc đau và ngứa ở răng. 
  • Do tâm lý lo lắng: khi con bị căng thẳng, hay lo lắng, khi ngủ cũng thường có dấu hiệu nghiến răng. Đây được xem như một cơ chế để giúp cơ thể trẻ đối phó với những cảm xúc này.
  • Trẻ có dấu hiệu sai lệch khớp cắn: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa sai lệch khớp cắn và bé ngủ nghiến răng có một mối quan hệ với nhau. Khoảng 12,75% số trẻ mắc phải cả 2 vấn đề này. Khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch nhau,  khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau làm trẻ nghiến răng khi ngủ. 
  • Do trẻ bị thiếu hụt Calci: Khi cơ thể thiếu canxi, tình trạng nặng có thể gây ra những cơn co giật, nhẹ thì gây ra triệu chứng nghiến răng.

2. Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Trẻ nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Nghiến răng không quá nguy hiểm đến trẻ. Tuy nhiên, nếu duy trì việc bé ngủ nghiến răng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt đến răng miệng và xương hàm răng ở con. Do răng trẻ chỉ trong giai đoạn mới mọc, việc nghiến răng sẽ dễ dẫn đến những chênh lệch về răng, có thể thay đổi cả cấu hình xương hàm nếu mẹ bỏ qua vấn đề này. 

  • Nghiến răng có thể khiến răng bị mất đi lớp men, do đó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Do đó, bé khó ăn được đồ ăn nóng hoặc lạnh. Đồng thời, men răng yếu dẫn đến răng dễ bị sâu ăn. 
  • Răng bị mài mòn, không đẹp. Tủy răng có nguy cơ bị lồi ra. 
  • Nghiến răng có thể dẫn đến hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

3. Cách chữa nghiến răng ở trẻ em khi ngủ

Để dừng việc bé ngủ nghiến răng, mẹ có thể áp dụng các cách sau.

3.1. Duy trì một tình trạng cảm xúc cân bằng 

Duy trì một tình trạng cảm xúc cân bằng để hạn chế nghiến răng ở con
Duy trì một tình trạng cảm xúc cân bằng để hạn chế nghiến răng ở con

Việc nghiến răng có ảnh hưởng từ tâm lý con. Mẹ nên nhớ lại xem các hoạt động trong ngày có liên quan gì đến cảm xúc của con không. Tìm ra các vấn đề khiến con bị căng thẳng hay lo lắng, từ đó đưa ra cách khắc phục.

Nếu như bé ngủ nghiến răng do có cảm xúc tức giận với một vấn đề trong thực tại. Ví dụ như ba mẹ không cho bé xem tivi khiến con tức giận. Nếu vậy, ba mẹ nên có cách giải quyết bằng việc giải thích, hoặc trò chuyên để bé không còn tức giận nữa. Việc trẻ giận dữ sẽ để lại những suy nghĩ tiêu cực trong sự phát triển của con. Bé có thể lớn với sự ngang bướng, nếu ba mẹ không hình thành cách dạy con từ ngay bây giờ. 

Trước khi đi ngủ, ba mẹ được khuyến khích dành thời gian bên cạnh trẻ. Có thể là trò chuyện, đọc cuốn sách và trao cho con lời chúc ngủ ngon nhằm tạo cảm giác thoải mái cho trẻ.

Nên tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và tập thể dục mỗi ngày. Hãy biến những hoạt động này thành thói quen, điều đó sẽ giúp trẻ bớt nghiến răng khi ngủ.

3.2. Đảm bảo chế độ ăn để ngăn bé ngủ nghiến răng

Đảm bảo chế độ ăn để ngăn bé ngủ nghiến răng
Đảm bảo chế độ ăn để ngăn bé ngủ nghiến răng

Trẻ ngủ nghiến răng thường có liên quan đến dinh dưỡng kém, thiếu canxi và magiê. Những chất này có tác dụng hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh. Để không gặp phải tình trạng này, bạn hãy thêm sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.

Mẹ có thể tham khảo thêm các chế độ ăn cho trẻ tại đây. 

3.3. Cho trẻ sử dụng dụng cụ để ngăn nghiến răng

Cho trẻ sử dụng dụng cụ để ngăn nghiến răng
Cho trẻ sử dụng dụng cụ để ngăn nghiến răng

Núm vú giả có thể giúp giảm cảm giác khó chịu trong thời gian tập bỏ thói quen nghiến răng. Những loại núm vú này có thể giúp trẻ bình tĩnh khi lo lắng nhưng không được dùng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng.

Những trẻ có răng mọc không đều dẫn đến gặp khó khăn trong việc khép miệng, điều này làm trẻ thường xuyên nghiến răng. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.

Đeo khay/máng chống nghiến răng là một phương pháp phổ biến trong điều trị bé ngủ nghiến răng ngày nay. Khay được đúc dựa trên chính hàm răng của trẻ, có tác dụng làm giảm đi lực ma sát giữa hai hàm răng khi trẻ nghiến răng. Tuy nhiên để sử dụng khay/máng này, cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

3.4. Tạo thói quen tập thể dục cho trẻ

Tạo thói quen tập thể dục để hạn chế nghiến răng ở con
Tạo thói quen tập thể dục để hạn chế nghiến răng ở con

Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giúp tinh thần sảng khoái. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, một loại hormone giúp giảm đau tự nhiên. Khi cơ thể không còn căng thẳng, thói quen nghiến răng cũng sẽ giảm.

Thay vì tập thể dục, các hoạt động thể thao cũng có tác dụng tương tự. Ví dụ như đi xe đạp, chơi với thú cưng gia đình, chơi giàn nhún, đi bộ hay bơi lội. Có nhiều hoạt động phù hợp với trẻ con. Mẹ có thể chọn ra các trò chơi con thích và phù hợp để trẻ trải nghiệm.

Bé ngủ nghiến răng có thể gây nhiều khó chịu cho ba mẹ nếu ngủ cùng. Và nếu nó kéo dài, nghiến răng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng con. Và cả ba mẹ vì những đêm mất ngủ. Hãy thử các cách chưa khi trẻ bị nghiến răng khi ngủ ở trên nhé. Chúc mẹ nuôi con khỏe mạnh.

Nấm miệng là bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và gây ra khá nhiều phiền toái cho bố mẹ. Chính vì vậy, hôm nay Mamamy sẽ chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị trẻ bị nấm miệng. Mời bố mẹ tham khảo nhé!

1. Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng

Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ là do nấm Candida. Đây là loại nấm sính sống trên cơ thể con người và không gây hại.  Tuy nhiên, nếu nâm Candida phát triển quá mạnh, nhiều quá gây ra nấm miệng. Theo các chuyên gia nguyên cứu, có 3 nguyên nhân gây ra trẻ bị nấm miệng. Mời bố mẹ tham khảo chi tiết dưới đây nhé!

1.1 Do hệ miễn dịch ở trẻ kém

Cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đối với các bé sinh non, bé nhẹ cân hoặc bị suy dinh dưỡng thì sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, trường hợp bé bị hen suyễn và sử dụng corticoid để trị bệnh và sau đó không súc miệng. Chính vì vậy mà dẫn đến trẻ bị nấm miệng.

1.2 Do mẹ bé bị nhiễm nấm sinh dục

Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng

Trong trường hợp mẹ bé bị nhiễm nấm sinh dục khi mang thai. Đến giai đoạn chuyển dạ mẹ bé vẫn chưa được điều trị dứt điểm có thể lây sang bé qua đường ngõ âm đạo cho bé. Vì vậy, khi sinh ra trẻ bị nấm miệng và gây ra các phiền toái cho bé. Để tránh trường hợp trên, mệ cố gắng giữu gìn sức khỏe và điều trị tận gốc để tránh lây lan cho bé.

1.3 Do bé sử dụng kháng sinh

Sử dụng quá nhiều kháng sinh gây ra mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hệ nấm có lợi. Chính vì vậy mà nấm Candida có cơ hội phát triển quá nhiều và quá mạnh gây ra vấn trẻ bị nấm miệng. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi cho trẻ dưới 1 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh ở trẻ. Bố mẹ nên cẩn thận khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc cho bé.

Ngoài ra, bé bị nấm miệng có xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau như khoang miệng bị đóng cặn sữa khi bú, miệng bé không được vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ bình bú, ti sữa không được rửa sạch…Thay vì rửa các bình đựng sữa, núm ti bằng nước rửa thông thường thì bố mẹ có thể dùng nước nóng để diệt nấm bệnh.

2. Triệu chứng trẻ bị nấm miệng

Triệu chứng trẻ bị nấm miệng

Khi bé mắc bệnh nấm miệng thì sẽ có các biểu hiện đầu tiên ở phía trên đầu lưỡi có những mảng trắng. Những mảng trắng này giống như đang nổi cục và lan đến môi, vòm họng, xuất hiện ngày càng dày đặc. Nếu sau khi cạo những mảng này thì trong miệng sẽ xuất hiện nhiều nốt đỏ. Nấm sẽ mọc càng ngày càng dày đặc hơn nếu không kịp thời chữa trị và lan gây viên phổi, tiêu chảy…Nấm thường không gây đau đớn ở trẻ, nhưng gây khó chịu khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc…

3. Phương pháp điều trị trẻ bị nấm miệng

Phương pháp điều trị trẻ bị nấm miệng

Khi bé mới chớm bị nấm miệng và ở mức độ nhẹ, có thể dụng cách sau đây:

  • Nước súc miệng hàng ngày
  • Sử dụng dung dịch lodo povidin 1% súc miệng. Bố mẹ có thể sử dụng gạc tẩm mềm để lau đầu lưỡi và miệng cho bé
  • Sử dụng miconazol để chống loại nấm candida. Tuy nhiên không sử dụng Miconazol đối với bé bị bệnh về gan, dị ứng với thành phần của thuốc…Khi dùng thuốc, bé sẽ có các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, viên gan…

Bố mẹ nên cẩn thận khi sử dụng thuốc cho bé và phải làm theo hướng dẫn của chuyên khoa. Nếu sử dụng các thuốc trên bé vẫn không khỏi thì cần phải sử thuốc trị nấm toàn thân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bố mẹ không nên cậy những đốm trắng lưỡi bé dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng. Đặc biệt, bố mẹ không nên sử dụng mật ong, vắt chanh để bôi lên lưỡi. Thậm chí sử dụng cách này không làm hạn chế bệnh trẻ bị nấm miệng mà còn tăng tình trạng bệnh hơn.

Xem thêm:

Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai

Gây tê màng cứng  có nguy hiểm cho mẹ bầu?

4. Lưu ý khi vệ sinh miệng cho bé

  • Trước khi vệ sinh miệng cho bé, cần vệ sinh tay sạch sẽ sau đó quấn quanh ngón tay gạc. Sau đó nhúng trong nước sôi và đợi nguội. Như vậy để mềm miếng gạc tránh cọ xát mạnh vào khoang miệng của bé.
  • Sau khi miếng gạc được nhúng thuốc. Nếu nấm miệng xuất hiện nhiều nơi trong khoang miệng thì cần lau theo thứ tự, từ ngoài vào trong. Để tránh trường hợp thuốc gây ra buôn nôn và nôn ở trẻ.
  • Sau khi trẻ bị nấm miệng đã khỏi vẫn tiếp tục lau miệng ít nhất 2 ngày. Đặc biệt phải phối hợp vệ sinh răng miệng và khoang miệng cho bé.
  • Sau khi bôi thuốc, không nên cho trẻ ăn uống ngay sau đó, ít nhất là đợi 20 phút sau.
  • Không nên cậy các chấm trắng gây chảy máu và nhiễm trùng cho bé. Hành động này không những làm giảm bệnh mà còn tăng nặng tình trạng bênh cho bé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị trẻ bị nấm miệng. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên bé có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Mamamy. Chúc bé yêu luôn mạnh khỏe.

Xem thêm:

Đau bụng đẻ và tất tần tật các biện pháp giảm đau cho mẹ

Cổ tử cung ngắn và những mối đe dọa cho mẹ bầu

Cưng nựng làn da mềm mại trắng trẻo của con luôn là niềm hạnh phúc của mỗi bà mẹ. Nhưng mẹ đã biết giữ gìn làn da cho con đúng cách chưa? Mẹ phải làm gì nếu da trẻ bị khô do thời tiết? Cùng Góc của mẹ học cách dưỡng da cho trẻ sơ sinh để con luôn khỏe mạnh. Điều này giúp bé tránh được các bệnh về da nếu mẹ hiểu và có kiến thức về vấn đề này. 

Các mẹ đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa?

7 lời khuyên hữu ích chăm sóc da cho bé

1. Có nên dưỡng da cho trẻ sơ sinh?

Dưỡng da cho trẻ sơ sinh
Dưỡng da cho trẻ sơ sinh

Nhiều mẹ cho rằng làn da của bé sẽ luôn mềm mịn tự nhiên. Và ít ai chú tâm đến việc dưỡng da trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu thời tiết hanh khô hay trở lạnh, da bé sẽ có dấu hiệu bong tróc, nứt nẻ nhanh và rõ ràng nhất.

Nguyên nhân chính là làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm sơ với người lớn. Hơn nữa, do tuyến bài tiết mồ hôi chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh dễ mất cân bằng pH da. Dẫn đến da là yếu tố bên ngoài dễ bị tác động nhất.

Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém, trẻ sơ sinh ít có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nên da bé rất dễ bị nhiễm trùng, tổn thương. Vì vậy, vấn đề chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ sơ sinh rất quan trọng.

Thế nên mỗi khi thời tiết thay đổi, mẹ cần phải có biện pháp vệ sinh và chăm sóc da, bổ sung nước đầy đủ để làn da của bé được bảo vệ tốt nhất.

2. Da trẻ bị bong tróc là như thế nào?

Da trẻ của bé bị bong tróc
Da trẻ của bé bị bong tróc

Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ thấy nhất về tình trạng da bé nhất  là việc da con bị bong tróc.

Trong vài tuần đầu đời, việc bong tróc da ở trẻ có thể xem là bình thường. Trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ được bao phủ bởi một lớp bã nhờn thai nhi, giúp bảo vệ làn da bé tiếp xúc trực tiếp với nước ối. Khi lớp bã nhờn thai nhi không còn nữa thì da của bé bắt đầu bong tróc trong vòng từ 1 đến 3 tuần. Lột da có thể xảy ra trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.

Một số nguyên nhân khác có thể gây bong tróc da ở trẻ :

  • Bệnh chàm: Trong một số trường hợp bong tróc và khô da là một tình trạng bệnh về da còn gọi là bệnh chàm hay viêm da dị ứng. Bệnh có thể gây ra các mảng khô, đỏ, ngứa trên da bé. Tình trạng này hiếm gặp trong giai đoạn ngay sau sinh, nhưng có thể phát triển muộn hơn ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh vảy cá: Lột da và khô da cũng có thể được gây ra bởi tình trạng di truyền được gọi là bệnh vảy cá. Da bé bị bệnh này sẽ tạo ra vảy, ngứa và bong da. Hiện vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn được bệnh vảy cá, nhưng để làm giảm các triệu chứng khô da và cải thiện tình trạng da có thể nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh.

3. Việc dưỡng da cho trẻ sơ sinh

3.1. Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh?

Dưỡng ẩm cho bé bằng những sản phẩm phù hợp
Dưỡng ẩm cho bé bằng những sản phẩm phù hợp

Đối với trẻ sơ sinh tỉ lệ nước trong cơ thể chiếm đến 80%. Nhờ đó mà da của bé mềm và mịn hơn rất nhiều. Tuy nhiên sau khi sinh 3 tháng, lượng nước trong cơ thể bé giảm dần. Vì vậy mẹ nhớ bắt đầu dưỡng ẩm cho bé bằng những sản phẩm phù hợp.

Dưỡng da cho trẻ sơ sinh không chỉ bao gồm việc dưỡng ẩm, mà quan trọng hơn là việc lựa chọn và vệ sinh da bé thật sạch. Nếu chúng ta biết thực hiện đúng cách, điều đó không chỉ giúp giữ sạch da cho bé, loại trừ các chất bẩn, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, phòng ngừa bệnh về da mà còn ngăn chặn sự bội nhiễm có thể gây nguy hiểm cho bé.

3.2. Chọn các sản phẩm dưỡng da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Chọn các sản phẩm dưỡng da cho trẻ sơ sinh đúng cách
Chọn các sản phẩm dưỡng da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Trong các sản phẩm về da nói chung được sử dụng cho bé khuyến cáo không chứa paraben, formaldehyde.  Sản phẩm cho con ưu tiên thành phần từ thiên nhiên.

  • Dầu gội: Loại không gây mùi và không mang các tác dụng về dưỡng tóc, hay mọc tóc. Không làm chảy nước mắt là tốt nhất. Chọn loại có thành phần từ thiên nhiên, mùi thơm tự nhiên và ít cay.
  • Sữa tắm: làn da chưa phát triển một cách hoàn thiện, da dễ bị kích ứng vì vậy bạn cũng cần chọn loại sữa tắm dành riêng cho bé, không chứa các thành phần gây dị ứng, giúp tái tạo và duy trì độ của da, làm sạch bụi bẩn và thích hợp với da bé. Khi sử dụng các chế phẩm khác để bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé. Tuyệt đối, bạn không nên dùng xà phòng để tắm cho trẻ nhỏ vì có thể sẽ gây khô da.
  • Kem tã: Sử dụng thạch dầu hỏa hoặc kem oxit kẽm.
  • Khăn giấy ướt: Không chứa cồn. Tránh các loại khăn giấy có nước hoa. Vì có thể gây kích ứng cho da bé.
  • Bột giặt: Cố gắng lựa chọn loại không có mùi thơm, chất tẩy rửa ở dạng lỏng.
  • Kem dưỡng da: Dùng kem dưỡng có thành phần tự nhiên, hạn chế có mùi hương hoặc có mùi hương dịu nhẹ, không bị hắc như mùi hoa oải hương, vani, chanh hoặc cam. Chọn những sản phẩm có thành phần chiết xuất chủ yếu từ các thảo dược tự nhiên, các chất lành tính. Theo các chuyên gia thì kem dưỡng da trẻ sơ sinh có thành phần chính là mật ong và sữa là tốt nhất cho bé.

3.3. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ khiến tia UV làm cho da trẻ có nguy cơ cao ung thư da, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi vì chúng có làn da rất mỏng manh và ít sắc tố bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.

Trong 6 tháng đầu tiên, cố gắng tránh bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp không thể tránh tiếp xúc, có thể sử dụng một số loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ. Khi thoa kem cho trẻ chỉ cần lưu ý không để lem vào mắt và miệng trẻ.

3.4. Tắm cho bé

Trước khi tắm bé, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn các đồ dùng: chậu tắm, sữa tắm dành cho bé, khăn lau, tã sạch, quần áo… Bố mẹ phải thực hiện đúng các bước lau tắm cho bé, kiểm tra nước ấm vừa đủ, chú ý lau rửa kỹ các vùng da có nếp gấp như : cổ, phía sau tai, cổ tay – chân, nách, đùi, bẹn, mông của bé.

Việc tắm rửa cho bé cũng giúp cha mẹ có chăm sóc và dưỡng da cho trẻ. Quan trọng là mẹ làm sạch da, và nhanh chóng phát hiện nếu bé có các vấn đề gì về da.

Đối với trẻ sơ sinh (trong khoảng 1 tháng tuổi) bạn có thể cách ngày tắm cho bé 1 lần. Những ngày không tắm cũng phải lau người và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé. Thay bỉm thường xuyên, rửa bằng nước sạch sau mỗi lần đi đại tiện.

Sau khi tắm, cần mặc quần áo thoáng rộng, chất liệu vải mềm, có độ thấm hút tốt cho bé. Một số nước hoa, thuốc nhuộm trên quần áo có thể gây kích ứng cho da bé.

4. Sử dụng kem dưỡng da hiệu quả cho bé sơ sinh

Sử dụng kem dưỡng da cho trẻ sơ sinh riêng, tuyệt đối không dùng kem dưỡng da của mẹ đang dùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến làn da đang non nớt của bé.

Dùng kem dưỡng đúng liều lượng và quy định. Việc dùng nhiều kem dưỡng không hề tốt cho da cửa bé mà còn rất lãng phí. Mẹ chỉ nên thoa 1 lớp kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ buổi tối thôi.

Nên mua những tuýp nhỏ trước để bé dùng thử vì làn da của mỗi bé không giống nhau.

Chọn những địa chỉ uy tín, chính hãng để mua kem dưỡng cho bé. Các mẹ tuyệt đối không nên ham hàng rẻ mà chọn sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.

Mẹ nên nhớ việc dưỡng da cho trẻ sơ sinh tốt nhất là từ bên trong. Vì vậy, hãy cung cấp đủ nước cho con mỗi ngày. Vì nước là thành phần chính giúp làn da luôn mềm mại và mịn màng.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải là một điều đơn giản. Tuy nhiên, chưa có gì có thể làm khó được mẹ trong việc nuôi con. Chúc mẹ nuôi bé khỏe mạnh.

Hôn nhân giúp tình yêu bền vững nhưng vô tình thắt chặt cuộc sống vợ chồng vào những lo toan bộn bề. Đôi khi cặp vợ chồng vô tình làm tổn thương nhau bởi những khó khăn và mệt mỏi. Chính vì vậy, Mamamy sẽ tiết lộ mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới cực hay giúp tình yêu hồi sinh. Cùng tham khảo nhé!

1. Gặp lại nhau lần đầu

Gặp lại nhau lần đầu
Gặp lại nhau lần đầu

Tình yêu thủa ban đầu luôn là kỷ niệm đẹp đẽ nhất mà cả hai vợ chồng luôn gìn giữ. Tình yêu chính là cội nguồn đem đến hôn nhân và kết trái. Chính vì vậy, khi nhớ về kỷ niệm đó như thổi vào làn gió mới mẻ trong cuộc sống vợ chồng. Lựa chọn lại địa điểm cũ, trang phục ấy, mái tóc ấy hẹn hò lại từ đầu. Không nhất thiết phải thường xuyên nhưng có thể 1 lần 1 tháng cũng đủ khiến nhau rung động lại. Đây cũng là mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới cực hay và được rất nhiều cặp đôi áp dụng.

2. Cùng ôn lại kỷ niệm

Cùng ôn lại kỷ niệm
Cùng ôn lại kỷ niệm

Kỷ niệm luôn là gia vị tình yêu của cha mẹ khi đã bên nhau dài lâu. Tất cả những hồi ức ấy vô cùng đáng quý và đáng được trân trọng. Thay vì mỗi người một công việc, một chiếc điện thoại. Cha mẹ có thể nhấm nháp ly cà phê, hẹn hò view hồ Tây ôn lại kỷ niệm đẹp. Có lẽ sẽ có rất nhiều hạnh phúc thủa mới yêu ùa về. Chắc chắn rằng mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới này sẽ giúp gắn kết bền chặt tình vợ chồng.

3. Chuyến du lịch cùng nhau

Chuyến du lịch cùng nhau
Chuyến du lịch cùng nhau

Đôi khi công việc, con cái, đồng tiền bủa vây khiến cho cuộc sống đôi vợ chồng dần xa cách nhau. Thay vì kéo dài vấn đề trên, cha mẹ có thể dành khoảng trời riêng cho nhau. Tận dụng thời gian nghỉ dưỡng, du lịch để hâm nóng tình yêu vợ chồng. Du lịch vài ngày, tránh xa những khó khăn hiện thực để đem lại sự mới mẻ trong tình cảm vợ chồng. Đây là một trong những mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới cực hay và hiệu quả.

4. Một chút bất ngờ

Một chút bất ngờ
Một chút bất ngờ

Trong cuộc sống vợ chồng, cặp đôi nào cũng thích nhận được sự bất ngờ nho nhỏ trong tình yêu. Buổi hẹn hò càng đặc biệt hơn khi có sự quan tâm trong đó. Có thể là món quà nho nhỏ hay bữa ăn tự tay nấu hoặc một bài hát, một bản nhạc…Sự bất ngờ đó sẽ tăng hương vị nồng nàn cho tình yêu. Đây những kỷ niệm đẹp và là bậc thang giúp tình yêu thăng hoa và gắn kết hơn. Hãy áp dụng mẹo hẹn hò cho cha mới này, để gia đình thêm hạnh phúc nhé!

5. Viết thư tay

Viết thư tay
Viết thư tay

Mặc dù công nghệ thông tin phát triển, nhưng thời cha mẹ ta luôn trân trọng những lá thư tay. Một bức thư do chính đối phương dồn tâm huyết để viết. Lá thư tay thể hiện những nét bút và cảm xúc của người viết đặt vào. Và càng quý giá hơn, khi lá thư ấy chứa đựng những lời tâm sự và yêu thương. Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới này sẽ là cách đặc biệt giúp gia đình gắn kết hơn.

6. Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: hẹn hò tại rạp chiếu phim

Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: hẹn hò tại rạp chiếu phim
Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: hẹn hò tại rạp chiếu phim

Giống như các cặp đôi trẻ, hẹn hò tại các rạp chiếu phim đem lại cảm xúc lãng mạn cho cha mẹ. Thay vì ngồi tại nhà, trong không gian quen thuộc, nhàm chán. Cha mẹ có thể lựa chọn bộ phim tình cảm tại rạp chiếu phim và cùng nhau thưởng thức. Nhờ vậy có thể giúp hâm nóng tình yêu vợ chồng và đem lại cảm xúc mới lạ. Tương tự như vậy, hẹn hò tại quán cà phê, trà sữa, hay đi ngắm sao đêm…cũng là mẹo hay cho buổi hẹn hò của cha mẹ.

Xem thêm: 

Tuyệt chiêu hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống

Hoạt động ngày Tết cho cả gia đình trong mùa dịch

7. Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: cùng nhau thưởng thức tại nhà hàng yêu thích

Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: cùng nhau thưởng thức tại nhà hàng yêu thích
Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: cùng nhau thưởng thức tại nhà hàng yêu thích

Hẹn hò tại nhà hàng là cách giúp cánh mày râu ghi điểm trong mắt vợ mình. Đây là không gian ấm cúng, thưởng thức bữa ăn lãng mạn giúp cha mẹ gắn kết nhiều hơn. Nhà hàng là địa điểm tránh xa nơi ồn ào, tấp nập cách biệt với thế giới bên ngoài. Đặc biệt trong nhà hàng là nơi đặc biệt dành cho hẹn hò, ánh nến ấm cúng kết hợp với rượu vang… Quả thực đây mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới cực hiểu qua để hâm nóng tình yêu.

8. Mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới: cố ý mặc quần áo đôi cho buổi hẹn hò

Mặc đồ đôi chính là tuyên bố cho cả thế giới biết cha mẹ là một cặp. Đặc biệt là những cặp vợ chồng thì càng nên mặc hơn. Bởi vì sẽ làm cho đối phương cảm thấy được yêu thương, được trân trọng. Lẽ ra là vợ chồng rồi thì cả thế giới đã biết ta là của nhau. Nhưng sẽ càng tuyệt vời khi hẹn hò. Cha mẹ sẽ toát lên vẻ hạnh phúc và tràn đầy tình yêu dành cho đối phương. Khoảnh khắc mặc áo đôi ngập tràn niềm vui và mãi mãi tuổi thanh xuân có nhau. Có lẽ dù cuộc sống có khó khăn và nhiều chông gai đến đâu. Nhưng những món đồ và khoảng khắc hạnh phúc này sẽ dịu lại những căng thẳng của cuộc sống.

Kết luận

Hãy thử những mẹo hẹn hò cho cha mẹ mới trên đây để hâm nóng tình yêu. Đồng thời giúp cha mẹ thấu hiểu nhau, đồng điệu về tâm hồn và gắn kết bền chặt hơn. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên sẽ đồng hành cùng cha mẹ trong những buổi hẹn hò lãng mạn. Đừng quên theo dõi các bài chia sẻ hữu ích tiếp theo của Mamamy nhé. Chúc gia đình luôn hạnh phúc.

Xem thêm: 

Mẹo giúp mẹ nhiều sữa để con thoải mái tu ti

Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết

Nhiều năm trôi qua, vợ chồng bận bịu bởi công việc và những lo toan trong cuộc sống mà gần như không có thời gian cho đối phương. Chính vì vậy, hôm nay Mamamy sẽ tiết lộ tuyệt chiêu hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống. Cùng tham khảo nhé!

1. Lựa chọn ngày “tái hợp”

Tự làm đồ chơi cho bé sẽ giúp mẹ và bé gắn kết và thấu hiểu nhau hơn
Tự làm đồ chơi cho bé sẽ giúp mẹ và bé gắn kết và thấu hiểu nhau hơn

Tình yêu là sợi dây vô hình, kết nối tình cảm vợ chồng với nhau. Đôi khi dành hành động và chú tâm đặc biệt tới đối phương một chút sẽ đem lại cảm giác mới lạ. Điều đó sẽ kích thích sự nảy nở trong tình yêu đặc biệt là cặp vợ chồng kết hôn nhiều năm. Không cần đến ngày đặc biệt, không cần các dịp lễ. Mỗi tháng cặp vợ chồng dành riêng cho nhau 1 ngày “tái hợp”. Ngày tái hợp có thể đi du lịch cùng nhau, nấu cơm, làm điều những điều cả hai cùng thích. Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống giúp tình yêu bền lâu hơn.

2. Quay lại cảm giác yêu như lần đầu

Thời thanh xuân bắt đầu yêu và đến với nhau luôn là kỷ niệm đẹp nhất đối với vợ chồng
Thời thanh xuân bắt đầu yêu và đến với nhau luôn là kỷ niệm đẹp nhất đối với vợ chồng

Thời thanh xuân bắt đầu yêu và đến với nhau luôn là kỷ niệm đẹp nhất đối với vợ chồng. Cảm giác ấy sẽ càng đặc biệt và hạnh phúc hơn khi được trở lại. Vậy tại sao chúng ta không thử thu hút đối phương bằng cách yêu lại từ đầu nhỉ? Để giúp hâm nóng tình cảm vợ chồng nhiều năm chung sống. Chúng ta cũng thể thử hẹn nhau tại buổi gặp đầu tiên của hai vợ chồng. Cũng có thể quay lại quán cà phê quen thuộc, trở lại nơi đã từng có nhiều kỷ niệm như trường đại học…Cảm giác được trải nghiệm lại những kỷ niệm chung đẹp đẽ của đôi vợ chồng sẽ khiến tình yêu thêm bền chặt.

3. Nói lời yêu thương với đối phương

Thay vì trở về nhà bằng khuôn mặt cau có, sự mệt mỏi thì hãy nở nụ cười và tình cảm với đối phương
Thay vì trở về nhà bằng khuôn mặt cau có, sự mệt mỏi thì hãy nở nụ cười và tình cảm với đối phương

Cuộc sống bị bủa vây bởi những lo toan và bộn bề của công việc. Đôi khi chỗ đững của tình yêu bị lung lay và thay thế bởi những khó khăn và áp lực. Điều đó khiến cho các cặp vợ chồng lâu năm xa cách nhau nhiều hơn. Vậy thì hãy hâm nóng tình cảm vợ chồng những lời yêu thương. Thay vì trở về nhà bằng khuôn mặt cau có, sự mệt mỏi thì hãy nở nụ cười và tình cảm với đối phương. Việc truyền tải năng lượng tiêu cực không khiến cho tình yêu bền chặt hơn. Ngược lại còn đem đến những rào cản mà vợ chồng khó có thể vượt qua. Hãy tập nói yêu thương nhau mỗi ngày, tập truyền đi yêu thương với đối phương.

4. Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: tái hợp tình một đêm

Mặc sexy một chút, có thể chuyển ra khách sản ngủ để đổi không khí, thêm nến và hoa…
Mặc sexy một chút, có thể chuyển ra khách sản ngủ để đổi không khí, thêm nến và hoa…

Có lẽ vợ chồng dường như cảm giác mới mẻ, hưng phấn như thủa mới yêu gần như không còn. Bởi vì đối phương đã quá quen thuộc và thấu hiểu nhau, mất đi cảm giác kích thích khám phá và tìm tòi. Vậy làm sao để hâm nóng tình cảm vợ chồng như “tình một đêm”. Thay vì mang nghĩa vụ trả bài, cặp vợ chồng sao không thử hưởng thụ. Mặc sexy một chút, có thể chuyển ra khách sản ngủ để đổi không khí, thêm nến và hoa…Thay đổi không gian cũng thay đổi cảm giác mới. Thay đổi trang phục cũng khiến đối phương thích thú.

Xem thêm: 

Hoạt động ngày Tết cho cả gia đình trong mùa dịch

10 ý tưởng Valentine ngọt ngào cho các cặp đôi trong mùa dịch

5. Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: khoan dung và độ lượng với đối phương

Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: khoan dung và độ lượng với đối phương
Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: khoan dung và độ lượng với đối phương

Chấp nhận dù bất kỳ mối quan hệ nào vợ chồng, bạn bè…cũng nút thăng trầm. Đặc biệt là tình yêu, càng yêu sâu đậm thì càng có nhiều cãi vã. Nhưng đôi khi, trong cãi vã vô tình buông lời tổn thương nhau, khiến tình yêu trở lên vụn vỡ. Dù sao đi nữa, vợ chồng gắn bó với nhau cả đời, yêu thương nhau. Chúng ta luôn nhẹ nhàng và tinh tế với người ngoài. Tại sao chúng ta không nhẹ nhàng với người mình yêu thương nhất. Độ lượng và khoan dung nhau là yếu tố cần thiết giúp giữ lửa trong tình yêu. Tình yêu càng được bền chặt khi lựa chọn lời nói để làm dịu đối phương thay vì nói lời vô tình. Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống nhiều năm là việc cần thiết vô cùng quan trọng.

6. Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: tôn trọng đối phương

Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: tôn trọng đối phương
Hâm nóng tình cảm vợ chồng sau nhiều năm chung sống: tôn trọng đối phương

Trong tình yêu đặc biệt là quan hệ vợ chồng, tôn trọng đối phương là điều quan trọng nhất. Chính vì vậy, giữ thái độ lịch thiệp, tôn trọng và biết ơn là bí kíp giữ gìn tình yêu bền chặt. Nếu có thể hãy nói lời cảm hơn đến cô ấy/anh ấy thay vì lặng lẽ nhận. Trong cuộc sống hôn nhân, hãy dành tặng nhau những món quà bất ngờ. Món quà ấy không cần quá giá trị, cũng không cần quá đặc biệt. Có thể là một bữa ăn tự tay nấu cho đối phương. Thay vì so sánh và chê bai ngoại hình đối phương có thể thay vào đó lời khen có cánh. Hâm nóng tình cảm vợ chồng chung sống nhiều năm là cách đem lại cảm giác mới mẻ trong tình yêu.

7. Gặp được nhau đã là duyên phận…

Gặp được nhau là duyên phận, yêu nhau và đến được với nhau là may mắn lớn nhất của đời người
Gặp được nhau là duyên phận, yêu nhau và đến được với nhau là may mắn lớn nhất của đời người

Gặp được nhau là duyên phận, yêu nhau và đến được với nhau là may mắn lớn nhất của đời người. Tuy nhiên, để giữ nhau và đơm hoa kết trái dựa trên rất nhiều yếu tố. Đặc biệt dựa sự nỗ lực, khôn khéo cũng như sự tinh tế của cả hai mới có thể bên nhau. Hâm nóng tình cảm vợ chồng chung sống nhiều năm cũng cách giữ lửa tình yêu. Yêu thôi là chưa đủ, đừng biến cuộc sống vợ chồng thành hai từ “chịu đựng”. Hãy đem lại hạnh phúc, và niềm vui với nhau, đem lực cố gắng làm việc. Mamamy chúc gia đình độc giả luôn hạnh phúc và bền chặt. Đừng quên theo dõi các bài chia sẻ hữu ích tiếp nhé!

Xem thêm: 

Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết

Hé mở bí mật cho mẹ cách dạy kỹ năng sống cho con.

Giỏ hàng 0