Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Khi mới tập cho bé ăn dặm, nhiều người khuyên mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 ít vào bữa phụ rồi tăng lên dần. Vậy bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ sẽ đảm bảo sức khoẻ nhất?Theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời mẹ nhé!

Bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ tốt nhất?
Bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ tốt nhất?

1. Mách mẹ thời điểm cho bé 6 tháng ăn bữa phụ tốt nhất

Món phụ cho bé 6 tháng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bữa chính và không nhất thiết phải cố định theo đúng khung giờ đã đề ra, do đó mà mỗi bé có một giờ giấc riêng biệt. Tuy nhiên, ngoài vấn đề bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ, khi cho bé ăn bữa phụ, mẹ cần nhớ nguyên tắc là cần phải cách xa bữa chính ít nhất từ 1 – 1.5 tiếng để giúp cho bé hấp thu bữa ăn chính tốt hơn và khoảng thời gian đó cũng đủ để dạ dày bé tiêu hoá bớt, bé có thể nạp thêm thức ăn.

Bữa phụ cho bé nên cách bữa chính khoảng 1 - 2 tiếng mẹ nhé
Bữa phụ cho bé nên cách bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng mẹ nhé

2. Bật mí 3 món ăn bữa phụ cho bé 6 tháng ngon tuyệt

2.1. Táo nghiền giúp bé sáng mắt

Với các mẹ thường xuyên bận rộn nhưng vẫn muốn tự tay chuẩn bị món ăn cho bé 6 tháng thì món táo nghiền sẽ là lựa chọn số một đây ạ. Táo không chỉ có vị ngọt mọng nước dễ ăn mà còn bổ sung lượng lớn Vitamin A lên đến 54 IU đơn vị/100g táo – 10% lượng vitamin A bé cần trong ngày, giúp bé phát triển thị lực, phòng tránh mắc các tật về mắt.

Táo nghiền thơm ngon giúp bé sáng mắt
Táo nghiền thơm ngon giúp bé sáng mắt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: ¼ quả táo.

Cùng bắt tay vào chế biến mẹ nhé:

  • Bước 1: Táo sau khi gọt bỏ, bỏ lõi, mẹ cắt thành các lát mỏng dày khoảng 0.5cm cho vào bát.
  • Bước 2: Mẹ dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát rồi cho vào lò vi sóng trong 2 phút cho mềm.
  • Bước 3: Mẹ dùng dĩa nghiền nhuyễn táo ngay khi đang còn nóng ấm. Vậy là đã hoàn thành món táo nghiền cho bé, rất đơn giản mẹ nhỉ!

2.2. Đậu hũ non yến mạch sốt bơ cho bé táo bón

Yến mạch cung cấp dồi dào chất xơ hỗ trợ hoàn thiện hệ tiêu hóa, tránh táo bón, ngoài ra món phụ cho bé 6 tháng này còn chứa đầy đủ các loại vitamin nhóm B giúp bé tăng cường sức đề kháng ngay từ sớm, giảm các nguy cơ mắc bệnh do virus, vi khuẩn tấn công. Hàm lượng cao chất béo không bão hoà trong bơ rất cần thiết cho sự phát triển của trí não và thị lực. 

Sự kết hợp hoàn hảo của món đậu hũ non yến mạch sốt bơ không chỉ tạo nên món ăn khiến bé yêu thích mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất định mẹ nên làm cho bé ăn nhé.

Bơ giúp bé phát triển hoàn thiện trí não và bảo vệ thị lực cho bé
Bơ giúp bé phát triển hoàn thiện trí não và bảo vệ thị lực cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g yến mạch cán dẹt (3 – 4 thìa canh), 70g bơ (½ quả bơ nhỏ), 150ml nước sạch.

Cùng bắt tay vào chế biến mẹ nhé:

  • Bước 1: Mẹ cho yến mạch vào một bát tô lớn, đổ nước gấp đôi lượng yến mạch có trong bát và ngâm trong 30 phút để yến mạch ngấm nước và trương nở.
  • Bước 2: Sau 30 phút, mẹ gạn hết nước ngâm yến mạch bỏ đi, rồi cho yến mạch cùng 150ml nước sạch vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bước 3: Mẹ cho hỗn hợp vừa xay qua rây lọc để loại bỏ các cặn chưa được nhuyễn.
  • Bước 4: Mẹ đặt hỗn hợp yến mạch lên bếp đun sôi rồi chỉnh nhỏ lửa, khuấy đều tay để tránh bị cháy ở đáy nồi, đến khi hỗn hợp sánh lại sền sệt là đạt.
  • Bước 5: Để bé hào hứng hơn khi ăn, mẹ có thể đổ hỗn hợp vừa nấu xong vào các khuôn tạo hình ngộ nghĩnh, chờ nguội trong 20 phút, rồi làm lạnh ở ngăn tủ mát trong 2 – 3 giờ.
  • Bước 6: Mẹ cho bơ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành sốt sánh mịn cho ra bát. 
  • Bước 7: Mẹ lấy phần yến mạch trong tủ lạnh ra trang trí cùng sốt bơ đã chuẩn bị phía trên là đã hoàn thành món đậu hũ non yến mạch sốt bơ ngon lành cho bé.
Đậu hũ non yến mạch sốt bơ - món ăn phụ cho bé 6 tháng hấp dẫn
Đậu hũ non yến mạch sốt bơ – món ăn phụ cho bé 6 tháng hấp dẫn

>> Xem thêm: Mách mẹ cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm bổ dưỡng và thơm ngon

2.3. Sữa hạt sen khoai lang cho bé ngủ ngon, không quấy đêm

Từ xa xưa, hạt sen được biết đến là một dược liệu quý giúp hỗ trợ ngủ ngon, còn khoai lang chứa nhiều chất xơ giúp bé tiêu hoá rất tốt. Món sữa hạt sen khoai lang chế biến thành món phụ cho bé 6 tháng mang hương vị hòa quyện béo ngậy thơm ngọt vừa là một bữa phụ ngon lành cho bé, giúp bé ngủ sâu giấc, không quấy đêm.

Sữa hạt sen khoai lang thơm ngon cho bé yêu
Sữa hạt sen khoai lang thơm ngon cho bé yêu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: ½ củ khoai lang cỡ vừa, 1 nắm hạt sen tươi đã tách mầm, 400ml nước sạch.

Cùng bắt tay vào chế biến mẹ nhé:

  • Bước 1: Khoai lang sau khi gọt vỏ, mẹ cắt lát dày khoảng 0.5 – 0.6cm rồi đem rửa sạch cùng với hạt sen tươi đã tách mầm đắng.
  • Bước 2: Mẹ cho 400ml nước sạch vào nồi đun đến sôi mới cho hạt sen vào đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Sau đó mẹ cho cho khoai lang vào hỗn hợp đang đun trên bếp tiếp tục đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 – 7 phút đến khi khoai chín mềm rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Mẹ nên chờ hỗn hợp nguội khoảng 10 phút để tránh bị bỏng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Để sữa hạt sen khoai lang được sánh mịn, sau khi xay xong mẹ nên cho hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ các hạt cặn.
Sữa hạt sen khoai lang giúp bé ngủ ngon, không quấy đêm, là món ăn lý tưởng thêm vào thực đơn bữa phụ cho bé 6 tháng
Sữa hạt sen khoai lang giúp bé ngủ ngon, không quấy đêm là món ăn lý tưởng cho bữa phụ cho bé 6 tháng

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu trong nhà không sẵn hạt sen tươi, mẹ có thể thay thế bằng hạt sen khô, tuy nhiên mẹ cần ngâm nước 20 phút trước khi chế biến để hạt sen không bị cứng nhé!

3. Gợi ý lịch trình “măm măm” trong ngày cho bé 6 tháng

Bé chỉ mới bắt đầu ăn dặm, khi lên lịch trình ăn dặm cho bé và thực đơn món phụ cho bé 6 tháng, ngoài việc xác định bữa phụ cho be 6 tháng ăn lúc mấy giờ, mẹ lưu ý chia thời gian ăn hợp lý với giờ ngủ của con, có thể sai lệch một chút, không nhất thiết cứng nhắc theo lịch trình mẹ đặt ra trước đó. Ngoài ra mẹ cần chia nhỏ các bữa phù hợp, đa dạng các món ăn để bé được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Nếu mẹ vẫn băn khoăn bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ thì mẹ hãy tham khảo ngay lịch trình “măm măm” chi tiết dưới đây nhé. 

Lịch trình “măm măm” cho bé 6 tháng tuổi
Lịch trình bữa phụ cho bé 6 tháng ăn chi tiết giờ theo từng ngày. 

Lưu ý với lịch trình: Nếu bé dậy sớm hơn hoặc muộn hơn, mẹ có thể chủ động điều chỉnh thời gian, không cần thiết phải đánh thức bé dậy sớm đâu ạ.

>> Xem thêm: 6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút

4. Lưu ý cho mẹ khi cho bé 6 tháng ăn bữa phụ 

Khi cho bé 6 tháng ăn bữa phụ, ngoài các nguyên tắc cần nắm vững, mẹ cũng không thể bỏ qua một số lưu ý quan trọng sau đây để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé:

  • Vệ sinh cho bé sau ăn: Mẹ nên nên vệ sinh tay và miệng bé sạch sẽ sau khi ăn bằng khăn giấy ướt chuyên dụng cho bé sơ sinh để lau sạch hoàn toàn thức ăn, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng da con mẹ nhé! 
  • Hạn chế sử dụng đường, phô mai: Bởi các sản phẩm này khó tiêu, tạo gánh nặng cho hệ tiêu hoá, gây đầy bụng cho bé đó ạ. Nếu mẹ muốn cho bé ăn thì tần suất vừa đủ cho bé là khoảng 2 – 3 lần/tuần thôi mẹ nhé.
  • Không nên tích trữ món phụ: Khi nấu các món bánh, sữa, mẹ thường làm nhiều để tiện công. Tuy nhiên, việc này không tốt cho sức khỏe bé đâu ạ, các món ăn phụ chỉ nên ăn trong ngày, tránh để sang ngày hôm sau, các thành phần nhanh bị phân huỷ, ôi thiu làm bé dễ tiêu chảy đó mẹ.
Phô mai nhiều chất béo gây khó tiêu, đầy bụng mẹ nên hạn chế cho bé ăn trong quá trình chế biến bữa phụ cho bé ăn dặm
Phô mai nhiều chất béo gây khó tiêu, đầy bụng mẹ nên hạn chế cho bé ăntrong quá trình chế biến bữa phụ cho bé ăn dặm

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ có câu trả lời cho băn khoăn bữa phụ cho bé 6 tháng ăn lúc mấy giờ rồi đúng không ạ. Trong quá trình cho bé ăn dặm, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhé!

Từ chia sẻ của một người lần đầu làm cha

“Vợ anh giỏi quá!”

Đó là câu nói mà tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần suốt 72h kể từ khi con trai chúng tôi chào đời đến nỗi nó gần như trở thành câu cửa miệng của tôi. Mặc kệ người khác nghe nhiều có nghĩ nó “sáo rỗng”, nhưng tôi vẫn nghĩ mỗi lần tôi nói, ý nghĩa nguyên bản vẫn không bao giờ mất đi, và tôi vẫn sẽ liên tục nói với vợ mình điều đó.

tâm sự của cha

Tôi vẫn không hiểu sao vợ tôi có thể can đảm để trải qua những giờ phút vừa rồi. Cơn đau dữ dội, quá sức tưởng tượng, đến nỗi ngay cả tôi cũng cảm nhận được. Mà ai trong căn phòng đó cũng đều có cảm giác như vậy. Cuộc “đấu tranh” gần như không thể tưởng tượng được. Tôi nghiến răng mỗi lần vợ cố gắng “rặn”, rơi nước mắt cùng với cô ấy. Nhưng tất cả, cái cảm giác tôi nhận ra, tôi cũng chỉ là một trong nhiều “hành khách”, không bao giờ thực sự hiểu được nỗi đau kinh hoàng mà vợ tôi trải qua. 

Lần đầu vượt cạn
Cảm ơn em đã mang con chúng mình đến với thế giới này

2 ngày trước giờ G

Tôi và vợ đều đã chuẩn bị trước tinh thần lần sinh đầu này sẽ vất vả vì lần cuối cùng thăm khám, bác sĩ bảo đầu của con vẫn còn cao và chưa chịu thúc xuống. Lo lắng, bồn chồn nhưng vợ tôi vẫn quyết tâm muốn sinh thường. Lúc này còn cách ngày dự sinh cỡ 2 tuần nữa nên tôi và vợ vẫn ung dung thong thả lắm. Còn tính xem nên ăn gì, chơi gì cho bõ rồi mới sẵn sàng bước vào công cuộc “bỉm sữa” chăm con. Tôi còn đặt bàn nhà hàng xong xuôi để đưa vợ đi ăn cho đổi gió chứ cứ ăn nhà mãi cũng chán. Thế mà đùng cái vợ ra máu, kêu đau bụng và các cơn co bắt đầu xuất hiện. Tôi nhớ khi đi siêu âm bác sĩ có dặn nếu vợ xuất hiện 2 – 3 cơn đau trong tầm 10 phút thì phải lên viện. Tôi luống cuống lấy giấy ra note lại thời gian có các cơn gò, đúng 3 phút có một cơn. Có vẻ là vợ tôi sắp đẻ rồi. Theo dõi các cơn gò và giúp vợ đi lại nhẹ nhàng trong nhà tầm một lúc nữa thì hai đứa bắt đầu hành trình đi đẻ.

Tôi rà soát lại giỏ đồ đinh sinh một lần nữa xem đã đủ hết những đồ cần chưa. Vừa định mở điện thoại lên book Grab Car thì vợ hỏi đã mang theo giấy tờ tùy thân chưa. Đấy, đúng là cuống quá hóa hâm mà, tôi quên béng mất căn cước công dân của cả hai đứa. Nhà có mỗi hai vợ chồng, giờ mà quên thì đúng là “còn cái nịt”!

tâm sự của cha

Tôi check lại cả giỏ đồ để chắc chắn mình không quên gì nữa. Túi đồ của tôi cũng chẳng có gì mấy, tôi chỉ vớ đại cái áo polo trắng với quần đùi cùng đôi tông lào. Tôi vốn là người xuềnh xoàng dễ tính nên ăn gì, mặc gì cũng được. Quan trọng là vợ và em bé trong bụng kìa. Tôi đã hỏi bác “gu-gồ” từ những tháng cuối thai kỳ của vợ, biết được phải chuẩn bị đầy đủ để cuộc vượt cạn được diễn ra suôn sẻ nhất. Tôi chiết dầu gội, sữa tắm vợ hay dùng vào bộ kit đựng mỹ phẩm mua từ tuần trăng mật. Vợ tôi khó tính lắm, không phải đồ của mình là không chịu dùng đâu. Bệnh viện điều kiện không được đầy đủ như ở nhà, biết vậy nên tôi mang theo cả bàn chải, kem đánh răng với khăn khô cho vợ vệ sinh cá nhân thoải mái. Còn cả băng vệ sinh với quần lót giấy nữa, đi đẻ đã đủ căng thẳng mệt mỏi rồi, ai mà còn sức giặt giũ phơi phóng nữa. Cứ cái gì tiện mà mang thôi.

Lần đầu vượt cạn

Quan trọng nhất là đồ cho em bé. Tôi phân loại sẵn 1 túi để khăn ướt, khăn khô với tã bỉm, túi còn lại thì để sữa, bao tay chân, miếng lót phân xu với mũ che thóp. Tôi còn định mang theo tất cả những thứ đã mua sẵn cho con, may có vợ “chỉ giáo” kịp thời: “Đồ hâm, bệnh viện người ta có hết rồi, ông định bê cả cái nhà đi luôn đấy à?”. Kể cũng đúng thôi, vì là lần đầu trải qua chuyện này nên tôi bỡ ngỡ lắm, hở tí là hỏi.

tâm sự của cha
Bố “ngố lần đầu cùng vợ đi đẻ

Vừa lên xe ngồi còn chưa ấm mông tôi lại tá hỏa phát hiện quên luôn tiền với thẻ ở nhà. May bác tài dễ thương liền quay xe về nhà cho tôi lấy tiền. Giờ thời buổi tiên tiến hiện đại thật nhưng có phải cái gì cũng lôi máy ra chuyển khoản “ting ting” được đâu. Còn tiền gửi xe, mua đồ ăn nước uống với cả đống đồ lặt vặt khác nữa. Kể mới thấy lần đầu làm bố nên tôi “ngố” tàu lắm, cứ nhớ trước quên sau.

Trên đường đi, tôi tranh thủ alo ngay cho bệnh viện, bác sĩ cũng chỉ định nhập viện ngay vì dựa trên các dấu hiệu thì vợ tôi có thể sinh bất cứ lúc nào. Sau khi thăm khám và làm thủ tục, vợ chồng tôi nghĩ chắc chỉ vài tiếng nữa thôi là được gặp con rồi. Các cơn gò của vợ tôi bắt đầu tới dồn dập hơn, cộng thêm tâm lý vốn đã lo lắng nên hai đứa gần như không ngủ được. Tôi cũng cố chợp mắt lấy sức mai còn chuẩn bị cho vợ vượt cạn. Quy định của bệnh viện chỉ cho phép những ai có áo vàng “huyền thoại” mới được vào, vậy nên chỉ có hai vợ chồng tự bảo ban chăm sóc nhau. Bố mẹ hai bên đều có tuổi cả rồi, lại ở xa, tôi cũng không muốn làm phiền ông bà. Đây cũng là lần đầu tôi thực sự thấy bản thân mình lúng túng và “ngố” đến vậy. 

Lần đầu vượt cạn
Người thân chờ trước cửa phòng sinh trong bệnh viện

Tôi và vợ sốt ruột lắm, chờ thêm 1 ngày nữa trong viện xem có mở được thêm chút nào không còn “lên thớt”. Chắc do mệt mỏi và lo lắng quá nên vợ tôi ăn rất ít, cơm canh trong viện đều ăn được có vài miếng rồi tôi lại làm “thùng nước gạo” xử lý nốt. Chúng tôi tranh thủ xem các video youtube hướng dẫn tập thở khi sinh rồi tập theo. Cô ấy được đưa đi siêu âm lần cuối để kiểm tra nhịp tim của em bé và nước ối của mẹ có ổn không. May mà các y bác sĩ hỗ trợ rất nhiệt tình, vợ tôi cũng phần nào bớt lo. Đúng là vào rồi mới thấy sao mọi thứ khác trong phim nhiều quá! Không phải nguyên một đội ngũ ê-kíp đứng động viên: “Cố lên nhé, em làm được mà!”. Bệnh viện rất đông nên các bác sĩ ưu tiên những sản phụ đã mở được vài phân và rặn khỏe để đỡ đẻ trước. Tôi hiểu được vai trò quan trọng của mình đặc biệt vào những lúc như thế này. Vợ tôi trải qua hơn 8 tháng trời thai nghén, mệt mỏi, giờ mà không có chồng ở cạnh chăm sóc nữa thì thật không thể tưởng tượng nổi. Đây là thời điểm vợ dễ cảm thấy tủi thân và trầm cảm nhất nên các ông dịu dàng, quan tâm, động viên người phụ nữ của mình nhiều thật nhiều nhé. 

tâm sự của cha
Khoảnh khắc chờ “lên thớt” của mẹ bầu

Giờ G

12h05 sáng 12/03/2022

Vợ tôi bắt đầu cảm nhận được sự xuất hiện dồn dập của các cơn co nhiều hơn, không giống co giả như 1 ngày trước nữa mà lần này là “báo động thật” rồi. Tôi cùng vợ theo dõi cường độ của các cơn co một lúc thì nhấn chuông gọi bác sĩ. Vợ tôi lập tức được đưa xuống phòng sinh. Các bác sĩ hội chẩn để đưa ra phương án tốt nhất bởi lúc này đầu con vẫn còn khá cao, có thể gây cản trở cho quá trình sinh nở của vợ tôi. Cu tí này lì lợm thật, tới phút chót rồi vẫn không chịu chúi đầu xuống. Sinh thường thì nguy cơ con bị ngạt là rất cao nếu mẹ không “rặn” được. Tôi lo 1 thì vợ tôi lo 10 Nhưng với vợ tôi, lúc này không gì có thể làm chùn bước cô ấy. Người phụ nữ phi thường này đã hy sinh thân thể của mình để mang thai đứa con của tôi và giờ đây cô ấy lại một lần nữa liều mình để đem đứa trẻ ấy tới với thế giới này. “Vợ ơi, cố lên em, có anh ở đây rồi!”

1h32 sáng 12/3/2022

Lần đầu vượt cạn
Khoảnh khắc con chào đời

Khi được chứng kiến tận mắt, tôi mới thấy vợ tôi đã cố gắng dùng mọi sức lực cô ấy có để đưa con của chúng tôi chào đời. Các y bác sĩ hướng dẫn cô ấy lấy hơi, thở đều và tập trung toàn lực “rặn” khi các cơn co tới. Nhóc quỷ vẫn chưa chịu quay đầu xuống, bác sĩ trưởng khoa cùng tôi kết hợp tì và ấn vào bụng vợ mấy hồi em bé mới chịu ra. Bé con da đỏ hỏn, dây rốn, máu và nước ối vẫn còn trên cơ thể nhưng con ngay lập tức được bế tới da kề da với mẹ. Cảm nhận hơi ấm của con ngay trên lồng ngực, vợ tôi vỡ òa trong hạnh phúc và khóc nấc không thành tiếng. Đây có lẽ là khoảnh khắc mà cả đời này chúng tôi sẽ không thể nào quên.

tâm sự của cha
Giây phút thiêng liêng khi con chào đời

Nhìn bé con đỏ hỏn khóc oe oe trong lòng mà vợ tôi bật khóc. Đúng là con đây rồi, mắt híp 1 mí giống bố, cái miệng chúm chím y đúc mẹ. Cảm ơn con đã bình an đến với thế giới này!

Chỉ một lúc sau, con được cô ý tá bế đi lấy máu cuống rốn, cắt rốn, tắm rửa sạch sẽ, khám sức khỏe tổng thể rồi được tiêm ngay 2 mũi cơ bản là vitamin K và viêm gan B. Ngay sau đó con lại được đặt lại lên ngực vợ tôi. Khôn chết đi được, nghe hơi mẹ cái là im re, miệng cứ lò dò tìm ti mẹ. 

Lần đầu vượt cạn
Chào mừng con đến với thế giới

Vợ tôi, trong khoảnh khắc ấy, đã dồn hết mọi năng lượng cô ấy có vào trong cuộc vượt cạn này. Và cuối cùng, sau tất cả, cô ấy đã cho tôi thấy điều mà cô ấy đã tận hưởng riêng, đã hạnh phúc như thế nào trong 9 tháng 10 ngày vừa qua. Tôi đã được nhìn thấy, được chạm vào cậu bé mà cô ấy đã hy sinh cơ thể và năng lượng của bản thân mình. Con trai tôi là điều kỳ diệu, nhưng phép màu thực sự là vợ tôi… Cảm ơn em đã mang con chúng mình đến với thế giới này!

Chỉ khi thực sự chứng kiến, tôi càng thương vợ tôi nhiều hơn, thực sự việc đi đẻ nó “dã man” lắm. Không một người đàn ông nào có thể tưởng tượng được đâu. Để hỗ trợ vợ mình tốt hơn, từ lúc vợ mình chuẩn bị bước vào hành trình vượt cạn này, một vài lưu ý tồi rút ra được nếu có đưa vợ đi đẻ lần tiếp theo cũng để cho các ông lưu lại khi cần:

1. Những đồ vật cần chuẩn bị:

  • Luôn mang tiền lẻ và thẻ ATM bên người để trả tiền gửi xe, mua nước uống, vật dụng cá nhân khi có nhu cầu đột xuất. 
  • Đảm bảo điện thoại luôn sạc đầy pin để liên lạc được với người thân bất kỳ lúc nào
  • Mang theo vật dụng cá nhân nếu túc trực bên mẹ thường xuyên, đi giày dép thoải mái còn chạy đi chạy lại nếu vợ cần
  • Mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế
  • Đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, dầu gội, sữa tắm);  Đồ cơ bản cho mẹ và bé: quần lót giấy dùng 1 lần và tã cho mẹ, khăn sạch, miếng lót phân xu, bao tay, bao chân, mũ, tã lót, máy hâm sữa, máy vắt sữa ; Quần áo; Đồ ăn và nước uống: chuẩn bị sẵn những món cả hai vợ chồng thích ăn để tiết kiệm thời gian đi lại và không phải rời khỏi vợ

2. Để ý ngày dự sinh của vợ để sắp xếp công việc có thể đưa vợ đi sinh bất cứ lúc nào. Tốt nhất, các ông nên dự kiến trước đường sá, phương tiện đi lại để “đến lúc” là lên đường được luôn

3. Quan trọng nhất, luôn ở bên vợ mọi lúc động viên cô ấy. Có thể đôi lúc, vợ đau quá hơi “nặng lời” một chút thì nhớ giữ “cái đầu lạnh”, nắm tay và luôn đồng hành cùng cô ấy nhé!

“Cùng bố vượt ngố chăm con” kể lại câu chuyện về sự ngố của các ông bố trong hành trình đồng hành cùng vợ sinh ra và nuôi dưỡng con, từ đó có những bí kíp giúp cho việc sinh con, chăm con thật “chill”. Nhà mình cũng có những câu chuyện Bố “ngố”, hãy kể cho Mamamy nhé!

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? Có lẽ mẹ vẫn đang thắc mắc về vấn đề này phải không nhỉ? Nếu mẹ chưa biết câu trả lời thì hãy cùng Góc của mẹ khám phá  ngay bài viết này nhé!

1. Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? 

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? Trả lời cho mẹ là hoàn toàn được nhé! Nhiều mẹ nghĩ rằng xoài là loại quả có tính nóng nên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì xoài hoàn toàn không có tính nóng mà ngược lại, loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe rất tốt nếu mẹ biết dùng đúng cách.

Hơn nữa, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ sẽ thường có cảm giác thèm chua. Do vậy, xoài chín hay xoài xanh đều là sự lựa chọn lý tưởng cho mẹ bởi vị chua của xoài sẽ giúp mẹ giải tỏa được cơn thèm ăn này. 

Cụ thể hơn, Góc của mẹ sẽ thống kê hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g xoài sẽ tương đương như sau:

Dưỡng chất Định lượng  Công dụng
Calo 94 Kcal Cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể.
Chất béo 640 mg Dự trữ và cung cấp nguồn năng lượng cho cơ bắp và các hoạt động của cơ thể.
Carbohydrate 23500 mg Tăng năng lượng, duy trì sự sống và phát triển.
Protein 1710 mg Giúp cơ bắp phát triển sẵn chắc.
Chất xơ 4000 mg Tăng cường hệ tiêu hoá, hạn chế các bệnh tiêu chảy.
Vitamin A 110 IU Cải thiện thị lực.
Vitamin C 13.7 mg Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và làm sáng da.
Vitamin B6 0,1 mg Giúp phát triển não, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Folate 24 mcg Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. 16 lợi ích của xoài đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu

Với những thành phần dinh dưỡng như trên thì chắc mẹ đã biết bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không rồi đúng không nào? Mẹ có thể sẽ bất ngờ với những công dụng nổi bật của xoài dưới đây: 

2.1. Giúp mẹ bầu 3 tháng đỡ đau đầu trong thai kỳ 

Xoài có hàm lượng riboflavin và vitamin B2 dồi dào, vì thế sẽ giúp mẹ hạn chế được các cơn đau đầu trong quá trình mang thai. Hơn nữa, lượng vitamin B2 cũng có khả năng chống oxy hoá và làm chậm quá trình lão hoá rất tốt. 

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Ăn xoài giúp mẹ giảm cơn đau đầu

2.2. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Một trong những thành phần có trong xoài được đánh giá cao là axit folic. Chất này có khả năng ngăn ngừa nguy cơ dị tật khuyết ống thần kinh cho bé, đồng thời cũng giúp thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Ăn xoài giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

2.3. Cải thiện trí nhớ của mẹ mang thai 3 tháng đầu

Một trong những dấu hiệu thường thấy của nhiều mẹ bầu là suy giảm trí nhớ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu 3 tháng đầu ăn xoài sẽ giúp hạn chế được tình trạng nói trên, bởi trong xoài có chứa hàm lượng axit glutamine. Hoạt chất này sẽ giúp tăng cường hoạt động của các tế bào não, từ đó có khả năng cải thiện trí nhớ hiệu quả. 

Cải thiện trí nhớ hiệu quả
Cải thiện trí nhớ hiệu quả

2.4. Ăn xoài hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm táo bón 

Hàm lượng enzyme dồi dào có trong xoài sẽ thúc đẩy cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ có trong loại quả này cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc chống táo bón và tăng cường hệ tiêu hoá cho mẹ. 

2.5. Hỗ trợ hệ xương khớp cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? Tất nhiên là được rồi phải không mẹ? Ăn xoài trong 3 tháng đầu có công dụng hỗ trợ hệ xương khớp cho mẹ rất tốt. 

Lý do là vì trong xoài có chứa hàm lượng vitamin K, có khả năng thúc đẩy sản sinh chất protein osteocalcin, giúp xương chắc khỏe, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những chỗ xương bị nứt. 

 Hàm lượng vitamin K giúp xương chắc khoẻ
Hàm lượng vitamin K giúp xương chắc khoẻ

2.6. Giảm huyết áp cho mẹ bầu 

Hàm lượng Kali trong xoài có chức năng điều hoà, cân bằng nước và điện giải. Do đó, một trong những công dụng không thể bỏ qua khi mẹ ăn xoài là giảm huyết áp rất hiệu quả.

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Giảm huyết áp cho mẹ bầu

2.7. Tốt cho mắt 

Trong quá trình mang thai, thị lực của mẹ có thể bị giảm đáng kể, do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin A là điều rất cần thiết. Trong xoài có chứa có hàm lượng vitamin A rất lớn do vậy sẽ không quá ngạc nhiên khi loại quả này có khả năng giúp mẹ cải thiện thị lực. Vậy là mẹ đã biết câu trả lời cho thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không rồi nhỉ!

Tốt cho mắt
Tốt cho mắt

2.8. Ngăn ngừa cholesterol 

Hàm lượng cholesterol cao khi mang thai là điều hết sức nguy hiểm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn có nguy cơ di truyền và gây bệnh tật cho thai nhi sau này. Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng bổ sung xoài vào thực đơn của mình khi mang thai đó ạ! 

Trong xoài có chứa pectin, chất xơ và vitamin C rất phong phú. Do đó, ăn xoài cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng mỡ trong máu, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa cholesterol đáng kể.

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không?

2.9. Tăng cường sức đề kháng cho mẹ 

Ngoài khả năng tăng cường hệ tiêu hoá, tốt cho xương khớp, thị lực,… ăn xoài cũng giúp mẹ tăng sức đề kháng bởi xoài có chứa 26 loại carotenoids cùng hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào. 

Tăng cường sức đề kháng cho mẹ
Tăng cường sức đề kháng cho mẹ

2.10. Ngừa thiếu máu 

Trong quá trình mang thai, mẹ cần bổ sung lượng sắt thường xuyên để đủ máu nuôi mẹ và bé. Nếu kể đến sắt có trong hoa quả thì quả thật không thể bỏ qua xoài. Xoài giúp mẹ cung cấp một lượng sắt đáng kể, đảm bảo cung cấp đủ cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì lý do này, nếu mẹ đang phân vân bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không thì mẹ đừng trăn trở nữa nhé!

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

2.11. Hỗ trợ dưỡng đẹp da

Mẹ biết không, xoài còn có khả năng hỗ trợ dưỡng da tốt lắm đó! Ăn xoài có thể giúp làm sạch, hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn. Ngoài ăn thì mẹ cũng có thể sử dụng xoài đắp mặt nạ để tăng công dụng hơn nè. 

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? 
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không?

2.12. Ngăn ngừa tiền sản giật

Trong xoài còn chứa hàm lượng magie, có chức năng ngăn ngừa tiền sản giật hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin E cũng có tác dụng giảm nguy cơ và hỗ trợ xây dựng cơ bắp cho thai nhi.

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Ngăn ngừa tiền sản giật

 

2.13. Cải thiện tình trạng ốm nghén 

Ốm nghén là hiện tượng thường thấy ở hầu hết ở các bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Xoài là một trong những thực phẩm có khả năng cải thiện tình trạng ốm nghén rất hiệu quả. Vitamin B6 cùng với vị chua có trong xoài giúp mẹ luôn có cảm giác thèm ăn, từ đó giúp mẹ xoa dịu những cơn buồn nôn ở tam cá nguyệt đầu tiên đó ạ!

2.14. Vệ sinh răng miệng 

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? Câu trả lời chắc hẳn mẹ đã biết rồi đúng không nào? Một lợi ích bất ngờ từ việc ăn xoài nữa là khả năng vệ sinh răng miệng. Ăn xoài có thể giúp mẹ ngăn ngừa được các tình trạng như sâu răng, hôi miệng và bảo vệ nướu răng của mẹ nữa đấy!

2.15. Giúp mẹ thư giãn, xả stress

Mang thai là khoảng thời gian khá khó khăn cho mẹ vì phải liên tiếp đối mặt với những cơn buồn nôn, mệt mỏi. Tuy nhiên, khi ăn xoài hàm lượng vitamin B có trong loại trái cây này sẽ phần nào giúp mẹ xua tan đi những lo âu ấy, khiến mẹ trở nên vui vẻ và thoải mái hơn. 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mang thai 3 tháng đầu có được ăn xoài xanh?

2.16. Giúp mẹ không tăng cân quá nhanh 

Tăng cân luôn là vấn đề muôn thuở mà các mẹ hay gặp. Thế nhưng, mẹ đừng lo. Bởi xoài chứa rất giàu chất xơ, nó có thể giúp mẹ kiểm soát được cân nặng rất hiệu quả đấy!

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Giúp mẹ duy trì cân nặng

3. Gợi ý món ăn từ xoài cho mẹ mang thai 3 tháng đầu 

Ngoài ăn trực tiếp, mẹ cũng có thể chế biến các món ăn ngon với cả xoài xanh và xoài chín. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ tham khảo:

3.1. 3 món ăn ngon từ xoài chín 

3.1.1. Bánh Mousse xoài 

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Xoài xay nhuyễn: 800 gr
  • Bánh quy: 120 gr
  • Whipping cream: 300 gr
  • Bơ lạt: 60 gr
  • Gelatin: 20 gr
  •  Đường: 110 gr

Cùng bắt tay làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho bánh quy vào một cái bát và giã nhuyễn. Sau đó, mẹ đun chảy 60g bơ lạt rồi cho vào phần bánh quy và trộn đều. 
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ đem gelatin ngâm trong nước lạnh và đổ một nửa hỗn hợp xoài nhuyễn vào bát. Tiếp đến, mẹ để bát vào trong nồi lớn đun nóng dạng cách thủy hòa tan gelatin.
  • Bước 3: Mẹ dùng máy đánh trứng để đánh 200g kem whipping, mẹ đánh cho đến khi bông và tạo chop cứng. Sau đó thì đổ hỗn hợp xoài trước đó vào và trộn đều. 
  • Bước 4: Mẹ xếp miếng đế bánh quy xuống đáy khuôn và đổ tiếp hỗn hợp mousse lên trên. Mẹ chờ đến khi đã nguội thì cho vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng để bánh đông lại.
  • Bước 5: Để làm phần mặt bánh thì mẹ dùng lượng xoài nhuyễn còn lại và dùng rây lọc lấy nước. Với gelatin, mẹ ngâm vào nước lạnh đến khi tan ra. Sau đó, mẹ đổ gelatin đã tan vào phần nước xoài đã được lọc. 
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ đổ lớp gương lên trên bề mặt và cho bánh vào tủ lạnh trong khoảng 6 tiếng để bánh đông lại. Sau 6 tiếng là mẹ đã có thể lấy ra và thưởng thức một chiếc bánh thơm ngon được rồi!
Hướng dẫn mẹ làm bánh Mousse xoài 
Hướng dẫn mẹ làm bánh Mousse xoài

Để tham khảo thêm về cách làm bánh Mousse xoài, mẹ có thể xem thêm tại đây nhé! (Nguồn: NineteenPlusOne’s Flavours )

3.1.2. Bánh Cheesecake xoài

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Cream cheese: 300 gr
  • Sữa chua: 250 gr
  • Bánh quy: 8 cái
  • Xoài xay nhuyễn: 250 gr
  • Whipping cream: 250 gr
  • Đường: 60 gr
  • Gelatin: 2.5 gr

Cùng bắt tay làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Trước hết, mẹ hãy nghiền nhỏ 8 cái bánh quy và cho vào một cái bát. Sau đó, mẹ đun nóng 50gr bơ thành dạng lỏng, đổ vào bát bánh đã được nghiền và trộn đều.
  • Bước 2: Mẹ cho kem cheese cùng sữa chua vào một chiếc bát và tiến hành đun cách thuỷ. Sau đó, mẹ dùng máy đánh trứng đánh cho đến khi hỗn hợp này nhuyễn mịn.
  • Bước 3: Với xoài xay nhuyễn, mẹ dùng rây lọc để lấy nước xoài. Sau đó, ngâm gelatin trong 15 phút, khi gelatin đã nở, mẹ cho vào nước xoài đã lọc và khuấy đều.
  • Bước 4: Mẹ cho kem whipping vào 1 chiếc bát cùng đường và đánh đến khi bông. Tiếp đến, mẹ hãy trộn hỗn hợp kem cheese, nước xoài và kem whipping lại với nhau. 
  • Bước 5: Đổ hỗn hợp bánh quy đã nghiền vào khuôn và dàn đều. Kế đến, mẹ đổ tiếp hỗn hợp kem whipping (chừa lại 50gr) vào khuôn. Mẹ chú ý dàn thật đều để mặt bánh được láng mịn nhé! 
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ cho 2,5gr lá gelatin đã ngâm nở và đun cách thuỷ. Sau đó, mẹ trộn gelatin với 50gr kem còn lại rồi để lên mặt bánh. Để bề mặt bánh trông hấp dẫn hơn, mẹ có thể nhỏ vài giọt xoài xoay và trang trí cho đẹp mắt. Vậy là bánh đã hoàn thành rồi, mẹ hãy thưởng thức thôi nào!
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Cách làm bánh Mango Cheesecake xoài

Mẹ cũng có thể nghiên cứu thêm cánh làm cheesecake xoài tại video này nhé! (Nguồn: Vinamilk)

3.1.3. Xôi xoài lá dứa 

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  •  Gạo nếp: 400 gr
  •  Nước cốt dừa: 150 ml
  •  Nước cốt lá dứa: 14 ml
  •  Sữa tươi không đường: 400 ml
  •  Bột gạo: 2 muỗng canh
  •  Đường: 130 gr
  •  Muối: 2 muỗng cà phê
  •  Đậu phộng rang: 5gr

Cùng bắt tay làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cần ngâm gạo nếp từ 5 – 6 giờ, khi gạo nếp đã nở, mẹ vo sạch gạo và vớt ra để ráo. Tiếp đến, mẹ bắc 1 nồi nước lên bếp để ở lửa vừa. Khi nước đã sôi, mẹ cho xửng hấp có chứa gạo nếp rồi tiến hành hấp khoảng 45 phút đến khi mẹ thấy gạo đã chín hẳn. 
  • Bước 2: Kế đến, mẹ cho 150ml nước cốt dừa, 130 gr đường và 1 muỗng cà phê muối vào một cái nồi. Đun hỗn hợp ở lửa nhỏ và liên tục khuấy để mọi thứ tan đều. Sau đó, mẹ cho thêm 45 ml nước cốt lá dứa vò và khuấy đều đến khi đã hoà tan vào nhau thì mẹ tắt bếp. 
  • Bước 3: Mẹ đổ phần hỗn hợp vừa nấu xong vào bát gạo nếp đã được nấu chín và trộn đều. Tiếp theo, mẹ dùng giấy bạc để bọc kín bát nếp lại và ủ khoảng 20 phút. 
  • Bước 4: Mẹ cho vào nồi 2 muỗng canh bột gạo, 1 muỗng cà phê muối và 400ml sữa tươi không đường và khuấy đều. Mẹ đun ở lửa nhỏ khoảng 3 phút, khi hỗn hợp đã sệt thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Vậy là đã hoàn thành rồi đó. Mẹ có thể cho xôi ra đĩa, rưới một ít hỗn hợp sữa tươi và đậu phộng rang lên trên, cho thêm vài miếng xoài cát là đã có thể thưởng thức được rồi nè!
Hướng dẫn mẹ cách nấu xôi xoài lá dứa
Hướng dẫn mẹ cách nấu xôi xoài lá dứa

Nếu mẹ vẫn chưa nắm rõ được cách làm, mẹ có thể nghiên cứu thêm video cách làm xôi xoài lá dứa tại đây mẹ nhé! (Nguồn: Văn Phi Thông)

3.2. 3 món ăn ngon từ xoài xanh 

3.2.1. Nộm tai lợn xoài xanh 

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Tai heo: 1 cái
  • Xoài xanh: 2 quả
  • Cà rốt: 1 củ
  • Rau húng: 5gr
  • Rau rau: 5gr
  • Gia vị (chanh, giấm, rượu): 10gr

Cùng bắt tay làm mẹ nhé: 

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch tai heo và xử lý sạch lông cùng các vết bẩn còn sót lại. Mẹ có thể rửa bằng chanh hoặc giấm để khử mùi hôi. Sau đó, mẹ rửa sạch cà rốt và cắt thành sợi. Mẹ ngâm cà rốt trong đường tầm 15 phút để giảm bớt độ hăng. Với xoài xanh mẹ cũng thái nhỏ. Rau húng và rau răm mẹ chỉ thái vừa. Tỏi và ớt thì mẹ băm nhuyễn. 
  • Bước 2: Tiếp đến, mẹ cho tai heo vào một cái nồi, thêm một ít muối vào rồi luộc chín. Khi tai heo chín, mẹ vớt ra và cắt thành sợi vừa ăn. 
  • Bước 3: Ở bước này, mẹ bắt đầu pha nước chấm. Mẹ trộn đường và mắm theo tỉ lệ 2:1. Sau đó, mẹ cho tỏi và ớt đã băm nhuyễn vào, khuấy cho đến khi tan đường. 
  • Bước 4: Mẹ lần lượt cho tai heo, xoài xanh, cà rốt vào tô. Tiếp đến, mẹ rưới nước mắm đã pha lên, trộn đều và để khoảng 20 phút cho ngấm. Cuối cùng, mẹ cho lạc rang giã nhỏ vào, trang trí thêm thêm rau để món ăn trông thu hút hơn. Vậy là mẹ đã hoàn thành xong món nộm tai lợn xoài xanh rồi đó, cùng thưởng thức thôi!
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không? Sự kết hợp hoàn hảo giữa xoài và tai heo

Mẹ có thể xem thêm cách làm nộm tai lợn xoài xanh tại đây mẹ nhé! (Nguồn: Cơm Ngon TV)

3.2.2. Mứt xoài xanh

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Xoài: 6 trái
  • Vôi ăn trầu: 2 muỗng canh
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Đường: 150 gr

Cùng bắt tay làm mẹ nhé: 

  • Bước 1: Trước hết, mẹ cho 2 muỗng canh vôi ăn trầu cùng 1 lít nước vào thau, khuấy đều và đợi khoảng 5 phút để vôi lắng xuống. Sau đó, mẹ dùng vá múc lấy nước trong. 
  • Bước 2: Mẹ rửa xoài thật sạch, dùng dao cắt xéo miếng xoài vừa ăn. Sau đó, cho xoài vào thau nước vôi trong vừa lấy. Mẹ ngâm khoảng 2 – 4 tiếng rồi rửa lại nhiều lần với nước sạch. 
  • Bước 3: Mẹ đun 900ml nước cùng 1 muỗng cà phê muối trong 1 cái chảo lớn và đun sôi. Đợi nước sôi, mẹ cho xoài vào luộc khoảng 1 phút thì vớt ra rửa qua nước lạnh. 
  • Bước 4: Cho xoài vừa luộc vào 1 cái thau, bỏ thêm 150gr đường vào thau, trộn đều và ướp qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi đường tan hết. Sau khi đường tam mẹ cho xoài vừa ướp vào sên với lửa khoảng 3 phút rồi để lửa nhỏ lại, tiếp tục sên cho đến khi cạn nước thì mẹ tắt bếp. 
  • Bước 5: Sau khi sên xong, mẹ cho xoài lên vỉ nướng và cho vào lò nướng và sẩy khoảng 20 – 30 phút. Vậy là mẹ đã hoàn thành rồi đó, mẹ có thể dùng mạc bóng để gói từng miếng xoài và rồi nhâm nhi dần thôi nè.
Cách làm mứt xoài xanh
Cách làm mứt xoài xanh

Nếu mẹ vẫn chưa chắc chắn thì có thể xem thêm cách làm mứt xoài xanh tại đây mẹ nhé! (Nguồn: VTC NOW)

3.2.3. Gỏi xoài xanh tôm thịt 

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Thịt ba chỉ: 400gr
  •  Tôm: 300gr
  •  Xoài xanh: 2 trái
  •  Cà rốt: 1 củ
  •  Rau thơm: 100gr
  •  Đậu phộng rang sẵn: 50gr
  •  Chanh: 1 quả
  •  Ớt: 2 quả
  •  Hành tím: 3 củ
  •  Đường: 50gr

Cùng bắt tay làm mẹ nhé:

  • Bước 1: Trước hết, mẹ cần rửa thật sạch tôm và thịt. Sau đó, cho thịt vào nồi cùng với một muỗng cà phê muối và luộc. Sau khi thịt chín, mẹ dùng luôn nước thịt ấy để luộc tôm. 
  • Bước 2: Mẹ rửa sạch cà rốt và cắt thành sợi. Kế đến, mẹ cho thêm 3 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh, 1 ít nước rồi trộn đều. Xoài mẹ cũng rửa sạch, gọt vỏ và bào thành sợi. Ớt và hành tím mẹ đem rửa, để ráo và cắt nhỏ rồi bỏ chung với cà rốt đã bào sợi. Với rau thơm, mẹ cũng rửa sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ vừa ăn.
  • Bước 3: Mẹ hoà 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh đường lại với nhau rồi bắc lên bếp để ở lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết và hỗn hợp trở nên sền sệt là được.
  • Bước 4: Mẹ vớt cà rốt, ớt, hành tím ra rổ để ráo nước. Cho lần lượt xoài, cà rốt, hành tím, ớt, thịt heo, tôm và rau thơm vào 1 bát lớn. Sau đó, cho 1 muỗng canh nước mắm đường vào rồi trộn đều và nêm cho đến khi vừa ăn. Cuối cùng, mẹ trang trí thêm rau thơm lên bề mặt để trang trí. Vậy là mẹ đã có ngay một món gỏi xoài xanh tôm thịt thơm ngon rồi. Thưởng thức ngay mẹ nhé!
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Gỏi xoài xanh tôm thịt

Để tham khảo thêm cách làm gỏi xoài xanh tôm thịt, mẹ có thể tìm hiểu thêm tại video này nhé! (Nguồn: Cười Khúc Khích)

4. Lưu ý cho mẹ khi ăn xoài khi mang thai 3 tháng đầu 

Mặc dù, ăn xoài rất tốt cho mẹ trong quá trình mang thai, thế nhưng để đảm bảo hiệu quả cũng như không xảy ra những trường hợp không mong muốn, mẹ cũng cần chú ý một vài điều sau đây nhé: 

1 – Cách chọn xoài ngon

Để mang lại hiệu quả cao, Góc của mẹ khuyên mẹ nên chọn những quả xoài có màu chín vàng đều, vỏ không có vết thâm tím, có mùi thơm tinh khiết và khi bóp vào quả xoài mẹ vẫn cảm thấy có độ đàn hồi.

Dinh dưỡng mẹ bầu
3 tháng đầu ăn xoài được không? Làm sao để chọn xoài đúng cách?

2 – Rửa sạch xoài trước khi gọt vỏ 

Trước khi ăn hay chế biến mẹ nhớ rửa và gọt vỏ xoài thật sạch nha. Nước thông thường sẽ không thể rửa sạch được các chất bẩn hay hoá chất còn sót lại trên bề mặt rau củ quả. Do vậy, Góc của mẹ gợi ý mẹ nên sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả của Mamamy để đảm bảo an toàn và sạch khuẩn. 

Được chiết xuất 100% thành phần từ thiên nhiên như ngô, rượu, dừa,… do vậy, nước rửa bình sữa và rau quả của Mamamy hoàn toàn tự tin đạt chuẩn an toàn tuyệt đối về cả việc làm sạch những dụng cụ của bé cũng như những thực phẩm sử dụng hàng ngày.  

nước rửa rau quả Mamamy
Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy

3 – Mẹ nhớ phải gọt vỏ trước khi ăn nhé

Không chỉ rửa sạch, mẹ lưu ý gọt vỏ xoài trước khi ăn mẹ nhé. Hầu hết người bán hiện nay thường sử dụng các loại hoá chất tưới lên trái cây để giúp chúng bảo quản trong thời gian lâu. Do đó, để đảm bảo không xảy ra những hậu quả không mong muốn, mẹ nên gọt vỏ kỹ trước khi ăn nhé!

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Mẹ nên gọt vỏ xoài trước khi ăn

4 – Lưu ý khi ăn xoài xanh:

  • Mặc dù, vị chua của xoài có tác dụng giải nghén rất tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thế nhưng, trên thực tế mẹ không nên ăn xoài quá chua đâu nhé. Bởi xoài sẽ khiến hàm lượng axit trong dạ dày của mẹ tăng cao, làm mẹ có cảm giác xót ruột hoặc đầy bụng đó nha!
  • Mẹ cũng không nên ăn xoài lúc đói vì vị chua của xoài có thể kích thích tăng dịch vị dạ dày và khiến mẹ dễ mắc các nguy cơ về đường ruột. 
  • Với những mẹ đang mắc bệnh đau dạ dày thì tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và bé mẹ nhé!
Mẹ cần lưu ý khi ăn xoài xanh
Mẹ cần lưu ý khi ăn xoài xanh

5 – Xoài rất ngon nhưng mẹ nhớ chỉ ăn lượng vừa đủ thôi nhé! 

  • Với xoài chín: Mẹ chỉ nên ăn nửa quả/ngày và 1 tuần chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn xen kẽ với nhiều loại trái cây khác để bổ sung nhiều loại vitamin và dưỡng chất trong suốt thai kỳ nha!
  • Với xoài xanh: Tốt nhất mỗi lần mẹ chỉ nên ăn từ 2 – 3 lát. Mặc dù, xoài là loại quả có nhiều hàm lượng dinh dưỡng rất tốt, thế nhưng nếu ăn nhiều, mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải bệnh tiểu đường. Cẩn thận vẫn hơn nhé nhà mình ơi!
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không
Một số lưu ý để bà bầu 3 tháng ăn xoài đúng cách

Vậy là Góc của mẹ đã giải đáp thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có được ăn xoài không rồi nhỉ? Dù mới chỉ trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng chúng tôi tin rằng có rất nhiều ba mẹ đã và đang dành rất nhiều thời gian suy nghĩa đặt tên cho con là gì để vừa hay vừa ỹ nghĩa mang những thông điệp gửi gắn của mọi người cho con. Nếu ba mẹ vẫn chưa chọn được tên cho con thì hãy tham khảo ngay gợi ý đặt tên con họ Phạmtổng hợp danh sách những tên hay cho bé trai năm 2022 mệnh Kim ý nghĩa hợp phong thủy bố mẹ, cho tiền đồ sáng lạng này nha. 

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở bài viết này, mẹ đã hiểu hơn về những lợi ích, cũng như một số lưu ý của loại quả này rồi mẹ nhé! 

Có thể mẹ quan tâm:

Mang thai 3 tháng đầu ăn lựu được không? Lợi ích tuyệt vời từ trái lựu!

Bầu 3 tháng ăn vải được không? 5+ lợi ích tuyệt vời cho mẹ và thai nhi

Mẹ đang băn khoăn không biết bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Mẹ muốn ăn mì tôm nhưng chưa biết ăn như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và thai nhi? Vậy thì Góc của mẹ sẽ bật mí cho mẹ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Mì tôm là thực phẩm rất tiện lợi, không cần chế biến cầu kỳ nhưng lại thuộc nhóm thực phẩm không lành mạnh. Mì tôm chứa nhiều tinh bột, chất béo, dầu, muối, chất phụ gia dễ gây nên bệnh sỏi thận, tăng cân huyết áp,…  khi ăn trong thời gian dài mà không kiểm soát. 

bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không
Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không?

Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không vẫn còn là thắc mắc cần giải đáp. Mẹ mang thai 3 tháng đầu nếu quá thèm mì tôm vẫn có thể ăn nhưng cần hạn chế tối đa để đảm bảo được sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

2. Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu cần hạn chế ăn mì tôm

Giai đoạn đầu mang thai là thời điểm mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống để tránh ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Sau đây, hãy Góc của mẹ tìm hiểu 5 tác hại khi sử dụng thực phẩm này nhé!

2.1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm gây huyết áp cao

Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn mì tôm được không? Được nhưng không nên mẹ nhé! Mì tôm có lượng muối lớn, bà bầu 3 tháng đầu ăn vào sẽ khiến cho cơ thể tồn đọng muối, gây mất cân bằng huyết áp đó ạ!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Bà bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm gây huyết áp cao

Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng gây khó khăn cho quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Bé sẽ bị nhẹ cân và khả năng sinh non là rất cao đó mẹ ơi. Mẹ lưu tâm nha!

2.2. Mì tôm gây nóng trong người và táo bón

Để làm rõ về vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn mì tôm được không, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sản phẩm này dễ gây táo bón và nóng trong người nếu mẹ sử dụng nhiều trong thai kỳ. Mì tôm được xếp vào loại thức ăn có tính nóng, không chứa chất xơ và khó tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ được ước tính trong mì tôm rất thấp, chỉ khoảng 500mg trong 100g mì. 

bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không
Mì tôm gây nóng trong người và táo bón

Do vậy, bổ sung quá nhiều mì tôm sẽ gây táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đường ruột hoạt động chậm lại. Mẹ bầu sẽ thấy không thoải mái, tinh thần thay đổi và dễ nổi nóng khi mang thai. Cần chú ý khi ăn mì tôm trong 3 tháng đầu mẹ nhé!

2.3. Mẹ bầu 3 tháng dễ bị thiếu dinh dưỡng khi ăn mì tôm

Để đảm bảo chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa thì câu trả lời cho thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không là không nên mẹ nhé! Bảng thành phần của mì tôm có chứa nhiều tinh bột, chất bảo quản… nhưng lại không đáp ứng đủ các loại vitamin, chất xơ, protein cần thiết cho cơ thể. 

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng dễ bị thiếu dinh dưỡng khi ăn mì tôm

Thế nên, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, không duy trì được hoạt động sống của cơ thể để giúp bé có thể phát triển khoẻ mạnh từ trong bụng mẹ.

2.4. Lượng cholesterol trong máu mẹ bầu tăng cao 

bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không
Lượng cholesterol trong máu mẹ bầu tăng cao

Mẹ muốn tìm hiểu thêm thông tin về mì tôm để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng nhưng lại không biết bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Lượng muối trung bình trong một gói mì tôm được viện nghiên cứu dinh dưỡng thống kê là trong 100g mì có thể chứa đến 2,7g muối, 100g mì tôm sẽ có 19.5g chất béo. Tỉ lệ này vượt quá nhu cầu muối và chất béo hàng ngày của một người trưởng thành. Đây được xem là “cầu nối” dẫn đến việc “đánh bại” các hàm lượng dinh dưỡng tốt và làm cholesterol trong máu của mẹ tăng cao.

2.5. Mì tôm làm tăng nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Đọc tới đây, ắt hẳn mẹ đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Chất phụ gia cùng với photphat có trong mì tôm làm tăng hương vị thơm ngon nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Những chất độc hại ấy là tác nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi ở mẹ bầu, tăng nguy cơ loãng xương khi mẹ mang thai 3 tháng đầu cũng như trong suốt cả thai kỳ. Loãng xương sẽ cản trở không nhỏ tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể của mẹ. Điều này sẽ can thiệp trực tiếp vào quá trình sinh nở của mẹ đó ạ. Mẹ cần chú ý nha!

Dinh dưỡng mẹ bầu
Mì tôm làm tăng nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu 3 tháng đầu

3. Thèm mì tôm quá phải làm sao đây?

Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm bởi đây là loại thực phẩm tiện lợi, thơm ngon lại rẻ tiền. Biết rằng đây là đồ ăn chế biến sẵn, có hàm lượng dinh dưỡng không cao nhưng nếu mẹ bầu “nhớ nhung” mì tôm quá thì phải làm sao đây? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay nhé!

bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không
Thèm mì tôm quá phải làm sao đây?
  • Nếu trong giai đoạn mang thai, mẹ ốm nghén và thèm mì tôm thì chỉ nên ăn từ 1-2 lần/ tuần thôi nha! Khi ăn, mẹ hãy kết hợp thêm rau xanh cùng các thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin khác để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể nhé. 
  • Mẹ có thể linh hoạt trong cách chế biến để làm giảm đi lượng chất béo không lành mạnh có trong mì tôm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mẹ nên bắt đầu với việc đun sôi nước rồi sau đó cho mì vào luộc sơ, tiếp đến vớt ra để ráo và tiếp tục nấu nước lần 2 để cho mì vào lần nữa. Đặc biệt, gói gia vị chứa rất nhiều muối nên mẹ chỉ cần cho khoảng 1/2 gói gia vị thôi nhé. 
  • Mẹ hãy “chạy ngay đi” với các gói gia vị dầu mỡ. Chúng không những không mang lại giá trị dinh dưỡng gì mà còn chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. 
  • Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không? Sẽ được nếu mẹ biết cách ăn hợp lý. Bên cạnh đó, mẹ có thể thay thế mì tôm bằng mì ramen, mì gạo sẽ hạn chế được các chất gây hại cho sức khỏe của mẹ đó ạ.
Thèm mì tôm quá phải làm sao đây?
Thèm mì tôm quá phải làm sao đây?
  • Khi ăn mì tôm, mẹ nên kết hợp thêm rau xanh và thịt để giảm thiểu tối đa lượng chất béo dư thừa và bổ sung chất xơ cần thiết. Mẹ cần thêm rau xanh với hàm lượng khoảng 100-150g/1 gói mì. Để tăng sự ngon miệng và đậm đà, mẹ có thể thêm thịt bò, heo, tôm… nhằm cung cấp được một số dưỡng chất cần thiết. Quan trọng hơn hơn, mẹ cần nấu chín rau, thịt trước khi cho vào mì để đảm bảo an toàn nhé.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh những loại rau sau đây khi lựa chọn bổ sung ăn kèm với mì: rau răm (dẫn đến mất máu, sảy thai nếu ăn nhiều), ngải cứu (tình trạng ra máu hay co thắt tử cung rất dễ xảy ra trong những tháng đầu), rau sam (gây kích thích mạnh, làm tăng tần suất co bóp của cổ tử cung).

4. Gợi ý các nhóm thực phẩm mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn

Bên cạnh băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không thì mẹ chắc chắn cũng thắc mắc không biết các nhóm thực phẩm nào sẽ tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, Góc của mẹ sẽ chia sẻ 3 nhóm thực phẩm có lợi mà mẹ có thể tham khảo như sau: 

  • Nhóm thực phẩm giàu canxi
bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không
Nhóm thực phẩm giàu canxi

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong thời kỳ thai sản của mẹ, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng nếu mẹ bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Canxi là một trong những dưỡng chất chính trong việc giúp xương và răng chắc khỏe. Đối với thai nhi, canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của khung xương. 

Một số thực phẩm có chứa hàm lượng canxi tuyệt vời mà mẹ nên bổ sung cho thực đơn của mình ở 3 tháng đầu thai kỳ là: sữa, tôm, cá mòi, cua, ghẹ, ngũ cốc, các loại rau xanh sẫm màu, cải xoăn, đậu trắng.

  • Nhóm thực phẩm giàu sắt
Nhóm thực phẩm giàu sắt
Nhóm thực phẩm giàu sắt

Sắt được biết đến là chất đóng vai trò hỗ trợ vận chuyển oxy đến các tế bào và là nhân tố tạo thành nhân tế bào trong các enzim xúc tác quan trong để thúc đẩy hệ miễn dịch, tái tạo và phòng chống thiếu máu. Từ đó giảm được tình trạng cholesterol trong máu và gan tăng cao. Không những vậy, sắt sẽ hỗ trợ quá trình hình thành não của thai nhi. Mẹ sẽ tránh được tình trạng xanh xao, mệt mỏi đáng kể đó ạ.

Hàm lượng dinh dưỡng “vàng” của sắt được tìm thấy ở các thực phẩm như: khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, rau dền, trứng gà, các loại thịt đỏ.

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin
bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không
Nhóm thực phẩm giàu vitamin

Với những thông tin nêu trên thì mẹ cũng đã trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không rồi nhỉ? Cũng chính vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm những nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi. Nhóm thực phẩm giàu vitamin sẽ hỗ trợ tối đa cho mẹ trong quá trình chuyển hoá năng lượng, cung cấp dưỡng chất đến các tế bào sống của cơ thể. 

Các thực phẩm giàu vitamin như: ngũ cốc, cam, quýt, bưởi, các loại rau củ màu đậm… Mẹ nên bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm này giúp tế bào thai nhi được phát triển toàn diện nhất trong giai đoạn 3 tháng đầu và phòng tránh các bệnh về tim mạch, dị tật bẩm sinh.

Vậy là Góc của mẹ đã cung cấp cho mẹ các thông tin hữu ích về thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm được không rồi đó ạ! Tuy mới chỉ giai đoạn đầu thai kỳ, ba mẹ đã nghĩ đến việc đặt tên con gái yêu của mình chưa ạ. Nếu chưa, ba mẹ đừng bỏ qua bài chia sẻ gợi ý đặt tên con gái mệnh thổđặt biệt danh cho bé gái hay độc lạ rất dễ thương theo đặc điểm tính cách của từng bé. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để thai kỳ diễn ra được trọn vẹn. 

Mẹ tham khảo thêm các bài viết dưới đây nha:

Bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không

Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không

Bầu 3 tháng đầu ăn xôi được không

Giỏ hàng 0