Mẹ muốn bổ sung thêm rau củ để cung cấp chất xơ và đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé. Nhưng giữa muôn vàn loại rau củ quả, mẹ băn khoăn chưa biết chọn loại nào để bé măm măm vừa ngon miệng mà không bị lạ vị. Bài viết dưới đây đã giúp mẹ chọn lọc các loại rau cho bé ăn dặm ngon, bổ dưỡng lại dễ chế biến. Mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
1. Các loại rau cho bé ăn dặm – 15 lựa chọn tốt nhất cho mẹ
1.1. Bí đỏ
Bí đỏ – gợi ý tuyệt vời cho những bữa ăn dặm đầu tiên của bé nhờ hương vị thơm ngon, dẻo bùi, mềm mịn. Chắc chắn không thể thiếu trong thực đơn măm măm của con rồi!
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ
Bí đỏ đích thực là thực phẩm lành tính lại có nguồn dinh dưỡng dồi dào mà mẹ đang tìm kiếm. Trong 100g bí đỏ có thể chứa 0.8 – 2g chất đạm, 3.3 – 11g chất bột đường cùng lượng lớn chất xơ, muối khoáng (sắt, kali, photpho,…) và các vitamin (C, B, PP), beta carotene (tiền chất của vitamin A).
Với lượng dưỡng chất dồi dào, bí đỏ đem lại những giá trị kinh ngạc, hỗ trợ cho sự phát triển của bé:
- Về thể chất: Bí đỏ chứa lượng lớn chất đạm, chất bột đường đáp ứng nhu cầu năng lượng cho bé vui chơi và phát triển. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cao có trong bí đỏ hỗ trợ tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi rút gây hại.
- Về trí tuệ, trí não: Trong bí đỏ chứa nhiều acid glutamine, một chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thống dây thần kinh, giúp bé thông minh, sáng tạo đó mẹ.
- Ngăn ngừa bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Bé sơ sinh dễ bị nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm giun, sán. Nhưng với đặc tính chống ký sinh trùng, bí đỏ sẽ giúp bé chữa bệnh và phòng ngừa khi tiêu thụ thường xuyên đó nhé. Ngoài ra, chất xơ trong bí đỏ giúp bé tiêu hóa hóa tốt, mẹ không còn lo bé khó tiêu và táo bón nữa rồi.
1.1.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ bí đỏ
1 – Cách chế biến bí đỏ: Các món ăn từ bí đỏ cho bé ăn dặm thường đa dạng, phong phú cũng vô cùng cuốn hút. Mẹ có thể chế biến bí đỏ thành cháo, bánh, bột,… để đổi vị cho thực đơn hằng ngày của bé.
2 – Nguyên liệu phù hợp với bí đỏ: Bí đỏ rất “thân thiện” có thể kết hợp cùng nhiều loại nguyên liệu để làm đa dạng món ăn. Gợi ý cho mẹ một số thực phẩm phù hợp với bí đỏ: thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt lươn, tôm, sữa, yến mạch, hạt sen, đậu xanh,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ bí đỏ:
- Tránh kết hợp cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C: Do bí đỏ có chứa men phân huỷ vitamin C xúc tác phá huỷ cấu trúc và làm mất tác dụng của vitamin, vì vậy không nên cho bé ăn bí đỏ cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như: rau bina, bắp cải, cà chua, súp lơ,… mẹ nhé!
- Tránh kết hợp cùng khoai lang: Khoai lang và bí đỏ là những thực phẩm giàu đường tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ tuy nhiên sự kết hợp này có thể gây đầy hơi, tức bụng, khó tiêu cho bé đó mẹ.
- Tránh kết hợp với giấm, chanh: Axit axetic có trong giấm và chanh sẽ khiến mọi nguyên tố có lợi trong bí đỏ nhanh chóng bị phá huỷ, làm giảm giá trị dinh dưỡng và tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá đó ạ. Vì vậy, cần tránh sự kết hợp “trớ trêu” này mẹ nhé!
- Tránh kết hợp với thịt cừu, tôm: Thịt cừu và bí đỏ đều có tính nóng vì vậy khi ăn cùng lúc sẽ kích ứng gây ra nôn mửa, tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá đó ạ. Còn tôm là thực phẩm giàu vi lượng, rất bổ dưỡng nhưng khi ăn cùng bí đỏ sẽ gây kích ứng gây rối loạn chuyển hoá, kiết lỵ,…
1.2. Cà rốt
Cà rốt – loại củ không còn xa lạ lại rất giàu dinh dưỡng và phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi Cùng Góc của mẹ tìm hiểu về cà rốt ngay nhé!
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cà rốt
Cà rốt là một trong các loại rau cho bé ăn dặm nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao, củ cà rốt tuy nhỏ nhưng chứa tới 6g carbohydrate, 2g chất xơ, 3g đường, cùng nhiều vitamin (A, C, K) và khoáng chất (canxi, sắt, kali).
Với nguồn dưỡng chất dồi dào, cà rốt sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe gì cho bé?
- Về thể chất: Cà rốt giúp bé bổ sung khoáng chất (canxi, photpho) cần cho sự phát triển của cơ xương khớp và răng. Ngoài ra hàm lượng vitamin C cao còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé yêu nữa đó.
- Về trí tuệ, trí não: Luteolin trong cà rốt sẽ hỗ trợ bé tăng cường trí nhớ và hình thành phản xạ, nhận thức nhanh nhạy trong giai đoạn phát triển đầu đời đó mẹ.
- Bảo vệ mắt: Cà rốt giàu vitamin A, beta carotene (tiền chất của vitamin A) sẽ giúp mẹ “bảo vệ cửa sổ tâm hồn” của bé, ngăn ngừa nguy cơ thoái hoá điểm vàng và các rối loạn liên quan đến mắt (quáng gà, khô loét giác mạc,…).
- Ngăn ngừa bệnh thường gặp ở bé: Cà rốt giúp bé loại bỏ và ngăn ngừa sự phát triển của giun đường ruột. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ lớn thúc đẩy quá trình tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
1.2.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ cà rốt
1 – Cách chế biến cà rốt: Cà rốt chế biến vô cùng đơn giản, dễ dàng nhưng luôn tạo ra sự đặc biệt về mùi vị. Gợi ý một số cách biến tấu cà rốt cho bữa ăn của bé: cháo, bánh, bột, mì, nước ép hoặc đơn giản là cà rốt luộc/xào,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với cà rốt: Cà rốt là nguyên liệu phổ biến được dùng cho nhiều món ăn, mẹ kết hợp cà rốt với: thịt heo, thịt bò, trứng, su hào, cải thảo, hành tây,… để mang đến cho con những bữa ăn thật hấp dẫn nhé.
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ cà rốt:
- Tránh ăn cùng hải sản có vỏ: Mẹ tránh kết hợp cà rốt với hải sản có vỏ (đặc biệt là tôm, cua) nhé bởi hải sản thường mang một lượng asen 5 khi kết hợp cùng vitamin C trong cà rốt, chúng sẽ biến thành asen 3 (thạch tín) – hoạt chất cực độc cho hệ hô hấp của bé đó ạ.
- Tránh kết hợp cùng thực phẩm giàu vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C (rau bina, bắp cải, súp lơ, củ cải,…) sẽ bị men phân huỷ trong cà rốt làm tê liệt đó ạ. Vì vậy, để bảo vệ dưỡng chất, giúp bé hấp thu tốt hơn cần tránh kết hợp cà rốt với thực phẩm giàu vitamin C mẹ nhé!
- Tránh kết hợp cùng giấm, chanh: Mẹ tránh kết hợp cà rốt với giấm/chanh khi chế biến đồ ăn nhé bởi axit axetic “ngang ngược” của giấm/chanh sẽ phá huỷ nguyên tố dinh dưỡng có trong cà rốt, gây ra rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy cho bé đó mẹ.
1.3. Súp lơ trắng
Súp lơ trắng là thực phẩm mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Súp lơ không chỉ sở hữu vẻ ngoài đặc biệt, tác dụng của loại rau này sẽ khiến mẹ bất ngờ đó nhé!
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của súp lơ trắng
Súp lơ trắng với hàm lượng dinh dưỡng giàu có đáng kinh ngạc, mẹ biết không trong 100g súp lơ trắng sẽ đáp ứng 10% chất xơ cần hằng ngày, 4% protein, 2% carbohydrat, omega 3, cùng các vitamin (C, K, B6) và khoáng chất (mangan, đồng, magie, photpho). Súp lơ trắng thường được ví như một “kho thuốc” bởi những tác dụng thần kỳ mà loại rau này mang lại cho bé yêu:
- Về thể chất: Vitamin C có trong súp lơ trắng sẽ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc giúp bé mạnh mẽ chống lại sự tấn công của bệnh tật.
- Về trí não, trí tuệ: Súp lơ trắng ngoài cung cấp omega 3, quyết định sự phát triển của não bộ và hình thành phản xạ nhạy bén cho bé còn chứa vitamin B6 có chức năng tổng hợp chất trung gian hoá học rất bổ dưỡng cho hệ thần kinh đó ạ.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Súp lơ trắng sẽ đánh bay chứng táo bón nhờ lượng chất xơ dồi dào kích thích nhu động, chống ì đường ruột, cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hoá còn non nớt của bé yêu.
1.3.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ súp lơ trắng
1 – Cách chế biến súp lơ trắng: Gợi ý một số cách chế biến súp lơ trắng cho bữa ăn dặm của bé trở nên thú vị: cháo, bột, súp hoặc súp lơ luộc/xào,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với súp lơ trắng: Súp lơ trắng không hề biết kén chọn, phù hợp với rất nhiều nguyên liệu như: thịt heo, thịt bò, tôm, cá, trứng, phomai, nấm,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ súp lơ trắng:
- Tránh ăn cùng thực phẩm chứa enzym phân huỷ vitamin C: Để giữ hàm lượng vitamin C trong súp lơ trắng, mẹ tránh kết hợp cùng một số thực phẩm chứa enzym phân huỷ như: dưa leo, bí đỏ, cà rốt,… mẹ nhé.
- Tránh kết hợp cùng gan động vật: Gan động vật chứa hàm lượng khoáng chất lớn nhưng khi kết hợp cùng vitamin C có trong súp lơ trắng sẽ tạo ra phản ứng khiến cả hai hoạt chất đều mất tác dụng đó mẹ.
- Tránh sử dụng chung với sữa bò: Kết hợp súp lơ trắng với sữa bò không được đâu mẹ nhé, bởi có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi đó ạ.
1.4. Khoai lang
Khoai lang được mệnh danh là “vua” các loại củ nhờ hương vị thơm ngon, ngọt bùi, mềm dẻo và sở hữu những công dụng thần kỳ. Khoai lang còn là lựa chọn hoàn hảo cho bé từ 6 tháng tuổi đó mẹ.
1.4.1. Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang với vẻ ngoài “khô cứng” nhưng ẩn chứa bên trong là lượng dưỡng chất dồi dào đó ạ. Trong 100g khoai lang có chứa 0.8g protein, 0.2g lipid, 28.5g glucid, 1.3g chất xơ, carbohydrate cùng vitamin (A, B, C) và chất khoáng quan trọng (kali, mangan, đồng, niacin). Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, khoai lang liệu sẽ đem lại những tác dụng sức khỏe gì cho bé nhỉ:
- Về thể chất: Khoai lang có nguồn carbohydrate dồi dào cùng lượng lớn glucid, vitamin và khoáng chất quan trọng cung cấp năng lượng, hỗ trợ bé tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, vitamin C trong khoai lang giúp bé tăng sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây hại (vi khuẩn, vi rút,…).
- Về trí não, trí tuệ: Anthocyanins trong khoai lang – vệ sĩ bảo vệ não bộ của bé trước tác hại của gốc tự do, giúp cải thiện chức năng não, tăng hiệu quả ghi nhớ và phát triển não bộ cho bé.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh: Với hàm lượng chất xơ và chất oxy hoá cao, khoai lang giúp mẹ đánh bật nỗi lo táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe đường ruột cho bé yêu.
1.4.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ khoai lang
1 – Cách chế biến khoai lang: Khoai lang ngọt thơm, mềm dẻo, cách chế biến cũng cực kỳ dễ dàng. Gợi ý một số cách chế biến khoai lang, bé ăn “thun thút”: cháo, bột, bánh, súp hoặc khoai lang luộc/nướng,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với khoai lang: Kết hợp khoai lang linh hoạt cùng nhiều nguyên liệu để chế biến thành cả món ngọt và món mặn cho bé: thịt gà, thịt lợn, tôm, phomai, sữa, yến mạch, đậu xanh, đậu đen, hạt sen,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ khoai lang:
- Tránh kết hợp cùng bí đỏ: Khoai lang và bí đỏ là những thực phẩm giàu đường tự nhiên nhưng sự kết hợp này không khiến tác dụng tăng cường mà lại gây đầy hơi, tức bụng, khó tiêu cho bé đó mẹ.
- Tránh kết hợp cùng cà chua, chuối, ngô, hồng: Mẹ tránh kết hợp khoai lang cùng cà chua, chuối, ngô, hồng bởi có thể gây ra hiện tượng kết tủa acid trong dạ dày, bé sẽ cảm thấy buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, trào ngược acid,…
1.5. Củ cải
Củ cải từ lâu đã nổi tiếng bởi những công dụng tuyệt vời nhưng liệu đây có phải loại củ dành cho bé? Đúng vậy, không chỉ thơm ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao, củ cải còn rất phù hợp cho bé 6 tháng tuổi mới ăn dặm đó mẹ.
1.5.1. Giá trị dinh dưỡng của củ cải
Củ cải trắng với hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100g củ cải trắng có chứa 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g cellulose cùng vitamin (B1, B2, PP, C), khoáng chất (sắt, canxi, photpho).
Củ cải trắng được ví như “nhân sâm của mùa đông” do chứa nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe:
- Về thể chất: Củ cải trắng là nguồn thực phẩm tự nhiên hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho bé. Ngoài ra, củ cải còn chứa nhiều khoáng chất (sắt, canxi, photpho) hỗ trợ bé phát triển hệ cơ xương khớp chắc khỏe.
- Về trí não, trí tuệ: Nitrat tự nhiên trong củ cải trắng làm tăng lượng máu đến não, cải thiện chức năng thần kinh cũng như bảo vệ tế bào não còn non nớt của bé.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Củ cải trắng chứa vitamin B12, vitamin PP hỗ trợ tăng hấp thu sắt, tăng tổng hợp hemoglobin, hạn chế nguy cơ thiếu máu và xuất huyết ở bé sơ sinh.
1.5.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ củ cải
1 – Cách chế biến củ cải: Củ cải có rất nhiều cách chế biến khác nhau tạo hương vị riêng, một số gợi ý cho mẹ: cháo, bột, súp hoặc củ cải hấp/xào,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với củ cải: Củ cải có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để làm ra món ăn tuyệt vời cho bé: thịt gà, thịt lợn, tôm, yến mạch, đậu xanh, hạt sen, cải thảo,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ củ cải:
- Tránh sử dụng cùng nhân sâm/thuốc bắc: Củ cải có tính hàn, còn nhân sâm và thuốc bắc lại bổ khí, vì vậy theo Đông y hai thực phẩm khi kết hợp sẽ không đem lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe đâu mẹ nhé.
- Tránh kết hợp cùng các loại thực phẩm chứa enzym phân huỷ vitamin C: Củ cải giàu vitamin C, vì vậy mẹ cần tránh kết hợp với một số thực phẩm chứa enzym phân huỷ vitamin C như: dưa leo, bí đỏ, cà rốt,… để giữ dưỡng chất cho bé.
1.6. Khoai tây
Khoai tây – lựa chọn cho thực đơn ăn dặm 8 tháng của bé không khiến mẹ phải thất vọng. Loại củ này có gì đặc biệt, tìm hiểu ngay nhé!
1.6.1. Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây – anh bạn nổi tiếng giàu dinh dưỡng trong giới thực vật bởi trong 100g khoai tây có thể chứa 1.9g protein, 0.9g đường, 1.8g chất xơ, 0.1g chất béo cùng các vitamin (A, C, B) và khoáng chất (Kali, mangan, kẽm,…) cần thiết. Khoai tây là thực phẩm “vàng” bảo vệ sức khỏe với những công dụng tuyệt vời cho bé yêu:
- Về thể chất: Khoai tây có nguồn carbohydrate dồi dào cung cấp nhiều năng lượng, hỗ trợ bé phát triển cơ thể, tăng cân nhanh chóng. Đặc biệt, ở một loại củ giàu vitamin C, khoai tây sẽ giúp bé nâng cao sức đề kháng để đánh bại mọi vi khuẩn gây hại.
- Về trí não, trí tuệ: Khoai tây rất tốt cho thần kinh và não bộ của bé nhờ khả năng ổn định đường máu, lưu thông tuần hoàn giúp não bộ và hệ thần kinh nhận năng lượng, dưỡng chất đầy đủ cho hoạt động ngày dài.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Khoai tây sở hữu lượng lớn carbohydrate và chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón ở bé sơ sinh cùng các vấn đề về đường ruột.
1.6.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ khoai tây
1 – Cách chế biến khoai tây: Mẹ đau đầu vì bé không chịu ăn, bật mí cho mẹ một số cách chế biến món ăn từ khoai tây dễ dàng, bé măm măm ngon miệng: cháo, bột, súp hoặc củ cải hấp/xào,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với khoai tây: Khoai tây có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo món ăn đổi vị tuyệt vời cho bé: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, phomai, sữa, yến mạch, bí đỏ, cà rốt,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ khoai tây:
- Tránh kết hợp với quả hồng, cà chua, lựu: Mẹ tránh kết hợp khoai tây cùng hồng, cà chua, lựu bởi chúng sẽ gây tăng tiết axit dạ dày, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy cho bé đó mẹ.
- Không ăn khoai tây héo/khoai tây đã lên mầm: Bỏ ngay khi phát hiện khoai tây héo hoặc đã lên mầm mẹ nhé bởi chúng thường chứa solanine, chaconine đều là những chất độc mạnh lên hệ thần kinh đó ạ.
1.7. Bí ngòi
Bí ngòi loại quả phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi mà mẹ không nên bỏ qua. Bằng hương vị ngọt ngào, mềm thơm, bí ngòi sẽ chiếm trọn tình cảm của bé.
1.7.1. Giá trị dinh dưỡng của bí ngòi
Bí ngòi giàu chất xơ cùng hàm lượng vitamin (B6, B2, folate, vitamin C) và khoáng chất cao (kali, mangan,…), xứng danh là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé với những công dụng khiến mẹ phải ngỡ ngàng đó ạ.
- Về thể chất: Các vitamin B được tìm thấy trong bí ngòi có nhiệm vụ kích thích chuyển hoá sản xuất năng lượng, hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate và protein thành năng lượng có ích, giúp bé thỏa sức vui chơi, hoạt động. Ngoài ra, với thành phần canxi cùng hai loại carotenoid (lutein và zeaxanthin) sẽ giúp củng cố xương và răng bé khỏe mạnh, rắn chắc.
- Về trí não, trí tuệ: Nhờ hàm lượng folate cao, bí ngòi giúp làm tăng hiệu suất não bộ, cải thiện khả năng nhận thức, phát triển trí thông minh cho bé ngay từ giai đoạn đầu đời.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Bí ngòi hỗ trợ chức năng tiêu hoá nhờ chất xơ, chất điện giải làm giảm nguy cơ táo bón cùng các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bé sơ sinh.
1.7.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ bí ngòi
1 – Cách chế biến bí ngòi: Các món ăn từ bí ngòi cho vô cùng đa dạng, phong phú. Mẹ có thể khéo léo chế biến bí ngòi thành cháo, bánh, bột, súp hoặc luộc/xào đơn giản… để đổi vị cho thực đơn hằng ngày của bé.
2 – Nguyên liệu phù hợp với bí ngòi: Bí ngòi rất dễ kết hợp, mẹ bỏ túi ngay một số thực phẩm kết hợp cùng bí ngòi giúp bữa ăn của bé thêm thú vị và nhiều màu sắc: thịt bò, thịt heo, thịt gà, tôm, yến mạch, cà chua, bí đỏ, hạt sen, đậu xanh,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ bí ngòi: Mẹ tránh kết hợp bí ngòi cùng quả có vị đắng (bầu, mướp, bí, dưa leo,…) vì sẽ gây ngộ độc cho bé đó ạ. Nếu phát hiện những dấu hiệu như: buồn nôn, tiêu chảy,… mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời mẹ nhé.
1.8. Rau bina
Rau bina – “bà hoàng” của các loài rau xanh, sở hữu hương vị thơm ngon cùng những công dụng tuyệt vời. Rau bina sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn dặm của bé từ 10 tháng mà mẹ không thể bỏ qua đấy!
Lưu ý cho mẹ: Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng có thể cho bé từ 6 tháng ăn rau bina, nhưng có chuyên gia khác lại cho rằng bé từ 10 tháng mới nên ăn vì có thể gây kích ứng cho con. Để yên tâm nhất, mẹ đợi đến khi bé 10 tháng rồi cho bé ăn loại rau này mẹ nhé!
1.8.1. Giá trị dinh dưỡng của rau bina
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau bina: 0.86g protein, carbohydrate, khoáng chất (30mg canxi, 081g sắt, 24mg magie, 167 mg kali) và nhiều vitamin (A, K,…). Rau bina là siêu thực phẩm bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe:
- Về thể chất: Hàm lượng vitamin K cao cùng khoáng chất (canxi, photpho,…) trong rau bina chính là nhân tố điều chỉnh protein nền xương, giúp bé cải thiện hấp thu canxi và phát triển xương khớp chắc khỏe.
- Về trí não, trí tuệ: Rau bina nổi danh là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bảo vệ não bộ như vitamin K, folat và lutein. Điều này khiến cho rau bina trở thành một trong những thực phẩm giúp tăng cường trí não, phát triển tư duy từ sớm cho bé đó mẹ.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Rau bina chứa nhiều chất xơ và nước hỗ trợ tăng nhu động ruột giúp bé đánh bại chứng táo bón lâu ngày.
1.8.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ rau bina
1 – Cách chế biến rau bina: Một số gợi ý cách chế biến rau bina cho bé thành: cháo, bột, súp, sinh tố… cực kỳ ngon, bé sẽ thích mê đó ạ.
2 – Nguyên liệu phù hợp với rau bina: Rau bina không hề kiêu kỳ, có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để làm ra món ăn tuyệt vời cho bé: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, yến mạch, bí đỏ, đậu xanh, lê mỹ, dưa leo Nhật, cần tây,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ rau bina:
- Tránh kết hợp rau bina với hải sản: Rau bina giàu acid phytic nhưng anh bạn này lại rất có sức hút với canxi trong hải sản, khi kết hợp tạo thành muối biển gây cản trở bé hấp thụ canxi đó mẹ.
- Tránh kết hợp rau bina với khoai lang: 2 nguồn thực phẩm giàu acid phytic khi cộng hưởng với nhau sẽ gây dư thừa acid, cơ thể tích muối, phù toàn thân đó ạ. Chính vì thế, mẹ nên tránh sự kết hợp “tai hại” nhé.
1.9. Bí đao
Bí đao – thực phẩm không còn xa lạ với mọi nhà, nhưng mẹ biết không, loại quả này còn rất tốt cho sức khỏe bé yêu và phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi đó ạ.
1.9.1. Giá trị dinh dưỡng của bí đao
Bí đao là thực phẩm có tiếng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100g bí đao có thể chứa 0.4g protid, 2.4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0.3 mg sắt cùng nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C,…Bí đao mang lại nhiều công dụng thần kỳ mà hiếm loại quả nào có được:
- Về thể chất: Hàm lượng canxi, photpho, sắt, vitamin C đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển khoẻ mạnh của mạch máu và cơ xương khớp giúp bé yêu nâng cao thể trạng, cải thiện chiều cao.
- Về trí não, trí tuệ: Bí đao chứa nhiều kẽm giúp bé phát triển trí não, thông minh, tăng khả năng học hỏi, sáng tạo.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Bí đao có chất xơ dạng sợi, tốt cho hệ tiêu hoá cũng như ngăn ngừa táo bón ở bé sơ sinh. Ngoài ra, bí đao có vị ngọt, tính hàn, không độc, có thể dùng để thanh nhiệt, giải khát phù hợp cho bé bị rôm sảy, mẩn ngứa.
1.9.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ bí đao
1 – Cách chế biến bí đao: Bí đao sẽ là “cứu tinh” của mẹ khi bé không chịu ăn với cách chế biến ngon tuyệt và độc đáo: cháo, bột, súp, trà, bí đao xào/luộc,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với bí đao: Bí đao kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để làm ra những món ăn tuyệt vời: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, ba ba, yến mạch, bí đỏ, đậu xanh, nha đam, nấm hương,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ bí đao:
- Tránh kết hợp cùng cá diếc: Mẹ không nên kết hợp bí đao cùng thịt cá diếc bởi hai thực phẩm đều có tác dụng lợi tiểu, sử dụng cùng lúc sẽ gây tiểu nhiều khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.
- Tránh kết hợp cùng đậu đỏ: Mẹ tránh kết hợp bí đao với đậu đỏ bởi đậu đỏ cũng có tác dụng lợi tiểu khiến cơ thể bé mất nước tương tự như cá diếc đó mẹ.
1.10. Cà chua
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua cà chua trong thực đơn ăn dặm tháng thứ 10 của bé đó mẹ. Không chỉ mang hương vị đặc biệt, loại quả này còn vô cùng giàu dưỡng chất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1.10.1. Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cà chua là thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao mà khó có loại rau củ nào sánh kịp. Trong 100g cà chua sẽ chứa thành phần dinh dưỡng: 8 kcal, 0.9g đạm, 3.9g đường, 1.2g chất xơ, 0.2g chất béo và các vitamin (C, K1, B9), khoáng chất (kali, sắt,…). Giàu dưỡng chất giúp cà chua có thêm điểm cộng nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe bé:
- Về thể chất: Vitamin K và canxi trong cà chua giúp bé phát triển xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ tăng chiều cao cho bé.
- Về trí não, trí tuệ: Cà chua là thực phẩm giàu carotenoid, lycopene giúp tăng cường nhận thức, phát triển tư duy não bộ cho bé.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Cà chua chứa nhiều chất xơ và nước hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin A, C giúp bé phát triển thị lực, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt nữa đó ạ.
1.10.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ cà chua
1 – Cách chế biến cà chua: Bật mí cho mẹ một số cách chế biến để cà chua không còn nhàm chán với bé: cháo, súp, bột, mì, cà chua xào/luộc,… cực kỳ ngon mà lại bổ dưỡng đó ạ.
2 – Nguyên liệu phù hợp với cà chua: Nguyên liệu chế biến món ăn từ cà chua cực hợp khẩu vị, lạ miệng lại bổ dưỡng cho bé như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, trứng, đậu phụ, giá, su hào, bắp cải, …
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ cà chua:
- Sử dụng cà chua chín: Cà chua xanh thường chứa chất độc chưa được chuyển hoá hoàn toàn, có thể gây ra ngộ độc, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn cà chua chín thôi nhé!
- Không đun lại quá nhiều lần: Với các món ăn từ cà chua, mẹ nên làm vừa đủ để bé thưởng thức trong bữa thôi ạ bởi cà chua sau khi nấu chín để trong thời gian dài sẽ mất hương vị và dinh dưỡng vốn có.
1.11. Bắp cải
Bắp cải – loại rau đặc biệt với sức hút khó cưỡng sẽ làm hài lòng bé yêu bởi sự ngọt ngào, thanh mát phù hợp cho bé mới tập ăn dặm.
1.11.1. Giá trị dinh dưỡng của bắp cải
Bắp cải với hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100g bắp cải có chứa 1.14g protein, 0.09g chất béo, 2.5mg chất xơ cùng các vitamin (A, B3, C , K), khoáng chất (kali, natri, sắt, magie, photpho, sắt, kẽm). Nhờ đó, bắp cải giúp bé:
- Về thể lực: Cải bắp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp của bé phát triển như canxi, magie, kali,… Ngoài ra, cải bắp còn giàu vitamin C, các chất chống oxy hoá hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại đó mẹ.
- Về trí não, trí tuệ: Cải bắp là nguồn cung cấp vitamin K và anthocyanin tốt cho sức khỏe trí não, kích thích sự phát triển não bộ cũng như hệ thống dẫn truyền thần kinh. Nhờ cải bắp, bé yêu thông minh, ham học hỏi, khám phá.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Bắp cải sẽ đánh bay chứng táo bón nhờ lượng chất xơ dồi dào kích thích tăng nhu động, cải thiện và bảo vệ hệ tiêu hoá còn non nớt của bé yêu.
1.11.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ bắp cải
1 – Cách chế biến bắp cải: Có rất nhiều cách hay để chế biến bắp cải: cháo, bột, súp, mì, bắp cải xào/luộc hoặc nước ép,… để bé có những bữa ăn thú vị cùng loại rau này đó. Cùng chuẩn bị ngay mẹ nhé!
2 – Nguyên liệu phù hợp với bắp cải: Bắp cải – loại rau thân thiện khi có thể kết hợp nhiều nguyên liệu để vừa lạ miệng vừa cực kỳ bổ dưỡng nhé: thịt lợn, thịt bò, tôm, trứng, đậu phộng, cà chua,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ bắp cải:
- Không nên ăn bắp cải với dưa chuột: Mẹ tránh kết hợp bắp cải cùng dưa chuột bởi bởi enzyme có trong dưa chuột sẽ làm phá hủy vitamin C, làm mất chất dinh dưỡng trong bắp cải đó mẹ.
- Không ăn bắp cải đã xào chín qua đêm: Mẹ nên nấu vừa đủ và không để dư bắp cải đã chế biến qua đêm nhé bởi bắp cải sẽ sinh ra nitrat gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé yêu.
1.12. Bông cải xanh
Bông cải xanh chính là thực phẩm mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn khi bé bắt đầu tập ăn dặm đó. Bông cải xanh sẽ làm bé thích mê nhờ hương vị thơm ngon, tươi mát lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe bé yêu.
1.12.1. Giá trị dinh dưỡng của bông cải xanh
Bông cải xanh đích thực là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng dồi dào mà mẹ đang tìm kiếm. 100g bông cải xanh cung cấp cho bé 2.5g chất đạm, 6g carbohydrate, 1.5g đường, 2.4g chất xơ, 0.4g chất béo, vitamin (A, C, K, B9) và khoáng chất (kali, photpho, selen), ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của bé:
- Về thể chất: Bông cải xanh chứa vitamin K, canxi và photpho có vai trò quan trọng trong phát triển xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, hỗ trợ tăng chiều cao giúp bé cao lớn mỗi ngày.
- Về trí não, trí tuệ: Một số chất dinh dưỡng mang hoạt tính sinh học trong bông cải xanh hỗ trợ chức năng mô não và mô thần kinh khỏe mạnh, kích thích dẫn truyền thần kinh, bé thông minh, phản xạ nhanh.
- Ngăn ngừa bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Hàm lượng chất xơ cao, bông cải xanh sẽ giúp mẹ đánh bật nỗi lo táo bón ở bé sơ sinh, cải thiện các vấn đề tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
1.12.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ bông cải xanh
1 – Cách chế biến bông cải xanh: Bông cải xanh ngon mà lại dễ chế biến lắm đó mẹ, gợi ý một số cách chế biến giúp bé có bữa ăn thú vị: cháo, bột, súp, mì, bánh, bông cải xanh xào/luộc, nước ép,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với bông cải xanh: Chế biến bông cải xanh cùng nhiều nguyên liệu giúp bữa ăn dặm của bé thêm đa dạng: thịt lợn, thịt bò, tôm, mực, sò, hàu, mực, đậu hũ, phomai, cần tây, nấm, cà rốt, yến mạch,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ bông cải xanh: Bông cải xanh rất dễ mất chất dinh dưỡng bởi nhiệt, vì vậy mẹ nên nấu vừa chín tới thôi nhé!
1.13. Rau ngót
Rau ngót tươi ngon sẽ làm hài lòng vị giác của bé, món rau là lựa chọn phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi
1.13.1. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Người bạn rau xanh này sẽ cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng: 5.3g protein, 3.4g glucid, 2.5g cellulose, khoáng chất (canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm, đồng) và vitamin (C, A) mang đến những công dụng tuyệt vời:
- Về thể lực: Nhờ lượng khoáng chất dồi dào (canxi, photpho, magie,…), rau ngót chính là người bạn thân thiết giúp bé yêu cao lớn, phát triển hệ xương khớp khoẻ mạnh đó ạ.
- Về trí não, trí tuệ: Rau ngót cung cấp vitamin K và anthocyanin tốt cho hệ thần kinh giúp bé tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ, hình thành phản xạ nhanh nhạy trong giai đoạn đầu đời.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Rau ngót sẽ giúp bé xóa tan chứng táo bón nhờ lượng chất xơ dồi dào, kích thích tăng nhu động, hỗ trợ bé bảo vệ đường tiêu hoá và nâng cao sức khỏe đường ruột.
1.13.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ rau ngót
1 – Cách chế biến rau ngót: Mách mẹ một số cách chế biến rau ngót cho bữa ăn dặm của bé thêm hoàn hảo: cháo, bột, súp,… rau ngót.
2 – Nguyên liệu phù hợp với rau ngót: Rau ngót rất ngon, hợp khẩu vị của bé nhưng cũng dễ trở nên nhàm chán, gợi ý một số cách chế biến rau ngót cùng nhiều nguyên liệu giúp bữa ăn dặm của bé thêm đa dạng: thịt lợn, thịt bò, tôm tươi, chả cá, đậu hũ, bắp ngọt, nấm mộc, mướp hương,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ rau ngót:
- Không vò nát trước khi rửa: Mẹ nên giữ nguyên lá, không vò nát trước khi rửa để giữ được hàm lượng dinh dưỡng có trong rau cho bé mẹ nhé.
- Bỏ thêm vài lát gừng để tránh lạnh bụng: Rau ngót có tính hàn, vì vậy mẹ nên bỏ thêm vài lát gừng để trung hoà, giúp bé không bị lạnh bụng sau khi ăn.
1.14. Rau đay
Rau đay – món rau giúp xua đi cái nóng của mùa hè nhờ mang trong mình sự thanh mát, tươi ngon lại cực kỳ giàu dinh dưỡng phù hợp cho bữa ăn dặm tháng thứ 6 của bé đó mẹ.
1.14.1. Giá trị dinh dưỡng của rau đay
Rau đay – loại rau cực kỳ giàu dinh dưỡng mà mẹ không thể bỏ lỡ, nghiên cứu cho thấy rau đay chứa nhiều chất xơ, chất nhầy và các vitamin, khoáng chất thiết yếu như: Vitamin A, B1, B2, C, E, photpho, sắt, kẽm, canxi. Rau đay tuy nhỏ nhưng cực kỳ có võ nhé, công dụng của rau đay sẽ khiến mẹ bất ngờ đấy:
- Về thể chất: Hàm lượng canxi dồi dào trong rau đay sẽ giúp hệ xương khớp của bé phát triển cứng cáp, hạn chế nguy cơ còi xương ở bé sơ sinh. Ngoài ra, rau đay có chứa vitamin C, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, xây dựng tường thành bảo vệ trước sự xâm nhập của tác nhân có hại.
- Nâng cao sức khỏe tim mạch: Hoạt chất olitorisid trong rau đay sẽ giúp ổn định, điều hoà nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, bảo vệ hệ tuần hoàn của bé.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Chất nhớt trong rau đay sẽ giúp bé chống lại chứng táo bón nhờ khả năng bôi trơn đường ruột, kích thích tăng nhu động ruột. Đặc biệt, rau đay còn cực giàu sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bé sơ sinh.
1.14.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ rau đay
1 – Cách chế biến rau đay: Nhắc tới mùa hè là nhắc tới canh rau đay thanh mát, ngọt dịu. Nhưng ngoài ra, rau đay còn có thể dùng để nấu cháo, bột, súp,… giúp bữa ăn của bé thêm đa dạng màu sắc, thơm ngon khó cưỡng đó.
2 – Nguyên liệu phù hợp với rau đay: Mẹ nên bỏ thêm vào giỏ hàng của mình một số nguyên liệu như thịt lợn, thịt bò, tôm, chả cá, cá rô, cua, mồng tơi, mướp hương, nấm mộc,… để làm rau đay trở nên hấp dẫn và thơm ngon hơn bao giờ hết.
1.15. Cà tím
Cà tím với vẻ ngoài quyến rũ, mùi vị khó cưỡng sẽ đánh thức vị giác của bé. Đây cũng sẽ là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua cho bữa ăn dặm tháng thứ 8 của bé đó mẹ.
1.15.1. Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Cà tím mang giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g cà tím sẽ chứa 1g chất đạm, 0.2g chất béo, 6g carbohydrate, 3g chất xơ cùng vitamin (A, C, K) và khoáng chất cần thiết (kali, photpho, magie, sắt, canxi). Nhờ dưỡng chất, cà tím mang tới những công dụng đặc biệt cho sự phát triển của bé:
- Về thể chất: Sở hữu lượng vitamin, khoáng chất (canxi, photpho) cao, cà tím sẽ hỗ trợ cho sự phát triển cơ xương khớp và răng của bé chắc khỏe. Ngoài ra cà tím còn giúp bé bổ sung vitamin C hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp bé yêu khỏe mạnh nữa đó mẹ.
- Về trí não, trí tuệ: Vitamin K và anthocyanin được tìm thấy trong cà tím sẽ giúp nâng cao sức khỏe trí não và kích thích não bộ phát triển. Cà tím sẽ là lựa chọn hàng đầu để phát triển trí não của bé đó mẹ.
- Ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh: Chất xơ trong cà tím giúp tăng nhu động ruột, bôi trơn đường tiêu hoá, vì vậy, mẹ không còn lo chứng táo bón sẽ làm phiền bé nữa rồi.
1.15.2. Gợi ý chế biến món ăn dặm từ cà tím
1 – Cách chế biến cà tím: Gợi ý cho mẹ một số cách chế biến cà tím thơm ngon giúp bữa ăn của bé đặc sắc hơn: cháo, bột, súp, xào, nướng, luộc/hấp,…
2 – Nguyên liệu phù hợp với cà tím: Mẹ có thể linh hoạt chế biến cà tím cùng nhiều nguyên liệu khác nhau để giúp bé đổi vị: thịt lợn, thịt bò, ốc, đậu, lá lốt,…
3 – Lưu ý khi chế biến các món ăn dặm cho bé từ cà tím:
- Nấu cả vỏ cà tím: Khi chế biến các món ăn từ cà tím, mẹ nên nấu nhừ cả vỏ để giữ vitamin và khoáng chất cho con nhé.
- Tránh kết hợp cà tím cùng hải sản: Cà tím và hải sản (tôm, cua, cá,…) đều mang tính hàn, khi nấu chung có thể gây lạnh bụng, mất cân bằng nhiệt, bé mệt mỏi, buồn nôn, không tốt cho bé đâu mẹ ơi.
2. Lưu ý khi lựa chọn các loại rau cho bé ăn dặm
1 – Chọn rau phù hợp với độ tuổi của con: Ở từng độ tuổi, khẩu vị của bé nhạy cảm với những loại rau củ khác nhau, chọn đúng loại rau củ sẽ giúp bé vui vẻ và hào hứng tiếp nhận món ăn.
- Bé từ 5 – 6 tháng: Mẹ ưu tiên chọn đỗ quả, cà rốt, bí đỏ, củ cải, khoai lang, bí ngòi, đậu hà lan,… bởi những loại rau củ này rất mềm, dễ cầm nắm lại có vị ngọt giúp bé làm quen tốt hơn.
- Bé từ 7-12 tháng: Ngoài các loại rau củ trên, mẹ có thể chọn thêm khoai tây, cải bó xôi, cà chua, cà tím,… để đa dạng thực đơn cho bé nhé!
2 – Đa dạng loại rau: Mẹ nên đa dạng rau củ quả trong bữa ăn dặm của bé để kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn cũng như giúp bé làm quen được với nhiều loại rau.
3 – Ưu tiên cách chế biến để giữ trọn chất dinh dưỡng trong rau củ:
- Ưu tiên luộc/hấp: Mẹ nên ưu tiên hấp/luộc để giữ lại lượng vitamin lớn nhất cho bé. Đối với rau củ chứa vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) mẹ nên thêm một chút dầu oliu sau khi hấp/luộc để bé dễ hấp thu vitamin hơn mẹ nhé!
- Ưu tiên rau củ nghiền nếu bé mới ăn dặm: Để tránh bé nghẹn hóc, mẹ nên nghiền nhuyễn rau củ khi con mới bắt đầu ăn dặm mẹ nhé. Khi bé đã ăn dặm được một vài tháng, kĩ năng nhai tốt hơn thì có thể cắt miếng rau củ, luộc/hấp chín để bé tự cầm ăn.
4 – Ưu tiên chọn rau củ hữu cơ: Rau củ hữu cơ là rau củ được trồng và chăm sóc trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên (không phân bón, không thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật,…). Sử dụng rau củ hữu cơ mang lại nhiều giá trị sức khoẻ lâu dài cho bé nhờ hàm lượng dưỡng chất cao hơn lại dễ hấp thu đó mẹ.
5 – Chú ý quan sát phản ứng và theo dõi sức khỏe của con xuyên suốt quá trình ăn dặm với rau củ: Mẹ thử cho bé ăn từng ít một và chú ý quan sát phản ứng để nắm bắt xem bé thích/không thích hoặc dị ứng với loại rau nào, từ đó biết cách lựa chọn rau củ phù hợp hơn cho con. Lưu ý: Nếu bé có biểu hiện mẩn đỏ, nôn oẹ, gạt đồ ăn ra,… thì có thể bé không thích hoặc dị ứng với món ăn này đó ạ!
6 – Luôn chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi chọn mua hay chế biến rau củ cho bé:
- Chọn mua rau: Mẹ nên chọn rau có màu xanh tự nhiên, không vàng úa, thân lá cân đối, trọng lượng nặng, thân giòn và chắc chắn. Còn đối với các loại củ, mẹ nên chọn củ tươi, vỏ căng bóng, không héo úa và còn cuống để chế biến món ăn cho bé nhé.
- Sơ chế rau củ: Sơ chế rau củ trước khi chế biến bằng nước rửa rau củ chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây hại và loại bỏ tồn dư của hóa chất bảo vệ thực vật một cách dễ dàng và nhanh chóng, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé yêu
Mẹo cho mẹ: Thay vì mua nhiều thứ cùng một lúc, mẹ mua nước rửa bình sữa và rau quả chuyên dụng cho bé để tiện hơn, vừa vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn, rau củ, vừa tiệt khuẩn tối đa nhờ thành phần Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution cao cấp từ Nhật Bản – tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản mà không để lại mùi khó chịu, lại lành tính, siêu an toàn cho hệ tiêu hoá của con mẹ nhé!
Theo dõi đến đây hẳn mẹ đã biết thêm về các loại rau cho bé ăn dặm cũng như lựa chọn được loại rau phù hợp cho bé yêu nhà mình rồi nhỉ. Góc của mẹ luôn đồng hành cùng bé trên mọi chặng đường phát triển, vì vậy nếu mẹ còn những băn khoăn, thắc mắc hãy nhanh chóng để lại bình luận để nhận được lời giải đáp mẹ nhé!