Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, sợ ngực chảy xệ và khó cai sữa nên muốn chuyển sang hút sữa ra bình rồi cho bé ti. Nhưng mẹ chưa có kinh nghiệm, băn khoăn không biết có nên hút sữa ra bình cho con bú không, ưu nhược điểm thế nào so với cách bú trực tiếp, có ảnh hưởng gì đến việc ti sữa của con hay không. Tham khảo ngay bài viết sau đây để được giải đáp cụ thể và chi tiết nhất mọi thắc mắc mẹ nhé!
1. Nên cho bé ti trực tiếp hay hút sữa ra bình cho con bú?
Việc cho bé ti mẹ trực tiếp và hút sữa ra bình rồi cho bé bú đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Mẹ cần nắm rõ để đưa ra lựa chọn đúng và phù hợp nhất với điều kiện cũng như khả năng của mình. Sau đây là lý giải chi tiết cách chọn giữa hai phương pháp cho mẹ cùng lưu ý quan trọng, mẹ tham khảo nha!
1.1. Phương pháp cho bé ti mẹ trực tiếp
Cho bé ti mẹ trực tiếp là phương pháp truyền thống và được khuyên dùng nhất. Vậy cách cho bé ti này có ưu nhược điểm thế nào, mẹ kéo xuống theo dõi nhé.
1.1.1. Ưu điểm của phương pháp này là gì mẹ ơi?
Bé ti mẹ trực tiếp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, chẳng những tăng cơ hội tiếp xúc và tình cảm của hai mẹ con mà còn giúp bé ti dễ, hạn chế mỏi miệng đó ạ. Cụ thể:
1- Ti mẹ cung cấp cho bé nhiều kháng thể hơn
Nếu bé bị ốm, trong nước bọt của con sẽ chứa vi khuẩn, khi bé ngậm đầu vú để ti, đầu vú sẽ truyền thông tin đến não bộ của mẹ. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ nhận biết để sản sinh lợi khuẩn cùng 40 loại enzyme giúp tăng hấp thu và cân bằng sinh hóa. Theo dòng sữa, lợi khuẩn di chuyển vào cơ thể bé giúp con tăng cường kháng thể, khỏe mạnh hơn, chống lại các tác nhân từ bên ngoài mẹ ơi!
2- Bé phát âm rõ ràng hơn
Trong suốt thời gian ti mẹ, cơ mặt và cơ hàm của bé hoạt động đều đặn để hút sữa từ đầu ti của mẹ. Việc bé mút đầu ti của mẹ khác với việc ti bình, vì một số loại bình sữa có dòng sữa chảy vào miệng dù bé có dùng lực hay không. Còn khi bé măm măm đầu ti mẹ, nếu con không cử động cơ mặt và cơ hàm đều thì sữa sẽ chảy rất chậm, đôi khi còn không có sữa.
Vì thế, việc ti trực tiếp từ đầu vú mẹ giúp hỗ trợ cân đối cấu trúc răng hàm mặt cho bé rất tốt. Sau này con học nhai giỏi như người lớn và phát âm giọng chuẩn, chẳng sợ bị líu lưỡi hay nói ngọng mẹ ơi.
3- Giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ bỉm sau sinh
Khi bé bú mẹ, cơ thể mẹ sẽ cảm nhận được tình cảm gắn kết thiêng liêng với bé ở khu vực tuyến yên bên trong não, làm tăng phóng thích oxytocin, chất này có tác dụng làm giảm lượng cortisol có hại, điều hòa tâm trạng, giảm căng thẳng, giúp mẹ vui vẻ và phòng ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh.
4- Mẹ tiết kiệm thời gian và nhàn tênh
Mẹ cho bé bú trực tiếp không cần mua các loại máy hút sữa, tủ trữ đông sữa, bình sữa chuyên dụng nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Thêm nữa mẹ cũng đỡ mất thời gian canh đến giờ để rã đông, hâm sữa rồi cho bé bú, sau đó lại phải vệ sinh dụng cụ và bình sữa cho bé.
1.1.2. Nhược điểm mẹ cần lưu ý
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng việc cho bé ti mẹ cũng có một số nhược điểm nhất định:
1- Bé khó cai sữa
Việc ti sữa mẹ rất thoải mái do bầu ngực mẹ mềm mại và đàn hồi, thế nên bé cưng rất yêu thích, chỉ cần nghe thấy mùi mẹ ở bên cạnh là bé sẽ đòi ti ngay. Điều này dẫn đến việc mẹ khó cai sữa cho bé, chuyển sang bú bình cũng rất mất công sức và bé thường có xu hướng phản đối thông qua việc khóc, quấy phá và nhè bình sữa ra khi mẹ cho bú.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ kết hợp thêm các bữa ăn dặm và có thể hút sữa ra bình cho bé bú (hoặc tập cho con ti bình dần) để giảm sự phụ thuộc của bé vào núm ti của mẹ. Con không khóc đòi, quấy phá mỗi khi mẹ ở cạnh nữa mẹ ơi.
2- Nguy cơ sặc sữa khi ti mẹ
Mẹ không thể khống chế được lượng sữa chảy ra mỗi lần cho bé bú nên đôi khi bé ham mút, sữa chảy quá nhiều, bé ti không kịp nên bị sặc, nôn trớ sữa. Ngược lại, lượng sữa chảy quá ít khiến bé phải dùng lực nhiều hơn để mút, con mỏi miệng quá nên sinh ra chán ăn đó mẹ ơi.
3- Ảnh hưởng đến hình dáng bầu ngực của mẹ
Bầu ngực của mẹ theo thời gian cho con bú sẽ không còn đẹp như thời con gái mà có xu hướng chảy và xệ hơn. Nguyên nhân vì phải chứa đựng lượng lớn sữa cho bé ti hàng ngày, lại còn bị tác động khi bé mút và ti sữa đó ạ.
1.2. Phương pháp hút sữa ra bình cho con bú
Hút sữa ra bình cho bé bú là phương pháp khá phổ biến hiện nay, mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bỉm và đảm bảo con luôn có đủ sữa để ti. Ưu nhược điểm cụ thể của phương pháp này có ngay sau đây, mẹ tham khảo nhé.
1.2.1. Ưu điểm của phương pháp này là gì mẹ ơi?
Phương pháp hút sữa ra bình cho con bú được khá nhiều mẹ bỉm yêu thích và áp dụng nhờ các lợi ích tuyệt vời sau:
1- Mẹ kiểm soát được lượng sữa mỗi lần bé ti
Sau khi hút sữa, mẹ chủ động “cân đo đong đếm” được lượng sữa cần thiết mỗi lần con ti, do vậy tránh được tình trạng bé nôn trớ, sặc sữa. Đồng thời, mẹ kiểm soát được lượng dưỡng chất và các cữ ăn hàng ngày của con, đảm bảo bé luôn có sữa ti đầy đủ và no bụng.
2- Giúp gọi sữa về cho mẹ
Có một số thời điểm sau khi sinh mẹ bị mất sữa nhưng không rõ nguyên nhân, dẫn đến bé thiếu sữa để ti. Trong trường hợp này, việc hút sữa đều đặn giúp gọi sữa về cho mẹ rất hiệu quả đó ạ. Bởi lẽ quá trình bóp nắn bầu ngực giúp chuyển dấu hiệu đến não bộ và cơ thể mẹ rằng cần phải sản xuất thêm sữa, hỗ trợ mẹ tiết sữa đều và nhiều dưỡng chất hơn.
Ngoài ra, việc hút sữa cũng giúp hạn chế tình trạng tắc tia, căng nhức ngực do sữa về quá nhiều mà con bú không hết nữa đó mẹ.
3- Mẹ cai sữa cho bé dễ dàng
Vì con bú bình ngay từ đầu nên mẹ sẽ không mất nhiều thời gian để cai ti cho bé, cũng chẳng cần tập bú bình. Khi bé cần cai sữa và chuyển sang ăn uống như người lớn, mẹ cũng nhẹ nhàng hơn vì chỉ cần giấu bình sữa đi hoặc áp dụng các biện pháp cai sữa đơn giản là được, dù mẹ có ở cạnh bé cả ngày cũng không lo con thèm và đòi ti mẹ ơi.
4- Tiện lợi và an toàn khi mẹ không thể cho bé bú
Trong một số tình huống như mẹ phải đi làm sớm, núm vú quá to, mẹ mắc bệnh cần cách ly, mẹ sinh đôi (sinh ba) nên không thể cho bé bú trực tiếp được thì phương pháp hút sữa mẹ ra cho bé ti cực kỳ hữu ích. Theo đó, mẹ chỉ cần hút sữa và cất trữ trong ngăn lạnh, đợi đến giờ thì rã đông sữa rồi cho bé măm măm là được, khỏi lo bé bị đói khi mẹ bận rộn hoặc ở xa.
1.2.2. Nhược điểm mẹ cần lưu ý
Mẹ đã nắm được các ưu điểm của việc hút sữa ra bình cho bé bú rồi. Thế nhưng mẹ vẫn cần lưu ý thêm một số nhược điểm sau để cân đối và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất nhé.
1- Mất dưỡng chất trong sữa mẹ
Sau khi được hút ra ngoài nếu bảo quản không đúng cách, dưỡng chất có trong sữa mẹ sẽ rất dễ bị bay hơi và biến chất, bé dù ti nhiều cũng không cao lớn chút nào, chưa kể còn gặp nguy cơ ngộ độc và nôn ói nếu sữa bị ôi thiu.
2- Mẹ mất công vệ sinh dụng cụ và bảo quản
Sữa mẹ sau khi hút cần được bảo quản sạch sẽ trong điều kiện lạnh (20 – 25 độ C), tránh nhiệt độ cao (từ 30 độ C trở lên) và ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh và tiệt trùng chai, bình sữa, hâm sữa đúng cách để đảm bảo dòng sữa sạch cho bé ti. Việc này khiến mẹ tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức.
3- Tốn kém chi phí
Để bảo quản sữa mẹ tốt nhất, mẹ cần trang bị máy hút sữa, máy ủ ấm sữa, tủ lạnh chuyên dụng để trữ sữa, dụng cụ vệ sinh bình,… nên sẽ tốn kém khá nhiều chi phí (tối thiểu 2 triệu đồng).
4- Mẹ mệt mỏi và thiếu ngủ
Mẹ bỉm phải canh và chú ý lịch trình hút sữa đều đặn cả ngày lẫn đêm để có được dòng sữa mát lành và trọn vẹn dưỡng chất cho bé. Do vậy mẹ không tránh khỏi việc bị mệt, thiếu ngủ dẫn đến cáu gắt và căng thẳng sau sinh.
Đọc đến đây, chắc hẳn, mẹ đã nắm rõ được ưu, nhược điểm của các phương pháp rồi. Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả của bản thân mà mẹ lựa chọn cách cho con ti sữa phù hợp nhất, giúp con ti giỏi lớn khỏe mỗi ngày và mẹ nhàn tênh nha.
2. 5 trường hợp mẹ nên hút sữa ra bình cho con bú
Tốt nhất, mẹ vẫn nên cho bé ti mẹ trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả thi, mẹ quá bận rộn hoặc không thể cho con ti mẹ thì mới nên hút sữa ra bình cho con bú. Góc của mẹ tổng hợp chi tiết 5 trường hợp nên hút sữa sau đây để mẹ tham khảo và có lựa chọn sáng suốt nhất:
2.1. Mẹ không muốn mất form ngực nhưng vẫn muốn bé ti đủ
Bé ti mẹ nhiều sẽ ảnh hưởng đến hình dáng và độ đàn hồi của bầu ngực, nhiều lúc còn khiến chúng bị chảy xệ và nhăn nheo khiến mẹ giảm tự tin. Trong trường hợp này, phương pháp hút sữa ra rồi cho con ti sẽ là gợi ý phù hợp nhất. Theo đó, mẹ vẫn đảm bảo được lượng sữa mát lành cho con ti mỗi ngày trong khi vẫn giữ được form ngực căng tràn và mịn màng như hồi còn “con gái”.
2.2. Kinh tế của mẹ tương đối vững vàng
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp hút sữa ra bình cho bé ti là tốn kém nhiều chi phí. Mẹ phải mua các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ như máy hút sữa, máy giữ nhiệt, máy rã đông, bình sữa, túi trữ sữa,… Do vậy, chỉ khi có kinh tế tương đối vững vàng, mẹ mới “kham” nổi các chi phí này. Mẹ nên cân nhắc tình hình kinh tế thực tế nhà mình và thể trạng cơ thể mẹ để lựa chọn phương pháp phù hợp nhé.
2.3. Mẹ đang có nguy cơ tắc sữa
Lượng sữa mẹ tạo ra mỗi ngày quá nhiều, vượt nhu cầu và khả năng ti hàng ngày của con nên dễ gặp phải tình trạng căng tức bầu ngực do chứa quá nhiều sữa, hoặc tắc tia sữa do sữa không được hấp thụ hết nên khô lại và bám chặt, chèn nghẽn các ống dẫn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy cơ áp xe vú hết sức nguy hiểm đó mẹ ơi.
Do đó, nếu thấy sữa nhiều, ngực căng tức lâu mà bé không bú hết, mẹ cân nhắc chọn hút sữa ra bình cho bé bú dần, giảm áp lực lên bầu ngực, đánh bay nguy cơ tắc ti, nghẽn ti sữa mẹ nha.
2.4. Muốn bé tự chủ – không phụ thuộc vào mẹ
Việc mẹ chỉ bé ti sữa trực tiếp trong thời gian dài (từ 2 năm trở lên) vô tình tạo cảm giác phụ thuộc của bé đối với mẹ, không có mẹ là bé không ti sữa, lỡ mẹ bận phải xa bé vài ngày chẳng yên tâm chút nào. Hút sữa ra bình cho bé bú là giải pháp hữu hiệu để mẹ dạy bé tính tự chủ, con có thể tự uống sữa mà chẳng cần mẹ lúc nào cũng phải khư khư bên cạnh. Lúc nào bận, mẹ nhờ bố hay ông bà đút sữa cho con ti cũng được, nhờ vậy mà mẹ có nhiều thời gian cho bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ và hồi phục sức khỏe tốt nhất sau khi sinh.
2.5. Mẹ chuẩn bị quay lại công việc
Sau thời gian nghỉ ngơi để hạ sinh bé, mẹ phải quay lại công việc nhưng con lại bám mẹ quá, mẹ cũng sợ đi làm con ti không đủ lại ốm yếu và gầy gò. Đừng lo mẹ ơi, chỉ cần buổi tối mẹ hút sữa sẵn, đặt vào túi trữ và lưu trong ngăn mát tủ lạnh là được. Ngày hôm sau bố (ông bà) chỉ cần hâm sữa lại, cho vào bình là bé đã ti giỏi rồi, đảm bảo hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất. Vậy là mẹ yên tâm làm việc và cố gắng, buổi tối lại về quây quần chăm sóc con yêu.
3. 3 trường hợp không nên hút sữa ra bình cho con bú
Phương pháp hút sữa ra bình cho con bú có nhiều ưu điểm, nhất là với mẹ chuẩn bị quay trở lại công việc. Tuy nhiên, trong 3 trường hợp sau đây, mẹ không nên áp dụng phương pháp này để tránh gây ra ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và bé nhé!
3.1. Mẹ có tài chính ở mức vừa phải
Nếu tài chính của mẹ ở mức vừa phải, chưa dư dả nhiều thì không nên hút sữa mà cứ trực tiếp cho bé ti mẹ là tốt nhất. Mẹ đỡ phải tốn kém chi phí đầu tư vào máy móc hút sữa và các dụng cụ chuyên dụng, lại còn phải dành riêng khoang tủ để trữ sữa. Thay vào đó, mẹ cứ cho bé ti trực tiếp để đảm bảo bé nhận nguồn dưỡng chất trọn vẹn và dành khoản chi phí đó để lo lắng và sắp xếp chu toàn cho các việc khác như tã bỉm, giường ngủ,… cho con.
3.2. Bé cưng đang trong giai đoạn 6 tháng đầu đời
Trong thời gian 6 tháng đầu đời – khoảng thời gian “vàng” của bé, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trực tiếp để giúp cho bé phát triển hơn. Bởi lẽ bé sẽ hình thành được khả năng cử động cơ hàm – cơ miệng, biết cách ngậm nuốt sữa cũng như khống chế lượng sữa chảy vào miệng thật giỏi. Ngoài ra, bé cũng được tiếp nhận trọn vẹn dưỡng chất từ dòng sữa mát lành của mẹ.
Quá trình hút sữa mẹ ra ngoài dễ làm mất các tế bào bạch cầu và vitamin C, mặc dù bé vẫn nhận được nhiều dưỡng chất nhưng sức đề kháng sẽ không mạnh mẽ bằng bé ti trực tiếp đâu ạ. Chính vì thế, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, tốt nhất mẹ nên cho bé ti mẹ thay vì các phương pháp khác để con hình thành hệ miễn dịch cứng cáp, hạn chế nguy cơ ốm vặt và cảm cúm.
3.3. Muốn tạo mối liên kết mẫu tử thiêng liêng
Nếu muốn tạo cảm xúc gắn kết mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé thì phương pháp cho bú trực tiếp sẽ tốt hơn nhiều so với việc hút sữa ra bình. Bởi lẽ, bé được tiếp xúc da kề da với mẹ nên được giữ ấm tốt, có sự liên kết sâu sắc hơn. Mẹ cũng có tâm lý hạnh phúc, thoải mái và tự hào với thiên chức làm mẹ của mình. Đây là điều mà không có bất kỳ phương pháp nào có thể thay thế được!
4. Mách mẹ cách hút sữa ra bình cho con bú chuẩn khoa học
Mẹ chưa có kinh nghiệm, không biết hút sữa ra bình cho con như thế nào, sợ làm sai sẽ mất dưỡng chất của sữa. Góc của mẹ mách mẹ cách hút sữa ra bình chuẩn khoa học, đảm bảo trọn vẹn nguồn dinh dưỡng có trong dòng sữa mát lành của mẹ ngay sau đây, mẹ bỏ túi và áp dụng ngay nhé.
- Bước 1: Mẹ vệ sinh bầu ngực, tay và bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa thật kỹ càng, sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào sữa gây bệnh cho bé yêu.
- Bước 2: Chọn một tư thế ngồi thật thoải mái, tự nhiên, phần tay mẹ chạm được ngực và bình sữa/bình đựng đặt trong tầm với mẹ nhé.
- Bước 3: Mẹ thực hiện massage bầu ngực, vuốt nhẹ từ nách hướng về phía núm vú, lặp lại từ 5 – 7 lần để sữa loãng ra, hỗ trợ mẹ hút dễ hơn.
- Bước 4: Ấn ngón cái và ngón trỏ vào các xoang chứa sữa ngay dưới quầng vú, rồi thả nhẹ ra, sữa sẽ bắt đầu chảy, mẹ nhanh tay lấy bình để đựng.
- Bước 5: Mẹ vắt sữa một bên ngực từ 3 – 5 phút, thấy sữa chảy chậm lại dần thì mẹ ngừng, chuyển sang ngực còn lại và thực hiện y hệt nhé. Sữa vắt xong mẹ cất vào túi trữ và bảo quản trong ngăn tủ lạnh, khi nào bé cần măm măm thì mang ra đút cho bé.
3- Lưu ý nhỏ cho mẹ
Trước khi hút, mẹ nên uống nhiều nước ấm để dòng sữa chảy tốt hơn, tránh bị tắc nghẹn. Mỗi cữ hút nên kéo dài từ 20 – 30 phút là tốt nhất, mẹ hút cả hai bên ngực để núi đôi trông đều, không bị bên to bên nhỏ. Mẹ nhớ hút đúng cữ, không nên hôm hút hôm nghỉ sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như chất lượng đó ạ. Nếu bận rộn, mẹ cũng cố gắng duy trì thời gian hút theo lịch trình, tối đa chỉ chênh lệch 30 phút để tránh các ảnh hưởng không tốt đến dòng sữa mẹ.
Ngoài ra, nếu thấy sữa quá ít, mẹ áp dụng hút sữa ngay sau khi bé bú để kích thích cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn, duy trì một nguồn dưỡng chất ổn định cho bé măm măm mỗi ngày. Sau khi hút, mẹ cũng lưu ý bảo quản và hâm sữa đúng cách, đúng khoa học để giảm nguy cơ mất chất dinh dưỡng. Nếu bảo quản sữa ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ hâm sữa ở nhiệt độ 35 – 40 độ C trong 3 phút là vừa, còn sữa ở ngăn đông thì mẹ nhớ rã đông rồi hâm nóng lên trước khi cho bé ti nhé.
5. 3 sai lầm mẹ nên tránh khi hút sữa ra bình cho con bú
Mẹ vội vàng, muốn hút được nhiều sữa để dành cho con ti nên hút sữa sai cách, gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ cũng như chất lượng sữa. Sau đây là 3 sai lầm nên tránh khi hút sữa ra bình cho bé ti, mẹ nắm rõ và tránh mắc phải nhé!
1 – Mẹ hút sữa không theo lịch trình cụ thể
Nhiều mẹ cứ thấy sữa ra nhiều là hút, không có lịch hút sữa định kỳ hàng ngày. Hoặc lúc nào rảnh rỗi, có thời gian thì mẹ hút, bận thì thôi. Đây là sai lầm rất thường gặp, mẹ nên tránh mắc phải. Nguyên nhân là nếu thời gian hút sữa ít thì lượng sữa hút được cũng rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. Chưa kể việc hút không có lịch trình còn dễ gây rối loạn nhịp sinh học, đôi lúc mẹ đang ngồi nghỉ ngơi, không có ý định hút mà sữa cứ tuôn ào ào, ướt hết người, mẹ lại phải tắm rửa và vệ sinh lần nữa.
Để tránh gặp phải các trường hợp này, mẹ lưu ý thiết lập giờ hút sữa cho bé mỗi ngày, như vậy sẽ giúp cơ thể có phản xạ tiết sữa theo giờ, kích thích sữa sản xuất đều đặn, duy trì nguồn sữa ổn định lâu dài cho bé ti. Mỗi lần hút, mẹ vắt sữa đều hai bên bầu ngực từ 3 – 5 phút và cách 2 – 3 tiếng lại hút một lần nhé.
2 – Xem nhẹ khâu vệ sinh dụng cụ hút và bình sữa
Mẹ bận rộn, ít có thời gian nên đôi lúc lơ là và xem nhẹ khâu vệ sinh bình sữa, dụng cụ hút sữa. Điều này tác động không nhỏ đến bé cưng vì bình sữa có vị lạ là bé bỏ bú ngay, lại còn tiềm ẩn nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây hại cho bé nữa.
Chính vì thế, mẹ cần thật cẩn thận khi rửa và lau chùi bình sữa, dụng cụ hút sữa cho bé cưng. Có nhiều cách cho mẹ lựa chọn như trụng bình sữa với nước sôi, ngâm nước muối, sử dụng nước rửa chuyên dụng,… Trong đó, việc vệ sinh với nước rửa chuyên dụng có khả năng khử khuẩn và làm sạch tốt nhất đảm bảo bình sữa luôn sạch, con ti giỏi và lớn khỏe mẹ ơi.
Gợi ý mẹ siêu phẩm nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy sở hữu khả năng diệt khuẩn cực đỉnh, khử sạch mùi tanh và không để lại tồn dư sau khi rửa nhờ công thức từ thiên nhiên được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Nhật Bản. Nước rửa cực kỳ lành tính, không hóa chất, không bọt và không màu, không mùi bảo vệ tối ưu cho hệ tiêu hóa non yếu của con yêu, kể cả bé sơ sinh có cơ địa nhạy cảm.
Đặc biệt, Mamamy đang có ưu đãi cùng nhiều phần quà hấp dẫn như set quà 433K, 315K, 259K… Mẹ ghé ngay để tậu đồ xịn – giá xinh yêu về chăm bé toàn diện, mẹ nhàn tênh nhé!
3 – Ngồi sai tư thế khi hút sữa
Ngồi sai tư thế khi hút sữa sẽ ảnh hưởng đến thắt lưng và cột sống của mẹ, gây khòm lưng và tổn thương bầu ngực, hạn chế dòng sữa tiết ra, mẹ ngồi mãi mà chẳng hút được bao nhiêu sữa. Một số tư thế ngồi sai mà mẹ bỉm thường hay áp dụng như là ngồi ngả lưng vào tường, trên ghế, ngồi ngả nghiêng, thậm chí là nằm hút sữa,…
Mẹ lưu ý ngồi đúng tư thế thẳng lưng, không cúi hay vươn ngồi, hai tay thả lỏng thoải mái để sữa ra đều và trọn vẹn dinh dưỡng nhé. Ngoài ra, mẹ cũng ưu tiên vắt sữa ở không gian yên tĩnh, hít thở sâu để tránh bị phân tâm, bóp bầu ngực quá mạnh gây bầm và đau nhé.
Như vậy mẹ đã biết có nên hút sữa ra bình cho con bú không rồi, tùy trường hợp mà mẹ cân nhắc cách làm phù hợp nhất nhé. Mẹ cũng lưu ý nắm rõ 3 sai lầm thường gặp để hạn chế ảnh hưởng đến mẹ và bú khi hút sữa. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được Góc của mẹ hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!