Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trầm cảm trước sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế không chỉ có mẹ bầu mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng cần phải nắm bắt được những dấu hiệu trầm cảm trước sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó giúp tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với cả mẹ và em bé.

1. Trầm cảm trước sinh nguy hiểm như thế nào?

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Bristol đối với 2 nhóm phụ nữ mang thai. Một nhóm gồm 2.390 bà mẹ sinh con đầu năm 1990. 1 nhóm là 180 bà mẹ ở thế hệ sau. Kết quả cho thấy 17% bà mẹ ở thế hệ 1990 bị trầm cảm. Trong khi đó các mẹ ở thế hệ sau là 25%. Điều này cho thấy tỉ lệ trẩm cảm trước sinh ở các bà mẹ ngày càng tăng và chúng ta cần phải quan tâm để có sự cải thiện.

Vấn đề trầm cảm trong khi mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả 2 mẹ con. Mẹ sẽ ít quan tâm và chăm sóc đến bản thân, không chú ý đến thai nhi. Chính vì thế sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, hầu như chúng ta lại không hề để ý đến những dấu hiệu trầm cảm trước sinh. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các hành vi tự sát của mẹ và nguy hiểm tính mạng của con.

Trầm cảm trước sinh nguy hiểm như thế nào?
Trầm cảm trước sinh nguy hiểm như thế nào?

2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu trầm cảm trước sinh

Nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị trầm cảm trước sinh là bởi:

  • Chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống.
  • Không nhận được bất cứ sự quan tâm, hỗ trợ nào về mặt tinh thần.
  • Phải cân bằng giữa công việc và gia đình.
  • Nội tiết tố, tâm sinh lý thay đổi trong quá trình mang thai dẫn đến trầm cảm.

3. Dấu hiệu trầm cảm trước sinh mẹ cần biết

Các dấu hiệu trầm cảm trước sinh để chúng ta có thể nhận biết sớm bao gồm:

  • Khả năng tập trung ngày càng kém và tâm trạng có thể thay đổi một cách đột ngột.
  • Cảm thấy lo lắng quá nhiều về sức khỏe cũng như an nguy của con.
  • Dễ cáu gắt và lâm vào tình trạng hoang mang, hoảng loạn.
  • Giấc ngủ rối loạn, ngủ không yên.
  • Mệt mỏi quá độ và cảm thấy ngày càng triền miên không thể dứt ra được.
  • Không muốn ăn gì hoặc quá thèm ăn.
  • Không còn có hứng thú với chồng.
Dấu hiệu trầm cảm trước sinh mẹ cần biết
Dấu hiệu trầm cảm trước sinh mẹ cần biết
  • Không cảm thấy vui vẻ với bất cứ điều gì diễn ra xung quanh mình.
  • Tự thu mình lại và cô lập với bạn bè, người thân.
  • Cảm thấy tội lỗi. Không còn chút hy vọng vào cuộc sống. Luôn nghĩ về cái chết. Có ý định tự sát. Lên kế hoạch để kết thúc cuộc đời.
  • Nhịp tim tăng lên đột ngột, Thỉnh thoảng toát mồ hôi, khó thở thậm chí choáng ngất. Như là đang có một ai đó tấn công mình. Lúc này sẽ có triệu chứng như suy tim.
  • Cách hành xử cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội không còn được linh hoạt như trước nữa.

4. Ứng phó như thế nào với  các dấu hiệu trầm cảm trước sinh

Nếu bạn đang bắt đầu thấy xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm trước sinh như trên thì hãy có những biện pháp để giúp giải quyết vấn đề này. Các cách mà người bị trầm cảm có thể áp dụng bao gồm:

  • Đơn giản hóa mọi vấn đề mà mình đang gặp phải. Không cố sức làm những việc bình thường để tránh mệt mỏi, căng thẳng.
  • Hãy luôn luôn quan tâm và ưu tiên bản thân mình. Bằng cách đi spa chăm sóc bản thân, ăn những món mình thích. Dành thời gian làm các việc mà mình thích và cảm thấy thoải mái.
  • Tâm sự vấn đề mà mình đang gặp phải cho người thân, bạn bè. Như vậy bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi và lo lắng một mình nữa.
  • Hãy nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh. Nếu mẹ có những cảm xúc tiêu cực thì cũng sẽ ảnh hưởng không tốt một chút nào đến con của mình cả.
Ứng phó như thế nào với  các dấu hiệu trầm cảm trước sinh
Ứng phó như thế nào với  các dấu hiệu trầm cảm trước sinh
  • Thư giãn và cảm nhận mọi thứ xung quanh. Không nên suy nghĩ quá nhiều. Luôn giữ một tâm thế bình tĩnh. Hãy nghĩ đến con để con có thể phát triển tốt nhất. Như vậy mọi sự tiêu cực sẽ bị đẩy lùi.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng ví dụ như đi bộ, tập yoga. Như vậy thì tinh thần sẽ tích cực hơn.
  • Ăn socola đen giúp xóa tan các muộn phiền trong quá trình mang thai.

5. Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở mẹ bầu

Đừng để các dấu hiệu trầm cảm trước sinh xuất hiện rồi mới tìm cách để chữa. Hãy ngăn chặn hiện tượng này để chúng không có cơ hội phát triển bằng các biện pháp sau đây:

  • Chuẩn bị cho mình thật tốt các kiến thức về tiền sản.
  • Lên kế hoạch chu đáo cho thời gian man thai của mình. Như vậy mọi việc sẽ thuận lợi hơn và bạn không phải chịu áp lực.
  • Mẹ cần phải biết và lường trước được những sự thay đổi trong tâm lý, thể trạng khi mang thai để không gặp phải cú sốc tinh thần.
  • Hãy cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, có một chế độ sinh hoạt phù hợp để nạp đầy năng lượng và loại bỏ những căng thẳng, mệt mỏi cho bản thân.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ và cách tốt nhất cho sự phát triển của cả mẹ và con.
Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở mẹ bầu
Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở mẹ bầu

Nhận biết dấu hiệu trầm cảm trước sinh chính là cách để bạn có thể phòng ngừa cũng như có biện pháp xử lý phù hợp nếu chẳng may gặp phải tình trạng này. Hãy trở thành một người mẹ tích cực, vui vẻ để truyền năng lượng cho con.

Hầu hết các bé không khó để làm quen với việc bú bình. Tuy nhiên, nó không xảy ra với tất cả các trường hợp. “Con tôi không chịu bú bình”, nhiều mẹ phải thốt lên như vậy khi bé yêu của họ làm điều đó trong sự căng thẳng. Những lời khuyên giúp mẹ cách làm sao để bé chịu bú bình sau. Sẽ là cứu cánh cho mẹ yêu khi rơi vào trường hợp này đấy. 

1. Tại sao bé không chịu bú bình?

Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng thì cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình
Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng thì cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình
  • Bé chưa thực sự đói: Có thể bình thường trẻ có thể ti mẹ mọi lúc kể cả khi không đói, vì trẻ thích cảm giác mút mát và nằm trong lòng mẹ. Nên mẹ nhầm tưởng rằng con rất nhanh đói và cho bú bình theo thời gian bú mẹ. Trẻ thường chỉ bú bình khi trẻ cảm thấy thực sự đói, nên nếu cho trẻ bú khi không đói chúng sẽ không hợp tác.
  • Bé chưa quen: Nhiều bé chưa tập làm quen sớm với việc bú bình thì cần thời gian để trẻ biết cách bú bình và làm quen với việc ti bình.
  • Do núm ti bình quá cứng: Trẻ quen với ty mẹ sẽ thấy một số loại núm ty bình cứng hơn, khó mút sữa hơn nên trẻ không hợp tác.
  • Chưa quen sữa bột: Nhiều mẹ không quen vắt sữa cho bé bú bình mà sử dụng sữa công thức để thay sữa mẹ cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể chưa quen mùi vị sữa công thức nên từ chối và không chịu ti bình.
  • Một số trẻ đến giai đoạn mọc răng thì cũng xuất hiện tình trạng chống đối với bú bình. Do trẻ ngứa lợi nên thích cắn chặt răng vào núm ty chứ không chịu mút sữa.
  • Có một số bé khó tính thì có thể không chịu ti bình do không quen người lạ cho bú bình hoặc tư thế bú bình bố mẹ chọn không phù hợp với con làm con khó chịu.

2. Mười tip giúp mẹ làm sao để bé chịu bú bình

Nếu mẹ muốn chủ động, tốt nhất hãy bắt đầu tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt
Nếu mẹ muốn chủ động, tốt nhất hãy bắt đầu tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt

Làm cách nào để bé chịu bú bình? Việc bú bình vốn dễ dàng với nhiều trẻ, bỗng dưng trở nên khó khăn với em bé nhà mình. Đừng lo lắng, những lời khuyên dưới đây có thể giúp mẹ đấy:

2.1. Làm sao cho bé bú bình: Bắt đầu sớm

Nếu mẹ muốn chủ động, tốt nhất hãy bắt đầu tập cho bé bú bình càng sớm càng tốt. Rất khó làm sao cho bé bú bình khi chúng đã quen với việc bú mẹ thường xuyên. Vì vậy, hãy cho bé làm quen với bình sữa khi con được 2 tuần tuổi. Hay thậm chí là 1 tuần tuổi.

Đối với một số bé sơ sinh, bình sữa quá xa lạ và khó hiểu. Đến nỗi bé không chịu bú lại lần thứ hai. Lời khuyên là làm sao cho trẻ bú bình sớm nhất và duy trì điều đó một cách thường xuyên.

Lưu ý cho mẹ: Cho bé bú bình thường xuyên, và đừng để chuyện đó bị gián đoạn. Theo dõi sát sao lượng sữa bé uống trong những ngày đầu để không gây nguy hiểm cho bé.

2.2. Làm sao cho bé bú bình: Nhờ sự trợ giúp

Tuy bé nhà mình còn rất nhỏ. Nhưng chúng có những thứ thích và không thích. Nếu mẹ không thể cho bé ăn bằng bình. Vậy, ông bà hay bố đôi khi có thể làm sao để trẻ bú bình đấy!

Một chút hướng dẫn từ người có kinh nghiệm: Trong khi mẹ đang vật vã không biết làm cách nào để trẻ bú bình, mẹ có thể muốn nhờ đến sự giúp sức từ những người có kinh nghiệm trong công việc này. Bà, chị gái, cô bạn thân, hay bất cứ nhân vật nào mẹ có thể tham khảo ý kiến. Với một chút kinh nghiệm từ những người đi trước, mẹ có thể sẽ biết làm thế nào để trẻ chịu bú bình.

Mẹ có thể muốn nhờ đến sự giúp sức từ những người có kinh nghiệm trong công việc này
Mẹ có thể muốn nhờ đến sự giúp sức từ những người có kinh nghiệm trong công việc này

2.3. Làm sao để trẻ bú bình: Không gian yên tĩnh

Bé có thể bị làm phiền bởi những tiếng ồn xung quanh. Hãy đưa bé đến một không gian yên tĩnh hơn. Sự thư giãn đôi khi có thể tạo ra một khác biệt rất lớn. Thay vì cố gắng làm sao cho bé chịu bú bình. Hãy bế trẻ trên tay và đung đưa nhẹ nhàng trong vài phút để trẻ bình tĩnh và thư giãn. Bằng cách tiếp cận dễ chịu này, mẹ sẽ dễ dàng làm thế nào cho bé bú bình hơn.

2.4. Làm sao để bé bú bình: Cho bé ăn khi đói

Làm sao tập cho bé bú bình? Một cách thông minh mà mẹ có thể thử đó là cho bé bú bình khi bé đói. Thông thường vào lúc này, trẻ rất muốn ăn nên sẽ có chút nhượng bộ. Bú bình là một trải nghiệm mới đối với bé, cái mà bé cần thời gian để có thể chấp nhận. 

Khi nào nên cho bé ăn? Mẹ đừng bắt đầu quá sớm khi bé chưa đủ đói. Vào lúc này, bé hoàn toàn chưa có động lực để thực hiện. Nhưng cũng đừng để bé quá đói mới bắt đầu. Sẽ phải mất một vài lần thử nghiệm để tìm ra thời điểm thích hợp. Hãy kiên nhẫn, rồi mẹ sẽ tìm ra “giờ vàng” cho việc làm thế nào để bé bú bình hiệu quả.

2.5. Làm sao cho bé bú bình: Bế đúng tư thế

Bé có thể làm tốt nếu được tập bú bình trong tư thế bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu bé nhà mình không thoải mái trong tư thế đó. Mẹ có thể thay đổi một chút nhằm đảm bảo làm cách nào cho bé bú bình với tư thế thuận tiện nhất.

2.6. Làm sao cho trẻ bú bình: Thay đổi bình sữa

Mẹ đang gặp khó khăn không biết làm cách nào cho trẻ bú bình. Đôi khi đơn giản chỉ việc thay một chiếc bình bú khác. Bé có khả năng thích và không thích một vài thứ xung quanh chúng. Mẹ có thể phải mất một chút thời gian và chi phí cho việc này.  

Lời khuyên cho mẹ là gì? Mẹ hãy thử từ 1 đến 2 bình trong mỗi lần cho con ăn. Và chỉ nên mua từ 3-4 bình để sử dụng thôi nhé!

Xem thêm cách cải thiện bé sơ sinh bú ít ở đây mẹ nhé:

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bú ít?

Bé 7 tháng bú ít mẹ phải làm sao bây giờ

Giải đáp nhanh thắc mắc cho mẹ vì sao trẻ 5 tháng bú ít

Hãy làm thế nào để trẻ bú bình một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc tìm ra sở thích của bé
Hãy làm thế nào để trẻ bú bình một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc tìm ra sở thích của bé

2.7. Làm thế nào để trẻ bú bình: Thay đổi dòng chảy

Hãy làm thế nào để trẻ bú bình một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc tìm ra sở thích của bé. Một số bé hứng thú với những tia sữa nhanh. Trong khi đó, một số trẻ khác thực sự khó chịu với việc đó.  

Cần cẩn thận với lứa tuổi của trẻ. Bú và nuốt sữa đúng cách cần rất nhiều sự phối hợp. Vì vậy, nên lưu ý đến lứa tuổi của bé để chọn ti sữa cho phù hợp. Đảm bảo rằng làm thế nào để con bú bình an toàn nhất. Nếu hút sữa không đúng cách, có thể làm chất lỏng đi vào phổi, và điều đó thực sự không hề tốt chút nào.

2.8. Làm sao cho bé bú bình: Sử dụng núm ti giả

Núm ti giả có vẻ có tác động tiêu cực đến bé, đặc biệt là các bà mẹ cho con bú. Tuy nhiên, từ 4 tháng tuổi trở xuống, một chiếc ti giả có thể giúp làm thế nào để bé chịu bú bình. Mẹ không nên sử dụng nó mọi lúc. Nhưng một vài lần trong ngày có thể giúp bé giảm mẫn cảm với việc bú bình.

Mẹ có thể xem thêm: Ti giả có lợi ích và tác hại gì? Lời khuyên tốt nhất cho mẹ yêu

Nếu việc làm sao để bé bú bình là quan trọng đối với mẹ, thì hãy thử cho bé bú bình ít nhất 1 lần mỗi ngày
Nếu việc làm sao để bé bú bình là quan trọng đối với mẹ, thì hãy cho bé bú bình ít nhất 1 lần mỗi ngày

2.9. Tiếp tục cố gắng

Thi thoảng, mẹ sẽ thấy việc làm sao để bé chịu bú bình thật căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng sử dụng các mẹo trên một cách thường xuyên có thể tạo ra được sự khác biệt lớn. Nếu việc làm sao để bé bú bình là quan trọng đối với mẹ, thì hãy thử cho bé bú bình ít nhất 1 lần mỗi ngày.

2.10. Trường hợp tồi tệ hơn

Khi mọi cố gắng làm cách nào để bé bú bình đều trở nên không hiệu quả. Mẹ có thể sẽ phải sử dụng đến những dụng cụ hỗ trợ khác như xi-lanh, thìa hoặc cốc. Đây nên chỉ là biện pháp cuối cùng khi tất cả mọi cách đã được thử và không thành công.

3. Cách nhận biết bé đã đủ dinh dưỡng

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình
Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình

Nếu trẻ không bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không, để nhận biết việc trẻ có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không thì cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:

  • Bé chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo tháng tuổi, nếu nhận thấy sau khoảng 2 tuần trẻ học bú bình nhưng không tăng đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng chưa đủ.
  • Bé tiểu ít trong ngày, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ lúc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa. Nhưng nếu trẻ bú không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm, nước tiểu không trong, mà có màu vàng.

Mẹ có thể xem thêm: BẢNG TIÊU CHUẨN CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH MỚI NHẤT CHUẨN WHO

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình. Hãy cho trẻ thời gian để tập bú bình, tuy nhiên không nên cho bé tập sớm trước 2 tháng tuổi vì sẽ làm bé nhầm lẫn giữa ti mẹ và ti bình, một số bé có thể bỏ bú mẹ. Dù cảm nhận trẻ bú ít nhưng nếu vẫn lên cân đều đặn thì chứng tỏ trẻ bú đủ không cần lo lắng.

Nếu bé không lên cân hoặc chậm lên cân dù làm mọi cách nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám cho bé.

Mẹ có thể xem thêm:

Phần kết

Trong một vài trường hợp, việc làm sao để bé chịu bú bình trở nên rất khó khăn. Bình sữa nên được giới thiệu đến bé một cách tự nhiên và thoải mái nhất. Nếu đang trong tình trạng bế tắc và căng thẳng. Mẹ hãy dành một chút thời gian để bình tĩnh lại. Thư giãn và bắt đầu lại từ đầu. Sau tất cả, với tình yêu thiêng liêng dành cho đứa con yêu, mẹ sẽ biết mình nên làm gì.

Nguồn tham khảo: Bé không chịu bú bình, phải làm sao?

Dấu hiệu chuyển dạ giả là điều mà rất nhiều mẹ bầu luôn thắc mắc trong suốt quá trình mang thai của mình. Nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Cơ thể mẹ thậm chí còn xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, làm mẹ bầu tưởng như mình sắp sinh đến nơi rồi. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa đến ngày sinh mà có những cơn đau chuyển dạ thì khả năng cao đó là chuyển dạ giả. Vậy dấu hiệu chuyển dạ giả là gì? Hãy cùng góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Chuyển dạ giả là gì? 

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ giả. Đây là hiện tượng các cơn gò sinh lý giả xuất hiện. Đây như một tín hiệu của tử cung rằng đã sẵn sàng cho lần chuyển dạ thực sự. Có thể với nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu, sẽ cảm thấy những cơn gò sinh lý rất đáng sợ. Nhiều khi không phải do đau mà chủ yếu là do yếu tố tâm lý tác động. Do đó, quan trọng nhất là mẹ bầu cần hiểu rõ được dấu hiệu chuyển dạ giả. Bớt hoang mang và lo lắng, tập trung tinh thần cho lần chuyển dạ thực sự.

2. Dấu hiệu chuyển dạ giả?

Những cơn gò tiêu biểu của chuyển dạ giả thường xuất hiện cố định ở phần bụng dưới và gần như không di chuyển. Cảm giác đau đớn mức độ vừa phải, mẹ bầu có thể hết đau ngay khi thay đổi tư thế. Chuyển dạ giả có thể diễn ra khi thai nhi chuyển động trong bụng hay bụng của mẹ bị va chạm nhẹ. Thậm chí dấu hiệu chuyển dạ giả có thể được kích hoạt khi bàng quang mẹ đầy. Sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục.

Những cơn gò tiêu biểu của chuyển dạ giả thường xuất hiện cố định ở phần bụng dưới và gần như không di chuyển
Những cơn gò tiêu biểu của chuyển dạ giả thường xuất hiện cố định ở phần bụng dưới 

Vì chỉ là chuyển dạ giả, nên những cơn co sẽ không làm giãn nở cổ tử cung. Chủ yếu là giúp cho cơ tử cung được săn chắc và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến nhau thai. Nhiều mẹ bầu phản hồi rằng những cơn co chuyển dạ giả rất đau đớn và khó chịu. Nhưng thực tế những cơn đau này chưa thấm gì so với cơn đau khi chuyển dạ thật. Lo lắng và bất an chính là yếu tố chính dẫn đến việc tăng cường cơn đau của mẹ. Do đó, mẹ bầu cần nghỉ ngơi thật tốt, giữ cho tinh thần được thư giãn và giảm thiểu tối đa căng thẳng.

3. Một vài dấu hiệu chuyển dạ giả mẹ bầu có thể gặp phải

Sa bụng là dấu hiệu điển hình với trường hợp mang thai lần đầu. Mẹ sẽ cảm giác như thai nhi đang di chuyển xuống dưới, bụng trễ xuống. Điều này làm cho mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đừng lo vì hiện tượng này là để chuẩn bị cho thai nhi một vị trí tốt nhất. Phải vài tuần nữa thì mới sẵn sàng ra ngoài.

Âm đạo tiết dịch và ra máu: Triệu chứng này diễn ra do cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Đây được cho là dấu hiệu điển hình của chuyển dạ giả.

Thai nhi cử động ít hơn bình thường. Nếu đến 3 tuần cuối thai kỳ, thai nhi bỗng cử động ít hơn bình thường. Đó vẫn là dấu hiệu của chuyển dạ giả, thai nhi đang nghỉ ngơi, chuẩn bị tinh thần để ra đời. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng bỏ qua trường hợp thai nhi đang gặp vấn đề nào đó. 

Một vài dấu hiệu chuyển dạ giả mẹ bầu có thể gặp phải
Một vài dấu hiệu chuyển dạ giả mẹ bầu có thể gặp phải

4. Tại sao lại xuất hiện chuyển dạ giả tiền sinh

Vì sao cơ thể mẹ bầu lại xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả? Chuyển dạ giả có tác dụng gì không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc và khó hiểu. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân tại sao xuất hiện chuyển dạ giả. Liệu chuyển dạ giả có tác dụng gì hay không? Thậm chí có ý kiến cho rằng chuyển dạ giả nhằm mục đích cho cổ tử cung làm quen dần với lần chuyển dạ thật. Tuy nhiên, những cơn gò sinh lý giả này không ảnh hưởng tới tư cung. Nên ý kiến trên cũng không chính xác lắm.

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân tại sao xuất hiện chuyển dạ giả
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân tại sao xuất hiện chuyển dạ giả

5. Mẹo giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả là hiện tượng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Dù không chắc vì sao nó lại diễn ra, nhưng các mẹ cũng đành phải chấp nhận sự thật. Vì vậy, điều tốt nhất có thể làm đó là đối mặt và nắm vững những kiến thức giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ giả. 

Nếu có điều kiện, hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị để nhận tư vấn. Vì lúc đó, bản thân người mẹ sẽ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Khi được bác sĩ tự vấn, dặn dò mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào. Từ đó cũng giảm bớt cơn đau.

Một cách cực kỳ hiệu quả để giảm cơn đau chuyển dạ giả đó là thay đổi tư thế. Có thể đi bộ, thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi cũng sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đi đáng kể.

Chuyển dạ giả là hiện tượng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua
Chuyển dạ giả là hiện tượng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua

Thư giãn: đây được cho là liệu pháp tốt nhất cho mẹ bầu khi chuyển dạ giả. Bằng cách tắm nước ấm, làm dịu tử cung. Massage cơ thể nhẹ nhàng xua tan căng thẳng và lo lắng. Bình tĩnh hít thở đều tránh mất sức đồng thời kiểm soát cơn co thắt hiệu quả.

Sau những thông tin hữu ích trên, chắc hẳn Mamamy cũng phần nào giúp cho mẹ bầu nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển dạ giả, cũng như những dấu hiệu chuyển dạ giả rồi. Chúc mẹ bình tĩnh, tự tin vượt cạn thành công.

Dấu hiệu có bầu chính xác mẹ dễ nhận thấy

Kiến thức 40 tuần thai kỳ cực hữu ích cho mẹ

Bế bé để cho bú như thế nào thì thuận lợi? Liệu tư thế cho bé bú của mẹ đã đúng cách hay chưa? Hành trình nuôi con của mẹ là muôn vàn băn khoăn. Cùng tìm hiểu những tư thế cho con bú phù hợp và thuận lợi cho mẹ qua bài viết dưới đây.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

tư thế cho bé bú
4 tư thế cho bé bú chuẩn khoa học

1. Các tư thế cho con bú

1.1. Tư thế giữ nôi

Tư thế giữ nôi là tư thế cho con bú thuận lợi nhất và bé được mẹ ôm trọn vào lòng
Tư thế giữ nôi là tư thế cho con bú thuận lợi nhất và bé được mẹ ôm trọn vào lòng

Đây là tư thế phổ biến nhất của các mẹ bỉm. Tư thế này là tư thế cho con bú thuận lợi nhất và bé được mẹ ôm trọn vào lòng. Điểm yếu của tư thế này là khi mẹ mới sinh mổ, còn đau khi bé đè lên bụng.

Cách thực hiện tư thế này bao gồm các bước sau:

  • Đặt trẻ nằm ngang trong lòng mẹ, đối mặt với mẹ
  • Đỡ đầu bé trên khuỷu tay, cẳng tay cùng bên bầu vú bé sẽ bú. Mũi bé đối mặt với núm vú. Tay đó của mẹ đỡ được thân mình bé, thường đỡ đến mông
  • Một cánh tay của bé áp sát thân mẹ thì nên đặt dưới cánh tay mẹ.
  • Tư thế sau cùng: tai, vai, hông của bé trên một đường thẳng
  • Tay còn lại không đỡ bé thì hỗ trợ nâng núm vú để bé bắt vú. Mẹ dùng tay này để hỗ trợ bản thân và hỗ trợ bé.

Một lưu ý hữu ích cho mẹ khi cho bé bú tư thế này: nếu mẹ ngồi cho bé bú thì nên ngồi ghế dựa lưng và ngồi gấp gối hoặc gác chân lên để tránh mỏi lưng.

1.2. Tư thế mẹ nằm nghiêng

Khi này mẹ vừa trải qua cuộc chuyển dạ, ngồi dậy rất đau và mệt
Khi này mẹ vừa trải qua cuộc chuyển dạ, ngồi dậy rất đau và mệt

Tư thế này cũng rất phổ biến đặc biệt với trẻ sơ sinh. Khi này mẹ vừa trải qua cuộc chuyển dạ, ngồi dậy rất đau và mệt. Đặc biệt với những mẹ đẻ thường có cắt khâu tầng sinh môn và các mẹ sinh mổ. Ở tư thế này mẹ có thể nằm cho em bú, em cũng nằm sát mẹ. Mẹ cũng có thể áp dụng tư thế này khi buổi đêm thức dậy cho bé bú đúng cữ. Tư thế này có thể nói là tư thế cho con bú dễ nhất.

Cách cho bé bú ở tư thế mẹ nằm nghiêng:

  • Mẹ nằm nghiêng thoải mái. Con nằm nghiêng bên cạnh, 2 mẹ con đối diện với nhau.
  • Mẹ ôm bé sát vào lòng để điều chỉnh cho tai – vai – hông của bé trên một đường thẳng bằng tay sát mặt giường. Tay này vừa ôm bé vừa giữ bé không ngửa ra. Mẹ nên đặt thêm một số chiếc gối hay đệm quanh tay mẹ và quanh bé để giữ bé nằm đúng tư thế. Khi có gối, đệm bao quanh bé thì mẹ có thể nằm chống tay để ngắm được con.
  • Tay còn lại không sát mặt giường của mẹ dùng nâng vú và hỗ trợ bé khi bú.

1.3. Tư thế ôm bóng

Trong tư thế cho bé bú này mẹ ôm con như một trái bóng trong lòng. Tư thế này cũng thực hiện khi mẹ ngồi. Cách thực hiện tư thế này tương đối dễ và thuận lợi.

Chi tiết về tư thế này như sau:

  • Bé nằm ngang và lệch 1 bên so với người mẹ. Bên đó là bên bầu vú bé sẽ bú.
  • Mẹ kẹp nửa người dưới của bé bằng tay bên vú bé bú. Đầu bé đối diện với bầu vú bên đó. Tay mẹ đỡ đầu bé còn nách mẹ ôm bé.
  • Tay còn lại mẹ vẫn hỗ trợ cho bé và hỗ trợ bản thân vào việc khác.

1.4. Tư thế bú chéo

Đây là tư thế rất thích hợp với những trẻ sinh non, sức đề kháng yếu. Ở tư thế bế ngược tay này, trẻ sẽ dễ dàng bú mẹ, ngậm bắt núm vú được lâu hơn.

Nếu mẹ cho trẻ bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế trẻ và ngược lại, tay giữ đầu và toàn thân trẻ. Để mặt bé đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ.

Tìm hiểu thêm:

Mẹo cho con bú cực kì hữu ích dành cho mẹ

2. Những thao tác hỗ trợ tư thế cho bé bú đúng cách

2.1. Giúp bé bắt vú

Bắt vú là thao tác đầu tiên của mọi bé khi bú mẹ
Bắt vú là thao tác đầu tiên của mọi bé khi bú mẹ

Bắt vú là thao tác đầu tiên của mọi bé khi bú mẹ. Bắt vú thực ra là một phản xạ của trẻ khi đói và muốn bú. Tuy nhiên mẹ vẫn nên hỗ trợ bé tìm được bầu vú mẹ. Cách giúp bé tìm vú mẹ cũng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần đặt miệng bé lại gần bầu ngực và để bé tự tìm núm vú. Mẹ cũng có thể dùng tay đỡ núm vú để chạm nhẹ vào môi bé để bé bắt vú nhanh hơn. Nếu bé quay đi hướng khác mẹ có thể gãi má bên gần vú của bé để bé quay lại.

2.2. Đảm bảo việc ngậm bắt vú của bé đúng cách và bú hiệu quả

Tư thế cho bé bú đúng nhưng bé không ngậm vú đúng thì hiệu suất ăn của bé vẫn không đạt hiệu quả. Bé cần ngậm được càng rộng quầng vú của mẹ càng tốt. Mẹ có thể quan sát quầng vú của mình khi bé ngậm. Bữa bú đạt hiệu quả khi mẹ thấy bé bú tập trung, nuốt đều. Khi no bụng bé tự thả vú mẹ và khuôn mặt thư giãn, nhanh chìm vào giấc ngủ.

2.3. Chú ý bầu vú và mũi của bé

Trong một số trường hợp mũi bé có thể bị chèn ép bởi ngực mẹ làm bé không chủ động thở được bằng mũi mà phải nghỉ trong lúc bú. Mẹ có thể để ý thấy khi bé bú không liên tục. Trong một số trường hợp không do bị ngực mẹ đè nhưng bé vẫn bú không liên tục, rất có thể bé đang gặp vấn đề ở đường hô hấp gây khó thở. Khi đó mẹ cần đưa bé đi kiểm tra kĩ.

2.4. Để bé tự thả vú khi no

Khi bé đang tập trung vào việc bú mẹ thì không vì lý do gì mà tách bé ra khỏi vú
Khi bé đang tập trung vào việc bú mẹ thì không vì lý do gì mà tách bé ra khỏi vú

Dường như điều này ai cũng biết nhưng cũng vẫn có những mẹ mắc phải. Khi bé đang tập trung vào việc bú mẹ thì không vì lý do gì mà tách bé ra khỏi vú. Điều này vừa có thể gây ra tổn thương vú mẹ, vừa gây ức chế cho bé. Khi bé đang bú mà bị cách ly khỏi vú thì rất dễ hờn và quấy khóc. Bé chưa bỏ vú ra cũng đồng nghĩa với việc con chưa bú no và mẹ nên kiên nhẫn đợi bé bú hết cữ nhé.

Trên đây là 3 tư thế cho bé bú hàng đầu mà các mẹ nên áp dụng. Những tư thế này không chỉ tăng gắn kết tình cảm mẹ con mà còn giúp bé bú hiệu quả nhất. Chúc mẹ và bé luôn có được sức khỏe tốt nhất!

Nguồn tham khảo: Các tư thế cho con bú phù hợp

Mẹ vừa sinh bé và không biết bao lâu cho bé bú một lần? Thời gian cho trẻ sơ sinh bú mẹ là bao lâu để đảm bảo khoa học? Liệu bé có bị quá đói hay bú quá nhiều so với lứa tuổi sơ sinh? Cùng tìm hiểu cữ bú phù hợp với các bé sơ sinh qua bài viết dưới đây.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Tần suất cho bé bú

Tần suất cho trẻ sơ sinh bú là 8 – 12 lần trong 24 giờ
Tần suất cho trẻ sơ sinh bú là 8 – 12 lần trong 24 giờ

Như các mẹ đều biết, trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ. Bé bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước hay bổ sung thêm sữa công thức trừ khi mẹ mất sữa. Nắm được tần suất cho bé bú nhằm giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong ngày của con.

Tần suất cho trẻ sơ sinh bú là 8 – 12 lần trong 24 giờ. Tức là 2-3 tiếng phải cho bé bú 1 lần kể cả ban đêm. Thời gian cho trẻ sơ sinh bú này đảm bảo bé có đủ năng lượng, nước uống. Tuyệt đối không cho bé bú ít hơn mức này. Nếu mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa, phải bổ sung sữa công thức nhưng vẫn đảm bảo tần suất này trong thời gian cho bé sơ sinh bú bình.

Các lưu ý hàng đầu dành cho mẹ bỉm trong thời gian cho trẻ sơ sinh bú như sau:

  • Cho bé bú cả ngày lẫn đêm
  • Nếu bé buồn ngủ, mẹ vẫn cần đánh thức bé dậy để bú. Tuy là bú để đáp ứng nhu cầu cho bé nhưng bé chưa thực sự biết biểu hiện đòi bú. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều lên đến 20 tiếng 1 ngày. Nếu mẹ không đánh thức con dậy để con bú thì rất có thể bé bị lả, bị đói. Tình trạng này đặc biệt không tốt với trẻ sơ sinh.
  • Không dùng núm vú giả để bé ngậm thay cho một lần bú. Sữa mẹ là năng lượng bắt buộc của bé, bé phải ngậm vú giả mà không được bú thì sẽ mất năng lượng và càng đói nhiều hơn.
  • Khóc đòi bú chứng tỏ bé đã đói rất lâu. Khi đó mẹ bắt buộc phải thay đổi thời gian cho trẻ sơ sinh bú. Cần cho bé bú dày hơn, bú ngay lúc bé đòi và không để bé khóc đòi nhiều lần.

2. Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu phút là đủ

Thời gian cho trẻ sơ sinh bú nên là 20-45 phút
Thời gian cho trẻ sơ sinh bú nên là 20-45 phút

Thời gian cho trẻ sơ sinh bú nên là 20-45 phút. Sau mỗi bữa bú con sẽ bú được khoảng 60-90ml sữa mẹ. Thời gian cho bé bú như thế này là hơi lâu cho một em bé sơ sinh do các con ngủ rất nhiều. Đây là do con đang thích nghi với môi trường ngoài bụng mẹ. Vì vậy trong 20-45 phút cho bé bú mẹ cần kiên trì với bé và chú ý cho bé bú đủ.

Cách bú mẹ nên áp dụng là bú từng bên vú. Thường thì sau 20 phút là bé bú được hết sữa của bầu vú mỗi bên. Cũng có trường hợp bé chỉ bú 1 bên mà đã no hoặc dừng bú. Tuy nhiên mẹ phải quan sát được sau bú bé có thỏa mãn hay không. Khi con bú xong mà khuôn mặt thoải mái và nhanh vào giấc ngủ nghĩa là con đã bú no. Hoặc khi bé chủ động rời ra khỏi ti mẹ. Bú một bên vú vẫn có thể đủ nếu mẹ có sữa dồi dào.

Tìm hiểu thêm:

Mẹ đã biết cách tăng lượng sữa nhanh chóng hơn chưa?

Bú bình hay bú mẹ tốt hơn cho bé? 

3. Làm sao để biết đã đủ cho thời gian bé sơ sinh bú chưa?

Về đặc điểm của nước tiểu, trẻ sơ sinh thường đi tiểu 3-4 giờ một lần
Về đặc điểm của nước tiểu, trẻ sơ sinh thường đi tiểu 3-4 giờ một lần

3.1. Trẻ đi ngoài – đi tiểu đều đặn

Trong những ngày đầu sơ sinh bé đi phân su. Biến đổi phân từ màu xanh đen chuyển sang màu vàng xanh rồi thành màu vàng diễn ra trong 5 ngày đầu tiên. Mẹ có thể thấy một số đặc điểm về phân bé sơ sinh như sau:

  • Ngày thứ ba của cuộc đời, chúng sẽ thường có ít nhất 2 đến 3 lần phân trong 24 giờ.
  • Khi được 5 ngày tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có ít nhất 4 lần phân màu vàng. Phân có lẫn hạt lấm tấm như phô mai.

Về đặc điểm của nước tiểu, trẻ sơ sinh thường đi tiểu 3-4 giờ một lần. Khi thời gian cho bé bú đủ, nước tiểu thường vàng nhạt, trong. Mẹ sẽ phải thay tã 4-6 lần mỗi ngày. Nếu nước tiểu bị cô đặc hoặc trẻ có bất thường, nước tiểu sậm màu rất rõ và có thể bé phải đi khám.

3.2. Các dấu hiệu khác

Trong bữa bú, nếu mẹ thấy tiếng nuốt sữa đều đặn của bé hoặc má bé phập phồng theo nhịp bú thì đó là dấu hiệu của một bữa bú đúng. Sau bữa bú, nếu bé thoải mái, vui vẻ, thả lỏng và nhanh buồn ngủ thì nghĩa là con đã no bụng. Khi đó mẹ thấy vú cũng không còn bị căng mà mềm ra, vắt sữa có thể đã hết.

Con sẽ tăng cân đều hoặc không bị giảm cân rõ rệt khi mẹ đảm bảo được thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình. Bé có khoảng thời gian giảm cân sinh lý trong những ngày đầu đười. Bé giảm khoảng 10% cân nặng ở giai đoạn này. Nếu bé bú đủ, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng trở về mức sơ sinh và tăng lên.

3.3. Trẻ sơ sinh sinh đôi hoặc sinh ba mẹ nên cho bú như thế nào?

Sinh đôi hoặc sinh ba bé có thể khiến mẹ không đủ sữa
Sinh đôi hoặc sinh ba bé có thể khiến mẹ không đủ sữa

Sinh đôi hoặc sinh ba bé có thể khiến mẹ không đủ sữa. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể áp dụng cữ bú của trẻ sơ sinh nói chung cho con. Nếu sữa mẹ không đủ, có thể bổ sung sữa công thức. Thời gian cho trẻ sơ sinh bú bình vẫn cần đảm bảo do đây là nguồn thức ăn, nguồn nước không thể thay thế của bé. Mẹ cũng nên quan sát con dựa vào các đặc điểm trên để biết các con đã bú đủ chưa.

Trên đây là những kiến thức cần thiết về thời gian cho trẻ sơ sinh bú. Góc của mẹ hi vọng bài viết đã truyền tải được đến mẹ những thông tin bổ ích để chăm sóc bé sơ sinh. Chúc mẹ và bé thật khỏe mạnh và luôn hạnh phúc!

Nguồn tham khảo: Bao lâu sữa về 1 lần? Khoảng cách giữa các cữ bú thế nào là hợp lý?

Đau bụng đẻ là trải nghiệm không mấy dễ dàng cho các mẹ bầu. Do đó, luôn có các biện pháp giúp mẹ khắc phục và làm dịu các cơn đau đẻ ấy. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ tất tần tật các phương pháp giảm đau cho mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.

1. Đặc điểm của các cơn đau bụng đẻ

Các cơn đau đẻ xuất hiện khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ và kéo dài đến khi sinh bé ra. Các cơn đau đẻ thật sự sẽ diễn ra theo chu kỳ và sẽ tăng dần theo thời gian. Các cơn đau đẻ gây cho mẹ rất nhiều khó khăn để chấp nhận nhưng vẫn ở mức độ mà mẹ bầu có thể chịu đựng được. 

Trung bình trong một quá trình chuyển dạ bình thường, mẹ sẽ chịu từ 70 -180 cơn co thắt tử cung. Số lượng các cơn đau sẽ còn phụ thuộc vào số lần mẹ đã sinh, sức khỏe tử cung và tình trạng sinh khó hay dễ. 

Các cơn đau đẻ xuất hiện khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ và kéo dài đến khi sinh bé ra
Các cơn đau đẻ xuất hiện khi mẹ bước vào giai đoạn chuyển dạ và kéo dài đến khi sinh bé ra

2. Các cách giảm đau bụng đẻ tự nhiên

Các cơn đau chuyển dạ luôn khiến mẹ mệt mỏi và đau đớn. Vì vậy, vẫn có một số biện pháp giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Dưới đây là các biện pháp phổ biến được nhiều bà bầu áp dụng khi đau đẻ:

  • Loại bỏ tâm lý sợ hãi, lo lắng. Mẹ hãy cố gắng thư giãn và giữ bình tĩnh khi đối diện với các cơn đau.
  • Hít thở đúng cách luôn là cách hiệu quả để ổn định tâm lý và cơ thể. Hít vô bằng mũi thở ra bằng miệng khi các cơn đau xuất hiện.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Tập thể dục như thiền, yoga… khi đang mang thai để rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, việc luyện tập thể dục thường xuyên khi mang thai còn giúp các cơn đau chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng hơn.
  • Luôn có người bên cạnh mẹ trong quá trình chuyển dạ để hỗ trợ và chăm sóc mẹ.
  • Thả lỏng tinh thần và dùng trí tưởng tượng có mục tiêu để khích lệ bản thân.
  • Áp dụng  các tư thế giúp giảm đau đẻ cho mẹ bầu.
Các cơn đau chuyển dạ luôn khiến mẹ mệt mỏi và đau đớn
Các cơn đau chuyển dạ luôn khiến mẹ mệt mỏi và đau đớn

3. Phương pháp giảm đau gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ bầu sử dụng để giảm cơn đau bụng đẻ. Đây là kỹ thuật hiệu quả được hỗ trợ trong cả trường hợp sinh thường và sinh mổ. 

Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê vào trong khoang ngoài màng cứng ở vùng lưng của mẹ thông qua một dây truyền nhỏ. Thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 10 – 15 phút giúp mẹ giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Sau khi mẹ sinh bé xong, bác sĩ sẽ rút dây truyền kia trên lưng mẹ ra. Tác dụng của thuốc sẽ kéo dài trong 45 – 70 phút. Đối với các trường hợp sinh đẻ khá lâu, mẹ phải tiêm lại thuốc tê khi thuốc hết tác dụng. 

Mẹ vẫn luôn tỉnh táo trong suốt quá trình tiêm thuốc gây tê. Các cơn đau đã được kiểm soát và giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, mẹ vẫn cảm nhận được các cơn gò khi xuất hiện để kết hợp rặn đẻ đẩy thai nhi ra như bình thường. 

Bác sĩ thường sẽ thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi tử cung của mẹ đã mở được 4 – 5 cm. 

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ bầu sử dụng để giảm cơn đau bụng đẻ
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp phổ biến nhất được nhiều mẹ bầu sử dụng để giảm cơn đau bụng đẻ

4. Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi

Gây tê ngoài màng cứng sẽ có một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ như:

  • Hạ huyết áp.
  • Choáng váng, buồn nôn.
  • Nặng nề chân và khó di chuyển.
  • Nhiễm trùng, tụ máu ngoài màng cứng. Tuy nhiên, đây là biến chứng nặng và có tỷ lệ xảy ra rất thấp. 

Đối với thai nhi thì thuốc gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng nguy hiểm gì cho bé. Đây chỉ là phương pháp giúp ngăn chặn và giảm thiểu các cơn đau bụng đẻ cho mẹ, không gây hại gì cho sức khỏe của thai nhi. 

Gây tê ngoài màng cứng sẽ có một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ
Gây tê ngoài màng cứng sẽ có một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ

5. Một số phương pháp giảm đau khác từ bác sĩ

Ngoài biện pháp gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau bụng đẻ khác như:

  • Gây tê tủy sống: Đây là biện pháp được áp dụng trong sinh mổ. Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy và có tác dụng ngay sau 5 phút. Thân dưới của mẹ sẽ bất động và chỉ cảm nhận được cơn đau khi thuốc đã hết. Tác dụng phụ: buồn nôn, tụt huyết ám, nhiễm, đau lưng…
  • Gây tê âm đạo: Phương pháp này giúp vùng âm đạo của mẹ không thấy đau khi sổ thai ra ngoài. Nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được các cơn đau chuyển dạ. Đây là phương pháp mà bác sẽ phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ đẻ để đưa bé ra ngoài.
  • Giảm đau bằng đường tĩnh mạch: Phương pháp này thường không được khuyến khích sử dụng. Bởi các nhóm thuốc giảm đau sẽ chỉ làm dịu cơn đau và gây buồn ngủ cho mẹ và bé. Dẫn đến mẹ khó khăn khi rặn đẻ, bé cần được hỗ trợ ngay sau khi sinh.
Gây tê tủy sống: Đây là biện pháp được áp dụng trong sinh mổ.
Gây tê tủy sống: Đây là biện pháp được áp dụng trong sinh mổ.

Kết bài

Gây tê ngoài màng cứng được cho là kỹ thuật được nhiều mẹ áp dụng khi sanh nỡ để giảm đau. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại các biện pháp giảm đau khác theo như trên bài. Bác sĩ cân nhắc với tình hình thể trạng của từng mẹ để có biện pháp phù hợp nhất. Vì các phương pháp này đều tồn tại ưu nhược điểm nhất định. Khi mẹ bầu không thể chịu được các cơn đau bụng đẻ quá dữ dội, bác sĩ sẽ can thiệp giảm đau bằng phương pháp khác.

Đau đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường của tất cả mẹ bầu trước khi em bé chào đời. Có thể nói đau đẻ chính là cơn đau dữ dội nhất trong suốt quá trình mẹ mang thai. Vậy cảm giác đau đẻ như thế nào? Liệu có cách nào khắc phục các cơn đau đẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Cảm giác đau đẻ như thế nào?

Đau bụng đẻ như thế nào?
Đau bụng đẻ như thế nào?

Đau bụng đẻ như thế nào? Để nắm rõ mô tả cơn đau đẻ một cách rõ ràng, thì các cơn đau đẻ sẽ bắt đầu từ những cơn co thắt tử cung trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Sau đó cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài đến khi thai nhi được đẩy ra ngoài. Các cơn đau đẻ sẽ xuất hiện theo chu kỳ với tần suất và cường độ tăng theo thời gian. Thời gian của các cơn đau diễn ra cũng được kéo dài hơn. Nếu lúc bắt đầu các cơn đau chỉ kéo dài 15 – 20 giây thì sau này có thể tăng đến 35 – 45 giây cho từng cơn đau thắt.

Trong quá trình chuyển dạ, các cơn đau đẻ sẽ bắt đầu từ giai đoạn 1 xóa mở cổ tử cung. Để cổ tử cung có thể xóa mở hoàn toàn, mẹ phải chịu đựng các cơn co thắt tử cung rất mạnh mẽ. Khi cổ tử cung đã mở hết, mẹ sẽ bước vào giai đoạn 2. Đây là giai đoạn rặn sinh bé ra. Các cơn đau đẻ lúc này sẽ càng trở nên dữ dội và kết hợp với sức rặn của mẹ, em bé sẽ được đẩy ra ngoài. 

Đặc biệt, khi nằm lên bàn sinh, mẹ sẽ được nằm trong tư thế ngửa. Tư thế này khiến cho đầu của bé sẽ gây sức nặng lên vùng chậu, khiến cho các cơn đau đẻ càng thêm gay gắt. 

Nhưng kết quả của cơn đau ám ảnh này chính là sự chào đời của một thiên thần. Khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con, mẹ sẽ cảm thấy mọi cơn đau kia đều xứng đáng. 

2. Quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ và cảm giác đau đẻ như thế nào?
Quá trình chuyển dạ và cảm giác đau đẻ như thế nào?

Sau khi rõ đau bụng đẻ như thế nào, hẳn mẹ rất muốn biết cách giảm đi những cơn đau đúng không? Nếu muốn khắc phục cơn đau đẻ hiệu quả nhất thì mẹ nên nắm rõ quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào. Chuẩn bị cho bản thân một tâm lý vững vàng và sẵn sàng vượt qua nhé!

2.1. Dấu hiệu báo chuyển dạ sớm

Dấu hiệu báo chuyển dạ sớm
Dấu hiệu báo chuyển dạ sớm

Việc đầu tiên mà mẹ cần nắm để chuẩn bị tâm lý đó là các giai đoạn chuyển dạ. Thật ra trước khi sinh vài ngày đến vài tuần, một số mẹ bầu đã có thể cảm nhận được một số dấu hiệu báo chuyển dạ sớm như:

  • Thấy bụng “sụt” xuống: có nghĩa là em bé đã bắt đầu nằm ổn định, đầu áp vào khung chậu mẹ chuẩn bị sinh.
  • Ra nhớt hồng âm đạo: thực chất đây là chất nhầy cổ tử cung. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra, lớp chất nhầy này sẽ bị bong và trôi ra ngoài. Mẹ lưu ý là lớp nhầy này chỉ có màu hồng thôi hay ít nâu sậm thôi nhé. Nếu ra máu đỏ tươi mẹ nên đi khám ngay tại bệnh viện gần nhất nhé
  • Cơn đau do gò tử cung: Những tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện những cơn đau do tử cung gò gọi là cơn gò “chuyển dạ giả”. Những cơn gò này có đặc điểm không đều, hiếm khi nào gây đau dữ dội. Đây có thể được xem như giai đoạn “tập dợt” của tử cung trước khi tham chiến thực sự. Tuy nhiên nếu cơn gò trở nên đều đặn, lặp đi lặp lại và tăng dần về cường độ và tần số thì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ thật sự rồi đấy!
  • Một số dấu hiệu khác như đau lưng, tiêu chảy.

2.2. Các giai đoạn chuyển dạ

Các giai đoạn chuyển dạ
Các giai đoạn chuyển dạ

2.2.1. Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn cổ tử cung mở dần nhờ cơn gò tử cung. Giai đoạn này được chia ra thành giai đoạn tiềm thời và giai đoạn hoạt động.

Giai đoạn tiềm thời: trong giai đoạn cổ tử cung mở dần với đường kính lỗ mở từ 0 đến 4cm. Cơn gò còn thưa và nhẹ, tần suất 5- 30 phút/ cơn, kéo dài 30-45 s, gò đều đặn, tăng dần về cường độ và tần số, đau tăng dần. Đối với người con so thì giai đoạn này có thể khá dài trên 12h. Đối với người con rạ thì chỉ khoảng 2-10h. Tại một số bệnh viện, ở giai đoạn này bạn sẽ nằm ở phòng chờ sinh.
Giai đoạn hoạt động: giai đoạn này được đánh dấu bởi cổ tử cung đã mở trên 4cm. Các cơn gò trở nên mạnh mẽ hơn và gây đau nhiều hơn. Tần suất cơn gò 3-5 phút/ cơn, kéo dài 60-90s. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1-5h. Nếu trước đó đang nằm ở phòng chờ sinh thì bạn sẽ được đưa vào phòng sinh.

2.2.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn mẹ rặn sinh em bé. Dưới tác dụng của cơn gò tử cung và sức rặn của mẹ, em bé sẽ đi qua khung chậu, tầng sinh môn của mẹ và sổ ra ngoài.

2.2.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 là giai đoạn bánh nhau sổ ra ngoài. Việc may vá vùng kín cũng sẽ được thực hiện sau giai đoạn này.

3. Khắc phục cơn đau đẻ bằng cách hít thở và rặn đẻ đúng chuẩn

Một trong những cách hiệu quả để giảm nhanh và kết thúc sớm các cơn đau đẻ là cách hít thở và rặn đẻ đúng trong suốt quá trình chuyển dạ.

3.1. Cách hít thở đúng

Đau đẻ như thế nào? Ít nhiều mẹ cũng có thể tự chuẩn bị tâm lý cho các cơn đau dữ dội đến gây gắt. Khi các cơn đau diễn ra, mẹ cần giữ bình tĩnh và tập trung vào cách hít thở. 

Khi các cơn đau chuyển dạ xuất hiện, mẹ hãy tập thở thật nhanh bằng cách hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Các cơn co thắt có cường độ càng cao thì mẹ cần thở nhanh và nông hơn để cung cấp đủ không khí. Cách thở này cũng giúp mẹ tăng thêm sức để rặn sinh bé. Sau khi các cơn đau qua đi, mẹ hãy thả lỏng cơ thể, thở chậm và sâu hơn để dưỡng sức cho các cơn đau sau.

Việc tập trung vào hơi thể để hít thở đều đặn sẽ giúp mẹ làm dịu cơn đau và cơ thể được thư giãn. Thay vì la hét vì các cơn đau quá sức khiến mẹ mất sức, mẹ hãy tập hít thở đúng cách để cải thiện các cơn đau đẻ cũng như sức rặn mẹ nhé.

3.2. Cách rặn đẻ đúng

Cách rặn đẻ đúng
Cách rặn đẻ đúng

Đau đẻ là cảm giác mà không ai muốn kéo dài. Vì thể, để kết thúc nhanh các cơn đau đẻ và thành công vượt cạn mẹ cần nắm vững cách rặn đẻ đúng. Cách rặn đẻ đúng vừa giúp mẹ tiết kiệm sức vừa giúp ngăn ngừa tình trạng bé bị ngạt khí. 

Khi bước vào giai đoạn 2 và nằm lên bàn sinh mẹ sẽ chỉ bắt đầu rặn khi các cơn đau đẻ xuất hiện. Bởi lực dặn của mẹ và các cơn co thắt bụng và tử cung kết hợp mới có thể giúp đẩy bé ra thuận lợi nhất. Do đó, mẹ chỉ rặn khi các cơn đau đến và giữ sức khi các cơn đau qua đi. Khi rặn mẹ hít một hơi thật sâu và dồn tất cả lực để rặn.

Tránh la hét hay phát ra âm thanh để có thể tập trung dồn hết khí xuống bụng dưới giúp đẩy bé ra ngoài. Mẹ không cần rặn quá nhiều khi không cần thiết sẽ khiến mất sức cho các lần rặn sau. Đau đẻ như thế nào và ai cũng muốn được chấm dứt nó sớm nhất. Việc rặn đẻ đúng cách sẽ giúp mẹ giải quyết được các cơn đau ám ảnh này. 

3.3. Một số cách khác để giảm các cơn đau đẻ 

Một số cách khác để giảm các cơn đau đẻ 
Một số cách khác để giảm các cơn đau đẻ 

Đau đẻ như thế nào và cách khắc phục ra sao là điều mẹ bầu nào cũng thắc mắc. Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản dưới đây để làm dịu cơn đau:

  • Massage tay và lưng.
  • Di chuyển xung quanh hoặc thay đổi vị trí.
  • Chườm ấm ở vùng lưng.
  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Luôn có người bên cạnh để khích lệ và trấn an tinh thần.

Khi mẹ không thể kiểm soát được các cơn đau đẻ. Chúng trở nên quá dữ dội và ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác, bác sĩ sẽ dùng đến thuốc để hỗ trợ mẹ. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp can thiệp của bác sĩ tại đây. 

4. Biểu hiện nguy hiểm khi mẹ đau đẻ

Biểu hiện nguy hiểm khi mẹ đau đẻ
Biểu hiện nguy hiểm khi mẹ đau đẻ

Khi nhận thấy các biểu hiện sau mẹ cần nhập viện theo dõi ngay:

  • Trong giai đoạn 1 của chuyển dạ, các cơn đau xuất hiện quá dữ dội khiến mẹ không chịu được. Bụng cũng trở nên căng cứng. Đây có thể là tình trạng nhau bong non. Đối tượng thường gặp là mẹ bị cao huyết áp, vừa bị té ngã hoặc tiền sản giật.
  • Vỡ nước ối sớm dù không bị đau bụng. Khi nhận thấy bất thường ở nước ối dù mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ cũng hãy đưa mẹ đến bệnh viện sớm nhất.
  • Dịch âm đạo có màu đỏ tươi hoặc vón cục cũng hãy đưa mẹ nhập viện ngay.

Cơn đau chuyển dạ là cảm giác không mẹ bầu nào tránh né được. Nhưng vẫn có biện pháp khắc phục các cơn đau đẻ ấy. Do đó, mẹ không cần quá sợ lo sợ cảm giác đau đẻ như thế nào khi bước vào giai đoạn chuyển dạ. Vì khi đến giai đoạn này là lúc mẹ đã rất gần để được gặp mặt thiên thần của mình. Giữ bình tĩnh và tin tưởng vào bản thân mẹ nhé. Sự bình tình và chuẩn bị cho bản thân một tâm lý vững vàng sẽ giúp mẹ vượt qua cơn đau một cách dễ dàng nhất.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt cho mẹ bầu không?

Những thứ cần mua cho trẻ sơ sinh – Đầy đủ từ A đến Z cho bé yêu

Sự phát triển của các giác quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Bởi các giác quan chính là công cụ duy nhất để bé va chạm và khám phá vạn vật. Vậy nên áp dụng những trò chơi cho bé 2 tháng tuổi ra sao để giác quan của bé phát triển toàn diện?

Ở thời điểm bé được sinh ra, xúc giác và thính giác đã hoàn thiện. Nhưng những giác quan khác như thị giác thì phải mất vài tháng để có thể đạt được mức gần với người trưởng thành. Vì vậy, bố mẹ có thể áp dụng các trò chơi cho bé 2 tháng tuổi dưới đây. Để giúp bé đạt được các mốc phát triển giác quan quan trọng này.

1. Tại sao nên áp dụng trò chơi cho bé 2 tháng tuổi để kích thích giác quan cho con?

Khi chào đời, các em bé sẽ sử dụng 5 giác quan của mình: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác để tìm hiểu, khám phá thế giới. Và tất cả mọi thứ: từ một cái ôm, một nụ hôn, khuôn mặt của cha, giọng nói hay mùi hương của mẹ… Đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển các giác quan của bé.

Các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng trẻ sơ sinh còn quá non nớt để tham gia vào các trò chơi. Trên thực tế, việc chọn trò chơi thích hợp với độ tuổi của bé sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Thông qua các trò chơi cho bé 2 tháng tuổi, bé sẽ vận động tất cả các giác quan, hành động. Từ đó mau cứng cáp để tiến đến các mốc phát triển thể chất và tinh thần.

Ngoài việc cho con bú, ngủ, vệ sinh đúng cách. Cha mẹ cũng nên dành thời gian để chơi với bé mỗi ngày. Tất cả những hoạt động bình thường như nói chuyện, nhìn con đều là trò chơi cho bé 2 tháng tuổi. Vì trong đôi mắt của một em bé mới chào đời, điều gì cũng thật mới mẻ và kỳ thú.

2. Bật mí các trò chơi kích thích giác quan cho bé 2 tháng tuổi

2.1. Trò chơi cho bé 2 tháng tuổi giúp kích thích thị giác

Khi mới sinh, bé đã biết nhìn nhận được sự tương phản. Bé bị thu hút bởi những thứ nhiều màu sắc và dễ nhìn được những vật thể to trong phạm vi gần. Khi bạn cho con bú, bé có thể nhìn được khuôn mặt của mẹ. Khi bé được 6 tuần tuổi, các cơ mắt đã khỏe hơn và bé có thể nhìn được xa từ 4 đến 6 mét. Vài tháng nữa, bé có thể nhìn được chiều sâu. Và điều này sẽ giúp ích cho quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh.

Để khuyến khích bé nhìn ngắm và bắt đầu nhận biết mọi vật một cách rõ ràng hơn. Bạn có thể trang trí căn phòng với những vật dụng có màu sắc tươi sáng. Hãy treo những vật nhiều màu sắc lên chiếc nôi của con. Một chiếc nôi treo đồ chơi có màu tươi sáng, bắt cũng là lựa chọn không tồi cho các mẹ. Chính những món đồ chơi nhỏ quay ở phía trên sẽ giúp bé hào hứng hơn trong việc khám phá mọi thứ bên ngoài.

2.2. Trò chơi cho bé 2 tháng tuổi kích thích khả năng nghe vượt trội

Thính giác được hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ. Vì vậy, ngay từ khi sinh ra bé đã có thể nhận ra giọng nói quen thuộc mà người thân “tâm sự” trước đó. Để khi lớn hơn, bé sẽ tập trung nghe bố mẹ nói chuyện. Và tìm cách bắt chước để tạo ra những từ đầu tiên trong ngôn ngữ của mình.

Không gì tốt với thính giác của bé hơn giọng nói của chính bố mẹ. Nói chuyện với con thật nhiều để bé phát triển khả năng lắng nghe cũng như kỹ năng nói của mình. Điều này không chỉ giúp gắn kết tình cảm cha mẹ với con. Mà còn giúp con trau dồi khả năng ngôn ngữ vô cùng tốt.

2.3. Trò chơi giúp bé có một xúc giác tinh nhạy

Xúc giác chính là cơ quan phát triển hoàn thiện nhất khi bé được sinh ra. Đây cũng là trò chơi cho bé 2 tháng tuổi vô cùng quan trọng để liên kết mẹ và bé.

Trò chơi giúp bé có một xúc giác tinh nhạy
Trò chơi giúp bé có một xúc giác tinh nhạy

Những cái ôm ấm áp và sự vỗ về của mẹ sẽ khiến bé có cảm giác an toàn. Các tiếp xúc da tiếp da đặc biệt cần thiết cho bé sơ sinh. Hãy bôi một ít dầu massage lên tay. Và nhẹ nhàng xoa bóp cho bé sau khi tắm. Bé sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu và thích thú.

2.4. Bé 2 tuổi đã có khả năng phát triển khứu giác

Ngay từ khi sinh ra, bé đã có thể ngửi được nhiều mùi hương khác nhau. Bé ngửi được mùi mẹ ngay trong ngày đầu tiên. Và mùi của những người khác trong một tuần sau đó. Mùi hương đặc biệt nhất đối với bé chính là mùi sữa mẹ. Và bé có thể phân biệt nó với mùi sữa công thức.

Trong thời gian còn cho bé bú sữa mẹ, bạn không nên dùng những mỹ phẩm có mùi hương. Vì nó có thể tạo ra cho bé cảm giác không thân thuộc. Mùi sữa mẹ chính là trò chơi cho bé 2 tháng tuổi, là bài học đầu đời. Giúp bé nhận biết và phát triển khứu giác hoàn thiện hơn.

2.5. Bé 2 tháng tuổi cũng đã biết “sành ăn”

Hương vị yêu thích của bé trong khoảng thời gian đầu đời là vị ngọt. Cho đến khoảng tháng thứ 4 thì bé đã biết phân biệt vị cay và mặn. Khi mẹ ăn gì, hương vị của món ăn đó có thể đi vào dòng sữa. Mà thông qua đó, bé sẽ nếm được những vị khác nhau. Vì vậy, khi con đang dùng sữa mẹ, mẹ hãy ăn thật đa dạng để kích thích vị giác của con nhé!

Bé 2 tháng tuổi cũng đã biết “sành ăn”
Bé 2 tháng tuổi cũng đã biết “sành ăn”

Những trò chơi cho bé 2 tháng tuổi thường rất đơn giản. Nó không đòi hỏi cha mẹ phải chuẩn bị nhiều dụng cụ hay phải áp dụng nhiều kỹ năng phức tạp. Những trò chơi tuy đơn giản nhưng hiệu quả lại rất to lớn đối với sự phát triển của bé. Ngoài ra, những trò chơi này còn là mối dây liên kết chặt chẽ của cha mẹ với con ngay từ những ngày đầu đời.

Bé khỏe mạnh, cả nhà cùng vui!

Nếu mẹ để ý, sẽ thấy trong thành phần của nhiều loại mỹ phẩm có chứa SLS hay SLES. Nó được sử dụng cho cả mỹ phẩm của người lớn và trẻ em. Vậy rốt cuộc thành phần SLS, SLES là gì? Chúng có tác dụng như thế nào? Có tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ hay không? Các bà mẹ thông thái hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhé!

1. Mẹ có biết SLS, SLES là gì?

Mẹ nhớ mặc áo cho bé nhé
Khi mua các loại mỹ phẩm cho trẻ em, các mẹ đều mong muốn sản phẩm đó có thành phần an toàn

Khi mua các loại mỹ phẩm cho trẻ em, các mẹ đều mong muốn sản phẩm đó có thành phần an toàn. SLS và SLES được tìm thấy nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc cá nhân. Vậy thực sự SLS, SLES là gì?

1.1. SLS, hóa chất tạo bọt trong mỹ phẩm trẻ em

SLS hay còn được gọi là Sodium Lauryl Sulfate là hóa chất tạo bọt trong mỹ phẩm trẻ em và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Chúng có tác dụng như chất tẩy rửa và là chất hoạt động bề mặt. Được thêm vào nhiều sản phẩm tẩy rửa của trẻ em và người lớn như sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng, nước giặt. Đó chính là thứ tạo ra những bọt bóng đáng yêu mà các bé rất thích chơi cùng. Nhưng câu hỏi đặt ra là: nó có an toàn cho bé không?

1 – Những hiểu biết sai lầm đối với SLS

Trong những năm gần đây, có một số lo ngại rằng SLS là một chất có thể gây nguy hại đến sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Nếu thành phần này rơi vào mắt trẻ, có thể gây các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, giảm thị lực. Có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thị lực ở các bé sơ sinh.

Nghiêm trọng hơn, nhiều thông tin còn cho thấy, SLS khi xâm nhập vào cơ thể. Có khả năng gây suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng hormone dẫn đến cơ thể dễ bị tổn thương. Nếu sử dụng lâu dài, người dùng có thể mắc các bệnh ung thư. Và gây ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe.

2 – Sự thật mẹ nên biết về SLS

Theo đó, sản phẩm có nồng độ SLS càng cao thì khả năng trẻ bị kích ứng da càng lớn
Theo đó, sản phẩm có nồng độ SLS càng cao thì khả năng trẻ bị kích ứng da càng lớn

Trong thực tế, không có bằng chứng khoa học nào liên kết với các hệ lụy nghiêm trọng được kể bên trên. Tuy nhiên, SLS cũng không phải là một hóa chất thực sự an toàn đối với trẻ nhỏ.

Đây được cho là thành phần gây kích ứng da và có khả năng phá vỡ lớp dầu tự nhiên duy trì sự toàn vẹn của da. Điều này không những làm tổn thương trực tiếp lên da . Mà nó còn làm giảm khả năng ngăn chặn các tác động gây dị ứng cho da bé. Từ đó dẫn tới việc trẻ dễ mắc các bệnh về da như chàm, viêm da, mẩn đỏ,…

Theo đó, sản phẩm có nồng độ SLS càng cao thì khả năng trẻ bị kích ứng da càng lớn. Điều đó cũng đúng khi da trẻ bị tiếp xúc trực tiếp với thành phần này trong thời gian dài.

Lưu ý dành cho mẹ:

Vì hầu hết các mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh đều được nhanh chóng rửa sạch ngay sau đó. Nên người sử dụng gần như không nhận ra da của họ bị kích ứng bởi các sản phẩm có chứa SLS. Tuy nhiên, SLS có thể làm do da bị khô. Vì vậy, mẹ nên tránh dùng với da các bé sơ sinh và các bé có làn da nhạy cảm.

Xem thêm thông tin các thành phần có trong mỹ phẩm ở đây mẹ nhé:

Mẹ có biết 9 chất bảo quản phổ biến nhất trong mỹ phẩm hiện nay?

Tác dụng tuyệt vời của Sodium hyaluronate trong việc dưỡng da

1.2. Vậy hóa chất tạo bọt trong mỹ phẩm trẻ em SLES là gì?

SLES hay Sodium laureth Sulfate cũng là một loại hóa chất tạo bọt trong sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh
SLES hay Sodium laureth Sulfate cũng là một loại hóa chất tạo bọt trong sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh

SLES hay Sodium laureth Sulfate cũng là một loại hóa chất tạo bọt trong sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và người lớn. Và một lần nữa, chất này cũng gây nên các kích ứng về mắt và da cho trẻ em.

Điểm khác biệt là SLES có hoạt tính nhẹ hơn so với SLS vì đã trải qua quá trình ethoxylate. Vì vậy, SLES là thành phần thay thế, được khuyến khích dùng nhiều hơn SLS. 

Tuy nhiên, có một vấn đề đáng quan tâm ở SLES. THeo healthychild.org, thành phần này thường bị nhiễm 1,4 dioxane, một chất gây ung thư. 1,4 dioxane một thứ được tạo ra như một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất. Vì thế, khi các nhà sản xuất có sử dụng SLES trong sản phẩm của mình. THường có thêm thông cáo rằng thành phần này được sử dụng ở mức an toàn.

2. Có nên để bé tránh tiếp xúc với SLS và SLES không?

Các sản phẩm thiên nhiên như nước rửa bình sữa Mamamy chính là lựa chọn hoàn hảo
Các sản phẩm thiên nhiên như nước rửa bình sữa Mamamy chính là lựa chọn hoàn hảo

Sử dụng các sản phẩm trẻ em có chứa SLS và SLES trong thành phần, có nguy cơ gặp rủi ro dị ứng rất cao. Để bảo vệ sức khỏe cho con em chúng ta, việc hạn chế sử dụng thành phần hóa học này là cần thiết. Đối với các bé từng có tiền sử mắc các bệnh về da như chàm, viêm da, mẩn đỏ hoặc các bé có làn da nhạy cảm. Mẹ nên bảo vệ bé bằng cách tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần tạo bọt này. 

Các sản phẩm thiên nhiên như nước rửa bình sữa Mamamy chính là lựa chọn hoàn hảo cho các bà mẹ thông thái. Thành phần nước rửa có chiết xuất tự nhiên từ ngô và rượu dừa, hoàn toàn không có chất tạo bọt như SLS, SLES. Đây chính là những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với làn da nhạy cảm mà các mẹ yêu nên lựa chọn để thay thế.

Giúp mẹ tìm các sản phẩm lành tình cho bé, này mẹ ơi:

Cách đọc thành phần nước rửa bình sữa an toàn cho bé mẹ cần biết

Bọt tắm gội thiên nhiên “xu hướng hot”

Phần kết

Giải mã được các thành phần có trong mỹ phẩm và nước rửa vệ sinh của bé. Sẽ giúp mẹ tự tin trong việc lựa chọn các sản phẩm an toàn và lành tính hơn. Bé nhà mình khá thích thú với việc chơi đùa với những bọt bóng đáng yêu. Đó là khi những yếu tố có hại đang bủa vây. Và có thể tấn công làn da bé bất cứ lúc nào. Biết được SLS, SLES là gì, chính là chìa khóa để mẹ có thể yêu thương và bảo vệ bé đúng cách.

Tháng đầu tiên sau khi bé ra đời và bắt đầu làm quen với môi trường có lẽ là khoảng thời gian diệu kỳ nhất. Khi đó bé thực sự bước vào “một thế giới mới”, một thế giới tuyệt diệu và khác xa hoàn toàn so với không gian trong bụng mẹ. Bởi thế, những hoạt động tương tác đơn giản cũng là những trò chơi mới mẻ và đầy lý thú trong mắt bé. Việc chơi với bé cũng giúp bé phát triển cơ bắp, giác quan và tạo ra những sự kết nối gần gũi với bố mẹ. Mẹ hãy cùng Mamamy khám phá những trò chơi cho bé 1 tháng tuổi nhé!

1. Các giác quan của bé đã phát triển thế nào trong tháng đầu tiên?

Khi chào đời, trẻ sơ sinh không chỉ sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ như bạn nghĩ mà em bé cũng thực sự biết học hỏi. Hệ thống thần kinh của bé chưa thực sự phát triển. Nhưng bé đã có thể thực hiện được nhiều hành động từ tháng đầu tiên.

Bé sẽ có hết các phản xạ sơ sinh, kỹ năng chuyển động, tầm nhìn, khả năng nghe, nhận biết xung quanh. Thậm chí là cảm nhận được ngôn ngữ. Hiểu sự phát triển của con, cha mẹ sẽ dễ dàng có những hoạt động tương tác với con hơn. Vậy trong 1 tháng đầu tiên bé đã phát triển như thế nào rồi nhỉ?

Khi chào đời, trẻ sơ sinh không chỉ sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ như bạn nghĩ mà em bé cũng thực sự biết học hỏi
Khi chào đời, trẻ sơ sinh không chỉ sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ như bạn nghĩ mà em bé cũng thực sự biết học hỏi

1.1. Thị giác (mắt bé)

Ở tháng đầu tiên sau sinh, mắt bé vẫn đang còn khá mờ. Bé chỉ có thể nhìn thật rõ trong phạm vi 20cm đến 30cm. Để trò chơi cho bé 1 tháng tuổi được tốt nhất. Mẹ nên giữ khoảng cách trong phạm vi bé nhìn rõ nhé.

1.2. Thính giác (tai bé)

Mặc dù thính giác của bé chưa phát triển hoàn toàn nhưng bé đã quen thuộc với giọng nói của mẹ và những âm thanh khác mà bé thường nghe thấy khi còn trong bụng mẹ.

1.3. Vị giác (lưỡi bé)

Bé đã có thể phân biệt được giữa vị ngọt và đắng. Trong thời gian này, bé rất thích những thứ có vị ngọt. Vì thế mà sữa mẹ sẽ là thứ thực phẩm bé hoàn toàn yêu thích.

1.4. Khứu giác (mũi bé)

Ngay từ khi bé sinh ra, bé đã có khả năng nhận ra mùi của mẹ. Vì thế nên có nhiều bé chỉ thích được mẹ bế thôi đấy.

1.5. Xúc giác (da bé)

Đây là giác quan phát triển vượt trội nhất sau khi bé sinh ra. Bé rất nhạy cảm với sự đụng chạm cơ thể. Thông qua việc sờ nắm, bé đã có thể biết được những sự mềm mại trên khuôn mặt của mẹ.

Vì vậy, sự kết nối giữa cha mẹ và bé thông qua giao tiếp quả thực vô cùng cần thiết. Việc chơi đùa, đụng chạm và nói chuyện với con đều giúp bé phát triển tốt và giúp sự kết nối giữa cha mẹ và bé càng trở nên gắn bó sâu sắc.

2. Các trò chơi cho bé 1 tháng tuổi cho thế giới của bé thêm tuyệt vời

2.1. Nói chuyện với bé

Chắc hẳn rất nhiều mẹ thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi phát triển như thế nào là bình thường. Thực tế, phải đến từ 10 tháng đến 1 tuổi, bé mới có thể cất tiếng nói đầu tiên. Nhưng ngay từ khi chào đời, bé đã bắt đầu nắm bắt được những điều cơ bản về cách sử dụng ngôn ngữ từ khi sinh ra. Từ những tiếng khóc “oe oe”, hay ánh mắt, cứ chỉ vướn mình theo tiếng vỗ tay của người thân… Đều là những nỗ lực đầu tiên để con có thể giao tiếp. Mà đó chính là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi. Là kết quả của cuộc “tâm sự” hàng ngày của ông bà, cha mẹ với thiên thần nhỏ của mình.

Khi nói chuyện với bé, mẹ có thể nói bất cứ điều gì, nhưng chú ý hãy luôn giữ tông giọng thật nhẹ nhàng và ngọt ngào với con nhé. Mẹ thậm chí cũng có thể nói chuyện với bé khi đang làm những công việc nhà khác và bé sẽ tìm mẹ dựa vào tiếng nói đấy!

Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách cho bé
Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách cho bé

Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách cho bé. Và hãy làm thường xuyên, đều đặn hàng ngày. Một cuộc khảo sát đã cho thấy việc trẻ được cha mẹ đọc sách cho từ khi lọt lòng cho đến khi lớn sẽ giúp trẻ biết đọc sớm hơn. Đồng thời giúp kỹ năng đọc hiểu vượt trội hơn các bạn đồng lứa.

Không chỉ vậy, việc thường xuyên trò chuyện với con còn giúp bé hình thành liên kết ngôn ngữ. Kích thích và thúc đẩy khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Con cũng cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của người thân hơn. Từ đó biết “hợp tác” với cha mẹ hơn các công việc thường nhật trong cuộc sống.

2.2. Tương tác gần cùng bé – trò chơi cho bé 1 tháng tuổi tuyệt vời nhất!

Các nghiên cứu cho thấy việc trò chuyện với bé 3 giờ mỗi ngày trong suốt những tháng đầu tiên. Sẽ giúp bé phát triển phần não bộ, kích thích thính giác, giúp bé sớm nhận ra giọng nói của những người thân quen. Các bé sơ sinh rất thích thú khi nhìn gương mặt của mọi người. Vì thế việc tương tác gần cùng bé sẽ là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi tuyệt vời nhất.

VÌ lúc này tầm nhìn của bé còn hạn chế nên mẹ có thể ghé sát mặt con để tương tác cùng bé. Mẹ hãy nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng tình cảm. Đồng thời mẹ cũng có thể làm một vài biểu cảm mặt ngớ ngẩn khác nhau trên khuôn mặt để thu hút sự chú ý của bé. Lè lưỡi, phồng má, trò chơi dân gian, trò chơi rung chuông vàng cho trẻ mầm non, trò chơi rồng rắn lên mây … hay bất cứ điều gì . Rất có thể bé sẽ cố gắng để bắt chước mẹ đấy

2.3. Hát hò và nhảy múa

Không chỉ với trẻ mới sinh, hát hò và nhảy múa là một trò chơi vui vẻ với tất cả mọi lứa tuổi
Không chỉ với trẻ mới sinh, hát hò và nhảy múa là một trò chơi vui vẻ với tất cả mọi lứa tuổi

Không chỉ với trẻ mới sinh, hát hò và nhảy múa là một trò chơi vui vẻ với tất cả mọi lứa tuổi! Khi bật nhạc cho bé, mẹ hãy cùng hát theo và nắm tay chân bé lắc lư theo điệu nhạc nhé. Mẹ cũng có thể bế bé lắc lư và chuyển động trong khắp căn nhà. Tuy nhiên vì thính giác của trẻ mới sinh còn rất nhạy cảm, thế nên mẹ lưu ý đừng bật nhạc quá to. Đồng thời cũng nắm tay và lắc lư bé thật nhẹ nhàng thôi nhé.

Mẹ có thể bật nhạc jazz hay các loại nhạc giúp phát triển trí óc khác. Hoạt động này sẽ giúp bé phát triển thính giác và nhạy cảm với âm nhạc hơn rất nhiều.

List nhạc tham khảo:

2.4. Chơi ú òa!

Mẹ có thể chơi ú òa theo cách truyền thống với tay và mặt của mẹ
Mẹ có thể chơi ú òa theo cách truyền thống với tay và mặt của mẹ

Mẹ có thể chơi ú òa theo cách truyền thống với tay và mặt của mẹ. Mẹ cũng có thể “mượn” những dụng cụ để thực hiện trò chơi của mình. Đó có thể là một cái xúc xắc, một quả bóng hay bất kì đồ vật có màu sắc sặc sỡ khác. Mẹ hãy lắc lắc đồ chơi trước mặt bé và đưa ra các phía khác nhau để bé đi tìm. Sau đó mẹ có thể bất ngờ đưa ra đồ chơi ra trước mặt bé. 

Trò chơi trốn tìm – ú òa dành cho trẻ sơ sinh này sẽ giúp bé phát triển thị lực và tăng cường sức mạnh cơ cổ. Cùng bé chơi trò này, mẹ sẽ thấy bé cười khanh khách rất đáng yêu cho mà xem!

2.5. Cho bé làm quen dần với “tummy time

Tummy time là khoảng thời gian cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của bố mẹ. Mẹ có thể bắt đầu tập “tummy time” cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra, trong một khoảng thời gian ngắn và tăng dần thời gian lên.

Mẹ có thể cho bé nằm sấp trên giường. Hoặc mẹ cũng có thể nằm ngửa ra và đặt bé lên ngực. Mẹ nên kê một chiếc gối phía sau đầu để có tư thế thoải mái hơn và thuận tiện cho việc trò chuyện, giao tiếp, cổ vũ bé. Lần đầu tiên bé sẽ không thấy thoải mái khi bạn tập tummy time. Nhưng càng sớm luyện thì khả năng thích ứng của bé càng lớn hơn. Mẹ có thể đưa cho bé những đồ chơi ưa thích để khuyến khích bé.

Hoạt động này không chỉ giúp các cơ bắp của vai, cổ phát triển tốt hơn, tăng cường kĩ năng vận động. Tummy time còn giúp dạ giày bé hoạt động hiệu quả hơn và sẵn sàng cho những sự phát triển tiếp theo như lăn, bò, trườn.

2.6. Tập thể dục cho bé

Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa và sau đó bóp nhẹ lấy tay và chân con rồi từ từ bóp dọc cả tay và chân con. Mẹ cũng có thể cầm nhẹ cổ chân con và di chuyển lên xuống, gập vào gập ra như tư thế đạp xe đạp. Đồng thời cũng còn rất nhiều bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh khác mà mẹ có thể tham khảo để tìm hiểu

Hoạt động thể dục cho bé sẽ giúp tuần hoàn máu của bé tốt hơn. Tay chân cứng cáp, phát triển hơn rất nhiều đấy!

Tuy nhiên, việc quan trọng nhất mà các cha mẹ bỉm sữa nên thực hiện với các thiên thần nhỏ của mình là hãy dành thật nhiều thời gian để trò chuyện và mỉm cười với bé. Đó là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi tuyệt vời và hiệu quả nhất mà cha mẹ nào cũng nên áp dụng.

Mẹ cũng nên tìm hiểu:

Trò chơi cho trẻ 4 tháng tuổi

Trò chơi vui cho trẻ mầm non

Nuôi dạy trẻ thông minh từ nhỏ

Địa điểm đưa trẻ đi chơi ngày lễ 30/4 – 1/5

Giỏ hàng 0