Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trên thực tế, nếu các mẹ quan tâm đến sức khỏe sinh sản và có một chu kỳ kinh ổn định, thì không khó để biết khi nào trứng rụng. Những thông tin này sẽ hỗ trợ cực nhiều trong các vấn đề thụ thai hoặc tránh thai. Hơn nữa, nếu chủ động các mẹ còn kịp thời phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe khác nữa. Những gì liên quan đến sức khỏe chung thì biết càng sớm càng tốt đúng không cả nhà nhỉ?

1. Chị em mình có biết khi nào trứng rụng không?

1.1. Thế nào là rụng trứng?

Đầu tiên, để biết khi nào trứng rụng thì cần nhắc sơ lại về khái niệm rụng trứng đã. Cơ thể chị em mình được sinh ra với hàng triệu quả trứng. Và trong quá trình trưởng thành, những quả trứng này cũng nuôi dưỡng để chờ ngày thụ tinh. Nếu không được thụ tinh thì chúng sẽ tan rã vào niêm mạc tử cung, sau đó được đào thải ra ngoài. Vậy cụ thể, trứng rụng trong khoảng thời gian nào?

1.2. Vậy khi nào trứng rụng?

Nhận biết khi nào trứng rụng thông qua chu kỳ kinh nguyệt
Nhận biết khi nào trứng rụng thông qua chu kỳ kinh nguyệt

Nhận biết khi nào trứng rụng thông qua chu kỳ kinh nguyệt

Để trả lời câu hỏi này, mình sẽ phải lật lại chu kỳ kỳ kinh nguyệt một chút. Theo lý thuyết thì trứng sẽ rụng vào ngày 14 trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tuy nhiên, mỗi người lại có một chu kỳ khác nhau, do đó ngày này cũng sẽ dao động ít nhiều.

Chẳng hạn nếu mà mình có chu kỳ kinh nguyệt 28 – 32 ngày; thì quá trình rụng trứng thường diễn ra trong khoảng ngày 10-19 của chu kỳ đó. Tức là trước kỳ kinh tiếp theo khoảng 12-16 ngày. Cách tính này dựa theo mốc ngày kinh đầu tiên của tháng nhé!

Ví dụ đơn giản như sau: chu kỳ kinh của mình là 30 ngày; ngày có kinh đầu tiên là ngày 1. Vậy ngày rụng trứng sẽ là ngày 16. Nếu chu kỳ kinh chỉ có 21 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 7 kể từ ngày có kinh. Khá đơn giản chị em nhỉ ?

Tuy nhiên, để biết khi nào trứng rụng theo ngày hành kinh rất tương đối. Với nhiều chị em, việc rụng trứng không phải lúc nào cũng diễn ra, hoặc có thể không đều. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi việc mang thai, mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai… Các yếu tố khác như ăn uống, stress, thừa cân… cũng tác động không nhỏ đến việc rụng trứng.

Quá trình rụng trứng ảnh bởi rất nhiều yếu tố khác nhau
Quá trình rụng trứng ảnh bởi rất nhiều yếu tố khác nhau

Quá trình rụng trứng ảnh bởi rất nhiều yếu tố khác nhau

Mình có thể tìm hiểu thêm về thời điểm thụ thai ở đây nhé

2. Dấu hiệu để biết khi nào trứng rụng

2.1. Thay đổi niêm mạc cổ tử cung

Gần đến ngày rụng trứng, cơ thể mình sẽ sản xuất nhiều estrogen hơn. Điều này khiến chất nhầy ở cổ tử cung trở nên sánh và trong giống như lòng trắng trứng. Lúc này, cơ thể đang tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh đấy!

2.2. Nhiệt độ cơ thể thay đổi

Nếu áp dụng biểu đồ theo dõi nhiệt độ cơ thể suốt cả chu kỳ kinh, mình sẽ thấy sự khác biệt trước và sau rụng trứng đấy. Thông thường, nhiệt độ sẽ xuống dưới mức bình thường 37 độ C trước ngày rụng trứng. Sau đó, do nồng độ progesterone tăng làm nhiệt độ cơ thể cũng tăng nhẹ theo.

Nhận biết khi nào trứng rụng thông qua biểu đồ theo dõi nhiệt độ
Nhận biết khi nào trứng rụng thông qua biểu đồ theo dõi nhiệt độ

Nhận biết khi nào trứng rụng thông qua biểu đồ theo dõi nhiệt độ

2.3. Tăng ham muốn tình dục

Thông thường, khi sắp đến ngày trứng rụng, nhu cầu tình dục ở phụ nữ thường tăng lên. Đây giống như là một điều kỳ diệu của tạo hóa vậy. Cơ thể tự biết lúc nào thuận lợi nhất để sinh sản và tăng kích thích lên cơ thể. Vì vậy, những ngày này nếu để ý chị em mình sẽ trông quyến rũ hơn rất nhiều.

2.4. Ngực đau hoặc sưng

Điều này chủ yếu xảy ra do lượng hormone tăng đột biến trước và sau khi rụng trứng. Lúc này, ngực hoặc núm vú mình sẽ hơi đau khi chạm vào. Đây chính là dấu hiệu đơn giản nhất để biết khi nào trứng rụng đấy!

2.5. Có biểu hiện đau bụng hoặc xương chậu

Một số chị em còn cảm thấy đau nhẹ ở vùng bụng dưới, có thể kéo dài vài phút hoặc lâu hơn. Đôi lúc các cơn đau còn đến cùng hiện tượng chảy máu âm đạo, buồn nôn… Điều này là hoàn toàn bình thường nên mình không cần phải quá lo lắng đâu. Tuy nhiên, nếu các cơn đau kéo dài và nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.

Trứng rụng đôi khi biểu hiện qua những cơn đau nhẹ vùng bụng dưới
Trứng rụng đôi khi biểu hiện qua những cơn đau nhẹ vùng bụng dưới

Trứng rụng đôi khi biểu hiện qua những cơn đau nhẹ vùng bụng dưới

2.6. Khứu giác nhạy cảm hơn

Điều này cũng gắn liền với bản năng và khả năng sinh sản của tạo hóa. Khoảng thời gian rụng trứng, phụ nữ sẽ thường dễ bị kích thích bởi pheromone androstenone ở nam giới. Chính vì vậy, nhiều chị em sẽ nhạy cảm hơn với mùi ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt đấy.

2.7. Xuất hiện dịch sẫm màu hoặc đốm máu

Dịch màu nâu hoặc đốm đỏ xuất hiện trong quá trình rụng trứng là điều hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do nang trứng vỡ ra để đẩy trứng ra ngoài, dẫn đến chảy máu nhỏ. Khi lượng máu này thoát ra ngoài, có thể chuyển từ màu đỏ đến màu nâu sẫm. Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài mình nên đi khám chuyên khoa. Có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, biết khi nào trứng rụng sẽ giúp loại trừ sớm hơn các nguy cơ về sức khỏe cho chị em.

Mình có thể tìm hiểu về những dấu hiệu mang thai sớm ở đây nhé!

2.8. Vị trí cổ tử cung thay đổi

Đa phần chị em mình trước khi lập gia đình thường ít để ý đến vấn đề này. Tuy nhiên, cổ tử cung vẫn luôn có nhiều thay đổi nhỏ trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Trước ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ cao hơn, mềm và mở hơn. Cùng với đó, lượng chất nhầy cũng sẽ thay đổi, tạo điều kiện tốt nhất để trứng được thụ tinh.

3. Dự đoán khi nào trứng rụng bằng phương pháp khoa học

Gặp các bác sĩ chuyên khoa để biết khi nào trứng rụng chính xác nhất
Gặp các bác sĩ chuyên khoa để biết khi nào trứng rụng chính xác nhất

Gặp các bác sĩ chuyên khoa để biết khi nào trứng rụng chính xác nhất

Để biết khi nào trứng rụng chính xác nhất, chị em mình không thể phụ thuộc hoàn toàn vào chu kỳ kinh nguyệt được. Đây chỉ là cơ sở cơ bản nhất để kiểm tra. Do đó, nếu muốn biết khi nào trứng rụng, mình nên sử dụng hai cách sau:

3.1. Sử dụng que thử để biết khi nào trứng rụng

Phương pháp này vẫn dựa vào chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên trực tiếp kiểm tra lượng hormone LH của cơ thể sẽ cho kết quả chính xác hơn. Khi đã tính được khoảng thời gian trứng rụng, mình dùng que thử để tự xét nghiệm bằng nước tiểu. Nếu cho kết quả dương tính, khả năng mình sẽ rụng trứng trong vòng 24 đến 36 giờ tới. Phương pháp này chính xác đến 97% đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

3.2. Phương pháp xét nghiệm máu và siêu âm

Đối với những chị em có chu kỳ kinh không đều thì sao? Đây chính là lúc nên đến gặp bác sĩ để được áp dụng các phương pháp chuyên sâu hơn.

Cách đầu tiên các bác sĩ hay dùng là xét nghiệm lượng hormone progesterone trong máu. Lượng hormone này sẽ tăng sau khi trứng rụng. Nếu quá trình rụng trứng không diễn ra, lượng hormone progesterone sẽ thấp bất thường. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào ngày 21 của chu kỳ kinh.

Cách tiếp theo là siêu âm qua ngã âm đạo. Phương pháp này sẽ cho phép các bác sĩ kiểm tra tình trạng nang trứng trong buồng trứng. Nếu quá trình rụng trứng có xảy ra, siêu âm sẽ phát hiện được nang trứng có mở ra và giải phóng trứng hay không.

Tiến hành siêu âm để biết khi nào trứng rụng
Tiến hành siêu âm để biết khi nào trứng rụng

Tiến hành siêu âm để biết khi nào trứng rụng

Mình có thể tham khảo thêm cách tính ngày rụng trứng ở đây nhé!

Với nhiều chị em còn trẻ, việc rụng trứng hay không dường như không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu đang chờ đón bé đầu lòng hoặc lo lắng cho sức khỏe; thì tìm hiểu khi nào trứng rụng hết sức cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mình hiểu hơn về quá trình này cũng như quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân. Không gì hạnh phúc hơn khi có một sức khỏe tốt để làm điều mình mong muốn, đúng không ạ?

Hẹp động mạch phổi (Pulmonary Atresia) là một khuyết tật tim bẩm sinh, thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi sinh.

1. Pulmonary Atresia là bệnh gì?

Pulmonary Atresia là một khuyết tật bẩm sinh của van phổi – van kiểm soát lưu lượng máu từ tâm thất phải (buồng dưới bên phải của tim) đến động mạch phổi chính (mạch máu đưa máu từ tim đến phổi).

Ở một em bé không có khuyết tật tim bẩm sinh, bên phải của tim bơm máu nghèo oxy từ tim đến phổi thông qua động mạch phổi. Máu chảy ra từ phổi rất giàu oxy và sau đó có thể được bơm đến phần còn lại của cơ thể. Ở trẻ sơ sinh bị xơ vữa động mạch phổi, van phổi thường kiểm soát máu chảy qua động mạch phổi không được hình thành, do đó máu không thể đi trực tiếp từ tâm thất phải đến phổi.

Hẹp động mạch phổi được coi là một khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng
Hẹp động mạch phổi được coi là một khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng

Bệnh hẹp van động mạch phổi là một khiếm khuyết tim hiếm gặp, xảy ra với tần suất ngang nhau giữa các bé trai và bé gái. Tình trạng này thường liên quan đến dị tật tim bẩm sinh được gọi là tứ chứng Fallot.

Một em bé bị hẹp động mạch phổi có thể cần phẫu thuật hoặc các thủ tục khác ngay sau khi sinh. Vì vậy, khuyết tật bẩm sinh này được coi là một khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD nghiêm trọng).

2. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nguyên nhân gây hẹp động mạch phổi chưa được làm rõ. Nhưng nó có liên quan đến một số dị tật tim bẩm sinh khác:

  • Còn ống động mạch (PDA)
  • Hẹp động mạch phổi với vách ngăn tâm thất còn nguyên vẹn (PA/IVS)
  • Hẹp động mạch phổi với thông liên thất. Đây là mức độ nặng nhất của tứ chứng Fallot

Trong thai kỳ, nếu cha mẹ hoặc em bé nằm trong những đối tượng dưới đây cũng là nguy cơ lớn dẫn đến hẹp động mạch phổi:

Trẻ mắc hội chứng Down có nguy cơ bị hẹp động mạch phổi cao
Trẻ mắc hội chứng Down có nguy cơ bị hẹp động mạch phổi cao
  • Mẹ bị nhiễm rubella, đái tháo đường, lupus ban đỏ
  • Mẹ sử dụng rượu bia, hút thuốc trước và trong khi mang thai
  • Mẹ sử dụng các loại thuốc khi mang thai như isotretinoin, thuốc điều trị rối loạn,…
  • Bố hoặc mẹ có dị tật tim bẩm sinh

3. Chẩn đoán

Pulmonary Atresia thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ sau khi sinh bằng khám lâm sàng hoặc thực hiện các xét nghiệm như:

  • Siêu âm tim
  • Chụp X-quang
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Thông tim

4. Phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

4.1. Thuốc

Trẻ sẽ cần sử dụng thuốc nhằm giúp tim trẻ hoạt động hiệu quả hơn, giữ ống động mạch mở giúp lưu thông máu đến phổi cho tới khi van động mạch phổi được sửa.

4.2. Thông tim

Đây là cách giữ ống động mạch mở bằng một quả bóng hoặc đặt một stent. Giúp cho lưu lượng máu chảy qua tim dễ dàng hơn.

4.3. Phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp hẹp động mạch phổi, trẻ cần phẫu thuật ngay sau khi sinh. Khi đó, bác sĩ sẽ mở rộng hoặc thay thế van động mạch phổi và mở rộng đường thông vào động mạch phổi.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh diễn biến nặng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt. Trẻ mắc hẹp động mạch phổi có nhu cầu năng lượng cao nhưng lại dễ mệt mỏi khi ăn. Nên cho trẻ ăn thường xuyên và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Ngăn ngừa nhiễm trùng. Vệ sinh răng miệng, đánh răng, dùng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên là cách thức hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi
Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi. Các hoạt động này sẽ giúp tim trẻ khỏe mạnh hơn. Nhưng nên tránh các môn thể thao như các môn đối kháng và lưu ý dành thời gian để trẻ nghỉ ngơi sau khi hoạt động. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ tim mạch về những hoạt động thể chất phù hợp với trẻ.

Tuân thủ lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các vaccine ngừa cúm, ngừa viêm phổi,…

Tuân thủ lịch tái khám định kỳ với bác sĩ tim mạch từ 3 đến 6 tháng/lần.

Hẹp eo động mạch chủ là bệnh lí thường gặp trong nhóm bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể kèm theo các dị tật bẩm sinh khác.

1. Coarctation of the Aorta là bệnh gì?

Hẹp eo động mạch chủ là bệnh tim bẩm sinh, xảy ra khi động mạch chủ bị hẹp bất thường. Chỗ hẹp thường nằm ở vị trí các mạch máu nhánh đến đầu và hai cánh tay.

Đây là một trong những bệnh tim thuộc nhóm bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng (Critical Congenital Heart Disease – CCHD). Vì nếu phần hẹp này không được chẩn đoán, bé có thể gặp vấn đề nghiêm trọng ngay sau khi sinh. Nếu không được chữa trị, hẹp eo động mạch chủ làm hạn chế dòng chảy của máu ra khỏi tim. Tim sẽ phải co bóp mạnh hơn để cơ thể đủ máu. Từ đó dễ dẫn đến huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc đột quỵ.

Chăm lo cho sức khỏe của bé
Chăm lo cho sức khỏe của bé

Trong một nghiên cứu năm 2013, sử dụng dữ liệu từ Chương trình khuyết tật bẩm sinh Metropolitan Atlanta, CDC ước tính khoảng 4/10.000 trẻ sinh ra bị hẹp eo động mạch chủ.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hẹp eo động mạch chủ ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác. Như mẹ tiếp xúc trong môi trường độc hại, thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể hoặc thuốc mẹ uống.

3. Chẩn đoán

Hẹp eo động mạch chủ thường được chẩn đoán sau khi em bé được sinh ra. Làm thế nào để chẩn đoán sớm khuyết tật này thường phụ thuộc vào các triệu chứng nhẹ hoặc nghiêm trọng. Sàng lọc sơ sinh bằng cách sử dụng phương pháp đo độ bão hoà oxy mạch đập trong vài ngày đầu đời có thể có hoặc không phát hiện được khuyết tật tim này.

Ở trẻ sơ sinh có tình trạng nghiêm trọng hơn, các dấu hiệu sớm thường bao gồm:

  • Da nhợt nhạt
  • Cáu gắt
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Khó thở

Phát hiện dị tật ở tim thường được thực hiện trong một số bài kiểm tra vật lý. Ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi, mạch sẽ yếu hơn đáng kể ở chân hoặc háng so với ở cánh tay hoặc cổ. Và tiếng tim đập có âm thanh bất thường gây ra bởi dòng máu bị gián đoạn có thể nghe thấy qua ống nghe của bác sĩ. Trẻ lớn hơn và người lớn mắc bệnh thường bị huyết áp cao.

Phát hiện dị tật khi siêu âm
Phát hiện dị tật khi siêu âm

Sau khi nghi ngờ, siêu âm tim là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất để xác nhận chẩn đoán. Siêu âm tim có thể cho thấy các vấn đề ở cấu trúc của tim và dòng máu chảy qua nó, tim hoạt động tốt hay không. Phương pháp này sẽ hiển thị vị trí và mức độ nghiêm trọng của dị tật và xem liệu có bất kỳ khuyết tật tim nào khác không. Các xét nghiệm khác để đo chức năng của tim có thể được sử dụng bao gồm chụp X quang ngực, điện tâm đồ (EKG), chụp cộng hưởng từ (MRI) và đặt ống thông tim .

4. Phương pháp điều trị

Tất cả các trường hợp hẹp eo động mạch chủ đều cần phải được điều trị bằng phẫu thuật và dùng thuốc. Phương pháp sử dụng là phẫu thuật nong mạch. Bác sĩ dùng một thiết bị nhỏ như bong bóng được bơm vào để nới rộng phần mạch bị hẹp. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể đặt một ống thông nhỏ dạng lưới (stent) vào chỗ hẹp để giúp mạch máu mở ra.

Sau khi phẫu thuật, trẻ bị hẹp eo động mạch chủ bị huyết áp cao được điều trị bằng thuốc. Quan trọng là trẻ em bị khuyết tật tim này phải được theo dõi thường xuyên.
Sau khi phẫu thuật, trẻ bị hẹp eo động mạch chủ bị huyết áp cao được điều trị bằng thuốc. Quan trọng là trẻ em bị khuyết tật tim này phải được theo dõi thường xuyên.

Sau khi phẫu thuật, trẻ bị hẹp eo động mạch chủ bị huyết áp cao được điều trị bằng thuốc. Quan trọng là trẻ em bị khuyết tật tim này phải được theo dõi thường xuyên.

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng thường gặp vào ban đêm và những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng này đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ bị giảm. Việc di chuyển của mẹ cũng gặp bất tiện hơn nhiều. Vậy nguyên nhân bị chuột rút khi mang bầu do đâu? Mẹ cần làm gì để phòng tránh chứng chuột rút này đây?

Hiện tượng này đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ bị giảm.
Hiện tượng này đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ bị giảm.

1.Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút

Với những người ở thể trạng bình thường, chuột rút thường xảy ra khi vận động mạnh đột ngột. Còn với các mẹ bầu, nguyên nhân bị chuột rút thường do:

  • Các bắp chân của mẹ phải chịu áp lực lớn. Vì trọng lượng cơ thể mẹ lúc này ngày càng tăng, nhất là những tháng cuối thai kỳ.
  • Các mạch máu chính phải chịu áp lực từ tử cung: Càng về những tháng cuối, tử cung của mẹ bầu càng to ra. Lúc này, tử cung gây áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim. Đồng thời, chèn ép các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung. Khiến mẹ bầu bị chuột rút.
Phải chịu áp lực lớn từ cơ thể mẹ dễ khiến chân bị chuột rút
Phải chịu áp lực lớn từ cơ thể mẹ dễ khiến chân bị chuột rút
  • Rối loạn điện giải do mẹ dễ bị mất nước.
  • Cơ thể mẹ thiếu canxi: Thai nhi càng lớn, nhu cầu canxi ngày càng cao. Khi đó, nếu mẹ không nạp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con. Sẽ dẫn đến cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt canxi. Gây ra hiện tượng chuột rút.
  • Thiếu khoáng: Các khoáng chất Kali, Magie,.. không được cung cấp đủ qua chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu.
  • Việc giữ một tư thế, vị trí trong một thời gian dài cũng có thể gây ra chuột rút cho cơ bắp của mẹ.

Mẹ tham khảo thêm: Những thực phẩm tốt cho bà bầu

2.Các dấu hiệu khi bị chuột rút

Bà bầu có thể bị chuột rút xảy ra ở chân, đùi, bụng, bắp chân, đùi,… Trong đó, vùng bắp chân, đùi là hai nơi hay xảy ra hiện tượng này nhất.

Trong trường hợp mẹ bị chuột rút ở bụng và có kèm theo cơn đau đột ngột, mẹ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Trong trường hợp mẹ bị chuột rút ở bụng và có kèm theo cơn đau đột ngột, mẹ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Các mẹ hay bị chuột rút ở vùng chân, bắp chân hay đùi, thậm chí là tay. Hiện tượng này thường bắt đầu từ tháng thứ ba trong thai kỳ của mẹ. Lúc này, bé càng lớn thì chuột rút càng xuất hiện thường xuyên hơn. Chuột rút ở những vùng này thường chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Ngoài ra, cũng có thể ảnh hưởng đến cử động đi lại của mẹ bầu ngay thời điểm đó. Hiện tượng này sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Trong trường hợp mẹ bị chuột rút ở bụng và có kèm theo cơn đau đột ngột, mẹ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Trường hợp bị chuột rút kèm theo các triệu chứng như: ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội. Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3.Xử trí khi bà bầu bị chuột rút và cách phòng tránh 

Khi bị chuột rút, mẹ hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng. Chờ đến khi cơn đau dịu lại thì mẹ bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng nhé. Sau đó, mẹ nhớ nâng chân cao hơn để tránh chuột rút quay trở lại. Những mẹ nào hay bị chuột rút vào ban đêm, thì trước khi ngủ hãy tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Ngoài ra, khi ngủ mẹ để gác chân lên một chiếc gối cao, mềm. Các mẹ nên nằm nghiêng bên trái để máu mình được lưu thông tốt hơn nhé.

Tùy từng giai đoạn, mẹ bầu nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ để bổ sung đủ lượng canxi cơ thể mẹ và bé cần.
Tùy từng giai đoạn, mẹ bầu nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ để bổ sung đủ lượng canxi cơ thể mẹ và bé cần.

Để tránh thiếu hụt chất dẫn đến chứng bà bầu bị chuột rút, khi mang thai mẹ cần bổ sung lượng Canxi và Magie cần thiết mỗi ngày (lượng Canxi mỗi ngày mẹ nên nạp vào cơ thể là 1.000 miligam). Tùy từng giai đoạn, mẹ bầu nên thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ để bổ sung đủ lượng canxi cơ thể mẹ và bé cần.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi và magie như thịt, cá, trứng, tôm, cua, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt,..

Một chế độ ăn đủ chất là rất quan trọng với mẹ bầu
Một chế độ ăn đủ chất là rất quan trọng với mẹ bầu

Ngoài ra, mẹ cũng nên thực hiện những điều dưới đây để phòng tránh chuột rút :

  • Mẹ nên tắm bằng nước ấm. Ngâm chân thường xuyên kết hợp massage nhẹ nhàng: phần bàn chân, bắp chân,.. để tăng lưu thông máu cho cơ thể mẹ.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, đi bộ,.. để ổn định quá trình trao đổi chất.
Tập luyện nhẹ nhàng giúp bà bầu tránh bị chuột rút
Tập luyện nhẹ nhàng giúp bà bầu tránh bị chuột rút
  •  Không nên ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày, ít nhất là 1,5 lít nước. Chất lỏng (nước) sẽ giúp cơ bắp co lại, đồng thời được thư giãn, từ đó giữ cho các tế bào cơ không bị kích thích.
  • Nên dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày. Thời gian mang bầu hãy luôn để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
  • Chọn giày dép phù hợp, nên chọn những loại giày chất liệu mềm, ôm chân. và tạo sự thoải mái tối đa khi đi.
Massage nhẹ nhàng giúp lưu thông mạch máu tốt hơn
Massage nhẹ nhàng giúp lưu thông mạch máu tốt hơn

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn nên phòng tránh để các tuần thai kì trở nên thoải mái hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu nhà mình yên tâm hơn trong quá trình mang thai nhé.

Với nhiều chị em chưa có gia đình, chu kỳ rụng trứng dường như không quá quan trọng. Tuy nhiên, khi đã kết hôn thì điều này không còn đơn giản nữa. Chúng mình cần nắm rõ chu kỳ rụng trứng để có kế hoạch mang thai cụ thể hơn. Còn gì hạnh phúc hơn khi đón bé đến bên đời vào lúc mọi thứ được chuẩn bị chu đáo nhất nhỉ?

1. Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là tên của quá trình thường xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Khi hormone LH thay đổi làm kích hoạt buồng trứng và giải phóng trứng. Sau khi rời khỏi buồng trứng, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và ở đó trong khoảng 24 giờ. Quá trình rụng trứng thường xảy ra trong khoảng thời gian trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo 12-16 ngày.

Nếu tinh trùng di chuyển đến ống dẫn trứng và thụ tinh trong thời gian này, chúng mình sẽ có khả năng mang thai rất cao. Nếu không, trứng sẽ di chuyển đến tử cung và vỡ ra. Sau đó, đi ra ngoài cơ thể vào kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Mình có thể sử dụng que thử rụng trứng để kiểm tra quá trình này chính xác hơn đấy.

2. Dấu hiệu rụng trứng thường được nhận biết như thế nào?

Sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Sự rụng trứng thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Nếu thời gian hành kinh ổn định, chúng mình hoàn toàn có thể đoán gần chính xác ngày rụng trứng. Đôi lúc một số chị em lại có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nên phương pháp tính ngày có thể bị sai lệch. Thay vào đó, hãy theo dõi những thay đổi của cơ thể để biết ngày ấy đang đến gần. Một số đặc điểm nổi bật bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ, sau đó tăng trở lại
  • Chất nhầy ở cổ tử cung thay đổi. Dịch này trở nên trong hơn với độ đặc tương tự như lòng trắng trứng.
  • Cổ tử cung mềm và mở ra
  • Đôi khi cảm thấy đau ở bụng dưới hoặc xương chậu
  • Tăng ham muốn tình dục
  • Xuất hiện dịch sẫm màu hoặc đốm máu
  • Âm hộ hoặc âm đạo có thể hơi sưng

3. Rụng trứng và thụ thai liên quan với nhau như thế nào?

Rụng trứng và thụ thai có liên quan mật thiết với nhau
Rụng trứng và thụ thai có liên quan mật thiết với nhau

Như đã nói ở trên,rụng trứng là lúc trứng trưởng thành được giải phóng ra khỏi buồng trứng. Sau đó trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng, nơi có thể được thụ tinh. Nếu thời điểm đó tinh trùng tiến vào ống dẫn trứng, khả năng trứng được thụ tinh rất cao. Tiếp theo là gì chắc chúng mình cũng rõ, phôi thai sẽ hình thành và dần phát triển thành em bé.

Về mặt kỹ thuật, điều này chỉ có thể xảy ra khi có quan hệ tình dục vào 4 ngày trước và trong thời gian rụng trứng. Đây được xem là cơ hội tốt nhất để thụ thai cho chị em chúng mình đấy!

Nếu bỏ lỡ thời gian “vàng” 12-24 giờ sau khi rụng trứng, khả năng thụ thai sẽ không còn nữa. Lúc này trứng đã không còn trong ống dẫn trứng và tinh trùng chỉ có thể tồn tại từ 3-5 ngày. Vậy là lại lỡ một cơ hội có em bé rồi.

Chính vì vậy, có thể kết luận sự rụng trứng và thụ thai có liên quan mật thiết với nhau. Nếu có quan hệ ngoài khoảng thời gian này, cơ hội mang thai hầu như không có. Do đó, nếu chúng mình muốn tránh thai tự nhiên cũng có thể theo dõi chu kỳ rụng trứng đấy!

Chúng mình có thể tìm hiểu thêm về những điều cần làm trước khi thụ thai ở đây nhé!

4. Làm thế nào để tăng thêm cơ hội thụ thai?

4.1. Tỷ lệ thụ thai dựa vào thời gian rụng trứng

Với những gia đình đã sẵn sàng chào đón bé, những thông tin sau sẽ vô cùng hữu ích. Quan hệ càng gần thời điểm rụng trứng sẽ càng giúp gia tăng cơ hội mang thai. Khả năng cao sẽ nằm ở mức 20-30% trong ngày rụng trứng, và giảm dần với thời gian xa hơn. Quan hệ trong 5 ngày trước khi rụng trứng, xác suất mang thai sẽ còn khoảng 10%. Và cuối cùng, nằm ngoài khoảng thời gian này thì khả năng gần như bằng không. Tất nhiên, điều này chỉ là những thống kê và phụ thuộc vào độ tuổi nhất định ở phụ nữ.

Căn cứ vào dấu hiệu rụng trứng để tăng thêm cơ hội thụ thai
Căn cứ vào dấu hiệu rụng trứng để tăng thêm cơ hội thụ thai

4.2. Những điều cần lưu ý để tăng thêm cơ hội thụ thai:

4.2.1. Có quan hệ tình dục thường xuyên

Để tránh vuột mất cơ hội thì việc quan hệ đều đặn sẽ giúp tỷ lệ đậu thai cao hơn. Con số này nên nằm ở mức từ 2 đến 3 ngày một lần trong suốt cả tháng.

4.2.2. Tránh hút thuốc

Rõ ràng chúng mình đều biết thuốc lá vô cùng có hại cho sức khỏe. Đặc biệt đối với các gia đình đang mong con lại càng nguy hiểm hơn. Hút thuốc thụ động cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản nên các bố cần chú ý nhé!

4.2.3. Hạn chế rượu bia

Sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích thường xuyên làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Điều này khiến quá trình thụ thai khó khăn hơn bội phần.

4.2.4. Duy trì cân nặng ổn định

Những chị em thừa cân hoặc thiếu cân đều có thể khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Vì vậy, chúng mình cần lưu ý đảm bảo sức khỏe thật tốt mới có thể sẵn sàng đón bé đến bên được.

4.2.5. Sử dụng các thực phẩm tốt cho quá trình thụ thai

Sử dụng các thực phẩm tốt cho quá trình thụ thai để tăng thêm cơ hội.
Sử dụng các thực phẩm tốt cho quá trình thụ thai để tăng thêm cơ hội.

Các loại đậu, rau xanh lá đậm, dầu oliu, cá hồi, các sản phẩm từ sữa… có thể giúp tăng khả năng thụ thai. Vì vậy, các mình nhớ bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng này trong bữa ăn hằng ngày nhé!

Chúng mình có thể tìm hiểu thêm về thực phẩm có lợi cho thụ thai ở đây nhé!

Từ quá trình rụng trứng đến thụ thai là cả một quá trình dài. Tuy nhiên, thành quả cuối cùng sẽ là món quà xứng đáng nhất cho sự cố gắng của bố mẹ. Càng tìm hiểu kỹ lại càng thấy điều này thiêng liêng vô cùng. Tin rằng mỗi chúng mình sẽ càng nâng niu và chắt chiu cơ hội để bé đến bên đời. Nếu vẫn chưa, hãy tiếp tục cố gắng các bố mẹ nhé!

Quá trình rụng trứng có liên quan mật thiết đến việc thụ thai và sinh con. Vì vậy, việc nắm rõ cách tính ngày rụng trứng sẽ hỗ trợ các mẹ rất nhiều trong việc này. Trường hợp các gia đình trẻ chưa sẵn sàng đón bé, đây là cách rất hiệu quả trong việc ngừa thai tự nhiên. Dù là với mục đích nào đi nữa, tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vẫn vô cùng quan trọng. Do đó, bố mẹ nên dành chút thời gian để hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1.Cách tính ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt

Để hiểu rõ hơn về cách tính ngày rụng trứng, mình cần phải nắm về chu kỳ kinh nguyệt trước. Hai vấn đề này có một mối liên hệ không thể tách rời, bởi rụng trứng là một trong các giai đoạn của kinh nguyệt. Đây là một quá trình khá phức tạp, không ai giống ai và có thể thay đổi theo thời gian.

Ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ với nhau
Ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ với nhau

Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ được chia thành bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn kinh nguyệt (hay chị em mình còn gọi là rớt dâu)
  • Giai đoạn nang trứng
  • Giai đoạn rụng trứng
  • Giai đoạn hoàng thể

Toàn bộ quá trình này được kích hoạt bởi sự tăng giảm tự nhiên của các loại hormone sinh sản. Có thể điểm qua như: progesterone, estrogen, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH). Sự thay đổi của các hormone này sẽ ảnh hưởng rất lớn, có thể khiến kỳ kinh dài hay ngắn hơn. Đa phần điều này xảy ra do các yếu tố như sức khỏe, chế độ ăn uống, stress hoặc bị bệnh.

Vì vậy, để tính được ngày rụng trứng, chúng mình phải nắm được chu kỳ kinh nguyệt tổng thể. Thông thường, mỗi giai đoạn trong chu kỳ sẽ dao động trên dưới 7 ngày. Vì vậy, giai đoạn rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 14 nếu mình có chu kỳ kinh 28 ngày. Đây là cách khái quát cơ bản nhất để hiểu hơn về chu kỳ kinh và cách tính ngày rụng trứng.

Chị em mình có thể tìm hiểu thêm về các dấu hiệu của ngày rụng trứng ở đây nhé!

2.Các cách tính ngày rụng trứng phổ biến nhất hiện nay

2.1.Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng

theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là cách tính ngày rụng trứng đơn giản nhất
theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là cách tính ngày rụng trứng đơn giản nhất

Một phương pháp khá đơn giản mà nhiều chị e hay sử dụng là cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt. Việc đầu tiên cần làm là mình phải có một cuốn lịch (lịch bàn hay điện thoại đều được nhé!). Sau đó đánh dấu ngày xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên trong tháng là được.

Thông thường, nếu mình có chu kỳ kinh là 28 ngày, thì ngày rụng trứng là khoảng 14 ngày trước kỳ tiếp theo. Nếu chu kỳ là 30 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 16. Đây là cách tính ngày rụng trứng khá đơn giản dành cho những chị em có kỳ kinh đều đặn.

2.2.Sử dụng que thử rụng trứng

Một cách tính ngày rụng trứng khác cũng được nhiều chị em sử dụng là dùng que thử. Những bộ que thử này có giá rất phải chăng và được bán rộng rãi tại các tiệm thuốc. Thay vì sử dụng cách tính ngày tương đối như trên, cách tính này có thể chính xác đến 97%.

Phương pháp này hoạt động bằng cách kiểm tra sự thay đổi nồng độ hormone LH ở nước tiểu. Thông thường, lượng hormone này sẽ tăng khoảng 36 giờ trước khi rụng trứng. Do đó, mình hoàn toàn có thể biết việc rụng trứng sắp diễn ra hay chưa để có kế hoạch giao hợp.

Sử dụng que thử rụng trứng là cách tính ngày rụng trứng khá chính xác và tiết kiệm
Sử dụng que thử rụng trứng là cách tính ngày rụng trứng khá chính xác và tiết kiệm

2.3.Theo dõi sự thay đổi của niêm mạc cổ tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong suốt giai đoạn rụng trứng, lượng chất nhầy cổ tử cung thường tăng lên. Về màu sắc của chất dịch cũng có nhiều thay đổi. Thường là sẽ có xu hướng rõ ràng và trơn hơn so với thông thường. Có thể hình dung giống như lòng trắng trứng gà vậy. Đây là một chuyển biến tự nhiên của cơ thể, tạo điều kiện tốt hơn cho tinh trùng gặp trứng.

2.4.Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Thông thường nhiệt độ cơ thể sẽ có nhiều thay đổi trong quá trình rụng trứng. Để thực hiện cách tính ngày rụng trứng này, bạn cần có kẹp nhiệt độ và một biểu đồ nhỏ. Hằng ngày, hãy cố gắng kiểm tra nhiệt độ cơ thể vào một khung giờ nhất định. Sau đó ghi vào biểu đồ với trục tung là nhiệt độ và trục hoành là ngày. Đây là một quá trình theo dõi nhiều ngày nên mình cố gắng đừng bỏ sót ngày nào nhé!

Sau quá trình theo dõi, sẽ thấy biểu đồ nhiệt độ chia làm hai pha. Những ngày trước quá trình rụng trứng, thông thường nhiệt độ sẽ thấp hơn 37 độ C. Sau đó sẽ có một ngày giảm đột ngột, đó chính là ngày trước khi rụng trứng. Sau đó, nhiệt độ sẽ tăng cao vài ngày sau khi quá trình rụng trứng diễn ra.

Theo dõi những thay đổi của cơ thể để tính ngày rụng trứng chính xác
Theo dõi những thay đổi của cơ thể để tính ngày rụng trứng chính xác

Bổ sung thêm thông tin về sức khỏe tiền sinh sản cho chị em tham khảo ở đây nhé!

3.Ưu và nhược điểm của các cách tính ngày rụng trứng

3.1.Ưu điểm:

Ưu điểm lớn nhất của các cách tính ngày rụng trứng ở trên là sự tiết kiệm và tiện lợi. Chúng mình có thể dễ dàng kiểm tra mà không cần phải chuẩn bị gì nhiều. Những cách làm này cũng rất đơn giản, không cần sử dụng máy móc hay các loại thuốc hỗ trợ. Vì vậy, chị em có thể áp dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

3.2.Nhược điểm:

Tất cả các phương pháp này đều phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt ở từng người. Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, khả năng chính xác sẽ rất cao. Ngược lại, nhiều người có vòng kinh khá hỗn loạn thì tất nhiên những cách này đều khó dùng được.

Trong quá trình kiểm tra, kết quả còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan tác động. Chẳng hạn như sức khỏe, nhiệt độ cơ thể (nếu bị ốm chẳng hạn), thời gian kiểm tra, các bệnh lý khác… Những yếu tố này đều có thể khiến kết quả kiểm tra bị sai lệch.

Chính vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa. Các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tư vấn và hướng dẫn cách tính chính xác nhất cho từng chị em mình.

Gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về ngày rụng trứng chính xác nhất
Gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về ngày rụng trứng chính xác nhất

Qua bài viết này, hy vọng rằng không chỉ các chị em mà cả cánh mày râu cũng sẽ hiểu hơn về quá trình rụng trứng. Từ đó sẽ lựa chọn ra cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất, phù hợp với kế hoạch của mỗi nhà.

Tật đầu nhỏ Microcephaly là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi đầu em bé nhỏ hơn so với các bé cùng độ tuổi. Bé mắc Microcephaly thường có bộ não nhỏ và không phát triển đúng cách.

1. Microcephaly là gì?

Tật đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh mà vòng đầu của trẻ nhỏ hơn nhiều so với dự kiến.

Microcephaly có thể là một dị tật bẩm sinh riêng biệt
Microcephaly có thể là một dị tật bẩm sinh riêng biệt

Trong khi mang thai, đầu của thai nhi phát triển theo sự phát triển của não bộ. Microcephaly xảy ra do não bé phát triển không đúng cách trong suốt thời kỳ bào thai hoặc ngừng phát triển sau khi sinh, dẫn đến kích thước đầu nhỏ hơn bình thường.

Microcephaly có thể là một dị tật bẩm sinh riêng biệt. Nó có thể xảy ra kèm hoặc không kèm theo dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác.

2. Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây ra bệnh Microcephaly ở hầu hết các bé vẫn chưa được tìm ra. Một số em bé bị microcephaly vì những thay đổi trong gen. Các nguyên nhân khác của microcephaly, có thể bao gồm các vấn đề sau đây trong thai kỳ:

  • Một số bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai như rubella, toxoplasmosis, hoặc cytomegalovirus.
  • Suy dinh dưỡng nặng.
  • Mẹ tiếp xúc các chất độc hại như rượu, một số loại thuốc, hoặc hóa chất độc hại. 
  • Gián đoạn nguồn cung cấp máu cho não thai nhi trong thai kỳ.

3. Chẩn đoán sớm tật đầu nhỏ Microcephaly

Tật đầu nhỏ Microcephaly có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra.  

3.1. Trong khi mang thai

Trong khi mang thai, tật đầu nhỏ đôi khi có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm siêu âm. Để phát hiện tật đầu nhỏ ở thai nhi, siêu âm cần được thực hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ 2 hoặc đầu tam cá nguyệt thứ 3. Mẹ nên ghi nhớ các mốc siêu âm để phát hiện sớm dị tật.

3.2. Sau khi sinh

Để chẩn đoán tật đầu nhỏ sau khi sinh, bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh trong khi khám. Sau đó so sánh số đo này với số đo chuẩn theo giới tính và độ tuổi. Tật đầu nhỏ được xác định khi vòng đầu đo nhỏ hơn một giá trị nhất định của trẻ cùng độ tuổi và giới tính. Giá trị đo được của tật đầu nhỏ thường là nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn (SD) so với số đo trung bình. Giá trị đo cũng có thể được xác định là dưới bách phân vị thứ 3. Điều này có nghĩa là đầu của em bé cực kỳ nhỏ so với trẻ cùng tuổi và cùng giới tính.

Bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu để xác định Microcephaly
Bác sĩ sẽ đo chu vi vòng đầu để xác định Microcephaly

Các phép đo chu vi vòng đầu nên được thực hiện trước 24 giờ tuổi. Yếu tố quan trọng nhất là chu vi vòng đầu được đo và ghi chép cẩn thận. Chu vi vòng đầu nên được đo càng sớm càng tốt sau khi sinh, trong vòng 24 giờ đầu đời.

Nếu nghi ngờ em bé bị tật đầu nhỏ Microcephaly, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Ví dụ, các xét nghiệm đặc biệt như chụp cộng hưởng từ có thể cung cấp thông tin quan trọng về cấu trúc não bé để xác định xem trẻ sơ sinh có bị nhiễm trùng trong thai kỳ hay không.

4. Phương pháp điều trị Microcephaly

Microcephaly là một tình trạng suốt đời. Hiện không có phương pháp điều trị nào cho tật đầu nhỏ. Bởi vì tật đầu có thể từ nhẹ đến nặng nên các phương pháp điều trị cũng đa dạng. 

Bé bị Microcephaly nhẹ thường không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khác ngoài kích thước đầu nhỏ. Những bé này sẽ cần kiểm tra định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển.

Đối với trẻ bị Microcephaly nặng hơn, bé sẽ cần được chăm sóc và điều trị tập trung vào việc quản lý các vấn đề sức khỏe khác. Can thiệp sớm sẽ giúp các em bé bị bệnh não nhỏ cải thiện và tối đa hóa khả năng thể chất và trí tuệ. Những can thiệp này có thể bao gồm liệu pháp nói, liệu pháp nghề nghiệp và vật lý trị liệu. Đôi khi thuốc cũng cần thiết để điều trị co giật hoặc các triệu chứng khác.

Tứ chứng Fallot là khuyết tật tim bẩm sinh thuộc nhóm bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD). Bài viết sẽ mô tả tổng quan về khuyết tật tim bẩm sinh này nhằm giúp mẹ có được sự chuẩn bị sớm nhất trước khi mang thai.

1. Tứ chứng Fallot là gì?

Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot) là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ, gồm 4 khiếm khuyết trong tim:

  • Thông liên thất: có lỗ thông giữa hai tâm thất.
  • Hẹp phễu động mạch phổi: tắc nghẽn dòng máu thoát khỏi tâm thất phải.
  • Phì đại thất phải: tâm thất phải lớn và dày hơn.
  • Động mạch chủ nằm trên vách liên thất: động mạch chủ hòa lẫn máu từ cả hai tâm thất vì động mạch chủ nằm ngay trên lỗ thông liên thất.
Tứ chứng Fallot làm máu nghèo oxy đi khắp cơ thể
Tứ chứng Fallot làm máu nghèo oxy đi khắp cơ thể

Tứ chứng Fallot rất hiếm gặp, gây ra bởi sự kết hợp của cả bốn khuyết tật tim kể trên. Các khiếm khuyết này ảnh hưởng tới cấu trúc tim. Fallot khiến máu giàu oxy không thể truyền tới các phần của cơ thể, thay vào đó là máu nghèo oxy.

Bé bị tứ chứng Fallot có thể cần phẫu thuật hoặc làm các thủ tục khác nhau ngay khi sinh. Bởi khuyết tật tim bẩm sinh này nằm trong nhóm những khuyết tật tim bẩm sinh nghiêm trọng (CHD). 

Khuyết tật tim bẩm sinh này có thể khiến trẻ gặp các vấn đề sau:

  • Nguy cơ cao bị nhiễm trùng các lớp của tim, được gọi là viêm nội tâm mạc.
  • Nguy cơ cao hơn có nhịp tim không đều, được gọi là rối loạn nhịp tim.
  • Chóng mặt, ngất xỉu hoặc co giật, do nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Chậm tăng trưởng và phát triển.

2. Nguyên nhân gây Tứ chứng Fallot

Nguyên nhân gây tứ chứng Fallot ở trẻ sơ sinh hầu như vẫn chưa được tìm ra. Một số bé bị dị tật tim do thay đổi gen hoặc nhiễm sắc thể. Những loại dị tật tim này cũng được cho là sự kết hợp của gen và các yếu tố khác.

Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Bệnh do virus ở người mẹ, chẳng hạn như rubella (sởi Đức), trong khi mang thai.
  • Mẹ tiếp xúc nhiều với chất cồn từ rượu, bia.
  • Dinh dưỡng kém trong thai kỳ.
  • Mẹ lớn tuổi trên 40.
  • Người trong gia đình từng mắc tứ chứng Fallot.
  • Em bé được sinh ra với hội chứng Down hoặc hội chứng DiGeorge.

3. Chẩn đoán sớm

Tứ chứng Fallot có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc ngay sau khi em bé được sinh ra. Trong một số trường hợp, tứ chứng Fallot có thể không được phát hiện cho đến khi bé lớn.

Tứ chứng Fallot có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc ngay sau khi em bé được sinh ra
Tứ chứng Fallot có thể được chẩn đoán trong khi mang thai hoặc ngay sau khi em bé được sinh ra

3.1. Trong khi mang thai 

Khi mang thai, có các xét nghiệm sàng lọc (còn gọi là xét nghiệm trước sinh) để kiểm tra dị tật bẩm sinh và các tình trạng khác. Tứ chứng Fallot có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Một số phát hiện từ siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán xem em bé có thể mắc bệnh tứ chứng Fallot hay không.

Nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tim thai để xác định chẩn đoán. Siêu âm tim thai là siêu âm tim của thai nhi. Xét nghiệm này có thể cho thấy các vấn đề của cấu trúc tim và cách tim hoạt động khi có khiếm khuyết này.

3.2. Sau khi sinh

Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán sau khi em bé được sinh ra. Thường là sau khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu/triệu chứng sau:

  • Da bị xanh tím
  • Cơn tím thiếu oxy
  • Tiếng thổi tim
  • Khóc kéo dài

Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán.

Tứ chứng Fallot là khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, có thể được phát hiện khi sàng lọc sơ sinh bằng cách đo độ bão hoà oxygen. Đây là xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn. Phương pháp này đo độ bão hoà oxy của hemoglobin trong máu động mạch và đánh giá nhịp tim. Nồng độ oxy trong máu thấp có thể là dấu hiệu của các bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. 

4. Phương pháp điều trị

Tứ chứng Fallot có thể được điều trị bằng phẫu thuật ngay sau khi em bé chào đời. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ đặt một tấm phủ lên lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai tâm thất. Bác sĩ cũng sẽ sửa chữa hẹp van động mạch phổi và nong rộng động mạch phổi ra để tăng lưu lượng máu lên phổi. Sau khi được phẫu thuật, nồng độ oxy trong máu sẽ tăng và triệu chứng của bé giảm xuống.

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật tim, một số trẻ cần phẫu thuật tạm thời trước khi được phẫu thuật tim. Nếu trẻ sinh non hoặc bị thiểu sản động mạch phổi, bác sĩ sẽ tạo một cầu nối (shunt) giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Luồng thông này sẽ làm tăng lưu lượng máu phổi. Khi đứa trẻ đã sẵn sàng để làm phẫu thuật tim, shunt sẽ được gỡ bỏ.

Tứ chứng Fallot có thể được điều trị bằng phẫu thuật ngay sau khi em bé chào đời
Tứ chứng Fallot có thể được điều trị bằng phẫu thuật ngay sau khi em bé chào đời

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ sống khoẻ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bé cần tái khám thường xuyên với bác sĩ tim mạch để theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khoẻ. Khi trưởng thành, trẻ có thể cần phẫu thuật nhiều hơn hoặc có chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nếu có các vấn đề khác có thể xảy ra.

Siêu âm thai giúp bác sĩ phát hiện ra dị tật thai nhi, hội chứng Down, mang thai ngoài tử cung,… Đây là một trong lý do mẹ bầu cần siêu âm thai và nắm rõ các mốc siêu âm thai quan trọng. Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về chủ đề này, các mẹ nhé.

1.Tại sao mẹ bầu cần siêu âm thai?

Khi mang thai, bác sĩ yêu cầu các mẹ siêu âm thai. Bởi siêu âm thai giúp bác sĩ:

  • Xác nhận mẹ đang có thai 
  • Kiểm tra tuổi thai và sự tăng trưởng của bé. Điều này giúp bác sĩ xác định được ngày dự sinh
  • Kiểm tra nhịp tim, chuyển động và sự phát triển toàn diện của bé
  • Kiểm tra xem mẹ có mang thai song sinh, sinh ba hay nhiều hơn không
  • Sàng lọc các khuyết tật bẩm sinh. Sau khi siêu âm, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ làm thêm các xét nghiệm, được gọi là xét nghiệm chẩn đoán. Mục đích để xem liệu thai nhi có bị dị tật bẩm sinh hay không
  • Hỗ trợ các xét nghiệm khác, như đo độ mờ da gáy hay da phía sau cổ – The nuchal translucency ultrasound (NT scan)
  • Kiểm tra buồng trứng và tử cung
  • Kiểm tra các biến chứng thai kỳ, bao gồm có thai ngoài tử cung, mang thai giả,…
Siêu âm thai giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi
Siêu âm thai giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi

2.Các kỹ thuật siêu âm

Tuỳ thuộc vào thời gian mang thai cũng như tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé, bác sĩ thực hiện hình thức siêu âm thai khác nhau. Phổ biến nhất là:

2.1.Siêu âm 2D – tạo ra hình ảnh 2 chiều của thai nhi.

Siêu âm đầu dò – sử dụng sóng âm tần cao, tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh. Phương pháp siêu âm này giúp bác sĩ xác định vị trí của thai nhi, phát hiện trường hợp mang thai ngoài tử cung. Vào tuần thai thứ 6 đến 8, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai.

Trong trường hợp đặc biệt, bác sĩ cũng có thể sử dụng những phương pháp siêu âm khác để kiểm tra kỹ càng hơn về sức khoẻ và sự phát triển của bé.

2.2.Siêu âm Doppler

Loại siêu âm này được sử dụng để kiểm tra lưu lượng máu của bé nếu bé không phát triển bình thường. Bác sĩ sử dụng đầu dò để lắng nghe nhịp tim của thai nhi và đo lưu lượng máu trong dây rốn, trong một số mạch máu của thai. Các mẹ bầu cũng có thể được siêu âm Doppler nếu bị bệnh Rh. Siêu âm Doppler thường được sử dụng trong ba tháng cuối, nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn.

Có nhiều phương pháp siêu âm hiện nay
Có nhiều phương pháp siêu âm hiện nay

2.3.Siêu âm 3D

Siêu âm 3D tạo ra hình ảnh 3 chiều rõ ràng. Phương pháp siêu âm này đảm bảo giúp các bác sĩ kiểm tra được cơ quan bé có đang phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng phát hiện được những vấn đề ở tử cung.

2.4.Siêu âm 4D

Giống như siêu âm 3 chiều nhưng phương pháp này cho thấy chuyển động của em bé dưới dạng video.

3.Siêu âm thai có rủi ro không?

Siêu âm thai an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Bởi siêu âm sử dụng sóng âm thay vì bức xạ, nó an toàn hơn tia X. Các bác sĩ đã sử dụng siêu âm trong hơn 30 năm và họ không tìm thấy bất kỳ rủi ro nguy hiểm nào.  

Nếu thai kỳ của bạn khỏe mạnh, siêu âm rất tốt trong việc loại trừ các vấn đề có thể gặp trong thai kỳ. Nhưng siêu âm có thể không phát hiện ra một số dị tật bẩm sinh. Vì vậy, ngoài siêu âm thai, các mẹ nên kết hợp với những phương pháp khác như xét nghiệm để đảm bảo mẹ và bé đều khoẻ mạnh.

Siêu âm thai an toàn cho mẹ và bé
Siêu âm thai an toàn cho mẹ và bé

4.Các mốc siêu âm thai quan trọng

4.1.Tam cá nguyệt thứ nhất

Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ, khoảng tuần 6 – 9, giúp bác sĩ:

  • Xác nhận mẹ có mang thai hay không
  • Xác nhận ngày dự sinh
  • Xác nhận nhịp tim thai nhi
  • Đảm bảo thai nằm trong tử cung (để loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung)
  • Xác định số lượng thai nhi
  • Đánh giá bất thường trong thai kỳ

Mẹ thường đợi ít nhất 6 tuần để thực hiện lần siêu âm đầu tiên. Bào thai thì đã có thể được nhìn thấy sớm nhất là 4,5 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nhịp tim thai nhi có thể phát hiện sớm nhất sau 5 – 6 tuần.

Mẹ hãy nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng nhé
Mẹ hãy nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng nhé

Trong tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng tuần 11 – 13), mẹ được yêu cầu làm xét nghiệm đo độ mờ da gáy (NT scan). Xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ sinh con có mắc hội chứng Down, hội chứng Edward (hay còn gọi trisomy 18) hoặc một số dị tật khác hay không. 

Bác sĩ sẽ làm 2 phần xét nghiệm. Một là xét nghiệm máu đo mức độ hormone và protein trong cơ thể mẹ. Hai là siêu âm xác định độ dày sau gáy của bé. Độ dày tăng cho thấy bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc hội chứng Down, Edward.

4.2.Tam cá nguyệt thứ hai

Mẹ có thể đi siêu âm lần thứ 2 vào khoảng tuần 13 – 22 của thai kỳ. Siêu âm lần này sẽ cho bức tranh rõ ràng về sức khoẻ tổng thể của bé và thai kỳ. Lần siêu âm này giúp bác sĩ:

Xem cách em bé phát triển và đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra chính xác. Bác sĩ đo kích thước, cân nặng thai nhi, kiểm tra các cơ quan chính của bé. Đồng thời, đo mức nước ối, quan sát vị trí nhau thai.

  • Cho mẹ biết giới tính của em bé (nếu mẹ muốn biết)
  • Chẩn đoán dị tật thai nhi: Tuần 13-14: phát hiện hội chứng DownTuần 18-20: phát hiện dị tật bẩm sinh

Siêu âm ở tam cá nguyệt thứ 2 thường được thực hiện bởi phương pháp siêu âm 2D. Hầu như các mẹ cần siêu âm 3D hay 4D khi thực sự cần thiết. Mục đích là để kiểm tra chặt chẽ hơn, nhất là khi có những bất thường về sự phát triển của bé.

Siêu âm thai giúp bác sĩ chẩn đoán dị tật thai nhi
Siêu âm thai giúp bác sĩ chẩn đoán dị tật thai nhi

Từ tuần 14-20, các mẹ có thể được yêu cầu chọc ối để kiểm tra hội chứng Down, nhất là với những mẹ:

  • Khi làm xét nghiệm sàng lọc, thai nhi có khả năng cao bị dị tật/ mắc hội chứng Down
  • Các mẹ từ 35 tuổi trở lên
  • Có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh

4.3.Tam cá nguyệt thứ ba

Đối với nhiều mẹ bầu, lần siêu âm cuối cùng diễn ra khoảng tuần 20 của thai kỳ. Lần siêu âm này giúp bác sĩ:

  • Xác định vị trí nhau thai
  • Quan sát sự chuyển động của thai nhi
  • Xác định bất thường ở tử cung, xương chậu của người mẹ

Với những mẹ quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ em bé bằng cách theo dõi nhịp tim thai nhi, siêu âm để đánh giá mực nước ối. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, sức khoẻ của thai nhi cực kỳ quan trọng. Nhất là với những mẹ trên 35 tuổi hoặc gặp những bất thường trong thai kỳ.

Những mẹ bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm Doppler trong những tuần cuối thai kỳ. Siêu âm này giúp đo lưu lượng máu và huyết áp, xác định xem bé có nhận đủ máu hay không. 

Mẹ đang chuẩn bị mang bầu hay mới có tin vui thì điều quan trọng vẫn là tinh thần thoải mái. Con sẽ đến với mẹ theo những cách tự nhiên nhất! Mẹ hãy luôn vui vẻ để chào đón con nhé!

Nguồn tham khảo

William’s Obstetrics Twenty-Second Ed. Cunningham, F. Gary, et al, Ch. 16.

American Institute of Ultrasound in Medicine

Johns Hopkins Medicine, Chorionic Villus Sampling.

The American College of Obstetricians and Gynecologists, Ultrasound Exams, June 2017.

Mayo Clinic, Amniocentesis, March 2019.

Mayo Clinic, Nuchal translucency measure, 2019.

Johns Hopkins Medicine, Biophysical Profile, 2019.

U.S. Food & Drug Administration, Ultrasound Imaging, August 2018.

U.S. Food & Drug Administration, Avoid Fetal Keepsake Images, Heartbeat Monitors, December 2014

Mỗi lần mang thai mẹ bầu sẽ có những biểu hiện khác nhau. Vậy đâu là những biểu hiện có thai điển hình? Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé! Chỉ khoảng 2 tuần sau khi thụ thai, cơ thể có thể cho mẹ biết mình đã có thai qua các triệu chứng có thai sớm. Mẹ hãy chú ý những biểu hiện có thai dưới đây nhé!

1.Dấu hiệu nhận biết có thai từ kinh nghiệm của nhiều mẹ

1.1.Rối loạn kinh nguyệt 

Chắc mẹ cũng biết, rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện có thai tuần đầu phổ biến nhất.  Khi mẹ thụ thai thành công, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố HCG.

Rối hoạn kinh nguyệt là biểu hiện có thái dễ nhận biết nhận đối với mẹ bầu
Rối hoạn kinh nguyệt là biểu hiện có thái dễ nhận biết nhận đối với mẹ bầu

Và tất yếu, kỳ kinh tiếp theo sẽ không đến. Tuy nhiên điều này lại không áp dụng với những mẹ có kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, khi mẹ căng thẳng, stress, mệt mỏi, dùng thuốc, đều có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt . Mẹ học tìm hiểu tiếp các biểu hiện có thai dưới đây nữa nhé.

1.2.Ra đốm máu và đau bụng

Sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển và làm tổ tại buồng tử cung. Từ đó, gây ra những triệu chứng sớm nhất khi mang thai như ra đốm máu và đau bụng. Chúng xuất hiện khoảng từ 6 tới 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Đây được xem là một trong những hiểu hiện có thai đầu tiên ở mẹ. 

Ra đốm máu và đau bụng cũng là 1 trong những biểu hiện tự nhiên mà mẹ bầu hay gặp
Ra đốm máu và đau bụng cũng là 1 trong những biểu hiện tự nhiên mà mẹ bầu hay gặp

Ra đốm máu là chảy máu li ti, có thể có màu đỏ, hồng, hoặc nâu (màu sắc thường nhạt màu hơn so với máu kinh). Đau bụng cũng tương tự như đau bụng kinh nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Cả hai biểu hiện có thai tuần đầu này có thể bị nhầm với triệu chứng của kinh nguyệt, nên dễ bị mẹ bỏ qua.

Mẹ đọc thêm nè: Tiêm phòng trước khi mang thai, bố mẹ đã biết điều này

Bên cạnh hai triệu chứng trên; mẹ có thể thấy âm đạo tiết dịch màu trắng sữa, do thành âm đạo dày lên sau thụ thai. Dịch tiết này là sinh lý bình thường, và sẽ xuất hiện suốt thời kỳ mang thai. Mẹ không lo ngại nhé!

1.3.Đau ngực

Mẹ có thể có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực; đặc biệt là xung quanh núm vú. Hiện tượng này xảy ra do hormone thai kỳ làm tăng hoạt động cung cấp máu đến phần ngực của mẹ đấy. 

Đây có thể là một trong những biểu hiện có thai sớm của thai kỳ. Các mẹ có thể cảm thấy ngực mình nhạy cảm hơn trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn sau khi thụ thai. Chiếc áo ngực của các mẹ vẫn mặc trở nên khó chịu và cọ sát hơn bình thường. Tuy nhiên, cảm giác đau ở đầu ngực thường biểu hiện rõ ràng hơn ở 4 tuần sau khi đã thụ thai.

1.4.Thay đổi cảm giác thèm ăn

Ở thời kỳ đầu này, các biểu hiện mang thai tháng đầu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Các mẹ sẽ cảm thấy có sự thay đổi trong việc thèm ăn hơn là cảm giác thèm ăn một thực phẩm cụ thể. Các mẹ có thể thấy có vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn hoặc mùi nấu ăn.

Hormone progesterone thai kỳ có thể làm cho các mẹ cảm thấy đói hơn. Tuy nhiên, điều này dễ nhầm lẫn với sự thay đổi hormone xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường của các mẹ bầu nên hãy quan sát kỹ để tránh bị nhầm lẫn nhé; bởi những hiểu hiện có thai tuần đầu chưa thực sự rõ ràng. 

Ở thời kỳ đầu này, các biểu hiện mang thai tháng đầu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.
Ở thời kỳ đầu này, các biểu hiện mang thai tháng đầu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Cảm giác chán ăn thường phổ biến hơn, đặc biệt là nếu các mẹ bị ốm nghén. Cả nhà mình nên chọn ăn những thực phẩm giúp giảm bớt cảm giác ốm nghén này thay vì những thực phẩm mà làm các mẹ thèm ăn.

Mẹ có thể không chịu được mùi vị của những thứ mình vẫn thường ăn; không thích những thứ có mùi và vị đặc biệt; chẳng hạn như cà phê, trà, rượu; gia vị hay các loại thực phẩm chiên và trứng hoặc thậm chí là các mẹ  nhạy cảm với tất cả các loại mùi; kể cả mùi cơm.

2.Dấu hiệu nhận biết có thai khác

2.1.Sử dụng que thử thai

Khi tất cả các dấu hiệu khi đã quá rõ ràng; mẹ cần khẳng định chắc chắn xem mình đã mang thai chưa thì que thử thai là phương pháp đầu tiên các mẹ áp dụng nhé. 

Sau khi các mẹ cảm thấy mình có những hiểu hiện trên; thì hãy mua cho mình 1 bộ que thử thai về và thử vào buổi sáng sớm lúc thức dậy để đạt được độ chính xác cao. 

Mẹ hãy chú ý tới các biểu hiện có thai để nhận biết nhé
Mẹ hãy chú ý tới các biểu hiện có thai để nhận biết nhé

Ngoài que thử thai 2 vạch đậm. Mẹ cũng hoàn toàn phát hiện bản thân đang có tin vui qua những biểu hiện có thai tuần đầu. Nhận biết các biểu hiện mang thai tháng đầu sớm. Mẹ nên chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân, bởi giai đoạn đầu mang thai vô cùng quan trọng.

2.2.Thăm khám bác sĩ và làm xét nghiệm

Các xét nghiệm mới có thể phát hiện hormone thai kỳ sớm nhất là bốn ngày trước khi đến chu kỳ; hoặc bảy ngày sau khi đã thụ thai các mẹ nhé. Tuy nhiên, những biểu hiện mang thai tuần đầu tiên thì chưa được rõ ràng; để biết chính xác và đạt được độ tin cậy cao nằm ở thời điểm chu kỳ tiếp theo; vì vậy các mẹ chú ý theo dõi thêm nhé. Thử thai sẽ cho kết quả chính xác nhất nếu thực hiện không sớm hơn thời điểm đáng lẽ là chu kỳ tiếp theo này.

Thăm khám bác sĩ khi mẹ có các hiểu hiện có thai
Thăm khám bác sĩ khi mẹ có các hiểu hiện có thai

Nếu mẹ nghĩ rằng, có thể mẹ đã có thai. Mẹ sử dụng que thử thai và đã xuất hiện 2 vạch. Mẹ hãy cố gắng đi tham khám bác sĩ và làm các xét nghiệm để biết chính xác nhất kết quả và xây dựng lộ trình theo dõi bé nhà mình nhé. 

3.Thông tin tham khảo khác

Việc thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm rất quan trọng. Đây không chỉ là hình thức để xác định các mẹ đã có bầu hay chưa. Mà đây còn được xem là hình thức sàng lọc thai sản; giúp các mẹ có sàng lọc tốt nhất và biết chính xác nhất kết quả mang thai của mình. 

Mẹ xem thêm thông tin: 10 điều cần biết khi mang thai không phải mẹ nào cũng rõ

Ngoài ra, khi biết mình sắp được làm mẹ; các mẹ bầu nên nhớ tìm hiểu thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng; cũng như các nhu cầu thiết yếu cho cả mẹ và con. Đặc biệt, cần chuẩn bị các thông tin về việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin; và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi; giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh, các bệnh không đáng có xảy ra. 

Bổ sung vitamin cho cơ thể của mẹ rất quan trọng trong thời gian thai kỳ nhé
Bổ sung vitamin cho cơ thể của mẹ rất quan trọng trong thời gian thai kỳ nhé

Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm bổ sung. Các chế phẩm chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, nó cũng như đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của mẹ bầu.

Giỏ hàng 0