Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

Trong quá trình chăm sóc con, sẽ không tránh khỏi những lúc bé ốm đau bệnh tật. Đây là một điều mà mẹ vẫn luôn lo lắng. Đố là nỗi sợ chung của các mẹ về sức khỏe của con yêu. Trong đó bệnh thủy đậu không ngoại lệ. Nhất là đối với các bé sức đề kháng còn yếu ớt, dễ mắc bệnh, ốm đau. Những nguy hiểm mà bệnh thủy đậu mang đến cho trẻ rất đáng quan ngại. Vì vậy mẹ nên có kiến thức về loại bệnh này để chuẩn bị tốt cho việc chăm sóc trẻ. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về bệnh thủy đậu nhé!

Tìm hiểu thêm: Bé bị chàm sữa-kiến thức cần biết của các mẹ bỉm sữa

1. Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster, có khả năng bùng phát thành dịch. Đây là bệnh lành tính, nhưng lại dễ gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông, đầu xuân và kéo dài sang hè. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thai.

Bệnh có tốc độ lây truyền khá nhanh, trực tiếp từ người này sang người kia. Thủy đậu lây qua đường không khí, người khỏe mạnh sẽ mắc bệnh nếu bị bệnh nhân hắt hơi, ho… Ngoài ra, thủy đậu có thể lây từ vết thương bị bỏng hoặc vùng da tổn thương, lở loét từ bệnh nhân. Đặc biệt, mẹ bầu bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai.

2. Triệu chứng của bệnh thủy đậu

Bệnh được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn phát bệnh.

2.1. Giai đoạn khởi phát

Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, ăn uống kém
Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, ăn uống kém

Từ lúc nhiễm virus tới khi phát bệnh mất khoảng 1 – 2 tuần. Đây chính là thời gian ủ bệnh của virus. Sau đó bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, tùy từng người và mức độ mà mụn nước xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên cơ thể.

Lúc này người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ. Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, ăn uống kém. Đặc biệt với người lớn và trẻ lớn thì lại sốt cao và buồn nôn, nôn. Một số trường hợp, đặc biệt ở trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

2.2. Giai đoạn phát bệnh

Nốt rạ có thể mọc toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể
Nốt rạ có thể mọc toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể

Cơ thể bệnh nhân lúc này sẽ xuất hiện những nốt rạ. Những nốt này nhỏ, tròn, sau đó phát triển thành mụn nước. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 – 24h, có thể nổi toàn thân. Đường kính mụn nước ở khoảng 1 – 3mm, dịch trong. Trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hoặc bị nhiễm khuẩn mụn nước có màu đục do chứa mủ.

Nốt rạ có thể mọc toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể. Trung bình người bệnh sẽ có khoảng 100 – 500 nốt. Trong nốt rạ có chứa virus gây bệnh nên nếu tiếp xúc với dịch trong nốt rạ sẽ bị lây nhiễm. Thông thường khoảng 4 – 5 ngày, những mụn nước này sẽ khô đi, trở thành vảy và khỏi hoàn toàn. Ở trẻ em, bệnh thủy đậu thường kéo dài 5 – 10 ngày.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Mặc dù thủy đậu là một bệnh lành tính, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây ra các biến chứng
Thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây ra các biến chứng

Mặc dù thủy đậu là một bệnh lành tính, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vậy mẹ có biết những biến chứng nguy hiểm này là gì không? Sau đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu:

  • Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết trong: đây là tình trạng thường thấy ở trẻ em. Điều này xuất phát từ việc trẻ khó kiểm soát làm vỡ mụn nước, gây bóng tróc, lở loét dẫn tới nhiễm trùng.
  • Viêm màng não, viêm não: dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Biến chứng này thường gặp sau khi mụn nước nổi lên khoảng 7 ngày. Nếu không được xử lí kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nguy cơ gặp phải biến chứng này ở người lớn cao hơn trẻ em.
  • Viêm phổi thủy đậu: dễ mắc ở người lớn. Các dấu hiệu ở đây là ho nhiều, ho ra máu, đau tức ngực, khó thở.
  • Thủy đậu chu sinh: đây là biến chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt nếu mẹ mắc thủy đậu trước hoặc sau sinh 2 – 5 ngày sẽ gây nguy hiểm tới thai nhi. Bé có thể bị lây bệnh từ mẹ hoặc mắc khuyết tật, thậm chí tử vong.
  • Bệnh zona thần kinh: biến chứng này thường gặp khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Virus thủy đậu vẫn còn bám ở rễ dây thần kinh. Nếu hệ thần kinh suy yếu, virus sẽ hoạt động trở lại dẫn đến bệnh zona thần kinh.

4. Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu bị gây ra bởi virus, do vậy thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, nổi mụn nước, mẹ nên cho bé đi khám ở các cơ sở uy tín. Như vậy bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lí và kịp thời nhất. Thăm khám đúng lúc sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

4.1. Chăm sóc trẻ bị bệnh 

Bệnh thủy đậu bị gây ra bởi virus, do vậy thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh
Bệnh thủy đậu bị gây ra bởi virus, do vậy thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh
  • Khi bé mắc bệnh, cần cho bé nghỉ học, tránh tiếp xúc lây bệnh cho người khác. Đồ dùng cá nhân của bé phải để riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.
  • Đồ chơi cũng cần vệ sinh sạch sẽ và phơi khô.
  • Cho bé tắm bằng nước ấm, dùng khắn lau nhẹ nhàng. Tránh làm vỡ các nốt thủy đậu trên cơ thể. Mẹ không nên kiêng tắm khi bé bị thủy đậu. Nếu không giữ gìn vệ sinh, bé có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập.
  • Cho bé uống nhiều nước tránh bé bị mất nước.
  • Bé nên được nghỉ ngơi ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.
  • Nếu các mụn nước thủy đậu bị vỡ, mẹ cần sử dụng dung dịch xanh methylen hoặc castellani để bôi lên.

4.2. Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

Bệnh thủy đậu bị gây ra bởi virus, do vậy thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh
Bệnh thủy đậu bị gây ra bởi virus, do vậy thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh
  • Kiêng đến nơi đông người làm lây bệnh cho người khác.
  • Kiêng gãi, chạm vào các nốt thủy đậu làm vỡ gây nhiễm trùng, lở loét.
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
  • Không tắm lá.
  • Không cần kiêng nước và gió quạt.
  • Kiêng thực phẩm tanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, sữa và các sản phẩm sữa, nhục quế.

5. Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ

Mẹ nên cho bé tiêm phòng vaccine phòng bệnh thủy đậu đầy đủ
Mẹ nên cho bé tiêm phòng vaccine phòng bệnh thủy đậu đầy đủ

Mẹ nên cho bé tiêm phòng vaccine phòng bệnh thủy đậu đầy đủ. Đây là cách tốt nhất để tránh lây nhiểm trong các đợt dịch thủy đậu. Lịch tiêm phòng với trẻ như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần. Có thể tiêm liều thứ 2 khi trẻ 4 – 6 tuổi để tăng hiệu quả phòng bệnh.
  • Trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần.

Sau khi được tiêm chủng, đa số 80 – 90% được phòng bệnh tuyệt đối. Khoảng 10% còn lại là số ít bị thủy đậu sau tiêm chủng. Các trường hợp này thường nhẹ với ít nốt đậu và không gây biến chứng.

Sức khỏe của bé luôn là vấn đề được mẹ quan tâm hàng đầu. Tìm hiểu về bệnh thủy đậu cũng là cách để mẹ trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc bé khỏe mạnh. Chúc mẹ và bé có thật nhiều niềm vui!

Mẹ nên tham khảo: Điểm danh 05 bệnh mùa hè ở trẻ em thường gặp và cách phòng tránh

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0