Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không? Được mẹ ơi! 

Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước mía, mỗi ngày mẹ đều tra cứu mạng xã hội, đọc thật nhiều sách báo để xây dựng thực đơn khoa học, chuẩn bị tươm tất mọi thứ để đón con yêu chào đời. Trong vô vàn câu hỏi vì sao, nên hay không nên, chắc hẳn đã có lần mẹ tò mò bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không. Mẹ nghe nhiều người bảo bà bầu uống nước mía tốt nhưng không biết bổ sung thế nào cho đúng cách để khỏe mẹ khỏe con. Nếu vẫn còn lăn tăn những điều kể trên, mẹ còn ngần ngại gì mà không tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời khoa học nhất.

Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không?
Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không? Được mẹ ơi!

1. Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không?

Mẹ hoàn toàn uống được nước mía 3 tháng cuối nhé. Bởi loại nước này không những có lợi cho mẹ mà còn hỗ trợ con yêu lớn nhanh lớn khỏe, cụ thể 

1 – Đối với mẹ 

Nước mía là thức uống giàu dinh dưỡng với bảng thành phần “đáng gờm” chứa đựng canxi, sắt, magie, chất chống oxy hóa,… Uống nước mía không những giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, ổn định hệ miễn dịch mà còn cải thiện tình trạng thâm nám, sạm da, táo bón cực hiệu quả đó ạ. Hương vị ngọt thanh tự nhiên hòa cùng mùi hương dễ chịu sẽ giúp mẹ “đánh thức” vị giác, giảm triệu chứng nhạt miệng, ốm nghén và ăn uống ngon miệng hơn. 

Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không?
Bà bầu hoàn toàn có thể uống nước mía 3 tháng cuối nhé mẹ ơi

Nếu thường xuyên mệt mỏi, hụt hơi, đuối sức mẹ cũng nên uống khoảng 200ml nước mía mỗi ngày vì loại nước này có tác dụng cấp nước, bổ sung năng lượng cực tốt. Chỉ với ly nước mía nhỏ xinh mà đã có quá chừng công dụng phải không mẹ ơi? 

2 – Đối với thai nhi

Thai nhi được đánh giá khỏe mạnh thường tăng khoảng 200g/tuần. Con càng lớn đồng nghĩa với việc nhu cầu về dưỡng chất càng tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối chuẩn bị “cán đích”. Để “phục vụ” cho quá trình tăng trưởng mạnh mẽ của con yêu, mẹ nên bổ sung nước mía bởi loại nước này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. 

Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối có ảnh hưởng tới thai nhi
Mẹ uống nước mía giúp thai kỳ khỏe mạnh, con yêu lớn nhanh lớn khỏe

2. 7 công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ

Với hàng loạt những dưỡng chất “vàng”, nước mía không những giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt thanh lọc cơ thể mà còn ngừa vàng da, dị tật bẩm sinh,… ở con cực hiệu quả đó ạ. 

2.1. Tăng cường sức đề kháng cho mẹ

Vậy là mẹ đã bước vào giai đoạn nước rút của thai kỳ, chỉ còn vài tháng đếm ngược là mẹ đã có thể da kề da với con yêu. Khoảnh khắc đó mẹ đã ao ước, mong chờ suốt ngần ấy thời gian đúng không ạ? 

Bên cạnh những cảm xúc thiêng liêng đang dâng trào trong mẹ là những mệt nhọc, đau nhức vì thai nhi ngày một lớn hơn, tạo áp lực lên xương chậu, cột sống. Để nâng đỡ mầm sống bé bỏng, chăm chút hình hài thơ dại ấy, mẹ đã dốc hết sức mình và cố gắng từng ngày khiến cơ thể thường xuyên làm bạn với đau nhức, ốm vặt, khụt khịt không thôi. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Tăng cường sức đề kháng cho mẹ

Những lúc này mẹ cần bổ sung thực phẩm “cứu cánh” giúp mẹ tăng cường sức đề kháng. Chẳng đâu xa, một cốc nước mía thanh mát sẽ hỗ trợ mẹ đánh bay cơn mệt mỏi, hụt hơi bởi trong loại nước này có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như canxi, magie, chất xơ, protein,… Mẹ thử ngay hôm nay để cảm nhận sự khác biệt nhé! 

2.2. Đánh bay táo bón – mẹ đi tiêu dễ dàng

Xuyên suốt quá trình mang thai, mẹ thường “làm bạn” với táo bón bởi trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone, đặc biệt là progesterone. Đây là loại hormone làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột và cản trở quá trình mẹ đi tiêu ra ngoài. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, viêm ruột cấp mà mẹ chẳng mảy may hay biết. Lúc này, mẹ có thể bổ sung nước mía để quá trình đi tiêu dễ dàng hơn bởi loại nước này chứa hàm lượng chất xơ vô cùng phong phú, có tác dụng kích thích nhu động ruột, “dung nạp” vi khuẩn có lợi và đào thải vi khuẩn có hại. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Đánh bay táo bón – mẹ đi tiêu dễ dàng

Nhờ đó, hệ tiêu hóa của mẹ làm việc trơn tru, phân cũng mềm hơn và dễ dàng tống khứ ra ngoài, hạn chế đau rát mỗi khi đi vệ sinh. Không những vậy, chất xơ còn loại bỏ được cặn bẩn, chất béo và muối thừa ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu, “gánh vác” phần nào trách nhiệm với thận, giảm thiểu tình trạng nóng trong dẫn đến phân cứng, vón cục, đi tiêu khó khăn. 

2.3. Cung cấp năng lượng cho mẹ

Khi mang trong mình sinh linh bé bóng, mẹ nhận thức nhiều hơn về sứ mệnh của mình. Mỗi ngày mẹ đều trò chuyện cùng con để con cảm nhận được sự kết nối thiêng liêng của tình mẫu tử. Mẹ vui sướng khi chứng kiến con lớn nhanh từng ngày. Những cảm xúc đó thật mới mẻ và đáng trân trọng biết bao! 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối cung cấp năng lượng thiết yếu

Thế nhưng trên chặng hành trình ấy, mẹ gặp không ít thử thách và cam go khi nhiều lần mệt mỏi, đau nhức triền miên. Buổi tối nằm xuống ngủ không ngon giấc, mẹ cứ trở mình liên tục khiến sáng sớm mở mắt dậy đã thấy đừ người, thiếu năng lượng. Mẹ ơi, chú trọng sức khỏe của mình nhiều hơn nữa nhé! 

Mỗi khi thấy mệt mỏi, xuống sức và không còn năng lượng mẹ nên nạp ngay những thực phẩm giàu dinh dưỡng và giúp mẹ hoạt động được cả ngày dài. Nước mía có hàm lượng đường tự nhiên, carbohydrate và protein khá cao, Đây toàn là những dưỡng chất cung cấp năng lượng hiệu quả, hoạt động như “bộ máy” kích thích sản sinh tế bào và điều hòa quá trình trao đổi chất. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối giúp mẹ bổ sung năng lượng để hoạt động cả ngày dài

2.4. Da dẻ hồng hào – căng mịn

Uống nước mía là cách bổ sung protein cực tốt, dưỡng chất này là “bàn đạp” thúc đẩy quá trình tái tạo và hình thành collagen cho cơ thể. Nghe đến collagen chắc hẳn mẹ không còn quá xa lạ với tác dụng cân bằng độ ẩm cho da, mang lại độ mềm mại, ẩm mượt và căng bóng. Ngoài ra, chất xơ có trong nước mía cũng thúc đẩy quá trình đào thải độc tố diễn ra nhịp nhàng, trơn tru, hạn chế tình trạng ứ đọng sản dịch gây nóng trong dẫn đến mụn nhọt, thâm sạm. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Uống nước mía giúp da dẻ mẹ hồng hào – mịn màng

2.5. Ngừa vàng da ở bé sơ sinh

Theo Ayurveda (hệ thống Y học Hindu truyền thống), nước mía sẽ tăng cường chức năng gan của con ngay từ khi còn trong bụng mẹ và là “phương thuốc” ngừa chứng vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo đó, nồng độ bilirubin trong cơ thể tăng cao và hoạt động kém của gan khiến con bị rối loạn sắc tố, dẫn đến hiện tượng vàng da. 

Trong nước mía còn chứa hàm lượng protein cao hỗ trợ con yêu phát triển toàn diện, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm thiểu tình trạng đột biến gen, biến đổi sắc tố không mong muốn. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Ngăn ngừa vàng da ở bé sơ sinh

2.6. Con khỏe mạnh từng ngày

Bổ sung nước mía không những hỗ trợ mẹ nâng cao sức khỏe mà còn giúp thai nhi lớn khỏe từng ngày. Các chất dinh dưỡng như canxi, magie, chất xơ, protein có trong loại nước này đều được bé tiếp nhận “tất tần tật” thông qua bánh nhau đó mẹ ơi. Nhờ vậy, bé thỏa thích phát triển mà không lo thiếu chất này, hụt chất kia. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Con khỏe mạnh từng ngày – mẹ thêm an tâm

Cũng từ đó, thai nhi ngày một thông minh, lanh lợi, chòi đạp và phát tín hiệu cho ba mẹ. Mỗi ngày được áp tay vào bụng và cảm nhận chuyển động của con thật vui phải không ạ? Chỉ cần như vậy thôi cũng đủ khiến mẹ lâng lâng cả ngày rồi! 

2.7. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Chưa dừng lại ở đó, thức uống mát lành này còn chứa nhiều axit folic (vitamin B9) giúp ngừa dị tật bẩm sinh hiệu quả. Dưỡng chất này đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu rủi ro khuyết tật bẩm sinh như sứt môi, nứt đốt sống, hở hàm ếch, bảo vệ con khỏe mạnh, an toàn. 

Công dụng của nước mía với mẹ và bé 3 tháng cuối thai kỳ
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Đồng thời axit folic “góp mặt” trong công cuộc sản xuất DNA và RNA, giúp các tế bào thần kinh và mô phát triển mạnh mẽ, con thông minh vượt trội, ngừa dị tật bẩm sinh lên đến 5-10 lần so với bình thường. 

3. 3 sai lầm mẹ bầu chưa biết khi uống nước mía

Nước mía rất dễ uống lại có vị ngọt thanh, quyến luyến vị giác vô cùng, cũng chính vì lẽ đó mà mẹ mắc nhiều sai lầm hoặc ngộ nhận khi bổ sung loại nước này. Một số quan niệm không chính xác khi uống nước mía có thể kể đến như: 

Sai lầm mẹ bầu khi uống nước mía
3 sai lầm mẹ bầu chưa biết khi uống nước mía

3.1. Uống càng nhiều càng tốt

3 tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian cực kỳ nhạy cảm, bé yêu tăng tốc phát triển để “cán đích” an toàn, khỏe mạnh. Mẹ biết được nước mía có nhiều công dụng vượt trội và cũng dễ uống nên bổ sung liên tục, mỗi ngày uống tù tì 3 – 4 cốc liền. Có nhiều mẹ còn dùng nước mía thay nước lọc bình thường vì nghĩ nước nào cũng kích thích hệ tiêu hóa, hệ bài tiết làm việc trơn tru. 

Sai lầm mẹ bầu khi uống nước mía
Sai lầm thứ nhất: Uống càng nhiều nước mía càng tốt

Đây là sai lầm vô cùng tai hại đó mẹ ơi! Uống nước mía vô tội vạ sẽ dẫn đến hiện tượng tích đường, cản trở quá trình bài tiết nước tiểu và tăng nguy cơ béo phì. Thay vì áp dụng cách uống phi khoa học trên, mẹ chỉ nên uống khoảng 200ml nước mía/ngày, cách 2 ngày uống 1 lần thôi để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất và tránh gây ra tác dụng phụ. 

3.2. Mẹ uống nước mía không rõ nguồn gốc

Trước giờ mẹ thường mua nước mía ngoài hàng, ít tự tay chuẩn bị, đây cũng là nguồn cơn khiến mẹ đau bụng, đi ngoài liên tục do khâu vệ sinh không được kiểm định gắt gao. Những cây mía, máy ép, ly/cốc, nước đá không đảm bảo an toàn, ruồi bọ thường xuyên bám vào gây ra tình trạng tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thai kỳ. 

Sai lầm mẹ bầu khi uống nước mía
Sai lầm thứ hai: Mẹ uống nước mía không rõ nguồn gốc

Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể áp dụng một trong hai cách sau. Thứ nhất là mua nước mía đóng chai tại một số cửa hàng tiện lợi, siêu thị uy tín, nhãn mác rõ ràng, minh bạch như VinMart, Bách hóa xanh, Co.opMart,… Thứ hai là tự chế biến nước mía để đảm bảo độ nguyên chất và hạn chế tình trạng hàng quán dùng dụng cụ bẩn ảnh hưởng đến thai nhi. 

Sai lầm mẹ bầu khi uống nước mía
Mẹ có thể mua nước mía của những thương hiệu uy tín

Cách làm tưởng cồng kềnh nhưng lại đơn giản vô cùng mẹ ơi, mẹ chỉ cần mua mía về rồi rửa sạch, cắt thành từng khoanh nhỏ và cho vào máy ép lấy nước. Trước đó, mẹ cần rửa mía, dụng cụ ép mía, ly cốc cẩn thận để tiệt trùng. Mẹ bầu muốn tiện công mà vẫn đánh bay được vi khuẩn nên tham khảo nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Với bảng thành phần lành tính từ ngô, rượu dừa cùng thành phần kháng khuẩn từ Nhật Bản, sản phẩm nhận được sự ưu ái tin dùng của cộng đồng mẹ bỉm ở khắp mọi miền tổ quốc. 

Đây cũng được coi là sản phẩm được mẹ tin dùng để vệ sinh sạch bình sữa, dụng cụ ăn uống của bé cưng bởi đạt chuẩn tiêu chí 3 không: Không hóa chất bảo quản – Không hóa chất tạo bọt – Không hóa chất tạo màu. Vừa an toàn, vừa tiện lợi, sắm ngay để cả hai mẹ con dùng mẹ ơi!

Nước rửa bình sửa và rau cũ Mamamy
Lành tính, an toàn là những tiêu chí hàng đầu của nước rửa bình và rau quả Mamamy

Đặc biệt trong tháng này, Mamamy còn có chương trình tri ân khách hàng, giảm giá cực sâu với deal 99k. Nếu mẹ muốn biết thêm chi tiết thì đừng ngại nhấn vào link săn deal nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy ngay nhé! 

Nước rửa bình và rau quả Mamamy
Lành tính, an toàn là những tiêu chí hàng đầu của nước rửa bình và rau quả Mamamy

3.3. Cứ hễ buồn nôn – ốm nghén là mẹ lại uống nhiều nước mía

Dẫu biết vị ngọt thanh, dễ uống của nước mía có khả năng “dằn” cơn buồn nôn, hạn chế tình trạng ốm nghén nhưng mẹ bầu không nên lạm dụng. Bởi hành động này sẽ tạo thành phản xạ không tốt cho cơ thể, mẹ phụ thuộc vào nước mía và không dứt ra được. Bên cạnh đó, uống nhiều nước mía còn gây ra vô vàn tác hại như nôn trớ, tiêu chảy, lạnh bụng khiến tình trạng ốm nghén của mẹ ngày một nặng hơn. 

Sai lầm mẹ bầu khi uống nước mía

Giải pháp khoa học mà mẹ có thể áp dụng lúc này là chia nước mía thành nhiều cữ uống, mỗi lần nhấm nháp một chút để giảm cảm giác nhạt miệng, đắng miệng, từ đó cải thiện dần triệu chứng ốm nghén. 

4. Mách mẹ bầu 4 lưu ý chuẩn khoa học khi uống nước mía

Nước mía tuy chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng mẹ cũng cần uống đúng cách để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Để hình dung rõ ràng, chi tiết hơn, Góc của mẹ gửi ngay đến mẹ 4 lưu ý dưới đây.

1 – Mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ tránh uống nước mía

Ngoài những dưỡng chất thiết yếu giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, nước mía có nhược điểm “to bự” là chứa khoảng 70% các loại đường tự nhiên. Bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ chỉ nên bổ sung tối đa 6 – 9 thìa cà phê đường mỗi ngày. 

Thế nhưng trong 240ml nước lại chứa đến 50g đường, tương đương với 12 muỗng cà phê đó mẹ ơi! Nếu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì mẹ nên hạn chế hoặc dừng uống nước mía để đảm bảo sức khỏe 3 tháng cuối nhé. 

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía
Mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ tránh uống nước mía

2 – Bổ sung thêm nhiều loại nước trái cây khác 

Nước mía thơm ngon đến đâu cũng khiến mẹ bị ngấy nếu dùng thường xuyên. Thay vào đó, mẹ có thể thay đổi thực đơn, làm mới khẩu vị bằng cách bổ sung những loại nước trái cây khác như táo, cam, ổi, dưa lưới,… Cách làm này còn giúp mẹ đa dạng hàm lượng dinh dưỡng, ngăn ngừa tình trạng thừa chất này thiếu chất nọ. 

Mẹ bầu bổ sung da dạng nước trái cây
Bổ sung thêm nhiều loại nước trái cây khác

3 – Mẹ nên uống ngay, tránh bảo quản quá lâu trong tủ lạnh

Bảo quản quá lâu trong tủ lạnh sẽ khiến nước mía không giữ được vị ngon nguyên bản cũng như hàm lượng dinh dưỡng ban đầu. Ngoài ra, nước mía tiếp xúc với không khí, môi trường bên ngoài nhiều giờ liền sẽ tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, đi vào cơ thể mẹ thông qua đường miệng và “hoành hành” trong ổ bụng, làm tổn hại đến con. 

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía
Mẹ nên uống ngay, tránh bảo quản quá lâu trong tủ lạnh

Những mẹ có cơ địa yếu, thể hàn còn là đối tượng để mâm bệnh xấu xa tấn công, gây lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi và nôn ói. Tốt nhất, mẹ nên uống nước mía ngay sau khi ép hoặc mua ngoài hàng, tránh để trong tủ lạnh quá 2 giờ đồng hồ nhé. 

4 – Không uống nước mía sau khi dùng thuốc mẹ nhé

Có thể mẹ chưa biết, hoạt chất policosanol có trong nước mía là “trợ thủ đắc lực” giúp mẹ giảm thiếu cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn chặn và đẩy lùi các bệnh về tim mạch, giúp trái tim luôn mạnh khỏe trước giai đoạn “về đích”. 

Lưu ý khi mẹ bầu uống nước mía
Không uống nước mía sau khi dùng thuốc mẹ nhé

Tuy nhiên, policosanol không thích hợp cho mẹ đang sử dụng thực phẩm chức năng theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc thuốc chống đông máu. Bởi hợp chất này sẽ cản trở việc hấp thụ và phát huy công dụng của tốt. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên mẹ nên uống nước mía sau khi uống thuốc 2-3 giờ đồng hồ. 

Với những chia sẻ trên mẹ đã lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không. Từ giờ mẹ đã có thể an tâm bổ sung mà không phải lo sợ ảnh hưởng xấu đến con yêu nữa rồi. Đồng thời, mẹ cũng có thêm nhiều kiến thức bổ ích và “nằm lòng” những sai lầm cần tránh khi uống nước mía. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước mía thì đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật! 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối được không? Được mẹ ơi! ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Bầu bị táo bón nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu bị táo bón
Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất […]
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Giỏ hàng 0