Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung. Nên không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức, nguồn thực phẩm hết sức bổ dưỡng và cân bằng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bú mẹ. Vậy bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là hợp lý?   

1. Bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là hợp lý?

Bên cạnh sữa mẹ, bé 7 tháng ăn cháo cũng là điều mà bố mẹ nên lưu tâm
Bên cạnh sữa mẹ, bé 7 tháng ăn cháo cũng là điều mà bố mẹ nên lưu tâm

Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất ở giai đoạn trẻ được 7 tháng. Nếu đã quay trở lại với công việc, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức. Trẻ ăn dặm thời điểm này chỉ đóng vai trò như bổ sung dinh dưỡng nhưng với số lượng rất ít. Với trẻ 7 tháng, sữa mẹ (sữa công thức) vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Trẻ 7 tháng tuổi vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo bột hoặc xay nhuyễn. Những món ăn dạng này vừa dễ nuốt, vừa cung cấp cho bé đầy đủ vitamin A, vitamin C, chất xơ, carbohydrate, protein và đạm- những nhóm chất cần thiết. Qua đó đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé giai đoạn con đang lớn.

Như vậy, về nguyên tắc, mẹ nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm. Cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml/ lần. Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Do đó, lời giải hợp lý nhất cho câu hỏi “Bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo?là 100 – 200ml/bữa/ngày. Mẹ cũng cần lưu ý chuẩn bị cháo, bột từ loãng đến sền sệt rồi đặc. Thức ăn thì cần xay hoặc nghiền nhỏ.

2. Nguyên tắc khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

2.1. Nguyên tắc 1 – Chế độ ăn dặm cho bé 

Các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé 7 tháng ăn 100-200 ml cháo trong 1 bữa
Các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé 7 tháng ăn 100-200 ml cháo trong 1 bữa

Trong thời điểm bé 7 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo bổ sung cho trẻ:

  • Bé bú sữa mẹ ít nhất 5 cữ hoặc 770ml – 950ml sữa công thức hoặc kết hợp cả hai.
  • Uống 60ml-120ml nước hoặc nước ép trái cây.
  • Từ 2-3 phần ngũ cốc hoặc các loại hạt (1 phần ăn = 1-2 muỗng ngũ cốc và hạt khô) với 2 phần trái cây (1 phần ăn = 2-3 muỗng canh trái cây)
  • 2-3 khẩu phần rau (1 phần ăn = 2-3 muỗng canh rau)
  • 1-2 khẩu phần chứa protein (1 phần ăn = 1-2 muỗng canh)

Kết hợp với câu hỏi “Bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo?” đã được trả lời ở trên, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ ăn 100-200 ml cháo trong 1 bữa. Với các nguồn nguyên liệu chính là chất đạm (thịt lợn; thịt bò; trứng;…). Kết hợp với bột gạo, dầu ăn trẻ em và rau xanh (rau ngót; rau cải; rau dền…)

2.2. Nguyên tắc 2 – Thời gian biểu phù hợp

Thời gian biểu phù hợp cho bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo
Thời gian biểu phù hợp cho bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Tùy vào sức khỏe và sức ăn của từng bé mà mẹ áp dụng thời gian biểu phù hợp như sau:

  • 07:00 – Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
  • 8:15 – Ăn sáng (ăn dặm)
  • 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 10:00 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
  • 11:00 – Ăn trưa (ăn dặm)
  • 12:30 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
  • 13:00 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
  • 14:00 – Cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
  • 16:00 – Cho bé chợp mắt một lát nếu muốn (30 – 45 phút)
  • 16:30 hoặc 17:00 – Ăn tối (ăn dặm)
  • 18:15 – Bắt đầu những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột) và ngủ

2.3. Nguyên tắc 3 – Tuân thủ nguyên tắc ăn dặm 

Ngoài vấn đề bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo, mẹ cũng nên thêm một số thực phẩm khác cho bé
Ngoài vấn đề bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo, mẹ cũng nên thêm một số thực phẩm khác cho bé

Trước khi thêm các thực phẩm mới vào chế độ dinh dưỡng cho bé, mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc ăn dặm sau:

  • Nên đợi sau 2-3 ngày làm quen với món ăn trước khi đưa ra một món mới.
  • Mẹ có thể cho bé thử cùng lúc nhiều món ăn, bé sẽ ăn món bé thích.
  • Để bé dễ dàng chấp nhận món ăn mới, nên chọn lúc bé thật đói hãy dọn món lên bàn và chỉ cho ăn từng chút một trước khi muốn bé ăn đúng với lượng dùng hàng ngày.

3. Gợi ý cách chế biến 3 món cháo đơn giản mà bổ dưỡng

3.1. Cháo thịt heo nấu rau ngót – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Cháo thịt heo nấu rau ngót – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo
Cháo thịt heo nấu rau ngót – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo
  • 1 nhúm rau ngót
  • 20g thịt heo nạc
  • Dầu ăn cho trẻ
Cháo thịt heo nấu rau ngót – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo
Cháo thịt heo nấu rau ngót – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Cách chế biến:

  • Rau ngót rửa sạch sau đó xay nhuyễn, lọc lấy nước. Thịt heo rửa sạch, xay nhỏ.
  • Hòa tan bột gạo với nước rau ngót. Cho thịt xay nhuyễn vào cùng. 
  • Quấy đều tay cho đến khi cháo chín. 
  • Cho cháo ra chén, nêm dầu ăn.

3.2. Cháo tôm rau cải ngọt  – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Cháo tôm rau cải ngọt  – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo
Cháo tôm rau cải ngọt  – bé 7 tháng ăn cháo được chưa?

Nguyên liệu:

  • 2 thìa bột gạo
  • 20g tôm (có thể thay tôm bằng lươn, cá…)
  • 20g rau cải ngọt
  • Dầu ăn cho bé
Cháo tôm rau cải ngọt  – bé 7 tháng ăn cháo được chưa?
Cháo tôm rau cải ngọt  – bé 7 tháng ăn cháo được chưa?

Cách chế biến:

  • Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen trên lưng. Sau đó đem hấp chín rồi xay nhỏ.
  • Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch, để ráo. Cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.
  • Hòa bột gạo với 200ml nước. Sau đó, cho bột vào xoong khuấy đều tay cho cháo không bị vón cục. Đến khi cháo sệt lại thì cho tôm và rau vào, khuấy đều tay đến khi cháo chín.
  • Thêm dầu rồi đổ ra đĩa, để nguội bớt rồi cho bé ăn.

3.3. Cháo thịt gà và cà rốt – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Cháo thịt gà và cà rốt – bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo
Cháo thịt gà và cà rốt – bé 7 tháng ăn cháo được chưa?

Nguyên liệu:

  • 20g thịt gà
  • 10g cà rốt
  • 20g bột gạo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thịt gà, sau đó xay nhuyễn
  • Cà rốt thái nhỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước
  • Xào gà với 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Hòa bột gạo với nước lọc, khuấy đều cho tan bột rồi cho lên bếp đun lửa vừa, quấy đều tay.
  • Cho hỗn hợp gà và cà rốt vào, khuấy đều tay cho đến khi cháo chín.

Xem thêm:

Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa mới đủ?

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng – mẹ đã biết?

Trên đây là một số món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo để làm phong phú thực đơn cho con. Hy vọng bài viết này đã có thể giúp mẹ giải đáp thắc mặc: bé 7 tháng ăn bao nhiêu ml cháo?”

Nguồn tham khảo: https://www.myfussyeater.com/make-your-own-homemade-baby-porridge/

Chăm sóc bé 15 tháng tuổi, ba mẹ thường phải đối mặt với vấn đề biếng ăn do những thay đổi về mặt sinh lý, đòi hỏi cần có thực đơn phong phú cũng như cách chăm sóc phù hợp. Vậy, ba mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé 15 tháng tuổi kiểu Nhật như thế nào để khắc phục tình trạng này?

1. Lưu ý thực đơn cho bé 15 tháng tuổi 

Ở giai đoạn 15 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé gần như là đã phát triển toàn diện
Ở giai đoạn 15 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé gần như là đã phát triển toàn diện

Ở giai đoạn 15 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé gần như là đã phát triển toàn diện, không con non yếu và nhạy cảm như thời kỳ trước. Chính vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng cao, đòi hỏi một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để phát triển nhanh về thể chất cũng như tinh thần.

Thực đơn cho bé 15 tháng tuổi ngoài việc duy trì bú sữa mẹ đến khi được 24 tháng, còn được bổ sung thêm dưỡng chất từ các thực phẩm bên ngoài để đảm bảo trẻ lớn lên cân đối và tốt nhất.

2. Về số bữa ăn trong ngày

Về số bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn 5-6 bữa mỗi ngày
Về số bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn 5-6 bữa mỗi ngày

Về số bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn 5-6 bữa mỗi ngày (3 bữa chính và 2-3 bữa phụ), đồng thời duy trì bú sữa mẹ. Nếu bé ngừng bú mẹ, hãy bổ sung thêm sữa công thức, hoặc sữa bò tươi cho bé.

Bữa chính trong thực đơn cho bé 15 tháng tuổi cần được đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, kẽm, sắt… Trong bữa phụ nên cho trẻ ăn rau, trái cây, chế phẩm từ sữa,…

Ở giai đoạn này, lịch trình ăn uống của bé 15 tháng tuổi khá ổn định và gần giống với người lớn. Cha mẹ có thể dựa vào thói quen ăn uống của trẻ và sinh hoạt của gia đình để lên thời gian biểu ăn uống hợp lý cho bé. Dưới đây là gợi ý thời gian biểu cho bé 15 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Bữa sáng chính: 8 giờ sáng
  • Bữa phụ gần trưa: 10-11 giờ sáng
  • Bữa trưa chính: 13 giờ chiều
  • Bữa phụ gần tối: 15-16 giờ chiều
  • Bữa tối chính: 18 giờ tối
  • Bữa phụ khuya: 21 giờ tối

3. Nhu cầu năng lượng hàng ngày trong thực đơn cho bé 15 tháng

Nhu cầu năng lượng hàng ngày trong thực đơn cho bé 15 tháng
Nhu cầu năng lượng hàng ngày trong thực đơn cho bé 15 tháng

Ở lứa tuổi này bé vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất và trí não, do vậy mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng để tăng cân và các chất dinh dưỡng để trẻ khoẻ mạnh. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Lượng thực phẩm trong ngày cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 15 tháng tuổi như sau:

  • Sữa: 600ml (sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò…)
  • Dầu (mỡ): 15-20g (4-6 thìa cà phê loại 5 ml)
  • Rau xanh: 50 – 80g
  • Quả chín: 60-100g
  • Gạo (nấu cháo) : 75-90g
  • Thịt (hoặc cá, tôm, trứng…): 75-90g, chú ý ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà)

4. Gợi ý thực đơn cho bé 15 tháng tuổi kiểu Nhật

4.1. Súp nui rau củ

Nguyên liệu: Nui, cà rốt, cà chua, hành tây trắng, sốt cà chua.

Cách làm:

  • Nui luộc mềm, lấy 1 muỗng
  • Cà rốt 2 lát mỏng, cắt làm 4
  • Cà chua 1/8 trái vừa lột vỏ, bỏ hạt, cắt xéo nhỏ
  • Hành tây trắng băm nhỏ, lấy 1 muỗng canh
  • Cho dầu vào chảo, cho hành, cà rốt vào xào, cho nước vào, nấu mềm
  • Cho nui va sốt cà chua vào, có thể nêm một chút gia vị tự nhiên

4.2. Súp bí đỏ nướng

Súp bí đỏ nướng
Súp bí đỏ nướng là món ăn không thể thiếu trong thực dinh dưỡng cho trẻ 15 tháng tuổi

Nguyên liệu: Dầu oliu, bí đỏ, sữa bò tươi.

Cách làm:

  • Làm nóng lò đến 200 độ C
  • Lót một tấm giấy bạc ở chảo nướng
  • Trộn dầu oliu với bí đỏ, sau đó cho vào chảo nướng, đợi khoảng 20 phút
  • Lấy bí ra rồi cho vào xay để nhuyễn hơn
  • Thêm một chút sữa

4.3. Cháo yến mạch

Cháo yến mạch
Cháo yến mạch là thực đơn cho bé 15 tháng tuổi biếng ăn cải thiện cho bé hiệu quả

Nguyên liệu: Yến mạch, sữa tươi, cà rốt, rau mùi, gừng

Cách làm:

  • Lấy ½ củ cà rốt, sau đó băm nhỏ
  • Gừng tươi băm nhuyễn
  • Đun sôi nước, sau đó cho yến mạch và sữa vào, nấu chín
  • Thêm cà rốt, dầu ăn, gừng vào đun thêm vài phút nữa
  • Thêm lá rau mùi và một chút muối

4.4. Cơm chiên tôm

Nguyên liệu: Tôm, hành tây, cà rốt, ớt xanh, cơm

Cách làm:

  • Tôm băm nhỏ, lấy hai thìa cafe
  • Hành tây, cà rốt, ớt xanh cắt miếng nhỏ vừa ăn: mỗi loại 2 thìa cafe
  • Làm nóng dầu trên chảo rồi cho rau củ đã chuẩn bị vào xào
  • Cho tiếp nước cùng với nước luộc tôm và tôm vào nấu đến khi các loại nguyên liệu mền để bé dễ ăn
  • Khi thấy nước gần cạn thì cho cơm vào và xào thật đều đến khi chín là được

4.5. Gà xào bí đỏ

Nguyên liệu: ức gà, bí đỏ, xì dầu, bột năng

Cách làm:

  • Bí đỏ hấp chín, cắt thành miếng cỡ 1,5cm
  • Ức gà băm nhỏ tới độ thô bé ăn
  • Rim với hỗn hợp gồm nước dùng và xì dầu ở lửa nhỏ cho chín mềm
  • Cho bí đỏ vào đun cùng
  • Cuối cùng thêm chút bột năng vào cho sánh

Ngoài các món ăn kể trên trong thực đơn cho trẻ 15 tháng, cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm các món ăn bổ dưỡng khác để đa dạng thực đơn cho bé 15 tháng tuổi, đảm bảo được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 15 tháng tuổi, cha mẹ cần chú ý dựa trên số lượng bữa ăn trong ngày, thời gian biểu và lượng dinh dưỡng cần thiết trong một ngày của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá ít cũng như quá nhiều.

Mẹ tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng giúp bé phát triển tốt nhất.

Tôi từng tin vào câu nói “Con gái là người tình kiếp trước của cha”. Và quả đúng như vậy. Thật may mắn và biết ơn khi cô gái của tôi đã xuất hiện và trở thành đứa con gái luôn luôn bé bỏng của mình. Cha và con gái chính là mối quan hệ đặc biệt mà chẳng ai có thể chối cãi.

1. Cha và con gái – mỗi quan hệ độc nhất vô nhị

Cha và con gái – mỗi quan hệ độc nhất vô nhị
Cha và con gái – mỗi quan hệ độc nhất vô nhị

Khác hoàn toàn với những người phụ nữ khác, ngay cả đối với vợ của mình, tôi cảm thấy mối quan hệ giữa cha và con gái là độc nhất vô nhị. Giữa tôi và con gái luôn có những kỷ niệm đẹp cùng với nhau. Vui nhất chính là được nhìn thấy con lớn lên hằng ngày. Vợ tôi thường trêu: “Biết vậy chẳng đẻ con gái làm gì. Mất cả chồng”.

Cũng đúng thôi vì tôi luôn muốn trải nghiệm cùng với con trong suốt quãng thời gian tuổi thơ vô cùng ngắn ngủi. Được cùng con tập những bước đi đầu tiên, tập gọi tên bà, tên ba, tên mẹ.

2. Cha là một người bạn đặc biệt của con

Rồi lớn lên một chút là tết tóc cho con khi đi học, chuẩn bị đồ dùng để sáng hôm sau khỏi vội, đưa đón con đi học. Bạn thắc mắc vì sao tôi lại làm những công việc này ư? Đơn giản vì tôi thích. Thêm nữa vì mẹ của con bé đi làm xa hơn tôi. Cô ấy đã phải vất vả mang nặng đẻ đau, hy sinh cả nhan sắc để và sức khỏe để đưa thiên thần nhỏ này đến với mình. Vậy thì sao đàn ông chúng ta không thể chăm sóc con cái cơ chứ.

Nhiều cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cha và con gái chơi cùng với nhau, lớn lên cùng nhau sẽ tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, tôi muốn mình vừa là cha, vừa là người đồng hành với con không bỏ sót một giây, một phút. Chúng ta chỉ có thể ở bên con gái mình khoảng 20 đến 30 năm mà thôi. Bởi đến khi lớn lên, con sẽ có gia đình nhỏ để vun vén và chăm sóc. Đến lúc đấy, con nhớ đến cha thì về thăm chứ bản thân tôi nghĩ mình chẳng thể đòi hỏi con luôn phải ở bên để phụng dưỡng mình.

3. Cha ảnh hưởng đến cách con lựa chọn người yêu tương lai

Cha ảnh hưởng đến cách con lựa chọn người yêu tương lai
Cha ảnh hưởng đến cách con lựa chọn người yêu tương lai

Phải là mẹ mới đúng chứ. Nhiều người nghĩ tôi đã nhầm. Nhưng chính bạn mới là người đang nhầm lẫn đấy nhé.

Cha luôn là một đặt nền tảng an ninh, tin cậy cho con gái dựa vào mỗi lúc khó khăn. Trong bất cứ tình huống nào, cha luôn là người dành tình yêu, sự tin tưởng tuyệt đối dành cho con gái của mình.

Và bạn sẽ rất ngạc nhiên đấy vì con gái là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha chứ không phải của mẹ. Đặc biệt, con gái có xu hướng chọn bạn đời dựa vào hình ảnh của người cha mình.

Nếu bạn là người cha tốt, tôi tin con bạn sẽ luôn tự hào nói với người yêu mình rằng: “Em chọn anh vì anh giống với cha của em”. Bởi con gái luôn muốn chọn yêu thương một người cho mình cảm giác an toàn, có thể chở che và bao bọc mình. Mà người yêu thương con gái vô điều kiện thì chỉ có cha mà thôi.

Như vậy cha và con gái có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn đến nhau. Nó ăn sâu vào suy nghĩ của cả hai cha con mà nhiều khi chúng ta chẳng nhận ra được. Nó ngấm dần, ngấm dần cho đến một ngày biểu hiện ra bên ngoài bạn mới bị giật mình vì điều đó.

4. Cha và con gái ảnh hưởng đến nhau như thế nào

Ở mỗi một giai đoạn khác nhau thì mối quan hệ giữa cha và con gái lại có những ảnh hưởng khác nhau. Ở đây, tôi xin phép được chia làm 3 giai đoạn để bạn có thể dễ hình dung.

4.1. Khi con gái bạn vẫn là một đứa trẻ

Khi con là một đứa trẻ tì cha chính là “người hùng” của mình
Khi con là một đứa trẻ tì cha chính là “người hùng” của mình

Khi con là một đứa trẻ tì cha chính là “người hùng” của mình. Cha có thể cõng con đi bất cứ đâu. Cha có thể vì con mà làm bất cứ điều gì. Cha sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu khi con cần và giải quyết mọi việc mà con đang gặp phải.

Cha sẽ giúp con gái phát triển về mặt tinh thần và cảm xúc tốt hơn. Những đứa trẻ nào gắn bó với cha mình nhiều hơn trong giai đoạn đầu đời thì có khả năng tìm lời giải cho các vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

Chúng cũng cảm thấy an toàn hơn khi luôn có cha ở bên cạnh và dõi theo. Điều này cũng giúp cho con gái tự tin để phát triển, hoàn toàn không phải lo lắng hay quá áp lực khi làm một điều gì đó. Vì phía sau con luôn có người ủng hộ.

4.2. Quan hệ cha và con ở thời kỳ niên thiếu

Khi con lớn lên, dậy thì, tưởng như mọi sợi dây liên kết giữa cha và con gái sẽ bị cắt đứt nhưng nếu bạn biết cách thì chính cha lại là người để con gái san sẻ nhiều hơn.
Khi con lớn lên, dậy thì, tưởng như mọi sợi dây liên kết giữa cha và con gái sẽ bị cắt đứt nhưng nếu bạn biết cách thì chính cha lại là người để con gái san sẻ nhiều hơn.

Khi con lớn lên, dậy thì, tưởng như mọi sợi dây liên kết giữa cha và con gái sẽ bị cắt đứt nhưng nếu bạn biết cách thì chính cha lại là người để con gái san sẻ nhiều hơn.

Giai đoạn thiếu niên con sẽ thay đổi tâm sinh lý, biết yêu, biết thổn thức về một người khác giới. Con dần khám phá những sự thay đổi của bản thân. Nhìn nhận thế giới cũng có sự khác biệt. Một ông bố khôn ngoan là phải biết lùi một chút để đứng phía sau con của mình. Không để cái tôi của một người trưởng thành lấn át lòng tự trọng của con.

Lúc này, bố hãy là người đưa ra lời khuyên, hướng dẫn về mặt đạo đức cho con. Con phải biết phân biệt đâu là điều tốt, đâu là cái xấu cần tránh xa. Không được xa vào cám dỗ nếu không sẽ phải hối tiếc. Con có thể tự làm những gì mình thích, quyết định vấn đề của bản thân đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Cha nên chỉ cho con thấy những thứ hào nhoáng bủa vây con, khiến một đứa trẻ như con chẳng thể phân biệt và nhìn nhận chính xác. Cha nên đưa ra lời khuyên, tạo nên những tình huống giả định và đưa ra kết quả để con hình dung và lường trước được mọi điều diễn ra. Còn lại quyết định là ở con.

4.3. Con gái đã trưởng thành

Dù trong giai đoạn nào đi chẳng nữa, con có rời xa gia đình để học tập, lập nghiệp thì cũng vẫn là đứa con gái nhỏ của cha
Dù trong giai đoạn nào đi chẳng nữa, con có rời xa gia đình để học tập, lập nghiệp thì cũng vẫn là đứa con gái nhỏ của cha

Dù trong giai đoạn nào đi chẳng nữa, con có rời xa gia đình để học tập, lập nghiệp thì cũng vẫn là đứa con gái nhỏ của cha. Mối quan hệ cha và con gái không một ai có thể lay chuyển được. Lúc này, con sẽ lấy cha để làm một hình mẫu lựa chọn bạn đời cho mình. Vì thế, tôi luôn muốn nói với những người cha rằng: “Hãy là người cha tốt của con gái mình”.

Vậy đấy cha và con gái tưởng như có điều gì đó xa cách nhưng lại thật gần gũi, thân thương. Đừng bao giờ xem nhẹ mối quan hệ vô cùng ngọt ngào mà tạo hóa đã mang đến cho bạn.

Trẻ càng lớn, nhu cầu về dinh dưỡng của con càng cao. Bước sang tháng thứ 10, con không chỉ bú mẹ nữa mà đã làm quen với việc ăn uống các loại đồ ăn khác. Lịch ăn bé 10 tháng cũng vì vậy mà cần phải được sắp xếp lại sao cho phù hợp. Hãy cùng với Góc của mẹ tìm hiểu về những thông tin có liên quan đến việc ăn uống của trẻ trong bài viết.

1. Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Trước khi tìm hiểu về về lịch ăn bé 10 tháng mẹ cần nắm được xem con ăn bao nhiêu là đủ để lên lịch một cách chính xác nhất.

Khi được 10 tháng tuổi, bé đã có thể ngủ một giấc dài từ tối cho đến tận sáng. Có nhiều bé vẫn thích được bú mẹ vào lúc gần sáng (khoảng 4 -5 giờ) để ngủ một giấc ngon lành cho đến 6 hoặc 7 giờ sáng.

Bé cũng trở nên hiếu động hơn rất nhiều vì vậy mà luôn có cảm giác thèm ăn. Con cần năng lượng để tập bò, tập đi đứng. Vậy nên chung cần một lượng dinh dưỡng như sau:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức ít nhất 3 – 4 cử/ngày với khoảng từ 770ml – 950ml.
  • Nước ép trái cây khoảng từ 180ml – 240ml.
  • 2 phần ngũ cốc cho bé (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng ngũ cốc khô)
  • 1 – 2 phần các loại hạt (1 phần ăn = 1/2 lát bánh mì, 2 cái bánh qui, 1/2 cốc ngũ cốc, hoặc 1/2 chén mì ống)
  • 2 phần trái cây (1 phần ăn = 3 – 4 muỗng trái cây)
  • 2 – 3 khẩu phần rau (1 phần ăn = 3 – 4 muỗng rau)
  • 2 – 3 khẩu phần chứa protein (1 phần ăn = 1 – 2 muỗng)
  • 1 khẩu phần sữa (1 phần ăn = 1/2 cốc sữa chua, 1/3  cốc phô mát làm từ sữa đã gạn kem (cottage cheese) hoặc 30 gram phô mát bào)

2. Thời gian biểu của trẻ 10 tháng

Trẻ 10 tháng tuổi là bé gái có cân nặng trung bình là 8,4kg và cao khoảng 71,3cm. Đối với bé trai, con nặng khoảng 9,1kg và cao 73,4cm. Để con phát triển tốt nhất, mẹ nên sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý. Dưới đây sẽ là 2 thời gian biểu về lịch ăn bé 10 tháng dành cho các mẹ.

2.1 Lịch ăn bé 10 tháng số 1

07:00 -Thức dậy và cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

09:00 – Ăn sáng bằng thực phẩm đặc

10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

11:00 – Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức

13:00 – Ăn trưa bằng thực phẩm đặc

14:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

15:00 – Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và có thể ăn thêm thức ăn vặt

17:00 – Ăn tối bằng thực phẩm đặc

18:15 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)

19:00 – Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức và ngủ

2.2 Lịch ăn bé 10 tháng số 2

Gợi ý thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi – 2

07:00 – Thức dậy

07:15 – Ăn sáng (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột

09:15 – Ăn vặt

10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

12:00 – Ăn trưa (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột

14:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)

15:30 – Ăn vặt

17:00 – Ăn tối (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột

18:15 – Làm các công việc trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)

19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột) với một lượng vừa đủ và cho bé ngủ

3. Trẻ 10 tháng ăn gì?

Thức ăn cho bé 10 tháng
Thức ăn cho bé 10 tháng

Sau khi đã lên được lịch ăn bé 10 tháng, cùng xem con đã có thể ăn được những gì rồi nhé.

  • Trái cây: Các loại trái cây dành cho các bé 10 tháng tuổi bao gồm: Bơ, Lê, Táo, Chuối, Dâu tây, Dưa hấu, Cam vàng, Thanh long.
  • Rau củ: Rau mùng tơi, rau dền, rau lang, rau cải, cải bó xôi, đậu Hà Lan, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, bông cải, súp lơ luộc/hấp chín, cà rốt, củ cải… Tất cả cần phải được hầm nhừ và nấu chín kỹ.
  • Thịt: Thịt nạc heo, Thịt bò, Thịt gà, Cá, Tôm
  • Ngoài ra, mẹ hãy cho con ăn thử bún, mì, nui nấu mềm, cũng như sữa chua, phô mai được làm từ sữa đã tiệt trùng.

4. Thực phẩm bé không nên ăn

Thực phẩm bé không nên ăn cho bé 10 tháng
Thực phẩm bé không nên ăn cho bé 10 tháng

Mẹ cũng cần chú ý hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm sau: Sữa bò, Mật ong, Quả ô liu, Động vật có vỏ, Lòng trắng trứng, Bỏng ngô, các loại hạt, Trái cây nguyên miếng, Kẹo cứng, kẹo dẻo hoặc kẹo cao su, Những miếng rau củ có kích thước lớn, Các món tráng miệng chứa quá nhiều đường…

5. Gợi ý một vài món ăn trong lịch ăn bé 10 tháng tuổi

Ngoài lịch ăn bé 10 tháng, Góc của mẹ sẽ giới thiệu cho các mẹ bỉm sữa một vài món ăn dành cho con.

5.1. Cháo gà nấu nấm

Cháo gà nấu nấm
Cháo gà nấu nấm cho bé 10 tháng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Thịt gà: 30 gram
  • Nấm hương hoặc nấm rơm: 30 gram
  • Gạo
  • Các gia vị để nêm nếm, dầu ăn dành cho bé ăn dặm

Cách thực hiện như sau:

Vo sạch gạo rồi cho vào nồi và đổ lượng nước vừa phải sau đó nấu trên lửa vừa. Đun cho đến khi nhừ thành cháo.

Nấm rửa sạch và cắt bỏ chân. Thái nhỏ thịt gà và nấm. Sau đó xào cùng với 1 chút dầu ăn. Đến khi cháo nhừ thì cho hỗn hợp thịt gà và nấm vừa xào vào trong cháo đảo đều.

Đun sôi cháo trong khoảng 5–10 phút rồi rắc hành ngò. Tắt bếp, múc cháo ra bát để nguội. Thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn đều rồi cho bé thưởng thức.

5.2. Cháo yến mạch

Cháo yến mạch
Cháo yến mạch cho bé 10 tháng

Nguyên liệu cần thiết:

  • Yến mạch xay: 30 gram
  • Nước: 236ml
  • Bột hạnh nhân rang xay: 1 thìa
  • Táo hoặc chuối nghiền: 1 trái

Cách thực hiện như sau:

Cho yến mạch vào trong nồi áp suất đun cho đến khi cháo nhừ. Sau đó đổ ra bát và để nguội

Cho hỗn hợp yến mạch vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn mịn. Sau đó cho hỗn hợp ra tô thêm hạnh nhân và trộn đều. Cuối cùng rắc táo hoặc chuối lên trên và cho bé ăn.

Mẹ đã nắm rõ lịch ăn bé 10 tháng chưa nào? Hãy áp dụng ngay cho con yêu nhé. Ngoài ra, mẹ cũng hãy nhớ lịch tiêm chủng cho con để bảo vệ bé toàn diện nhất.

Trong năm đầu tiên của cuộc đời Mẹ cần có thực đơn phù hợp vì cơ thể con sẽ phát triển cực nhanh. Vậy thực đơn cho bé 8 tháng như thế nào để con lớn nhanh?

thực đơn cho bé 8 tháng
Thực đơn cho bé 8 tháng giúp con mau lớn

1. Mẹ cần lên thực đơn cho bé 8 tháng để con phát triển

Mẹ cần lên thực đơn cho bé 8 tháng để con phát triển
Mẹ cần lên thực đơn cho bé 8 tháng để con phát triển

Bé được 8 tháng tuổi đã có thể cử động linh hoạt và tinh tế hơn. Mẹ có thể dễ nhận thấy việc con có thể xác định vị trí và nhặt đồ vật một cách chính xác bằng. Bé cũng có thể bắt đầu tập đứng với đôi chân một cách cân bằng và thẳng hơn. Nhiều bé có thể bò xung quanh phòng để khám phá mọi thứ xung quanh.

Khả năng tập trung của bé cũng bắt đầu được cải thiện hơn. Điều đó sẽ tạo tiền để để con có thể tìm hiểu, khám phá các đồ vật một cách kỹ hơn. Bé cũng có thể cầm chắc đồ vật như cầm cốc hoặc bình sữa để uống.

Trẻ tám tháng tuổi trung bình mỗi ngày bú 3 lần sữa và bổ sung 3 bữa với thức ăn dặm. Mẹ hãy đảm bảo rằng thực đơn của bé được cung cấp đầy đủ chất sắt (thường có trong thực phẩm như thịt và rau). Đồng thời, Mẹ cũng nên cho con thử những thực phẩm mới với hương vị mới càng nhiều càng tốt. Mới đầu có thể con chưa làm quen với mùi vị đó được nhưng chỉ cần sau vài lần làm quen thì mọi thứ sẽ ổn thôi Mẹ nhé!

Mẹ cũng hạn chế cho con ăn đồ ngọt quá sớm. Vì đồ ngọt sẽ làm ảnh hưởng đến những chiếc răng mới mọc của con và có thể làm ảnh hưởng thói quen ăn uống sau này của bé.

Mẹ có thể đọc thêm:

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết

2. Thực đơn cho bé 8 tháng tuổi

Dưới đây sẽ là 5 món gợi ý cho Mẹ để lên thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân nhé!

2.1. Cháo đậu hũ cà chua

Cháo đậu hũ cà chua cho bé 8 tháng tăng cân
Cháo đậu hũ cà chua cho bé 8 tháng tăng cân

Mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Gạo
  • Cà chua
  • Đậu hũ non
  • 1 thìa canh dầu ăn

Cách chế biến:

  • Vo gạo sạch, nấu cháo thật nhừ
  • Cà chua bỏ hạt, băm nhuyễn rồi cho lên bếp nấu chín.
  • Đậu hũ non băm nhuyễn rồi nấu với nước
  • Sau đó cho cháo trắng cùng 1 thìa dầu ăn trộn cùng cà chua và đậu đã nấu chín là bé có thể ăn được ngay.

2.2. Cháo thịt heo nấm rơm

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Gạo
  • Nấm rơm
  • Thịt heo băm nhuyễn,
  • 1 thìa dầu ăn

Cách chế biến:

  • Vo gạo sạch rồi nấu cháo thật nhừ
  • Nấm rơm rửa sạch, sơ chế rồi băm nhuyễn
  • Đun thịt heo với nước, sau khi thịt chín thì thêm nấm rơm vào đun sôi
  • Sau đó, cho cháo trắng vào nấu chung
  • Sau khi nấu xong, Mẹ thêm một thìa dầu ăn vào là có thể cho bé ăn.

2.3. Cháo thịt gà nấm hương

Cháo thịt gà nấm hương
Cháo thịt gà nấm hương cho bé 8 tháng tăng cân

Nguyên liệu Mẹ cần chuẩn bị:

  • Đùi gà
  • Nấm hương
  • Gạo
  • Dầu ăn

Cách chế biến:

  • Rửa sạch đùi gà rồi đổ nước vào ninh
  • Lấy nước vừa ninh gà để nấu cháo
  • Thịt gà xé nhỏ rồi xay nhuyễn
  • Nấm hương làm sạch rồi xay nhuyễn
  • Khi cháo sôi, cho nấm hương vào đun cùng. Đến khi cháo chín rồi cho thịt gà vào đợi cháo sôi cho thêm dầu ăn vào là được.

2.4. Súp thịt bò bí đỏ

Súp thịt bò bí đỏ
Súp thịt bò bí đỏ cho bé 8 tháng tăng cân

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Nước dùng từ sườn
  • Thịt bò
  • Bí đỏ
  • Rau mùi
  • Hành tây

Cách chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch, sau khi để ráo nước thì đem xay nhuyễn
  • Bí đỏ: sơ chế, rửa sạch rồi xay nhuyễn
  • Cho bơ vào chảo đun chảy thì thêm hành tây cắt nhỏ vào đảo. Sau đó cho thịt bò vào đảo nhanh
  • Đến khi thịt chín thì thêm bí đỏ vừa xay vào đảo khoảng 3 phút
  • Cho ít nước vừa xấp mặt vào nấu thêm 10-15 phút cho chín là được

2.5. Cháo tôm biển cùng rau cải bẹ trắng

Cháo tôm biển cùng rau cải bẹ trắng
Cháo tôm biển cùng rau cải bẹ trắng cho bé 8 tháng tăng cân

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ
  • Tôm biển: 3 – 4 con.
  • Rau cải bẹ trắng: 3 – 4 lá.
  • Dầu ăn

Cách chế biến:

  • Gạo đem vo sạch rồi nấu chín nhừ
  • Tôm: sơ chế bỏ đầu, bỏ sống lưng rồi đem băm nhuyễn
  • Rau cải bẹ trắng: rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhuyễn
  • Cháo nấu chín thì cho tôm vào nấu thêm 5 phút
  • Cuối cùng thêm rau cải vừa băm vào và đun thêm 3 phút là được
  • Trước khi cho bé ăn, Mẹ cho thêm chút dầu ăn vào để nguội là dùng được.

3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân

Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân
  • Trong những tháng đầu đời thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Vì vậy, mẹ cần duy trì cho con bú sữa mẹ khoảng 3 bữa một ngày.
  • Bổ sung thêm thực phẩm vào thực đơn cho bé 8 tháng là tốt nhưng Mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn quá nhiều thịt, cá… để bị quá tải. Điều này có thể ảnh hưởng hoạt động gan, thận của bé.
  • Khi chế biến thức ăn cho bé, Mẹ không nên cho thêm phụ gia để tạo điều kiện cho con phát triển vị giác. Đồng thời, con sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị của món ăn, cũng như tập thói quen ăn nhạt để tốt cho sức khỏe.
  • Tỉ lệ chuẩn để nấu cháo cho con: 10g gạo nấu cùng 70ml nước.
  • Mẹ cũng nên thêm chất béo vào khi chế biến đồ ăn cho bé. Các con cần cân đối giữa chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, Mẹ chỉ nên cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều Mẹ nhé!
  • Mẹ hãy lên thực đơn một cách đa dạng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Như vậy con vừa có thể tăng cân, vừa thay đổi khẩu vị, không bị nhàm chán.

Hy vọng, qua bài viết Mẹ đã biết được thêm nhiều món mới để đưa vào thực đơn cho bé 8 tháng. Mẹ hãy cố gắng cải thiện bữa ăn cho con để con lớn khỏe mỗi ngày nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellfamily.com/feeding-and-breastfeeding-your-8-to-12-month-old-431724

Mẹ có thể tham khảo:

Mùa hè bé ăn gì cho mát? Tham khảo 8 món dưới đây mẹ nhé!

Thực đơn cho bé 4 tháng tuổi bao gồm những gì?

Top list thực đơn cho bé 10 tháng tuổi ăn mau chóng lớn

Trẻ 11 tháng khi đó mẹ đã đi làm, chẳng thể ở nhà chăm con thường xuyên. Làm sao để vẫn có thể chăm con một cách tốt nhất? Mẹ đừng quá lo lắng vì đã có thực đơn cho bé 11 tháng được Góc của mẹ gợi ý trong bài viết. Chỉ cần áp dụng thực hiện theo lịch full này, mẹ chẳng còn bận bịu và lo lắng không biết cho con ăn gì nữa nhé.

thực đơn cho bé 11 tháng
Thực đơn cho bé 11 tháng – mẹ nhàn, con ăn ngon

1. Trẻ 11 tháng ăn gì?

Trẻ 11 tháng ăn gì?
Trẻ 11 tháng ăn gì?

Để lên thực đơn cho bé 11 tháng một cách chính xác và đầy đủ dinh dưỡng, trước hết, mẹ hãy xem con có thể ăn được gì trong gia đoạn này. Trẻ 11 tháng có thể ăn các nhóm thực phẩm sau đây:

  • Sữa: 500-800ml
  • Nhóm tinh bột: 20-30g
  • Nhóm đạm (Thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, thủy sản, hải sản…): 20 – 30g
  • Nhóm vitamin, chất khoáng và chất xơ gồm: Rau củ các loại khoảng 20g; Quả chín từ 50 đến100g
  • Nhóm chất béo (dầu, mỡ): 6-10ml

Chú ý là lượng thức ăn trong thực đơn sẽ tùy thuộc vào cơ địa cũng như khả năng ăn uống của trẻ. Chúng ta không nên ép con phải ăn quá nhiều các lượng chất này sẽ khiến con cảm thấy sợ ăn. Khi bắt đầu cho con ăn bất cứ món ăn mới nào thì mẹ cũng nên thử dị ứng trước 3 đến 5 ngày.

2. Cách chế biến các món ăn trong thực đơn cho bé 11 tháng

Cách chế biến các món ăn trong thực đơn cho bé 11 tháng
Cách chế biến các món ăn trong thực đơn cho bé 11 tháng

Việc chế biến các món ăn trong thực đơn cho bé 11 tháng sẽ tương tự nhau và đều tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

Sơ chế thực phẩm: Trước hết mẹ cần đảm bảo việc lựa chọn thực phẩm an toàn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn thực phẩm tươi sạch theo mùa cho con và có sẵn tại địa phương. Trong quá trình sơ chế, hãy rửa sạch các loại nguyên liệu bằng nguồn nước đảm bảo.

Các nấu các món ăn cho bé 11 tháng sẽ được nấu theo nguyên tắc là:

  • Nấu cháo nên để nguyên hạt, không xay để con làm quen với việc nhai và nuốt thức ăn.
  • Nấu cơm nát theo cách sau đây: Mẹ cần chuẩn bị một chiếc bát hoặc nhỏ bằng thủy tinh hoặc inox. Nên chọn loại miệng cao để cơm không trào ra ngoài khi sôi. Sau đó mẹ cho 2 thìa canh gạo và 1/3 bát nước vào cốc rồi đặt ở chính giữa của nồi cơm. Như vậy là con đã có cơm nát để ăn còn cả gia đình vẫn ăn cơm bình thường.
  • Chế biến thức ăn phù hợp kèm với cháo đặc hoặc cơm nát. Lúc này, mẹ hãy tăng dần độ thô của thức ăn để con rèn luyện kỹ năng. Tốt nhất là cho con ăn riêng các loại đồ ăn để cảm nhận hương vị của từng món khác nhau.
  • Các loại đồ ăn cũng cần phải hấp hoặc luộc chín mềm để con dễ nhai, nuốt.
  • Còn các loại trái cây, hãy cho con ăn các loại mềm như chuối, bơ, xoài… Sau đó tăng lên độ cứng như táo, lê…

Để con ăn ngon miệng hơn, mẹ hãy xắt thức ăn thành các thanh dài vừa với tay và miệng con để bé cầm ăn thoải mái hơn. Đừng lo lắng con ăn bẩn và dính vi khuẩn. Khi con cảm nhận đồ ăn bằng cả tay, mũi và miệng thì sẽ ngon hơn rất nhiều đó.

3. Gợi ý thực đơn cho bé 11 tháng

Trong ngày, mẹ hãy chia thành 6 khung giờ cho con ăn. Cụ thể là:

  • 6 giờ sáng cho con ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 10 giờ sáng ăn trưa với các món ăn dặm.
  • 14 giờ sau khi con ngủ dậy cho bé ăn sữa.
  • 15 giờ cho con ăn nhẹ.
  • 18 giờ ăn dặm.
  • 19 giờ cho con ăn sữa và đi ngủ.

Sau đây sẽ là gợi ý thực đơn cho bé 11 tháng theo từng tuần mà mẹ có thể áp dụng cho con, không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

3.1 Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 1

Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 1
Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 1

Ngày 1:

  • 10h: cháo, mực, cần tây, cà rốt, su hào
  • 18h: cháo, đậu hũ non, trứng gà

Ngày 2:

  • 10h: cháo, mực, súp lơ xanh, cà rốt
  • 18h: cháo yến mạch, bí đỏ, sữa

Ngày 3:

  • 10h: cháo, mực, cà chua
  • 18h: cháo, thịt lợn, cải bó xôi

Ngày 4:

  • 10h: cháo, thịt ga, nấm, măng tây
  • 18h: cháo, tôm đồng, chùm ngây

Ngày 5:

  • 10h: cháo, thịt bò, cà rốt
  • 18h: súp gà, ngô, nấm

Ngày 6:

  • 10h: cháo, cua đồng, mướp
  • 18h: cháo yến mạch, thịt lợn, bí xanh

Ngày 7:

  • 10h: cháo, cá rủa, su su, dưa chuột
  • 18h: nui nấu thịt bò, cà chua, súp lơ xanh

3.2 Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 2

Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 2
Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 2

Ngày 8:

  • 10h: cháo, cá hồi, phô mai, đậu đũa
  • 18h: súp khoai tây, cà rốt, sữa

Ngày 9:

  • 10h: cháo, tôm biển, bí đỏ, củ cải
  • 18h: mì nấu thịt băm, cải bó xôi

Ngày 10:

  • 10h: cháo, lươn, cà rốt, su hào
  • 18h: cháo yến mạch, sữa

Ngày 11:

  • 10h: cháo, gan gà, mướp
  • 18h: phở bò

Ngày 12:

  • 10h: cháo, thịt bò, cà chua, cần tây, củ cải
  • 18h: cháo, thịt gà, bí xanh

Ngày 13:

  • 10h: cháo, chim bồ câu, rau ngót
  • 18h: cháo yến mạch, thịt lợn, bí đỏ

Ngày 14:

  • 10h: cháo, tôm đồng, mồng tơi
  • 18h: nui nấu sườn, cà rốt, súp lơ xanh

3.3 Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 3

Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 3
Thực đơn cho bé 11 tháng tuần 3

Ngày 15:

  • 10h: cơm, chim bồ câu xào hành nấm, canh rau ngót
  • 18h: cháo yến mạch, đậu đỏ, sữa

Ngày 16:

  • 10h: cháo trai, cà rốt thanh
  • 18h: cháo thịt lợn, chùm ngây

Ngày 17:

  • 10h: phở bò, củ cải thanh
  • 18h: cơm, Trứng bác trộn sữa, canh mồng tơi

Ngày 18:

  • 10h: cháo lươn, ớt chuông thanh
  • 18h: cháo yến mạch, thịt băm, bí đỏ

Ngày 19:

  • 10h: bún sườn, cải ngọt
  • 18h: cháo, thịt bò, mồng tơi

Ngày 20:

  • 10h: cơm, tôm xào cà rốt, súp lơ xanh, canh cải
  • 18h: cháo thịt, rau ngót, đậu đũa

Ngày 21:

  • 10h: cháo cá hồi, khoai môn, su hào
  • 18h: phở bò

3.4 Các món ăn trong tuần 4 cho bé 11 tháng 

Các món ăn trong tuần 4 cho bé 11 tháng 
Các món ăn trong tuần 4 cho bé 11 tháng 

Ngày 22:

  • 10h: Mì nấu thịt băm
  • 18h: cháo, chim bồ câu, hạt sen

Ngày 23:

  • 10h: cơm, gà xào rau củ, canh cua mồng tơi
  • 18h: bún tôm biển, rau củ

Ngày 24:

  • 10h: cháo trai, cà rốt
  • 18h: cơm, đậu hũ non sốt cà chua, canh sườn khoai tây

Ngày 25:

  • 10h: cơm, gan gà xào giá, canh ngai dứa
  • 18h: cơm yến mạch, thịt bò, bí đỏ, măng tây

Ngày 26:

  • 10h: phở gà
  • 18h: cơm, cá hồ áp chảo với bơ, dưa chuột, canh rau ngót

Ngày 27:

  • 10h: cháo, tôm biển, phô mai
  • 18h: Cháo, thịt gà, rau ngót

Ngày 28:

  • 10h: cơm nát, mực xào, canh gà, bí xanh, cà rốt luộc
  • 18h: nui xào thịt bò, súp lơ xanh, nấm sốt cà chua

Đối với bữa phụ lúc 15 giờ chúng ta có thể cho con ăn trái cây, sữa chua, yến mạch, váng sữa… Mọi thứ nên làm nhuyễn, cắt nhỏ hoặc xay sinh tố cho con dễ ăn.

Ghi ngay thực đơn cho bé 11 tháng để làm cho con ăn mỗi ngày mẹ nhé.

Giai đoạn 2 tuổi là lúc bé đang trong quá trình phát triển nhanh. Do đó việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và não bộ. Ở bài viết này, Góc của mẹ sẽ bật mí những thông tin dinh dưỡng ở trẻ 2 tuổi và gợi ý top 10 thực đơn cho bé 2 tuổi để mẹ có thể cho bé ăn đa dạng món ăn và đầy đủ dưỡng chất.

Xem thêm: Tất tần tật về bé 2 tuổi giúp mẹ thấu hiểu con hơn

thực đơn cho bé 2 tuổi
Thực đơn cho bé 2 tuổi đầy đủ dinh dưỡng

1. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Giai đoạn 2 tuổi là thời kỳ bé phát triển mạnh về cả thể chất và trí não. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé là rất cần thiết. Lúc này, bé đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn dưới nhiều dạng đặc hay lỏng khác nhau, nên mẹ có thể nấu đa dạng các món ăn cho bé.

Thực đơn cho bé 2 tuổi cần ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm sữa, trái cây cho bé trong những bữa phụ. Hãy đảm bảo các bữa ăn cho bé có đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ nên tạo thói quen ăn uống hợp lý để bữa ăn của bé trở nên dễ dàng hơn.

  • Bữa sáng: 6h30 – 7h30
  • Bữa phụ sáng: 8h30 – 9h30
  • Bữa trưa: 11h – 12h
  • Bữa phụ chiều: 14h – 15h
  • Bữa chiều: 17h – 17h30
  • Bữa tối: 20h – 20h30

Mẹ xem thêm: Vitamin D cho trẻ 2 tuổi – đừng xem thường tầm quan trọng

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Dưới đây là một số thực đơn cho bé 2 tuổi mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé:

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Bột yến mạch nấu chín.
  • Bữa phụ sáng: Dâu tây cắt lát.
  • Bữa trưa: Cơm, canh cải nấu tôm, thịt kho.
  • Bữa phụ chiều: Uống sữa.
  • Bữa chiều: Cháo tôm.
  • Bữa tối: Cà rốt nấu chín.

Thực đơn 2 – thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn

  • Bữa sáng: Phở bò.
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa.
  • Bữa trưa: Cơm, canh, cá.
  • Bữa phụ chiều: Bánh Flan.
  • Bữa chiều: Cơm, thịt kho, canh rau.
  • Bữa tối: Ngũ cốc.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Bơ hạt.
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa.
  • Bữa trưa: Cơm, canh bí, trứng gà.
  • Bữa phụ chiều: Dưa hấu.
  • Bữa chiều: Cháo gà.
  • Bữa tối: Uống sữa.

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Bánh mì nướng.
  • Bữa phụ sáng: Chuối
  • Bữa trưa: Cơm, canh mực, thịt kho rau củ.
  • Bữa phụ chiều: Sữa chua
  • Bữa chiều: Cơm mềm, canh rau dền, cá kho.
  • Bữa tối: Cháo tôm.

Mẹ xem thêm: Top 9 cách chế biến chuối cho bé bổ dưỡng

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

Thực đơn 5 – thực đơn cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Trứng gà.
  • Bữa phụ sáng: Ngũ cốc.
  • Bữa trưa: Cơm, canh chua, cá hồi.
  • Bữa phụ chiều: Sinh tố bơ.
  • Bữa chiều: Cơm, bò kho, canh cải.
  • Bữa tối: Uống sữa.

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Cháo chim cút.
  • Bữa phụ sáng: Táo.
  • Bữa trưa: Cơm, su xào cà rốt, canh tôm.
  • Bữa phụ chiều: Bánh bao.
  • Bữa chiều: Cháo lươn.
  • Bữa tối: Uống sữa.

Thực đơn 7 – thực đơn cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Phở gà.
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa.
  • Bữa trưa: Cháo xương hầm.
  • Bữa phụ chiều: Cam, quýt.
  • Bữa chiều: Cơm, sườn xào chua ngọt, canh chua cá lóc
  • Bữa tối: Ngũ cốc

Thực đơn 8

  • Bữa sáng: Bún bò.
  • Bữa phụ sáng: Thanh long.
  • Bữa trưa: Cơm, canh thơm cà chua, cá ngừ.
  • Bữa phụ chiều: Uống sữa.
  • Bữa chiều: Cháo cua.
  • Bữa tối: Sữa chua.

Thực đơn 9

  • Bữa sáng: Cháo xương hầm.
  • Bữa phụ sáng: Sinh tố xoài.
  • Bữa trưa: Cơm, canh mướp, thịt sốt cà.
  • Bữa phụ chiều: Bánh bao.
  • Bữa chiều: Cháo lươn.
  • Bữa tối: Uống sữa.

Thực đơn 10 – thực đơn cho bé 2 tuổi

  • Bữa sáng: Phở gà.
  • Bữa phụ sáng: Uống sữa.
  • Bữa trưa: Cháo xương hầm.
  • Bữa phụ chiều: Chôm chôm.
  • Bữa chiều: Cơm, canh tôm, thịt kho
  • Bữa tối: Nước ép cà rốt.

Xem thêm: Chế độ ăn cho bé 2 tuổi khoa học 

3. Những nguyên nhân khiến bé 2 tuổi biếng ăn

Những nguyên nhân khiến bé 2 tuổi biếng ăn
Những nguyên nhân khiến bé 2 tuổi biếng ăn

Tình trạng bé 2 tuổi biếng ăn là tình trạng phổ biến ở nhiều gia đình. Đây là giai đoạn phát triển của bé, tuy nhiên việc bé biếng ăn làm thiếu hụt dinh dưỡng, bé không phát triển, hệ miễn dịch bị suy giảm. Bé biếng ăn bởi một số nguyên nhân sau:

  • Bé biếng ăn do tâm lý: Tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ. Việc bị la mắng, thúc ép khiến bé bị sợ mỗi lần ăn. Do đó, mẹ cần có thời gian và không gian cho bé ăn hợp lý, tạo cho bé một tâm lý thoải mái và không thúc ép bé.
  • Trẻ biếng ăn do tiêu hóa kém: Những bé bị mắc bệnh về đường tiêu hóa, thức ăn không thể hấp thụ khiến bé biếng ăn. Mẹ có thể tìm hiểu về bệnh của bé, và có những biện pháp giúp ổn định hệ tiêu hóa.
  • Bé mắc chứng biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng 5% bé không chỉ thích ngủ và chơi mà không thích ăn.

4. Những lưu ý cho thực đơn bé 2 tuổi biếng ăn

Những lưu ý cho thực đơn bé 2 tuổi biếng ăn
Những lưu ý cho thực đơn bé 2 tuổi biếng ăn
  • Nếu mẹ có bé 2 tuổi biếng ăn, cần chuẩn bị bữa ăn của bé kỹ hơn, lên thực đơn cho bé 2 tuổi những món bé thích ăn, có màu sắc hấp dẫn.
  • Mẹ có thể tạo không gian ăn uống của bé vui vẻ, không gây áp lực thúc ép bé ăn.
  • Nếu bé thích tự ăn, mẹ có thể để bé tự chọn món và tự ăn.
  • Khuyến khích và khen bé nhiều hơn, cho bé ăn chung với bữa ăn gia đình.

Trên đây là những thực đơn cho bé 2 tuổi mà mẹ có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có thêm những món ngon và kinh nghiệm để giúp bé ăn ngon hơn. Đừng quên theo dõi thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé tại Góc của mẹ nhé!

Mẹ xem thêm:

Vitamin cho bé 2 tuổi nên được bổ sung như thế nào

Top 8 vitamin cần bổ sung cho bé biếng ăn

Nguồn tham khảo: https://www.superkidsnutrition.com/sample-day-of-meals-for-a-2-year-old-child/

Các mẹ bỉm sữa hẳn là sẽ luôn thắc mắc việc bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo và các hợp chất khác là đủ. Ở giai đoạn này bé sẽ bắt đầu tò mò và ý thức hơn về môi trường xung quanh mình. Các kỹ năng vận động, kỹ năng ăn và giao tiếp của bé dần phát triển hơn. Vì thế, mẹ cần phải chú ý bổ sung một lượng vừa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, để cơ thể bé phát triển toàn diện về thể chất, cũng như tinh thần.

Việc cho bé 8 tháng tuổi ăn uống khoa học và hợp lý là rất quan trọng. Vì ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và ở 8 tháng tuổi cũng thế. Vậy bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo và các hợp chất khác là đủ? Mamamy mời mẹ cùng tham khảo nội dung liên quan ngay sau đây nhé.

1. Bé 8 tháng uống bao nhiêu ml sữa

Bé 8 tháng tuổi cần mỗi ngày là 710ml
Bé 8 tháng tuổi cần mỗi ngày là 710ml

Lượng sữa tối thiểu trong giai đoạn bé 8 tháng tuổi cần mỗi ngày là 710ml (bao gồm cả sữa mẹ và sữa bột) để phát triển tốt. Vì thế, các mẹ có thể vắt sữa ra bình để biết được lượng sữa hằng ngày cho bé bú, từ đó có chế độ điều chỉnh lượng sữa bột thích hợp. Mẹ nên cho bé 8 tháng tuổi uống sữa đầy đủ

Để “sản xuất” được lượng sữa mẹ tối ưu cho bé, các mẹ nên uống đủ nước ít nhất là 3 lít nước/ ngày. Ngoài chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mẹ cũng nên ngủ trưa đầy đủ và đừng cho rằng, đã qua giai đoạn 6 tháng thì không còn đủ sữa cho bé 8 tháng tuổi bú nữa, nên sẽ thay thế bằng sữa bột cho trẻ. Vì, sữa mẹ dù ở giai đoạn nào cũng đều tốt cho bé hơn sữa bột. Nói một cách khác, nguyên tắc cơ bản khi mẹ nuôi bé ở thời kỳ ăn dặm vẫn là hãy cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn.

2. Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo

Bác sĩ khuyên bé 8 tháng tuổi ăn nên cung cấp khoảng 600ml cháo/ngày
Bác sĩ khuyên bé 8 tháng tuổi ăn nên cung cấp khoảng 600ml cháo/ngày

Tùy tình trạng thể chất của từng trẻ, mà lượng tinh bột được đưa vào cơ thể là khác nhau. Đối với bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ thì bác sĩ khuyên nên cung cấp khoảng 600ml/ ngày. Tức bằng 2-3 bữa ăn bột hoặc cháo xay trên một ngày. Ở giai đoạn này, các mẹ nên cho bé tập ăn bột có độ đặc và cháo xay đặc hơn. Có độ thô tăng so với giai đoạn trước đó, để hệ tiêu hóa của trẻ có thể thích ứng từ từ với sự thay đổi của thức ăn.

Giai đoạn bé 8 tháng tuổi trở đi thì một ngày các mẹ có thể cho ăn thành 4-5 bữa, bao gồm 2 bữa ăn dặm và 3 bữa sữa là đủ. Thời gian mỗi bữa ăn nên cách nhau khoảng 3-4 tiếng để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, cũng như, không làm cho bé có cảm giác sợ hãi và chán ăn.

3. Bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo và chất đạm

Mẹ nên cho bé 8 tháng tuổi ăn một lượng vừa đủ chất đạm để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất
Mẹ nên cho bé 8 tháng tuổi ăn một lượng vừa đủ chất đạm để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất

Lượng đạm cần cung cấp cho bé ở 8 tháng tuổi là bao nhiêu. Đây chính là câu hỏi cần lời giải đáp cụ thể, cho thắc mắc bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ của các mẹ. Liên quan đến lượng đạm. Mẹ nên cho bé yêu ăn một lượng vừa đủ chất đạm để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất. Mẹ chỉ nên cho bé ăn: 1 lòng đỏ trứng gà, 13 – 15 gram cá, 10 – 15 gram thịt,… trong một ngày. Tùy thể trạng của từng bé mà mẹ có thể cho con ăn nhiều hoặc ít hơn. Nhưng không nên nhồi nhét quá nhiều vì sẽ gây ra tác dụng ngược.

4. Chất xơ và vitamin cho bé 8 tháng tuổi

Mẹ cho bé 8 tháng tuổi ăn khoảng 25-30 gram các loại rau, củ, quả
Mẹ cho bé 8 tháng tuổi ăn khoảng 25-30 gram các loại rau, củ, quả

Hằng ngày, mẹ có thể cho bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo với hoa quả? bé 8 tháng tuổi ăn khoảng 25-30 gram các loại rau, củ, quả. Vẫn có thể cho bé ăn nhiều hơn, nhưng các mẹ cần cân nhắc cẩn thận để cân bằng vừa đủ lượng khoáng chất và vitamin đưa vào cơ thể bé, tránh tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia.

5. Nước cho bé 8 tháng tuổi

Lượng nước cung cấp vừa đủ cho bé 8 tháng tuổi căn cứ theo cân nặng của từng trẻ
Lượng nước cung cấp vừa đủ cho bé 8 tháng tuổi căn cứ theo cân nặng của từng trẻ

Lượng nước cung cấp vừa đủ cho giai đoạn bé 8 tháng tuổi căn cứ theo cân nặng của từng trẻ. Ví dụ như bé nặng khoảng 10 kg thì lượng nước tối thiểu phải uống là xấp xỉ 1000 ml/ ngày. Còn bé nặng 7 kg thì lượng nước tối thiểu phải uống là xấp xỉ 700 ml/ ngày (lượng nước trên đã bao gồm trong sữa, chén nước pha bột, nên bé chỉ cần uống thêm nước khi cần là đủ). Nếu con đang bị tiêu chảy, sốt hoặc ói thì lượng nước sẽ được tăng lên tùy theo mức độ bệnh.

Giai đoạn bé 8 tháng ăn bao nhiêu ml cháo là đủ dinh dưỡng, ngủ tốt, khỏe mạnh và không bệnh tật là niềm vui của các bậc làm cha làm mẹ. Nhưng, không phải lúc nào trẻ cũng phát triển theo ý của các bậc phụ huynh. Nên các mẹ cần phải theo dõi sự tăng trưởng hằng ngày. Cũng như đưa bé đi thăm khám thường xuyên để biết tình trạng của con mình như thế nào, ổn định hay không và có sự điều chỉnh hợp lý nếu cần thiết. Chúc các mẹ chăm con thật khỏe mạnh nhé.

Mẹ xem thêm:

Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ để phát triển tốt và tăng cân nhanh?

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo ngày tuổi, tháng tuôi và cân nặng

Bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ? Lượng sữa tiêu chuẩn cho bé? 

Chế độ thực đơn dinh dưỡng của bé có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé 16 tháng tuổi. Nhiều mẹ gặp vấn đề về thực đơn ăn dặm cho bé 16 tháng biếng ăn không biết làm sao để con có hứng thú trong ăn uống. Mẹ đã biết nên đưa những món gì vào thực đơn cho bé 16 tháng để trẻ phát triển khỏe mạnh. 

1. Sự phát triển ảnh hưởng đến thực đơn cho bé 16 tháng

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 16 tháng tuổi có ảnh hưởng tới sự phát triển của bé
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 16 tháng tuổi có ảnh hưởng tới sự phát triển của bé

Bé 16 tháng tuổi sẽ thích nghe những thứ có vần điệu, những bài hát dành cho trẻ ở tuổi mẫu giáo. Thậm chí, bé còn cố gắng hát theo cho dù vốn từ của bé vẫn còn hạn chế.

Với những thứ thuộc sở thích, bé sẽ có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần. Và với những điều bé không thích, con sẽ quấy khóc, tỏ ra cáu gắt.

Một số đặc điểm mẹ cần chú ý vì nó sẽ ảnh hưởng đến thực đơn cho bé 16 tháng

  • Hoạt động: Hầu hết những bé ở 16 tháng tuổi đều đang tập đi khá thành thạo. Đây cũng là tiền đề cho những hành động tiếp theo của bé như leo trèo, chạy, nhảy giậm chân theo nhạc.
  • Mọc răng: Bé của bạn bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6. Và ở tháng tuổi 16 này, bé có thể bắt đầu mọc răng nanh rồi đấy.

Mẹ hãy thay đổi thực đơn cho bé để phù hợp với sự phát triển này của bé Mẹ nhé!

Mẹ có thể đọc thêm: Những điều bất ngờ về các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

2. Thực đơn dinh dưỡng cho bé 16 tháng phát triển khỏe mạnh

Thực đơn cho bé 16 tháng biếng ăn cần thay đổi liên tục
Thực đơn cho bé 16 tháng biếng ăn cần thay đổi liên tục

Thời điểm này bé đã phát triển đến mức độ nhất định. Vậy nên con cần được ăn những đồ ăn giống với mọi người trong gia đình. Mẹ hãy tránh việc nấu đồ ăn riêng hoặc cho bé ăn thức ăn đặc biệt. Một số loại thực phẩm như ngũ cốc, cơm gạo, sữa, thịt lợn, cá, rau… nên có trong thực đơn cho bé 16 tháng, sẽ giúp con phát triển toàn diện.

2.1. Ngũ cốc

Ngũ cốc là thức ăn dinh dưỡng cho bé 16 tháng tuổi
Ngũ cốc là thức ăn dinh dưỡng cho bé 16 tháng tuổi

Ngũ cốc chứa lượng calo khổng lồ do thành phần của nó chủ yếu là tinh bột. Ngũ cốc có rất nhiều dạng, để Mẹ có thể lựa chọn đưa vào thực đơn cho bé.

Một số dạng có thể kể đến như: lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô,… Với mỗi loại Mẹ có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau để thay đổi cho con không bị nhàm chán nhé!

Các chuyên gia khuyến khích trẻ nên ăn các loại ngũ cốc nguyên chất, chưa tinh chế. Bởi vì ngũ cốc nguyên chất sẽ giữ được nhiều chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể hơn. Tuy nhiên, Mẹ cũng đừng vì vậy mà không cho bé ăn những loại ngũ cốc đã được tinh chế khác nhé! Việc Mẹ cho món vô thực đơn cho bé 16 tháng một cách linh hoạt vừa giúp con bổ sung đủ chất, vừa không làm bé bị nhàm chán đấy!

Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách làm bột ngũ cốc cho bé ăn dặm: Mẹ đã biết?

2.2. Thực phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa rất tốt cho sự phát triển của bé 16 tháng tuổi
Các thực phẩm từ sữa rất tốt cho sự phát triển của bé 16 tháng tuổi

Sữa rất giàu dinh dưỡng, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Nhưng mẹ cũng không nên cho con uống quá nhiều vì nó dễ khiến bé bị no và không thể ăn thêm thức ăn rắn được nữa.

Bên cạnh sữa bột thì mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho bé từ những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, váng sữa… Lúc này, hệ tiêu hóa của con đã hoạt động tốt hơn nên bé hoàn toàn có thể uống sữa ngoài như sữa bò, sữa đậu nành.

Nếu con không thích sữa hoặc đang cai sữa dần thì sữa chua sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Sữa chua rất dễ ăn, thơm ngon và có nhiều chất có lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa của con.

Đến tháng thứ 16 này, mẹ có thể tiếp tục cho bé nhà mình bú sữa mẹ nếu muốn. Tuy nhiên Mẹ nên hạn chế lại vì con cũng cần phải tập cai sữa. Sẽ là rất tốt nếu nó được liệt kê vào thực đơn cho bé.

2.3. Thịt gia cầm

Trẻ 16 tháng cần bổ sung những chất sắt
Trẻ 16 tháng cần bổ sung những chất sắt

Theo thống kê, gần 15% trẻ dưới 3 tuổi bị thiếu chất sắt trong cơ thể. Chất sắt đóng vai trò quan trọng để hình thành các tế bào máu. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và những bệnh liên quan khác. Nhưng bật mí cho Mẹ là thịt gia cầm là một nguồn thực phẩm chứa chất sắt cực dồi dào. Vậy nên việc bổ sung thịt gia cầm vào thực đơn cho bé 1 tuổi sẽ giúp cơ thể con được cung cấp đầy đủ chất hơn.

Ngoài thịt gia cầm thì Mẹ có thể bổ sung sắt cho con bằng các thực phẩm giàu chất sắt khác như cà chua, thịt bò… Bên cạnh đó, Mẹ cũng cần phải kết hợp việc sử dụng những thực phẩm trên với bổ sung vitamin C cho con, để con hấp thụ sắt tốt hơn nhé!

2.4. Rau củ quả

Ngoài bổ sung chất sắt, các món ăn cho bé 16 tháng tuổi cũng cần chứa đa dạng các loại vitamin, chất khoáng để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển khỏe mạnh.

Trong rau củ chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Không những vậy, nó còn nhiều chất xơ giúp bé ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, việc ăn nhiều rau củ sẽ giúp bé tăng khả năng miễn dịch, chống lại các loại vi khuẩn tác động. Mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ có nhiều màu sắc để kích thích bé muốn ăn hơn Mẹ nhé!

Cũng giống rau củ, trái cây sẽ cung cấp chất xơ và lượng lớn vitamin cần thiết cho cơ thể bé của Mẹ. Mẹ hãy thêm trái cây vào thực đơn cho bé 16 tháng tuổi. Một số loại hoa quả cực tốt với con như cam, chuối, xoài, dưa hấu…

2.5. Cá

Mẹ nên đưa cá vào chế độ ăn cho bé 16 tháng tuổi từ 2-3 bữa/tuần
Mẹ nên đưa cá vào chế độ ăn cho bé 16 tháng tuổi từ 2-3 bữa/tuần

Trẻ nhỏ cần bổ sung những chất béo như EPA, Omega 3 để có sự phát triển toàn diện. Mẹ có thể tìm những chất béo lành mạnh này ở cá nhất là cá biển.

Mỗi tuần, Mẹ nên đưa cá vào thực đơn của bé từ 2 – 3 bữa. Tuy nhiên, Mẹ cần tránh những loại thịt cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá mập…

Sau bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã có thể có những kiến thức mới về việc lên thực đơn cho bé 16 tháng đúng không nào? Hy vọng rằng con của Mẹ sẽ ăn thật khỏe và lớn thật nhanh nhé!

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Khi bé tròn 1 tuổi, thực đơn cho bé ăn đủ dinh dưỡng mà vẫn ngon miệng là vấn đề không hề dễ dàng với mẹ. Trong giai đoạn này, bé phát triển khẩu vị, bắt đầu biết thích hoặc ghét đồ ăn. Chính vì vậy, mẹ cần khéo léo xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn một cách khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé.

1 tuổi là thời điểm bé dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh đường ruột hay hô hấp cũng dễ làm bé chán ăn, ghét ăn hoặc thậm chí bỏ bữa ăn. Nếu không có cách xử lý phù hợp, bé dễ dàng rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Theo các nghiên cứu mới đây, tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thấp còi đã giảm đáng kể so với trước kia. Trung bình, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ rơi vào tình trạng này. Tuy tỷ lệ đã giảm, nhưng đây vẫn là một mức đáng báo động so với tình hình thế giới.

1. Nguyên nhân bé 1 tuổi biếng ăn

Nguyên nhân bé 1 tuổi biếng ăn
Nguyên nhân bé 1 tuổi biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng phổ biến với trẻ em Việt Nam. Trẻ quấy khóc vào bữa ăn, có biểu hiện kén ăn là biểu hiện rõ nhất của tình trạng này. Có những trẻ chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất. Chắc hẳn mẹ đã từng gặp tình trạng bé ngậm cháo hay bột mà không chịu nuốt. Mỗi khi cho trẻ ăn, mẹ thường phải cho bé “ăn rong” hoặc dỗ bằng đồ chơi. Mỗi bữa ăn của trẻ làm mẹ đau đầu, đồng thời chán nản khi nghĩ đến việc xây dựng thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi.

Trẻ có thể dễ dàng mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm với tình trạng này. Thực đơn cho bé biếng ăn 1 tuổi không được chú trọng dẫn đến còi xương, chậm lớn,… Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu mẹ tìm ra nguyên nhân và chịu khó xây dựng thực đơn cho bé 12 tháng.

1.1. Trẻ đang mọc răng

Khi mọc răng, trẻ 1 tuổi bị đau lợi, khó nhai nuốt. Cũng giống như người lớn, trẻ không thể ăn uống bình thường trong thời gian này. Mẹ hãy quan sát quá trình ăn của bé để phát hiện tình trạng này. Nếu bé khóc to hoặc cho thấy sự khó chịu thì gần như bé đang có vấn đề với những chiếc răng mới nhú. Lúc này, mẹ nên điều chỉnh thực đơn cho bé 12 tháng tuổi biếng ăn. Đồng thời, trẻ cần phải được đưa đến các cơ sở thăm khám để được điều trị kịp thời nếu tình trạng nghiêm trọng.

Xem thêm:

Mẹ có tò mò trẻ 12 tháng tuổi biết làm gì không nào?

Phải làm sao khi bé mọc răng biếng ăn?

1.2. Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn chưa phù hợp

Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn chưa phù hợp
Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn chưa phù hợp

Khi đủ 6 tháng tuổi, thông thường mẹ sẽ cho trẻ tập ăn các loại rau, củ, quả. Tiếp đó, các loại cháo hay bột sẽ được mẹ cân nhắc để bổ sung vào thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn. Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng dễ dàng chấp nhận những loại thức ăn mới. Trẻ sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hình thành thói quen ăn những loại thực phẩm mới. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần theo dõi trẻ trong thời gian đầu, trẻ sẽ dần thích nghi.

1.3. Thực đơn cho bé 12 tháng tuổi nhàm chán

Nhiều mẹ chỉ cho con ăn một kiểu thực đơn nhất định, khiến trẻ dễ dàng chán ngấy. Đây là một sai lầm gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Trẻ trong độ tuổi này cần phải được tạo cơ hội để khám phá nhiều loại thức ăn khác nhau. Điều này vừa làm trẻ có hứng thú ăn, vừa tránh tình trạng trẻ biếng ăn. Vậy nên, thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi cần phải được chăm chút mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần mẹ nhé!

2. Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

2.1. Số bữa ăn trong một ngày

Trẻ nên ăn 3 bữa chính/ngày. Không nhiều hơn, không ít hơn. Mẹ cần phải sắp xếp cho trẻ ăn đúng bữa với cháo, cơm, mì, súp,… (100-150gr gạo/ngày). Ngoài ra, mẹ cần quy định thời gian ăn bữa chính và phụ là bao nhiêu. Từ đó, mẹ xây dựng được thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn hợp lý. Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều, dễ gây căng thẳng cho trẻ.

2.2. Chất béo

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé 1 tuổi. Khi hấp thụ chất béo, cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ nhiều loại dưỡng chất khác nhau. Đồng thời, cảm giác ngon miệng, ăn nhiều hơn cũng sẽ sinh ra từ chất béo. Tuy nhiên, mẹ hạn chế bổ sung chất béo vào thực đơn cho bé biếng ăn 1 tuổi. Nạp quá nhiều chất béo có thể làm trẻ thừa cân, béo phì, dễ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Nguồn chất béo tốt nhất nên đến từ dầu gấc và dầu olive (khoảng 30-140gr/ngày).

2.3. Chất đạm

Bố mẹ cần đưa khoảng 100-120gr chất đạm/ngày vào trong thực đơn cho bé 1 tuổi. Tôm, cua, cá, trứng, thịt,… là những món giàu chất đạm. Đặc biệt là trứng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho trẻ ăn mỗi ngày 1 quả trứng, theo chu kỳ 3 ngày 1 lần. Bố mẹ cũng cần cân đối lượng đạm để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón khi trẻ ăn thừa đạm.

2.4. Rau xanh, hoa quả, sữa – không được phép thiếu trong thực đơn cho bé 1 tuổi

Chất xơ trong rau xanh và hoa quả là thành phần không thể thiếu trong thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn. 50-100gr rau xanh và hoa quả mỗi ngày có thể giúp bé hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Nếu bé bị đầy bụng, khó tiêu, mẹ càng phải coi trọng vai trò của chất xơ trong khẩu phần ăn. Cùng với đó, 500-600ml sữa/ngày (sữa công thức hoặc sữa mẹ) cũng là nguồn dinh dưỡng mẹ không được phép bỏ quên nếu muốn trẻ có chế độ ăn lành mạnh.

3. Mách nhỏ cho mẹ 3 món ăn nên có trong thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi

Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi
Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng 1 tuổi

3.1. Cháo khoai tây thịt bò cà rốt cho

  • Nguyên liệu cần có: 2/3 bát cháo trắng nấu đặc, 30g thịt bò vụn nhuyễn, 20g cà rốt băm nhuyễn, 1/3 bát nước, 5g dầu (1 thìa canh nhỏ).
  • Cách làm: Trước tiên, cho thịt bò và cà rốt hòa vào 1/3 bát nước. Cho cháo cùng dầu vào đun sôi và khuấy đều. Nêm thêm gia vị (nếu cần)

3.2. Cháo yến mạch cà rốt

  • Nguyên liệu cần có: 1 củ cà rốt, 30g yến mạch, 20g thịt băm, 1 muỗng canh dầu olive.
  • Cách nấu: Làm sạch cà rốt và xay nhuyễn. Cho cà rốt, yến mạch, thịt băm vào nồi đun sôi trong 15 phút. Sau đó đổ cháo ra bát dầu olive, nêm gia vị và trộn đều cùng hỗn hợp trên.

3.3. Cháo thịt gà bí đỏ

  • Nguyên liệu: lườn gà, cháo trữ đông, bí đỏ, phô mai dạng viên nhỏ
  • Các bước nấu: rửa sạch thịt gà, sau đó băm nhuyễn. Đem cháo đi rã đông rồi hâm nóng. Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch rồi luộc và nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ phi hành thơm cùng dầu olive, xào cùng thịt gà đến khi chín. Tiếp đó, đun cháo đến khi sôi thì cho thịt gà và bí đỏ vào rồi nêm gia vị. Sau khi tắt bếp, mẹ cho thêm một viên phô mai để có món cháo thật dậy vị.

Thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn không hề khó để xây dựng. Chỉ cần mẹ cố gắng quan tâm và chăm sóc trẻ trong giai đoạn tập ăn, trẻ sẽ luôn có thể tránh được tình trạng kén ăn. Chúc bố mẹ thu nạp được nhiều kiến thức xây dựng khẩu phần khoa học và thông minh cho trẻ.

Nguồn tham khảo:

https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-1-2-years

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/che-do-dinh-duong-cho-be-1-tuoi/?link_type=related_posts

 

Giỏ hàng 0