Vải được biết tới là loại hoa quả thơm ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng ăn vải được không? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc cũng như đưa ra những lưu ý khi ăn các loại trái cây mẹ nhé!
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng ăn vải được không?
Bầu 3 tháng ăn vải được không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Tuy nhiên, mẹ cần ăn với một mức độ vừa phải và có chừng mực. Bởi vì vải có tính nóng, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến một số tác dụng phụ, cụ thể là gây ra bệnh tiểu đường. Vậy nên, một ngày mẹ bầu có thể dùng từ 300-500 gram trái cây (từ 7 đến 10 quả vải) là đã đủ chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho bé rồi mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?
2. Lợi ích tuyệt vời từ vải đối với mẹ bầu 3 tháng đầu
2.1 Mẹ bầu ăn vải giúp tăng cường hệ miễn dịch
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ sẽ kém hơn người bình thường. Vì vậy mẹ cần ăn nhiều loại hoa quả chứa nhiều Vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn. Vitamin C trong vải có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, nếu mẹ ăn vải đúng cách, mẹ sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa được một số bệnh sau sinh.
2.2 Hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu
Khi mang thai, táo bón là việc xảy ra thường xuyên với mẹ. Vì vậy nếu mẹ đang gặp phải các tình trạng như: trĩ, táo bón,… thì vải sẽ là “vị cứu tinh” cho mẹ ngay lúc này. Bởi theo một số nghiên cứu cho thấy, trong loại trái cây này có chứa một lượng lớn chất xơ và nước nên nó có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bà bầu khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ ung thư ruột, đại tràng.
2.3 Ổn định huyết áp, giảm tiểu đường
Vải là loại trái cây chứa nhiều nước và khoáng chất tốt cho cơ thể, lượng Kali dồi dào trong trái vải sẽ giúp ổn định nồng độ chất lỏng và natri trong cơ thể. Từ đó giúp cân bằng điện giải và giảm tình trạng tiểu đường và ổn định huyết áp hiệu quả cho mẹ.
2.4 Ăn quả vải giúp làm đẹp da mẹ bầu
Trong vải chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau nên nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng da bị tổn thương, cải thiện tình trạng da bị mụn, khô, xỉn màu, giúp mẹ khi mang thai vẫn giữ được làn da sáng và căng mịn.
2.5 Giàu polyphenol
Ngoài việc chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vải cũng là loại trái cây chứa giàu chất polyphenol. Polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cân bằng trọng lượng, điều trị tổn thương gan và ngăn ngừa đái tháo đường. Nếu mẹ ăn vải đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
3. Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải
- Mẹ hãy sử dụng nước rửa rau củ với thành phần lành tính để rửa sạch vỏ trái vải trước khi ăn. Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy sẽ giúp mẹ dễ dàng loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt của vải, giúp món ăn của mẹ thêm phần tươi ngon và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Vải là loại trái cây có tính nóng, để hạn chế được tình trạng nhiệt miệng do tính nóng của vải thì mẹ nên ăn cả phần lớp màng trắng bên trong vỏ và cả phần trắng trên đầu hạt vải. Theo nghiên cứu, vỏ trắng có tác dụng hạn chế lại tính hỏa nên giúp mẹ tránh được một số tác dụng phụ khi ăn hiệu quả.
- Có thể bỏ vải vào ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn, nhưng không nên để quá lâu vì vải sẽ dễ bị khô, điều này làm hao hụt giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này đó mẹ.
- Mẹ bầu nên ăn khoảng 7 – 10 quả/ngày là đủ, không nên ăn quá nhiều. Vì nếu mẹ ăn vải quá nhiều sẽ khiến mẹ gặp phải các tình trạng như nóng trong người, tiểu đường, chóng mặt, xuất huyết thai kỳ,…
4. Gợi ý món ngon từ vải cho mẹ bầu 3 tháng đầu
4.1 Chè vải thạch rau câu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 500gr quả vải tươi tách hạt
- 50gr bột rau câu
- 5gr bột hạnh nhân
- 300ml nước dừa
- 200gr đường
- 3 hoa lài tươi
Các bước thực hiện
- Bước 1: Mẹ nấu tan 150gr đường, sau đó cho trái vải vào đun nhỏ lửa khoảng 20 phút, tắt bếp, để nguội. Cho hoa lài vào cùng hỗn hợp
- Bước 2: Mẹ hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50gr đường, cho bột hạnh nhân vào, nấu sôi. Khuấy cho đến khi tất cả tan đều.
- Bước 3: Sau khi thấy rau câu hơi sánh thì mẹ đổ hỗn hợp rau câu và nước dừa vào khuôn, để nguội, đặt vào ngăn mát tủ lạnh, đợi đông, lấy ra cắt hạt lựu lớn.
- Bước 4: Trộn chung vải với rau câu, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn lấy một lượng vừa đủ cho vào ly, mẹ có thể thêm nước đá tùy thích.
4.2 Sinh tố vải thiều
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 15-17 quả vải
- 100ml sữa tươi không đường
- 2 thìa sữa đặc
- 1 thìa nhỏ nước cốt chanh
- 1 bát đá viên
- Máy xay sinh tố
Các bước cần thực hiện
- Bước 1: Mẹ bóc sạch vỏ vải, bỏ hết hạt để lấy cùi vải.
- Bước 2: Cho cùi vải vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi, nước cốt chanh, sữa đặc, đá viên. Mẹ có thể thêm sữa đặc nếu thích uống ngọt hơn nhé!
- Bước 3: Đậy nắp và xay nhuyễn hỗn hợp khoảng 1-2 phút, mẹ có thể lọc qua dây để loại bỏ bã. Sau đó mẹ đổ ra cốc và thưởng thức.
4.3 Trà vải truyền thống
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 hộp vải ngâm sẵn
- 2 gói trà lipton dạng túi lọc
- Đường
- Nước sôi
Các bước cần thực hiện
- Bước 1: Cho 2 gói trà lipton túi lọc vào cốc, thêm đường và đổ nước sôi vào. Ủ trà khoảng 10 – 15 phút để ngấm vị.
- Bước 2: Cho thêm vải đã ngâm và nước vải vào cốc. Mẹ khuấy đều đến khi đường tan thì cho đá vào và thưởng thức.
4.4 Canh vải thiều mướp đắng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 10 trái vải thiều tươi
- 2 trái mướp đắng
- 2 cánh gà
- Gừng và gia vị
Các bước cần thực hiện
Bước 1: Mẹ chặt cánh gà thành miếng vừa ăn, sau đó ướp gia vị khoảng 15 – 20 phút.
Bước 2: Mẹ rửa sạch mướp đắng, cắt khúc khoảng 3cm. Vải thiều bóc vỏ, tách hạt và lấy phần thịt. Gừng cạo vỏ, dập thành miếng nhỏ.
Bước 3: Cho gà đã sơ chế hầm trong 1 – 2 lít nước. Khi nước hầm gà sôi thì vớt bọt. Sau đó, cho gừng đã dập vào nồi hầm để tăng hương vị.
Bước 4: Khi gà đã chín, cho thêm vải và khổ qua đã chuẩn bị vào tiếp tục hầm thêm 3 – 4 phút rồi tắt bếp.
4.5 Sữa chua vải
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 400ml sữa tươi không đường
- 1 hộp sữa đặc
- Vải đóng hộp sẵn
- Sữa chua
Cách thực hiện
Bước 1: Hòa tan sữa tươi không đường với sữa đặc, điều chỉnh độ ngọt tùy theo ý thích của mẹ.
Bước 2: Đun sôi hỗn hợp sữa trên bếp, liên tục khuấy đều và cho nước vải đã ngâm sẵn vào, đun vừa sôi thì tắt bếp.
Bước 3: Cho trái vải vào ngâm sau khi hỗn hợp đã nguội.
Bước 4: Cho hỗn hợp vào bát hoặc lọ thủy tinh, đem sữa chua vải đi ủ trong nồi cơm điện hoặc thùng xốp từ 6 – 8 tiếng ở nhiệt độ 34 – 45 độ C.
Bước 5: Cho sữa chua vải đã lên men vào ngăn đá tủ lạnh từ 5 – 6 tiếng và thưởng thức.
5. Hướng dẫn cách chọn vải cho mẹ bầu
- Quan sát vỏ bên ngoài: Vải ngon và chín tới sẽ có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều. Mẹ có thể nhận biết các loại vải qua hình dáng, vải thiều quả sẽ thường nhỏ hơn vải lai. Vải lai thường quả sẽ to và thuôn dài hơn, màu đỏ cũng đậm hơn. Mẹ lưu ý tránh chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô, nhất là có đốm nâu (vết thâm) ở cuống vì quả như vậy dễ bị sâu đầu.
- Kiểm tra độ đàn hồi: Vải ngon sờ vào sẽ có độ đàn hồi nhất định, có độ mềm nhưng vẫn khá săn chắc. Nếu mẹ sờ nắn thấy quả vải cứng thì đó là những quả vải chưa chín, còn nếu nắn mềm nhưng không đàn hồi thì quả đã cũ hoặc chín quá.
- Nhận biết qua mùi hương: Dù vải là loại hoa quả có hương thơm đặc trưng nhưng không đậm. Vải ngon khi ngửi sẽ thấy hương thơm nhẹ. Nếu mẹ ngửi thấy quả vải có mùi chua, mùi lên men, mùi lạ thì không nên chọn vì rất có thể nó đã bị hỏng.
- Bóc vỏ: Vải ngon sẽ có phần cuống màu trắng, không thâm, không sâu. Khi mẹ lột vỏ có cảm giác giòn, cùi khá trong và có cảm giác mọng nước. Nếu khi lột thấy vỏ dai, cuống thâm, mật rỉ nhiều và phần cùi kém trong thì vải có thể đã chín quá hoặc sắp hỏng.
- Hạt vải: Nếu thấy khó tách hạt, hạt to, cùi nhão, mùi kém thơm hoặc có mùi lạ thì mẹ không nên chọn vì đó là những quả vải đã bị hỏng.
6. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bà bầu 3 tháng đầu ăn nhiều vải
6.1 Nóng trong người
Vải là loại trái cây có tính nóng, do đó nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và em bé. Nếu mẹ ăn nhiều vải (quá 10 quả 1 ngày) có thể gặp phải một số triệu chứng như đau họng, nhiệt miệng, chảy máu mũi,…
6.2 Tiểu đường thai kỳ
Vải là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nó cũng chứa rất nhiều đường. Nếu mẹ ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đột ngột, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.
6.3 Chóng mặt, buồn nôn
Trong vải chứa rất nhiều chất xơ, tuy nhiên nếu mẹ ăn quá nhiều vải, tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng có thể làm hạ huyết áp xuống mức nguy hiểm, gây ra các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
6.4 Gây xuất huyết thai kỳ
Vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong khi tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs. Ngoài ra, vải cũng dễ gây xuất huyết thai kỳ nên mẹ cần đặc biệt lưu ý liều lượng ăn không quá 10 quả 1 vải.
Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ cũng đã giải đáp được câu hỏi bầu 3 tháng ăn vải được không rồi đúng không? Ngoài bổ sung các loại trái cây, mẹ cũng cần bổ sung 5 loại viên uống Vitamin sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé để có sức đề kháng tốt hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Mẹ có thể tham khảo:
17 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu