Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tật đầu nhỏ Microcephaly là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi đầu em bé nhỏ hơn so với các bé cùng độ tuổi. Bé mắc Microcephaly thường có bộ não nhỏ và không phát triển đúng cách.

1. Microcephaly là gì?

Tật đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh mà vòng đầu của trẻ nhỏ hơn nhiều so với dự kiến.

Microcephaly có thể là một dị tật bẩm sinh riêng biệt
Microcephaly có thể là một dị tật bẩm sinh riêng biệt

Trong khi mang thai, đầu của thai nhi phát triển theo sự phát triển của não bộ. Microcephaly xảy ra do não bé phát triển không đúng cách trong suốt thời kỳ bào thai hoặc ngừng phát triển sau khi sinh, dẫn đến kích thước đầu nhỏ hơn bình thường.

Microcephaly có thể là một dị tật bẩm sinh riêng biệt. Nó có thể xảy ra kèm hoặc không kèm theo dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác.

2. Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây ra bệnh Microcephaly ở hầu hết các bé vẫn chưa được tìm ra. Một số em bé bị microcephaly vì những thay đổi trong gen. Các nguyên nhân khác của microcephaly, có thể bao gồm các vấn đề sau đây trong thai kỳ:

  • Một số bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai như rubella, toxoplasmosis, hoặc cytomegalovirus.
  • Suy dinh dưỡng nặng.
  • Mẹ tiếp xúc các chất độc hại như rượu, một số loại thuốc, hoặc hóa chất độc hại. 
  • Gián đoạn nguồn cung cấp máu cho não thai nhi trong thai kỳ.

3. Chẩn đoán sớm tật đầu nhỏ Microcephaly

Tật đầu nhỏ Microcephaly có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra.  

3.1. Trong khi mang thai

Trong khi mang thai, tật đầu nhỏ đôi khi có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm siêu âm. Để phát hiện tật đầu nhỏ ở thai nhi, siêu âm cần được thực hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ 2 hoặc đầu tam cá nguyệt thứ 3. Mẹ nên ghi nhớ các mốc siêu âm để phát hiện sớm dị tật.

3.2. Sau khi sinh

Để chẩn đoán tật đầu nhỏ sau khi sinh, bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh trong khi khám. Sau đó so sánh số đo này với số đo chuẩn theo giới tính và độ tuổi. Tật đầu nhỏ được xác định khi vòng đầu đo nhỏ hơn một giá trị nhất định của trẻ cùng độ tuổi và giới tính. Giá trị đo được của tật đầu nhỏ thường là nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn (SD) so với số đo trung bình. Giá trị đo cũng có thể được xác định là dưới bách phân vị thứ 3. Điều này có nghĩa là đầu của em bé cực kỳ nhỏ so với trẻ cùng tuổi và cùng giới tính.

Bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu để xác định Microcephaly
Bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu để xác định Microcephaly

Các phép đo chu vi vòng đầu nên được thực hiện trước 24 giờ tuổi. Yếu tố quan trọng nhất là chu vi vòng đầu được đo và ghi chép cẩn thận. Chu vi vòng đầu nên được đo càng sớm càng tốt sau khi sinh, trong vòng 24 giờ đầu đời.

Nếu nghi ngờ em bé bị tật đầu nhỏ Microcephaly, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Ví dụ, các xét nghiệm đặc biệt như chụp cộng hưởng từ có thể cung cấp thông tin quan trọng về cấu trúc não bé để xác định xem trẻ sơ sinh có bị nhiễm trùng trong thai kỳ hay không.

4. Phương pháp điều trị Microcephaly

Microcephaly là một tình trạng suốt đời. Hiện không có phương pháp điều trị nào cho tật đầu nhỏ. Bởi vì tật đầu có thể từ nhẹ đến nặng nên các phương pháp điều trị cũng đa dạng. 

Bé bị Microcephaly nhẹ thường không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khác ngoài kích thước đầu nhỏ. Những bé này sẽ cần kiểm tra định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển.

Đối với trẻ bị Microcephaly nặng hơn, bé sẽ cần được chăm sóc và điều trị tập trung vào việc quản lý các vấn đề sức khỏe khác. Can thiệp sớm sẽ giúp các em bé bị bệnh não nhỏ cải thiện và tối đa hóa khả năng thể chất và trí tuệ. Những can thiệp này có thể bao gồm liệu pháp nói, liệu pháp nghề nghiệp và vật lý trị liệu. Đôi khi thuốc cũng cần thiết để điều trị co giật hoặc các triệu chứng khác.

Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai. Điều này có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé không? Mẹ cứ yên tâm, đây là điều hết sức bình thường. Rạn da được xem như minh chứng rõ ràng tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ đó. Vết rạn da không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những vết rạn da khiến nhiều mẹ trở nên tự ti, lo lắng hoặc stress. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề rạn da khi mang thai và những phương pháp trị rạn da an toàn, hiệu quả.

1. Rạn da khi mang thai là gì?

Rạn da là tình trạng xuất hiện những vết nhỏ, dài lan rộng trên bề mặt da
Rạn da là tình trạng xuất hiện những vết nhỏ, dài lan rộng trên bề mặt da

Rạn da là tình trạng cơ thể xuất hiện những vết nhỏ, dài lan rộng trên bề mặt da. Những vết này có thể có màu hồng, đỏ, tím hoặc nâu tùy thuộc vào màu da của mẹ. Tình trạng rạn da rất phổ biến trong thai kỳ. Có khoảng 80-90% phụ nữ khi mang thai đều xuất hiện vấn đề này.
Các vết rạn da thường xuất hiện trên vùng bụng, đùi và ngực của mẹ. Chủ yếu là do kích thước của những vùng này thay đổi, trong khoảng tuần thứ 13-21 của thai kỳ. Tùy theo cơ địa của từng người mà các vết rạn trông cũng rất khác nhau.

Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này là mẹ có thể cảm thấy hơi ngứa xung quanh vùng da đang dần mỏng hơn (như vùng bụng chẳng hạn). Các vết rạn da hầu như không gây hại và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, lại gây mất thẩm mỹ khá nghiêm trọng. Điều may mắn là với nhiều người, vết rạn da sẽ dần mờ đi khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, với một số người, những vết rạn vẫn nằm trên cơ thể chứ không mất hoàn toàn.

2. Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

2.1. Di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong khả năng bị rạn da khi mang thai và mức độ của các vết rạn sẽ trông như thế nào. Thông thường, nếu “mẫu hậu” mà gặp tình trạng này thì khả năng cao mẹ cũng sẽ có. Nếu không thì thật may mắn, các mẹ sẽ ít phải đối mặt với những vết rạn khó chịu hơn. Các vết rạn cũng có xu hướng rõ ràng hơn nếu bạn có làn da trắng. Đồng thời nhạt màu hơn đối với những người có da sẫm màu.

Những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai các mẹ cần biết
Những nguyên nhân gây rạn da khi mang thai các mẹ cần biết

2.2. Tăng cân

Khi tăng cân quá nhanh trong thai kỳ hoặc mang thai đôi cũng khiến các mẹ dễ bị rạn da nữa. Làn da quanh ngực, bụng, mông và đùi bị căng lên quá nhanh; trong khi cơ thể không đủ thời gian điều chỉnh, khiến kết cấu da bị vỡ gây nên các vết rạn.

2.3. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ có thể khiến da nhạy cảm hơn. Đồng thời việc sản sinh các protein như elastin và collagen cũng bị ảnh hưởng. Từ đó làm giảm khả năng tự phục hồi và độ đàn hồi của da. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến vùng da trên toàn cơ thể chứ không chỉ mỗi vùng bụng hay đùi.

3. Phương pháp giúp giảm tình trạng rạn da khi mang thai

Thực tế, không có phương pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng rạn da khi mang thai. Cũng như không có loại kem nào có thể khiến những vết rạn này biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chăm sóc, những vết rạn khó chịu này có thể giảm phần nào.

3.1. Giữ cân nặng ổn định

Việc tăng cân trong thai kỳ là điều cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi cân nặng định kỳ và áp dụng các khuyến cáo về định mức calo. Đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn thai kỳ.

3.2. Áp dụng chế độ ăn khoa học

Mẹ nên lưu ý sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng cho da. Chẳng hạn như rau bina, cà rốt, khoai lang hoặc các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, các loại hạt dinh dưỡng, bơ, bông cải xanh sẽ giúp bổ sung vitamin E cần thiết; cùng với đó là nguồn protein lành mạnh như sữa chua và đậu lăng. Tất cả sẽ giúp da mẹ khỏe mạnh hơn, góp phần lớn trong việc điều chỉnh cân nặng hợp lý.

Ăn uống khoa học giúp giảm rạn da khi mang thai
Ăn uống khoa học giúp giảm rạn da khi mang thai

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: “Những thực phẩm tốt cho bà bầu” của Mamamy để xây dựng cho mình một thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

3.3. Uống nhiều nước

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rạn da khi mang thai. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là giúp da của mẹ luôn đủ nước, mềm mại,và đàn hồi.. Điều này còn giúp tăng cường trao đổi chất hiệu quả cho cơ thể nữa; bé sẽ khỏe mạnh hơn mà mẹ cũng yên tâm về lượng nước ối cần thiết.

3.4. Massage nhẹ nhàng với kem hoặc dầu dưỡng

Massage có thể không ngăn được các vết rạn da. Tuy nhiên, điều này có thể giúp tăng cường độ ẩm và giảm cảm giác ngứa da.

3.5. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp giảm rạn da khi mang thai

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng rạn da.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng rạn da

Duy trì hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giữ cân nặng ổn định theo tiêu chuẩn. Điều này còn giúp tăng lưu thông máu dưới da, giúp da mẹ ít bị tổn thương hơn đấy!

Tìm hiểu thêm về những vấn đề thường gặp khi mang thai tại đây mẹ nhé!

4. Cách chống rạn da khi mang thai từ thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu

4.1. Dầu dừa

Dùng dầu dừa và các nguyên liệu từ thiên nhiên để chống rạn da khi mang thai an toàn
Dùng dầu dừa và các nguyên liệu từ thiên nhiên để chống rạn da khi mang thai an toàn

Dầu dừa có tính làm mềm da cao và hỗ trợ giữ ẩm rất hiệu quả. Điều này giúp da được tăng cường tính đàn hồi tự nhiên, giảm nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Hàm lượng axit lauric có trong dầu dừa cũng giúp dễ thẩm thấu vào da hơn. Từ đó có thể tác động tích cực đến việc sản xuất collagen ở mẹ. Dầu dừa còn có đặc tính kháng viêm, làm giảm thời gian chữa lành các vết rạn da. Khả năng cấp ẩm chuyên sâu cũng giúp giảm bớt tình trạng ngứa liên quan đến các vết rạn da.

Cách sử dụng

Dùng khăn sạch thấm nước ấm, lau nhẹ vùng bụng hoặc nơi mà mẹ bầu muốn ngăn ngừa rạn da. Sau đó cho một ít dầu dừa vào lòng bàn tay, xoa nhẹ rồi massage theo vòng tròn. Việc này để giúp dầu dừa thẩm thấu nhanh hơn vào da. Lưu ý không cần phải rửa lại với nước sau khi sử dụng.

4.2. Nha đam

Phần gel của lá nha đam có khả năng thẩm thấu rất tốt, tạo độ ẩm và tăng sức đàn hồi cho da, Nha đam còn thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, giúp ngăn ngừa lão hóa, liền sẹo trên da. Sử dụng nha đam đều đặn còn giúp ngăn ngừa tác hại của tia cực tím, bảo vệ da từ bên ngoài. Siêng năng là da mẹ sẽ đẹp lên trông thấy.

Cách sử dụng

Nếu có nha đam tươi tại nhà, mẹ có thể lấy phần lõi massage những vùng da bị rạn. Lưu lại trên da trong khoảng 20-30 phút. Sử dụng nha đam mỗi ngày và rửa sạch bằng nước ấm để thấy hiệu quả.

4.3. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, gồm các axit amin và protein phục hồi da hiệu quả. Collagen có trong lòng trắng trứng giúp tăng cường độ đàn hồi và làm mờ dần các vết rạn. Bên cạnh đó, các protein sẽ giúp tái tạo chất béo, phục hồi làn da bị tổn thương. Sử dụng lòng trắng đều đặn sẽ mang lại vẻ mịn màng trẻ trung vốn có như thời con gái.

Cách sử dụng

Sử dụng khoảng 2 quả trứng, tách lấy lòng trắng và đánh bông chúng lên. Sử dụng lòng trắng trứng đánh bông trải đều lên các vùng da bị rạn. Đợi khoảng 20 phút cho đến khi hỗn hợp khô hoàn toàn và rửa lại bằng nước sạch. Massage nhẹ nhàng những vùng da đó và bổ sung một lớp dầu oliu mỏng để tăng hiệu quả.

Mẹ có thể tham khảo thêm những cách chăm sóc da hiệu quả tại đây nhé!

Qua bài viết này, hy vọng rằng các mẹ bầu sẽ có những thông tin hữu ích về rạn da khi mang thai. Đồng thời nắm được các phương pháp chống rạn da có nguồn gốc từ thiên nhiên. Chúc các mẹ luôn hạnh phúc, tràn ngập niềm vui và nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng!

“Trẻ ăn dặm bị táo bón” là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi mẹ mới bước vào thời kỳ ăn dặm cho trẻ. Sự thật thì thỉnh thoảng táo bón ăn dặm không phải vấn đề quá hiếm gặp. Trong giai đoạn này, khi hệ thống tiêu hóa của bé đang học cách làm quen với nhiều nhóm thức ăn mới, khi bắt đầu giới thiệu thực phẩm đặc, tính nhất quán và tần suất bé đi nặng sẽ thay đổi nhanh chóng, tùy thuộc vào món ăn bé dung nạp. 

1. Trẻ bắt đầu ăn dặm bị táo bón và biểu hiện:

  • Bé đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần.
  • Phân của bé là những cục khô và cứng
  • Phân của bé là những cục nhỏ, khô giống như “phân thỏ”
  • Bé có dấu hiệu ăn kém hơn bình thường
  • Bé ăn dặm bị táo bón không đi đại tiện được (Bé phải rặn mạnh và lâu, đôi khi đau quá sẽ làm bé khóc)
  • Đi ngoài ra máu

Khi em bé của các mẹ bị táo bón, bé sẽ cảm thấy khó và đau đớn khi rặn, lâu dần sẽ tạo thành 1 vòng luẩn quẩn: táo bón → đau lỗ hậu môn  → không muốn rặn → táo bón.

Bé khó khăn khi đi ngoài (Bé phải rặn mạnh và lâu, đôi khi đau quá sẽ làm bé khóc)
Bé khó khăn khi đi ngoài (Bé phải rặn mạnh và lâu, đôi khi đau quá sẽ làm bé khóc)

2. Nguyên nhân khiến trẻ táo bón lâu ngày

  • Trong những bữa ăn dặm đầu tiên cho bé, bé có thể sẽ bị táo bón trong vài ngày (điều này là hoàn toàn bình thường) khi hệ thống tiêu hóa đang học cách dung nạp và xử lý thức ăn. Trong trường hợp này, hiện tượng táo bón sẽ hết sau vài ngày khi hệ thống tiêu hóa của bé “hoàn thành quá trình điều chỉnh”.
  • Bé ăn dặm bị táo bón do không được nạp đủ chất xơ từ trái cây và rau xanh.
  • Cơ thể bé nạp quá nhiều chất bổ như đạm và tinh bột. Cho bé ăn quá nhiều bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng cũng là một căn nguyên của táo bón.
  • Trẻ táo bón lâu ngày còn do không uống đủ nước.

Xem thêm:

3. Trẻ ăn dặm bị táo bón nên ăn gì

Trên các trang mạng xã hội, khi các mẹ hỏi về vấn đề trẻ ăn dặm bị táo bón, phần lớn câu trả lời sẽ là “Bổ sung cho bé men vi sinh”. Tuy nhiên, các mẹ hãy nghĩ đến những sản phẩm từ tự nhiên trước khi cân nhắc đến các sản phẩm chức năng. Có rất nhiều các phương pháp khắc phục táo bón mà các mẹ có thể thử dưới đây.

3.1. Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón 

Đây là phương thức hữu hiệu nhất dành cho trẻ ăn dặm bị táo bón. Có nhiều loại chất xơ nhưng có 2 loại phổ biến để khắc phục táo bón là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

  • Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp đẩy thức ăn qua hệ thống một cách nhanh chóng. Phương pháp này không “dạy” hệ tiêu hóa của bé cách xử lý thức ăn đúng cách nên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Các thực phẩm nguyên cám như bánh mì, ngũ cốc, gạo lứt đều giàu chất xơ hòa tan.
Chất xơ không hòa tan có giúp cho phân mềm đi và dễ đi qua lỗ hậu môn hơn
Chất xơ không hòa tan có giúp cho phân mềm đi và dễ đi qua lỗ hậu môn hơn
  • Chất xơ không hòa tan giúp cho phân mềm đi và dễ đi qua lỗ hậu môn hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bổ sung nhiều chất xơ hòa tan trong mọi bữa ăn. Những thực phẩm gợi ý bao gồm yến mạch, các loại hạt, các loại đậu, rau củ và trái cây mẹ nhé.

Xem thêm: Bé ăn dặm bị táo bón: Mẹ nên làm gì để khắc phục?

3.2. Đảm bảo cơ thể bé ăn dặm dung nạp đủ “chất lỏng” để phòng ngừa táo bón 

Phân cần có chất lỏng để làm mềm chúng. Thường thì các em bé sẽ không hứng thú với nước lọc, dẫn đến việc trẻ táo bón lâu ngày. Bởi vậy, hãy sáng tạo những thực đơn hấp dẫn hơn như các loại nước ép hoặc nước rau củ dashi. Một lưu ý khi bạn ép nước trái cây cho bé là hãy pha loãng với nước lọc vì nước ép nguyên chất là quá ngọt và không tốt cho men răng của bé. Ngoài ra, sữa cũng là một dạng chất lỏng mẹ nhé. Dưới đây là 1 gợi ý về lượng nước cơ thể bé cần:

  • Từ 0-6 tháng: Trẻ cần 150ml/kg chất lỏng mỗi ngày (100% sữa). Vậy nếu em bé của bạn 8kg thì bé sẽ cần 1200ml sữa/ngày
  • Từ 7-12 tháng: Em bé cần 600-800ml chất lỏng mỗi ngày
  • Từ 1-2 tuổi: Bé cần 880-960ml chất lỏng mỗi ngày. 

Lưu ý đây là lượng chất lỏng tổng hợp, bao gồm tất cả sản phẩm chứa chất lỏng mẹ nhé. 

Đảm bảo cơ thể bé dung nạp đủ “chất lỏng” để phòng ngừa táo bón
Đảm bảo cơ thể bé dung nạp đủ “chất lỏng” để phòng ngừa táo bón

3.3. Mận khô cho trẻ ăn dặm bị táo bón

Mận có chứa hàm lượng lớn sorbitol giúp tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột và làm mềm phân. Mận cũng còn chứa nhiều polyphenol giúp kích thích hoạt động của dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột. Vì vậy, sử dụng mận khô được coi liệu pháp đầu tiên khi các bé mới mắc chứng táo bón. Hãy bổ sung cho bé thêm mận khô khi bé có dấu hiệu táo bón. Phòng ngừa/điều trị sớm bao giờ cũng hiệu quả hơn là chờ đến khi bệnh trở nên nặng hơn. 

Sử dụng mận khô được coi liệu pháp đầu tiên khi các bé gặp phải chứng táo bón
Sử dụng mận khô được coi liệu pháp đầu tiên khi các bé gặp phải chứng táo bón

3.4. Bổ sung Probiotic cho bé ăn dặm bị táo bón

Probiotic là vi khuẩn sống “thân thiện” chiếm một phần lớn trong hệ miễn dịch. Cách tốt nhất để bổ sung Probiotic chính là thêm sữa chua vào trong khẩu phần ăn của bé. Các mẹ có thể bổ sung như một bữa phụ hoặc món “tráng miệng” cho các bữa chính. Sữa chua trộn yến mạch cùng trái cây cũng giúp bé đổi khẩu vị nhé.

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ có 1 sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn ăn dặm. Ăn dặm là một quá trình khá thú vị khi bé được khám phá nhiều hương vị của cuộc sống. Vậy nên đừng để táo bón cản trở con, mẹ nhé!

Giỏ hàng 0