Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bước sang tuần thai nhi thứ 18 mẹ bầu sẽ có những cảm nhận rõ hơn về sự thay đổi của bé. Đây là khoảng thời gian bé có sự phát triển mạnh về các giác quan. Vậy thai nhi tuần thứ 18 có những thay đổi gì? Mẹ bầu có những lời khuyên gì? Mẹ ơi cùng tìm hiểu nhé!

Thai nhi tuần thứ 17

Thai nhi tuần thứ 19

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 18

Thai nhi tuần thứ 18 vẫn tiếp tục phát triển nhanh về kích thước. Bước sang tuần này bé nặng khoảng 240 gram. Chiều dài khoảng 15 cm tính từ đầu đến mông bé.

2. Thai nhi tuần thứ 18 phát triển thế nào?

Thai nhi tuần thứ 18 phát triển thế nào?
Thai nhi tuần thứ 18 phát triển thế nào?

Tai bé đã hoàn thiện hơn và di chuyển vào đúng vị trí. Thính giác của bé cũng được hình thành và phát triển hơn trước. Lúc này bé yêu của mẹ bầu có thể được các âm thành bên ngoài như tiếng còi xe, tiếng nhạc… Và đặc biệt là bé có thể nghe và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì thế mẹ hãy tích cực trò chuyện với bé nhiều hơn nhé.

Bé yêu của mẹ bầu đã có mũi. Lông mi cũng mọc để giúp bé bảo vệ đôi mắt. Mắt bé vẫn nhắm nghiền trong tuần này. Tuy nhiên bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng chiếu qua bụng mẹ. Tóc bé đã bắt đầu mọc nhưng vẫn còn rất mỏng và thưa.

Ngón tay và ngón chân của bé đã phát triển và nhìn rõ ràng hơn. Dưới lớp da mỏng của bé có thể thấy các mạch máu đang được hình thành.

Bé yêu của mẹ bầu vô cùng hiếu động trong tuần này. Bé liên tục chuyển động như nhào lộn, uốn chân tay, đạp chân, duỗi người vô cùng thuần thục. Nếu cảm nhận kĩ mẹ bầu có thể thấy được các chuyển động này. Vào những tuần tiếp theo thì các hoạt động này sẽ nhiều hơn. Mẹ có thể cảm nhận được “ thai máy ” trong tuần thứ 20.

3. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

3.1. Rạn da

Do kích thước thai nhi ngày một lớn vì thế vết rạn trên bụng mẹ sẽ ngày một lớn hơn. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ chăm sóc da rồi đấy nhé. Mẹ hãy sử dụng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm để cải thiện mẹ nhé.

3.2. Phù chân

Do cơ thể mẹ tăng tích nước ở các mô khiến mẹ bị phù chân. Mẹ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ mẹ nhé. Hãy gác chân lên cao một chút để giảm bớt tình trạng này.

3.3. Những cơn đau tức

Khi đổi tư thế sau một ngày dài vận động mẹ sẽ cảm nhận được những cơn đau tức. Những cơn này sẽ xuất hiện ở vùng bụng dưới. Do sự phát triển của bé ngày một lớn đã gây sức ép lên tử cung và lên dây chằng của mẹ. Vì thế mẹ thường xuyên xuất hiện các cơn đau. Tuy là những cơn đau bình thường của thai kì nhưng nếu mẹ cảm thấy quá đau thì hãy liên lạc với bác sĩ để được giúp đỡ nhé.

Do mẹ đang mang bầu nên cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác và  đội mũ rộng vành. Bên cạnh đó hãy  sử dụng kem chống nắng  khi mẹ ra ngoài.

Những cơn đau tức khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Những cơn đau tức khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

Mẹ sẽ thấy lòng bàn tay mẹ đỏ hơn do estrogen trong cơ thể mẹ tăng. Đừng lo lắng vì đây là biểu hiện hết sức bình thường khi mang bầu mẹ nhé.

4. Một số vấn đề mẹ gặp khi bước sang tuần thai thứ 18

4.1 Chảy máu chân răng

Mẹ hãy vệ sinh răng miệng đúng cách mẹ bầu nhé. Vì những thay đổi của các nội tiết khi mang thai khiên mẹ dễ bị viêm và chảy máu răng. Khi đánh răng mẹ hãy đánh nhẹ nhàng và thường xuyên vệ sinh răng miệng nhé.

4.2. Chuột rút ở chân

Mẹ bầu có thể xuất hiện những cơn chuột rút khi mẹ đang ngủ. Đây là một vấn đề hết sức lưu tâm vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng mẹ hãy duỗi chân ra khi ngủ nhé để bớt cảm giác khó chịu.

Chuột rút ở chân khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Chuột rút ở chân khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

4.3. Đầy bụng, chướng hơi

Do những thay đổi khi mang thai nên mẹ bầu luôn có cảm giác đầy bụng và chướng hơi. Mẹ hãy thư giãn thoải mái nhé vì nếu tinh thần căng thẳng mẹ sẽ nuốt không khí nhiều hơn. Vì thế tình trạng nãy sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

5. Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang tuần thai thứ 18

Bước sang tuần thai thứ 18 các cơn ốm nghén đã giảm dần. Vì thế mẹ hãy ăn uống đa dạng gồm nhiều các loại chất có chứa carbon hydrate, các loại trái cây và rau củ quả. Bổ sung  protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong…

Mẹ hãy ăn thêm cá hồi vì đây là loại cá chứa nhiều a-xít béo omega-3. Dưỡng chất này rất  cần thiết cho sự phát triển của não và mắt bé.

Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

Một số mẹ bầu sẽ xuất hiện chứng chóng mặt khi mẹ thay đổi tư thế do huyết áp của mẹ khi mang thai không được ổn định. Vì thế khi thay đổi tư thế mẹ nên cẩn trọng hơn. Hãy từ từ đứng dậy và di chuyển để tránh mất thăng bằng mẹ nhé.

Mẹ hãy tập thể dục đều đặn để giảm các cơn đau và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hãy luôn để tinh thần được thư giãn thoải mái mẹ bầu nhé. Bên cạnh đó mẹ hãy đi khám thai định kì để bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của bé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tuần thai thứ 18 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ luôn mạnh khỏe và có tinh thần thật tốt để bước vào các tuần thai kì kế tiếp nhé!

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 19

Nhiều chị em phụ nữ mặc dù đã xuất hiện máu báo thai hay có những biểu hiện nhưng lại không hề hay biết. Hay chỉ nghĩ đơn giản đó là sự thay đổi của thời tiết hay cơ thể không ổn định. Từ đó không có sự tìm hiểu, chuẩn bị cho việc làm mẹ kịp thời. Có trường hợp không cẩn thận có thể dẫn đến sảy thai non hay gặp bệnh lý về mang thai ngoài tử cung. Chính vì vậy, những chị em phụ nữ nếu cảm thấy có các dấu hiệu có bầu dưới đây. Hãy đến ngay bác sĩ hoặc mua que thử thai để nhận kết quả chính xác nhé!

1. Nhận biết dấu hiệu có thai 

1.1. Que thử 2 vạch – dấu hiệu chính xác đến 90%

Que thử 2 vạch – dấu hiệu chính xác đến 90%
Que thử 2 vạch – dấu hiệu chính xác đến 90%

Que thử thai chính là một trong những phương pháp nhận biết dấu hiệu có bầu rõ ràng nhất. Quá trình thụ tinh hoàn thành, hợp tử sẽ làm tổ tại buồng tử cung trung bình mất 3 đến 7 ngày để đến và bám vào thành tử cung, làm tổ. Cuối cùng phôi thai phát triển trong túi ối. Quá trình thụ tinh hoàn thành. Khi đó cách để xác định có thai là kiểm tra nồng độ HCG có trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. Điều này mầt khoảng từ 6 đến 14 ngày sau thụ tinh bằng que thử thai. Nếu cho kết quả dương tính (2 vạch) lúc này chắc chắn chị em đã có thai. Về cơ bản quá trình thụ thai mất từ 5 đến 7 ngày thậm chí 10 ngày. 

1.2. Xuất hiện máu báo thai.

Dấu hiệu có bầu: Xuất hiện máu báo thai
Dấu hiệu có bầu: Xuất hiện máu báo thai

Hiện tượng chảy máu âm đạo khi sắp đến kỳ kinh là dấu hiệu bình thường. Nhưng bạn cần lưu ý nếu bị trễ kinh hay việc ra máu bất thường sau khi quan hệ từ 7-10 ngày. Đặc biệt là hiện tượng chảy máu nhỏ giọt màu nâu đỏ. Hoặc hồng nhạt kéo dài trong khoảng 1-2 ngày không có mùi và không bị vón cục như máu kỳ kinh (bạn cần lưu ý màu sắc của mỗi kỳ kinh). Có thể đó là dấu hiệu của máu báo thai do niêm mạc tử cung bong ra. Thai bám vào thành tử cung khiến cổ tử cung sưng lên và lưu lượng máu gia tăng nhằm mục đích gia tăng nồng độ progesterone.

Nếu xuất hiện tình trạng này nghĩa là bạn đang có dấu hiệu có bầu. Hãy đến gặp ngay bác sĩ hoặc dùng que thử thai để biết kết quả nhé

1.3. Ốm nghén, mệt mỏi, thói quen ăn uống thay đổi bất thường.

  • Ốm nghén

Chị em bỗng nhạy cảm với mùi hay hương vị của loại đồ ăn, thức uống nào đó dù đây là món tủ. Nếu bạn thấy mệt người và buồn nôn và kéo dài. Hãy đi khám để đảm bảo là sức khỏe ổn định hoặc có thể đó là dấu hiệu có bầu.

  • Tâm trạng thay đổi

Vốn dĩ chị em đến kỳ kinh đã bất thường nhưng lại càng trở nên nóng nảy và bức bối hơn khi mang thai. Tâm lý thay đổi đột ngột. Mẹ bầu có thể cảm thấy cáu gắt và mệt mỏi do những hormone thay đổi bên trong cơ thể. Lúc này, các ông bố nên yêu thương, chăm sóc và chiều chuộng và mua đồ tẩm bổ cho mẹ bầu.

Dấu hiệu có bầu: Tâm trạng thay đổi
Dấu hiệu có bầu: Tâm trạng thay đổi
  • Ngủ nhiều

Giai đoạn đầu mang thai, lượng progesterone tăng làm mất cân bằng năng lượng bên trong cơ thể của mẹ bầu. Chính vì vậy, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Đồng thời ngủ li bì trong khoảng 1 đến 6 tuần của thai kỳ. Ngáp liên tục đi kèm với mệt mỏi và buồn ngủ là dấu hiệu nhận biết bạn có thể có thai.

  • Chậm kinh

Nếu bạn thuộc tuýp kinh nguyệt ra đều mỗi tháng nhưng lần quan hệ gần nhất cách một vài tuần và bị trễ kinh. Đây là có thể dấu hiệu của việc trứng đã thụ tinh. Kinh nguyệt hàng tháng của bạn không đồng đều có thể là do sự thay đổi của hormone nên không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu thấy quá lâu thì các bạn nên mua que thử thai để tránh sai sót.

  • Vòng 1 thay đổi

Lúc này lưu lượng máu sẽ lưu thông nhanh chóng để tạo sữa cho bé trong những tháng của thai kỳ. Núm vú bắt đầu sẫm màu hơn, ngực căng, có thể sẽ khiến bạn đau một chút. Điều này khiến cho thai phụ đôi lúc có cảm giác ngứa ngáy.

Dấu hiệu có bầu: đau thắt lưng và đau xương chậu
Dấu hiệu có bầu: đau thắt lưng và đau xương chậu

Khi mang thai mẹ bạn sẽ cảm thấy đau thắt lưng và đau xương chậu. Đau đốt sống lưng lan xuống phần lưng dưới đến phần xương chậu và có thể đau 2 bên mông hoặc nửa đùi. Việc này có thể kéo dài vài tuần, nhiều hơn là hàng tháng về sau. Để giảm bớt căng thẳng và đau nhức trong cơ thể. Mẹ bầu hãy tập luyện vài động tác yoga thư giãn, xoa bóp thường xuyên.

  • Táo bón, đầy hơi

Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quan. Khiến các cơ của hệ tiêu hóa mền ra gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Kèm theo axit dạ dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên. Hiện tượng táo bón là do sự thay đổi hormone progesterone tăng lên. 

  • Chuột rút

Tử cung giãn nở hơn và chèn ép vào các mạch máu. Các chi dưới để chuẩn bị cho sự hình thành của bé trong những tháng tiếp theo gây nên hiện tượng chuột rút ở mẹ bầu. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút cũng có thể xảy ra ở các kỳ kinh. Do đó bạn nên lưu ý dấu hiệu này và cả kỳ kinh sắp tới. Thời gian dao động từ 6-12 ngày sau khi trứng đã thụ tinh. Kèm theo đó hãy bổ sung canxi và thư giãn các cơ để giảm thiểu tình trạng này.

  • Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt độ cơ thể tăng khiến bạn mệt mỏi. Nếu do bạn đã có thai thì lúc này  trứng và tinh trùng đã thụ tinh thành công để cung cấp oxy và dinh dưỡng hình thành nên thai nhi. Các hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng.

Nhiệt độ cơ thể tăng
Dấu hiệu có bầu: Nhiệt độ cơ thể tăng

Hãy ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C, bổ sung các loại thức ăn chứa sắt. Hạn chế dùng chất kích thích kết hợp thể dục nhẹ nhàng, mát xa thư giãn. Làm như vậy có thể giúp các mẹ bầu hạn chế được tình trạng này đó!

  • Buồn đi vệ sinh

Cứ một vài giờ bạn lại ghé toilet 1 lần và việc này xuất hiện sau 6 đến 8 tuần khi phôi thai đã hình thành và cấy vào cổ tử cung. Cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn Hcg khiến thai phụ buồn đi vệ sinh nhiều hơn cả ngày lẫn đêm, triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ.

Chú ý đến sức khỏe và những dấu hiệu bất thường của cơ thể là một việc hết sức quan trọng. Nếu gần đây các chị em phụ nữ cảm thấy chậm kinh, chảy máu bất thường, ốm nghén, mệt mỏi hay thói quen ăn uống thay đổi,.. thì hãy kiểm tra ngay bằng que thử thai hay đến gặp ngay bác sĩ. Chúc chị em thật nhiều sức khỏe.

Thai nhi tuần thứ 17 tức mẹ bầu đang ở giai đoạn cuối tháng thứ 4 của tam cá nguyệt thứ 2Giai đoạn này bé yêu phát triển vô cùng nhanh chóng. Mẹ bầu cũng có những thay đổi rõ rệt. Vậy thai nhi tuần thứ 17 có những thay đổi gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé!

Thai nhi tuần thứ 16 

Thai nhi tuần thứ 18

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 17

Tuần thứ 17 cơ thể bé yêu của mẹ vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng. Bé tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể so với hai tuần trước đó. Bé yêu của mẹ lúc nay nặng khoảng 200 gram. Chiều dài bé khoảng 14 cm.

2. Thai nhi tuần thứ 17 có những thay đổi gì ?

Bước sang tuần thứ 17 bé yêu của mẹ có vẻ năng động hơn rất nhiều. Bé liên tục cử động trong bụng mẹ như xoay người và cả đạp mẹ nữa.

Thai nhi tuần thứ 17 có những thay đổi gì ?
Thai nhi tuần thứ 17 có những thay đổi gì ?
  • Lúc này trên đỉnh đầu của bé đang dần xuất hiện những sợi tóc tơ mỏng. Não bé phát triển mạnh mẽ, vị giác được hình thành. Tai bé đã vào đúng vị trí cân đối, hướng ra ngoài một chút. Thính giác bé cũng ngày một hoàn thiện. Bé có thể nghe được các âm thanh bên ngoài như tiếng tàu xe, tiếng nhạc, nhịp đập tim…
  • Các cơ quan chức năng của bé cũng phát triển và ngày một hoàn thiện hơn. Thận bé đã có thể sản sinh ra nước tiểu. Lượng nước tiểu của bé và các chất dư thừa bé thải ra sẽ theo đường nhau thai của mẹ bài tiết ra bên ngoài.
  • Xương bé cứng cáp hơn. Vì thế bé có thể thực hiện được tốt các chuyển động trong bụng mẹ. Nếu cảm nhận kĩ mẹ bầu sẽ thấy bé liên tục co tay và duỗi chân trong bụng mẹ đấy.
  • Dưới lớp da mỏng của bé các mạch máu cũng được hình thành. Bé đã bắt đầu biết nuốt dịch nước ối. Dây rốn bé ngày một khỏe mạnh hơn. Cơ quan sinh dục của bé cũng được hình thành. Nếu đi siêu âm mẹ có thể biết được bé thuộc giới tính nào.

3. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 17

Bước sang tuần thứ 17 mẹ bầu có những thay đổi hết sức rõ rệt.

Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 17
Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 17

3.1. Thèm ăn

Tuần thai thứ 17 là lúc bé yêu đang phát triển mạnh mẹ vì thế mẹ bầu luôn có cảm giác thèm ăn và muốn ăn nhiều hơn. Mẹ hãy bổ sung cho bé thật nhiều các dưỡng chất cần thiết cho bé mẹ nhé.

3.2. Rạn da

Do bé yêu trong bụng mẹ ngày một lớn nên bụng mẹ ngày một to hơn. Chính vì thế những vết rạn da đã bắt đâu xuất hiện. Mẹ hãy chăm sóc da nhiều hơn nhé, hãy thường xuyên dưỡng ẩm để cải thiện những vết rạn này mẹ nhé.

3.3. Bụng mẹ lộ rõ

Đến tuần thai thứ 17 này bụng mẹ đã bắt đầu nhô ra nhiều hơn. Cuống rốn mẹ cũng lộ ra. Mẹ hãy chọn cho mình nũng bộ đỗ rộng rãi thoải mái hơn. Tránh mặc những đồ bó sát không tốt cho bé yêu nhé mẹ.

3.4. Đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều
Đi tiểu nhiều

Tử cung ngày một lớn gây sức ép lên bành quang khiến mẹ cảm thấy muốn đi tiểu nhiều hơn. Nhưng cũng không vì thế mà mẹ không uống nước nhé. Mẹ hãy uống nướ thường xuyên và tránh uống vào buổi đêm sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.

3.5. Cơ thể nóng bức, đổ mồ hôi

Cơ thể mẹ bầu khi bước sang tuần thai thứ 17 có nhiều sự thay đổi hơn. Trong tuần này mẹ bầu cảm thấy cơ thể mình nóng bức hơn và đổ nhiều mồ hôi hơn. Nguyên nhân là do những hormone của thai kì làm tăng lượng máu đế da. Bên cạnh đó sự trao đổi chất khi mẹ mang thai tăng mạnh mẽ cũng khiến mẹ luôn có cảm giác rịn mồ hôi.

4. Một số chứng mẹ bầu gặp phải

Một số chứng mẹ bầu gặp phải
Một số chứng mẹ bầu gặp phải

4.1. Đau lưng

Thai nhi tuần thứ  17 có sự tăng trưởng nhanh chóng về  trọng lượng.  Lực dồn về  phía khung xương chậu khiến mẹ thường xuyên đau mỏi lưng. Mẹ nên ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất và tập yoga để giảm các cơn đau mẹ nhé.

4.2. Đau nhức đầu

Tuần thai thứ 17 có vẻ như mẹ bị đau nhức đầu nhiều hơn. Đây là những chứng bình thường khi mang thai. Mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn. Bên cạnh đó mẹ hãy đi bộ và tập yoga sẽ giúp chứng này cải thiện đáng kể. Mẹ hãy để tinh thần được thoải mái tránh những cảm xúc tiêu cực mẹ nhé.

4.3. Huyết áp giảm

Bước sang tuần thai thứ 17 hệ tim mạch của mẹ có những thay đổi lớn. Vì thế huyết áp của mẹ sẽ giảm nhiều hơn so với bình thường. Mẹ tránh thay đổi tư thế ngồi, nằm một cách đột ngột mẹ nhé. Các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt do huyết áp tụt sẽ thường xuyên xuất hiện. Vì thế mỗi khi thay đổi tư thế mẹ hãy hết sức lưu ý.

5. Một số lời khuyên dành cho mẹ bước sang tuần thai nhi thứ 17

Một số lời khuyên dành cho mẹ bước sang tuần thai nhi thứ 17
Một số lời khuyên dành cho mẹ bước sang tuần thai nhi thứ 17

Mẹ bầu hãy bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng để bé và mẹ được phát triển khỏe mạnh. Mẹ hãy lựa chọn các thực phẩm  giàu chất đạm như thịt nạc, cá hồi, sữa, trứng gà… Nhóm thực phẩm này rất tốt cho cả mẹ và bé.

Nhóm thực phẩm giàu Canxi để giúp bé tăng chiều dài và xương chắc khỏe như các loại sữa, ngũ cốc, tôm, cua biển, viên uống canxi…

Nhóm thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt lợn, viên uống sắt, yến mạch…

Bên cạnh đó không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu DHA giúp bé phát triển não bộ và tránh các di tật bẩm sinh. Nhóm này gồm có các loại như đậu phộng, lòng đỏ trứng gà, thịt gà, bí ngô…

Mẹ hãy bổ sung cả vitamin nữa nhé. Các loại vitamin C, D, E, K… rất cần thiết với mẹ bầu, giúp bé đủ cân nặng, phát triển não bộ và phòng tránh dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bước sang tuần thai nhi thứ 17
Một số lời khuyên dành cho mẹ bước sang tuần thai nhi thứ 17

Trong tuần này mẹ hãy tìm hiểu và tập các bài tập nghiêng vùng xương chậu. Các bài tập này sẽ rất tốt giúp mẹ giảm những cơn đau một cách đáng kể đấy.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuần thai thứ 17 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ có thêm những thông tin hữu ích và tràn đầy năng lượng chuẩn bị cho các tuần thai kế tiếp nhé!

Đọc tiếp:Thai nhi tuần thứ 18

Mẹ bầu gần kết thúc hành trình mang bầu rồi! Chỉ còn 1 tháng nữa là mẹ bầu sẽ “vượt cạn” để chào đón em bé ra đời. Vậy trong tháng cuối thai kỳ này, có điều gì mà mẹ bầu cần lưu ý nhỉ? Hãy cùng tìm hiểu

1. Những thay đổi của mẹ trong tháng cuối thai kỳ

Cùng xem những thay đổi của mẹ bầu trong tháng cuối này nhé!

Những thay đổi của mẹ trong tháng cuối thai kỳ
Những thay đổi của mẹ trong tháng cuối thai kỳ

1.1. Hô hấp dễ dàng hơn

Nếu ở những tháng thứ 7, tháng thứ 8 mẹ bầu dễ cảm thấy khó thở khi mang thai. Thì ở tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đã dễ hô hấp hơn rất nhiều. Ở tháng thứ 9 thai kỳ, em bé đã tụt xuống phần dưới xương chậu. Bé đã không còn lấn áp không gian của phổi thế nên mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn.

Thế nhưng điều này lại tạo áp lực lên bàng quang của mẹ bầu, khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn.

1.2. Cơn đau bụng

Mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn đau Braxton Hicks thường xuyên vào tháng cuối thai kỳ. Cơn đau này giúp cho tử cung tập làm quen với việc sinh em bé. Tuy nhiên cơn đau co thắt này sẽ không đau đớn như khi mẹ bầu gần sinh đau nhé!

1.3. Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng mẹ bầu thường gặp khi mang thai. Ngoài ra một số mẹ bầu sẽ thấy buồn nôn nữa. Mẹ bầu hãy nhớ bổ sung đầy đủ nước và nghỉ ngơi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng này diễn ra trầm trọng mẹ bầu hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nhé!

1.4. Nút nhầy bong tróc

Nút nhầy là các niêm mạc bảo vệ nước ối và thai thi khỏi những tác động xấu bên ngoài. Trong tháng cuối thai kỳ, nút nhầy này có thể bong tróc bất kỳ lúc nào. Các mẹ bầu thường nhầm lẫn giữa dịch nhầy và nhớt âm đạo. Tuy nhiên dịch nhầy sẽ thường pha lẫn với máu và đặc hơn.

Bên cạnh việc nút nhầy bong tróc, cổ tử cung mẹ bầu cũng bắt đầu giãn nở. Cổ tử cung sẽ giãn nở khoảng 10cm để chuẩn bị cho việc mẹ sinh em bé. Mẹ bầu sẽ gặp phải các cơn đau co thắt cách nhau khoảng 10 tới 15 phút. Khi gặp phải các cơn đau này nghĩa là mẹ bầu gần sinh rồi đấy

1.5. Vỡ ối

Túi ối là môi trường sống của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Khi vỡ túi ối có nghĩa là mẹ bầu sắp sinh rồi đấy! Nước ối sẽ thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nếu vỡ ối mẹ bầu sẽ bắt đầu chuyển dạ trong khoảng 12-24 giờ. Thế nên nếu mẹ bầu vỡ ối cần được đưa ngay đến bệnh viện để chuẩn bị “vượt cạn”.

2. Sự phát triển của bé ở tháng cuối thai kỳ

Sự phát triển của bé ở tháng cuối thai kỳ
Sự phát triển của bé ở tháng cuối thai kỳ

Từ tuần thứ 38 đến 40 cơ thể bé yêu sẽ tiến hành những bước hoàn thiện cuối cùng. Các ngón tay của bé có thể cử động. Bé yêu cũng đã cảm nhận được những tia sáng qua lớp da bụng của mẹ. Ở tháng cuối thai kỳ này, bé yêu sẽ đạt đến khoảng 3kg. Lúc này vì kích thước của bé đã lớn nên không gian trong bụng mẹ khá chật chội. Vì thế mà bé yêu cũng đã ít cử động hơn. Thay vào đó bé yêu nhà mình sẽ tranh thủ ngủ để chuẩn bị cho ngày chào đời.

3. Có nên quan hệ tình dục trong tháng cuối thai kỳ?

Vào tháng cuối thai kỳ, việc sinh hoạt thông thường và kể cả quan hệ tình dục của mẹ bầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên một số mẹ bầu ở giai đoạn này vẫn có ham muốn tình dục hoặc thậm chí ham muốn hơn bình thường.

Mẹ bầu có thể quan hệ tình dục bình thường nếu như không nằm trong các trường hợp lưu ý về vấn đề sức khỏe như tiền sản giật, tiền sử sảy thai, sinh non, cao huyết áp. Nếu như không chắc chắn về vấn đề sức khỏe, mẹ bầu và ông xã vẫn nên kiêng cử để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé.

Vào tháng cuối thai kỳ, việc sinh hoạt thông thường và kể cả quan hệ tình dục của mẹ bầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn
Vào tháng cuối thai kỳ việc quan hệ tình dục của mẹ bầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn

Nếu như có quan hệ tình dục, mẹ bầu nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Tư thế quan hệ: Mẹ bầu và ông xã nên chọn tư thế thoải mái, không cấn bụng để quan hệ nhẹ nhàng
  • Tần suất quan hệ: Mẹ bầu và ông xã không nên quan hệ quá thường xuyên. Vì điều này có thể sẽ dẫn đến xuất huyết âm đạo, viêm nhiễm âm đạo.
  • Thử các biện pháp khác: Mẹ bầu và ông xã hãy thử một cách thức quan hệ khác như quan hệ bằng miệng hoặc quan hệ bằng tay. Điều này vừa giúp cả hai đạt được khoái cảm vừa bảo vệ an toàn cho mẹ và bé.

4. Lời khuyên dành cho mẹ

Trong tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Mẹ bầu nên tranh thủ ngủ nhiều hơn. Bởi vì mất ngủ thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ không đủ sức để “vượt cạn” vào ngày sinh.

Mẹ bầu nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh như ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các vitamin, DHA và thư giãn. Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp ở phía trước và đừng quá căng thẳng vào ngày đi sinh.

Mẹ bầu nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh
Mẹ bầu nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Một cách khác để mẹ bầu cảm thấy bớt lo âu hơn là ngừng tìm kiếm những thông tin tiêu cực trên mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những vấn đề gặp phải. Mẹ bầu càng đọc nhiều thông tin trên mạng thì sẽ càng cảm thấy hoang mang hơn.

Trong tháng cuối thai kỳ này, mẹ bầu và ông xã nên cùng nhau lập kế hoạch đi sinh nhé. Hãy chuẩn bị những vật dụng đi sinh ngay từ bây giờ. Bởi vì vào ngày vỡ ối cả nhà sẽ hốt hoảng mà quên trước quên sau đấy.

Vậy là mẹ bầu chỉ còn 1 tuần nữa là tới ngày sinh rồi. Chắc chắn mẹ đang rất hồi hộp phải không nào? Đừng quá lo lắng mẹ bầu nhé. Với sự cố gắng của mẹ bầu và các bác sĩ, mẹ bầu chắc chắn sẽ “vượt cạn” thành công rực rỡ thôi. Hãy cố lên nhé!

Tham khảo: Bầu tháng cuối cần lưu ý điều gì?

Để bảo vệ, chăm sóc trẻ đúng cách tránh sự lây lan nhanh chóng của dịch Corona (COVID-19) là mối quan tâm của ba mẹ. Hiện nay các con chủ yếu ở nhà tránh dịch. Nên ba mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian chơi với các con hơn. Ba mẹ đã nghĩ ra các trò chơi gì cho con vừa vui vừa bổ ích chưa? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số trò chơi cho con mùa dịch Covid-19, cách chăm sóc con để ba mẹ được biết cũng như thực hiện có hiệu quả nhé.

1. Sức đề kháng của trẻ em trong mùa dịch

Ba mẹ cần phải tạo ra những trò chơi bổ ích cho con
Ba mẹ cần phải tạo ra những trò chơi bổ ích cho con

Với tình hình dịch bệnh diễn ra ngày một phức tạp. Đối với ba mẹ để vừa bảo đảm công việc xã hội, gia đình là rất khó khăn. Việc chăm sóc các con mùa dịch cực kỳ quan trọng. Sức đề kháng của các con yếu hơn so với người lớn chúng ta. Ba mẹ lưu ý chăm sóc đúng cách. Đặc biệt đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi bởi vì đây là thời kỳ trẻ đang hoàn thiện hệ thống miễn dịch.

Hiện nay do tình hình dịch bệnh. Để đảm bảo an toàn nên các con tạm thời nghỉ học. Vì thể nên ba mẹ sẽ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc con yêu. Ngoài việc chăm sóc con ăn uống đầy đủ. Ba mẹ cần phải tạo ra những trò chơi bổ ích cho con. Để đảm bảo sức khỏe cũng như giúp trẻ vượt qua mùa dịch Covid-19 này.

2. Các trò chơi cho con mùa Covid-19 tại nhà

Để không bị nhàm chán khi nghỉ học kéo dài lại bị hạn chế ra ngoài. Ba mẹ nên tạo ra nhiều hoạt động cho con vui chơi bổ ích nhé. Ba mẹ hãy khuyến khích con làm thêm việc nhà, chơi các trò chơi giải trí phù hợp. Để ba mẹ cùng các con tận hưởng thời gian nghỉ một cách vui vẻ và ý nghĩa. Bài viết sau sẽ gợi ý một số hoạt động vui chơi gia đình giúp trẻ thư giãn cũng như trau giồi những kỹ năng, kiến thức bổ ích cho cả ba mẹ và các con. Ba mẹ có thể thực hiện một số trò chơi cho con trong mùa dịch Covid như sau:

2.1. Trò chơi phân loại cho con

Ba mẹ hãy hướng dẫn con phân loại các đồ chơi trong rổ hoặc các loại quần áo của từng thành viên
Ba mẹ hãy hướng dẫn con phân loại các đồ chơi trong rổ hoặc các loại quần áo của từng thành viên

Trong mùa dịch thì thời gian ba mẹ cùng các con ở nhà nhiều hơn. Để tạo hứng thú cho con yêu thì ba mẹ cùng chơi trò chơi phân loại với con nhé. Trò chơi phân loại đồ vật là một trò chơi khá thú vị. Ba mẹ hãy trộn các loại đồ chơi với nhau rồi cho vào một cái rổ. Hoặc ba mẹ cũng có thể tạo trò chơi phân loại cho con như trộn quần áo của các thành viên trong gia đình. Ba mẹ hãy hướng dẫn con phân loại các đồ chơi trong rổ hoặc các loại quần áo của từng thành viên. Để khi con yêu biết phân loại các đồ vật trên thì sẽ tạo được thói kiên trì. Từ đó giúp cho con yêu hoàn thiện được kỹ năng quan sát cùng kỹ năng phân loại.

2.2. Trò chơi nhận biết màu sắc

Ba mẹ hãy thực hiện trò chơi này đối với trẻ 2 đến 3 tuổi nhé. Vì tầm tuổi này  con yêu đã bắt đầu biết phân biệt màu sắc. Ba mẹ nên xếp các loại đồ chơi có nhiều màu sắc với nhau. Hãy cùng với con yêu chơi trò ai nhận biết được màu sắc nhiều hơn. Ba mẹ hãy gợi ý hỏi con những màu sắc khác nhau. Hãy giúp con yêu nhận biết các màu đặc trưng. Như màu quả cam, quả táo, hay màu các loại rau nhé…trò chơi này giúp con ghi nhớ và nhận biết màu sắc hiệu quả. Đây cũng là trò chơi cho con mùa Covid được nhiều gia đình lựa chọn trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

2.3. Trò chơi đồ hàng cho trẻ

Trò chơi giúp con yêu này ghi nhớ các vật dụng
Trò chơi giúp con yêu này ghi nhớ các vật dụng

Đối với con yêu, trò chơi đồ hàng là một trò chơi hấp dẫn. Ba mẹ cùng với con yêu hãy chơi trò chơi này nhé. Ba mẹ hãy chuẩn bị các bộ đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ… bắt đầu cùng chơi với con yêu, bảo con hãy bày đồ nấu món ăn mà con yêu thích ăn nhất. Hay ba mẹ hãy bảo con tập làm bác sĩ khám bệnh nhé. Con yêu sẽ bắt chước các hành động nấu ăn, khám bệnh được học qua người lớn hoặc tivi… Trò chơi giúp con yêu này ghi nhớ các vật dụng. Cũng như giúp cho con có các kỹ năng sống cùng kích thích trí tưởng tượng của con yêu phát triển.

2.4. Trò chơi xây dựng

Một trong những trò chơi cho con mùa Covid thú vị đó là trò xây dựng. Ba mẹ hãy cho con yêu những khối xếp hình. Ba mẹ nói với con tạo những mô hình mà con muốn. Như tạo các loại xe, các ngôi nhà theo sở thích của con. Ba mẹ có thể cùng chơi với con, hoặc hướng dẫn con sắp xếp các khối hình phù hợp. Trò chơi này tạo tính kiên trì, hiện thực hóa trí tưởng tưởng của con.

2.5. Trò chơi vẽ tranh

Hãy hướng dẫn con yêu vẽ những hình ảnh đồ vật, con vật… mà con thích
Hãy hướng dẫn con yêu vẽ những hình ảnh đồ vật, con vật… mà con thích

Trò chơi vẽ tranh là một trò chơi cho con mùa Covid tạo được hiệu quả tích cực đối với con yêu. Ba mẹ hãy chuẩn bị giấy cùng màu vẽ. Hãy hướng dẫn con yêu vẽ những hình ảnh đồ vật, con vật… mà con thích. Trò chơi này giúp con yêu phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng cho con. Thông qua trò chơi vẽ tranh con yêu phân biệt được màu sắc, hình dạng, kích thước… của những vật đã từng nhìn thấy. Tạo cho con yêu phát huy hết khả năng tưởng tưởng. Để ba mẹ nhận ra năng khiếu hội họa của con.

3. Những điều ba mẹ nên lưu ý khi chăm sóc con tại nhà trong mùa dịch Covid-19

Việc hạn chế tiếp xúc với trẻ em rất quan trọng. Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ cần được hạn chế. Vì có nguy cơ cao dính phải các giọt bắn từ người mang mầm bệnh. Ba mẹ cần hạn chế cho con yêu đến những nơi tập trung đông người. Nên sắp xếp cho con vui chơi, học tập tại nhà.

3.1. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Ba mẹ nhớ đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra khỏi nhà. Đừng quên sát khuẩn tay mỗi khi về nhà nhé. Điều này sẽ giữ cho tổ ấm của ba mẹ luôn là môi trường an toàn cho bé tự do vui chơi, phát triển.

Để chăm sóc trẻ mùa dịch này. Ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm. Hãy đảm bảo nhà ở phải được vệ sinh, tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó ba mẹ hãy vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ.

3.2. Chăm sóc trẻ mùa dịch bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài việc tạo cho con các trò chơi mùa Covid bổ ích thì ba mẹ cần đảm bảo cho con yêu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Nên cho trẻ uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu protein để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật… Bổ sung một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin. Đặc biệt ba mẹ đừng quên tập cho bé ăn ngủ đủ giấc, đúng giờ, luyện tập cơ thể thường xuyên ba mẹ nhé.

Bổ sung một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin
Ba mẹ cần đảm bảo cho con yêu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

3.3. Dự phòng lúc trẻ đi học lại

Nếu trẻ vẫn phải đến trường thì ba mẹ cần có những biện pháp hợp lý. Trước hết ba mẹ cần đo thân nhiệt cho con trước khi đến lớp. Tập cho bé ý thức rửa tay thường xuyên. Ba mẹ nên hướng dẫn, khích lệ trẻ đeo khẩu trang đúng cách. Nếu bé bị ho, sốt thì nên cho bé ở nhà theo dõi. Ba mẹ cũng nên hợp tác với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Có biện pháp xử lý kịp thời khi con mình gặp vấn đề. Nên Ba mẹ đừng chủ quan, hãy có biện pháp phòng, tránh dịch hợp lý ba mẹ nhé.

Ba mẹ hãy xem thêm bài viết: 5 lưu ý khi trẻ quay lại trường đi học trong mùa covid-19

Thai nhi tuần thứ 16 có nhiều những thay đổi đáng kể đấy nhé mẹ bầu. Bé yêu của mẹ từ tuần này trở đi sẽ có những bước phát triển vượt bậc. Vậy thai nhi tuần thứ 16 phát triển thế nào? Mẹ bầu có những thay đổi gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ bầu nhé!

Thai nhi tuần thứ 15

Thai nhi tuần thứ 17

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 16

Thai nhi tuần thứ 16
Thai nhi tuần thứ 16

Bước vào tuần thai nhi thứ 16, bé yêu của mẹ vẫn tiếp tục phát triển cả chiều dài và cân nặng. Lúc này chiều dài của bé vào khoảng 10 đến 13 cm. Cân nặng bé khoảng 100 gram. Thai nhi tuần thứ 16 ước tính bé yêu của mẹ bằng một quả lê.

2. Thai nhi tuần thứ 16 phát triển như thế nào ?

Thai nhi tuần thứ 16 phát triển như thế nào ?
Thai nhi tuần thứ 16 phát triển như thế nào ?

Cơ thể bé yêu của mẹ bầu đang có những bước khởi động cho những tuần phát triển tiếp theo. Trong những tuần tiếp theo sẽ phát triển gấp đôi về cả chiều cao và cân nặng.

Thai nhi tuần thứ 16 chân tay bé cũng phát triển nhiều hơn. Bé cử động nhiều hơn trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của bé. Bé yêu của mẹ lúc này đã biết đưa tay vào miệng để mút. Bé có vẻ rất thích thú với hành động này.

Tai bé cũng phát triển hơn trước. Bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ. Và khi chào đời thật dễ dàng để bé nhận biết được đâu là giọng nói của mẹ mình. Thật tuyệt đúng không nào mẹ bầu? Mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn để kết nối tích cực giữa mẹ với bé nhé.

Xương và hệ thần kinh của bé đã có sự liên kết tích cực và giúp bé thực hiện tốt các cử động. Cơ mặt bé cũng phát triển.  Bé yêu của mẹ giờ đây đã biết nheo mắt và nhăn mặt thể hiện những biểu cảm khác nhau. Mặt bé có thể di chuyển qua lại một cách linh hoạt. Bé có thể nhìn thấy và nhận biết được ánh sáng và bóng tối. Bé yêu của mẹ bầu cũng đã có lông mi.

Hệ tuần hoàn của bé cũng đã bắt đầu sẵn sàng hoạt động để hỗ trợ bé phát triển.

3. Tuần thai thứ 16 mẹ bầu có những thay đổi gì?

Tử cung mẹ ngày một to, trong tuần này ước tính tử cung mẹ bằng một quả dưa lưới nhỏ. Đỉnh tử cung mẹ gần chạm tới rốn. Tử cung càng lớn thì áp lực của bụng dưới chèn lên vùng xườn chậu mẹ càng nhiều.

Tuần thai thứ 16 mẹ bầu có những thay đổi gì
Tuần thai thứ 16 mẹ bầu có những thay đổi gì

Mẹ bầu cảm thấy cơ thể như mất cân bằng do vòng bụng lớn và nặng nề hơn. Mẹ hãy tạm thời cất những đôi giày cao gót vào tủ một thời gian nhé. Thay vào đó mẹ hãy chọn cho mình những đôi giày đế thấp thật êm và thoải mái. Hãy chọn những đôi có độ bám tốt để giúp mẹ không bị ngã và thuận tiện di chuyển hơn mẹ nhé.

Bước vào tuần thai nhi thứ 16 này mẹ bầu sẽ cảm thấy có vẻ như mắt mình khô hơn. Mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt loại không cần kê đơn để giúp mắt giảm cảm giác khó chịu.

Ngực mẹ có vẻ ngày một to hơn. Dù hơi khó chịu một chút nhưng đây là những thay đổi bình thường khi mẹ mang thai. Mẹ hãy chọn cho mình những chiếc áo ngực rộng rãi, những chiếc áo dành cho mẹ bầu để mặc mẹ nhé. Mặc những chiếc áo này sẽ giúp ngực mẹ không bị đau tức và thoải mái hơn nhiều.

Bé yêu của mẹ ngày một lớn hơn nên bụng mẹ cũng to hơn trước. Khi bụng mẹ to lên vùng lưng mẹ phải chịu áp lực nhiều hơn. Chính vì thế mẹ luôn cảm thấy đau lưng.

Bé yêu của mẹ ngày một lớn hơn nên bụng mẹ cũng to hơn trước
Bé yêu của mẹ ngày một lớn hơn nên bụng mẹ cũng to hơn trước

Tuy nhiên tuần này chứng ốm nghén của mẹ có vẻ đã biến mất. Mẹ không còn cảm thấy buồn nôn và nôn nữa. Mẹ hãy tranh thủ ăn uống để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cả bé và mẹ ngay nhé.

4. Một số chứng thường gặp

4.1. Táo bón

Những thay đổi về nội tiết tố khi mang thai, tử cung ngày một lớn gây sức ép lên đại tràng khiến chứng táo bón trở nặng hơn. Mẹ hãy ăn các chất xơ và chăm chỉ uống nước để cải thiện nhé.

4.2. Chân răng bị chảy máu

Chân răng bị chảy máu là chuyện hết sức bình thường khi mẹ mang thai. Khi đánh răng một số mẹ sẽ nhìn thấy chân răng mình bị rỉ máu. Mẹ đừng quá lo lắng vì đây là dấu hiệu hết sức bình thường. Do sự thay đổi của các nội tiết tố khi mẹ mang thai khiến nướu răng của mẹ dễ bị viêm và chảy máu. Mẹ hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn nhé.

4.3. Dịch âm đạo tiết nhiều

Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy ẩm ướt và khó chịu vì vùng kín tiết nhiều dịch âm đạo. Tuy nhiên việc tiết dịch âm đạo không hề gây hại gì nên mẹ đừng lo lắng nhé.

5. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 16

Mẹ hãy tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm đau mẹ nhé. Hãy tập luyện, vận động mỗi ngày, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 16
Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu khi bước sang tuần thai nhi thứ 16

Vì trong thời gian này mẹ luôn có cảm giác thèm ăn và muốn ăn nhiều tuy nhiên mẹ nên ăn uống một cách hợp lí. Bữa sáng mẹ hãy ăn đầy đủ các chất như đạm, chất xơ, protein, Canxi, vitamin,…  Các bữa chính mẹ nên ăn nhiều rau, thịt nạc, sữa.. Hãy hạn chế các món chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, nhiều muối mẹ nhé. Mẹ có thể ăn thêm sữa chua, trái cây… vào các bữa phụ. Hạn chế sử dụng những chất và đồ uống có chứa cafein  mẹ bầu nhé.

Mẹ hãy uống nhiều nước trong ngày và hạn chế uống vào buổi đêm.

Bên cạnh đó mẹ hãy đi khám thai , tiến hành một số xét nghiệm sàng lọc mẹ nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuần thai thứ 16 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ có sức khỏe và tinh thần thoải mái để sẵn sàng với các tuần thai kế tiếp nhé.

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 17

Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ, đây sẽ là tuần cuối cùng trước khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 2, tỉ lệ sẩy thai cũng sẽ giảm đi đáng kể. Thời điểm này trẻ sẽ hình thành một đặc điểm sinh trắc học quan trọng, không bao giờ thay đổi – đó chính là vân tay. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu tuần thứ 13 của thai kỳ nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 14

1. Những thay đổi của cơ thể người mẹ khi mang thai tuần 13?

Mang thai tuần thứ 13 được gọi là thời kỳ vàng của thai kỳ. Tuần thứ 13 của thai kỳ là tuần kết thúc ba tháng đầu thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén của mẹ cũng đã giảm bớt. Nguy cơ sảy thai cũng giảm đi nhiều. Khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2 mẹ sẽ có những trải nghiệm mới. Ở thời điểm này, nồng độ hormone của mẹ tiếp tục tăng. Điều này góp phần đến sự tăng trưởng của em bé. Và ảnh hưởng đến mọi hệ thống cơ quan trong cơ thể mẹ.

Ở thời điểm này, nồng độ hormone của mẹ tiếp tục tăng
Ở thời điểm này, nồng độ hormone của mẹ tiếp tục tăng

1.1. Hệ thống tuần hoàn khi mang thai tuần thứ 13

Hệ thống tuần hoàn của mẹ lúc này tiếp tục mở rộng nhanh chóng góp phần làm giảm huyết áp của cơ thể. Huyết áp của mẹ có thể sẽ giảm từ 5 đến 10 mmHg so với bình thường. Mẹ lưu ý rằng mẹ có thể bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thời tiết hoặc khi tắm nước nóng. Bởi vì nhiệt độ cao nên các mạch máu nhỏ trông da giãn ra làm giảm huyết áp và làm chậm máu quay trở lại tim.

Cơ thể Mẹ giảm lượng carbon dioxide (CO2) trong máu để CO2 được vận chuyển nhiều hơn ra khỏi bé. Thể tích không khí để hô hấp và tốc độ hô hấp được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi này khiến Mẹ hơi bị khó thở. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nó sẽ dần ổn định hơn qua các tuần sau.

1.2. Hệ tiêu hóa của mẹ khi ở tuần thứ 13 của thai kỳ

Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ mẹ nhận thấy rằng nhịp thở của mẹ nhanh hơn. Hệ thống tiêu hóa của mẹ làm việc chậm hơn so với bình thường. Việc nuốt thức ăn từ thực quản xuống dạ dày chậm hơn. Làm giảm bớt nhu động ruột làm cho các chất dinh dưỡng có nhiều thời gian hơn để được hấp thụ vào máu và đến nuôi em bé. Tình trạng tiêu hóa thay đổi kết hợp với tử cung mỗi ngày một to ra. Làm chèn ép các cơ quan lân cận làm mẹ sẽ ợ nóng và táo bón. Đây là hai dấu hiệu phổ biến và khó chịu nhất của thai kỳ.

Đọc thêm: Chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ cho mẹ bầu

1.3. Bầu ngực của mẹ

Ngực của mẹ sẽ trở nên lớn hơn, quầng vú thâm. Tam cá nguyệt thứ hai sữa non bắt đầu hình thành, sữa sẽ tiết ra một chút khi mẹ mát xa vú vào đầu vú. Cơ thể mẹ tăng cân an toàn làm giảm nguy cơ rạn da, đồng thời giúp tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

2. Điều gì đang xảy ra với em bé khi mang thai tuần thứ 13?

Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ em bé có kích thước bằng một quả mận
Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ em bé có kích thước bằng một quả mận

Mang thai tuần thứ 13 của thai kỳ em bé có kích thước bằng một quả mận, đầu của em bé là bộ phận lớn nhất trên cơ thể, hệ thần kinh và các cơ của bé đã hình thành và làm việc với nhau. Bé đã có thể cử động thân mình như gập tay và đạp, mắt và tai bé đã định hình. Ngoài ra dây thanh âm của bé đã bắt đầu phát triển và bạn có thể nhìn thấy các xương sườn bé xíu của bé.

Tuần thai thứ 13
Tuần thai thứ 13

3. Những điều mẹ nên cân nhắc khi mang thai tuần thứ 13?

3.1. Một số điều mẹ nên lưu ý

Khi qua tuần thứ 13 của thai kỳ, mẹ đã thích nghi được mình có thai. Mẹ cảm thấy dễ chịu, quần áo cũng mặc rộng hơn. Khi các triệu chứng ốm nghén đã giảm đi mẹ bắt đầu có năng lượng hơn. Mẹ cần ăn uống các bữa ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ đừng quên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe.

Trọng lượng tử cung ngày càng tăng làm giảm lượng máu đến tim. Điều này làm mẹ dễ thấy mệt, tức ngực và hụt hơi. Mẹ nên nghỉ ngơi, uống nước, điều chỉnh thời gian. Đồng thời lựa chọn phương pháp tập  thể dục hợp lý với thể trạng của mẹ.

Mẹ cần ăn uống các bữa ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ cần ăn uống các bữa ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng

3.2. Lịch khám thai của mẹ ở tuần thứ 13 của thai kỳ

Đối với lịch khám thai định kỳ thông thường, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám khi ở tuổi thai từ 11 – 14 tuần. Mẹ phải đặc biệt chú ý lịch khám thai vì trong tuần thai này sẽ làm một số xét nghiệm quan trọng. Bao gồm đo độ mờ da gáy, và douple test giúp phát hiện bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Down, và các dị tật bấm sinh khác.Nếu bạn bỏ lỡ tái khám theo lịch bác sĩ ở tuần 11 và 12, mẹ cần đến khám thai trong tuần này. Mẹ nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé. Để bảo đảm được sức khỏe của thai kỳ.

Mẹ hãy Tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai để có thêm những thông tin bổ ích nhé!

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 14

Thai nhi tuần thứ 15 vẫn tiếp tục phát triển và có sự thay đổi đáng kể về diện mạo. Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu cũng đã thuyên giảm hơn. Vậy thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào? Có những lời khuyên gì dành cho mẹ bầu? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 14

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 15

Kích thước thai nhi tuần thứ 15
Kích thước thai nhi tuần thứ 15

Thai nhi tuần thứ 15 vẫn tiếp tục phát triển. Lúc này bé yêu của mẹ sẽ có kích thước chiều dài khoảng 11,5 cm. Và cân nặng bé vào khoảng 100 gram. Ước tính bé bằng một trái cam. Trong những tuần thai sắp tới bé vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Bé sẽ phát triển thêm về chiều dài và cân nặng sẽ tăng gấp đôi.

2. Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?

Sau 15 tuần mang bầu của mẹ ( tương đương sau 13 tuần thụ tinh ) thì bé phát triển rất nhanh chóng. Bé yêu của mẹ dần trở nên giống hình ảnh một em bé thu nhỏ.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?
Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?

Bước sang tuần thai nhi thứ 15 em bé của mẹ bắt đầu có nhiều phản xạ. Bé sẽ vặn mình và cử động rất nhiều. Nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được vì bé còn nhỏ. Phải đến những tuần sau nữa khi bé phát triển ở mức độ nhất định mẹ mới cảm nhận được những chuyển động này.

Thai nhi tuần thứ 15 là lúc bé đang tập luyện hít thở vận chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của hô hấp. Chân tay bé phát triển, bé đã có thể cử động các chi và các khớp. Chân bé lúc này sẽ phát triển dài hơn so với tay bé.

Trong tuần thai thứ 15 này, thị giác của bé cũng đã được hình thành. Dù đôi mắt bé vẫn đang khép chặt nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng và bóng tối. Nếu có luồng sáng mạnh chiếu vào bụng mẹ, bé sẽ di chuyển để tránh đi. Vị giác của bé cũng được hình thành trong tuần thứ 15 này. Tuy nhiên bé vẫn chưa thể cảm nhận và phân biệt rõ các vị khác nhau.

Xương bé tiếp tục phát triển hơn nữa và dần trở nên cứng cáp hơn. Dưới lợi bé bắt đầu hình thành các chồi răng.

Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?
Thai nhi tuần thứ 15 phát triển thế nào?

Lúc này khi siêu âm đã có thể biết bé thuộc giới tính nào. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào tư thế nằm của bé trong bụng mẹ. Nếu bé nằm vắt chéo chân thì khó mà xác định chắc chắn được.

3. Thai nhi tuần thứ 15 mẹ bầu có những thay đổi gì?

Bước sang tuần thai này mẹ bầu dường như cảm thấy cơ thể khỏe hơn do mẹ đang trong giai đoạn ổn định của thai kì. Phần đỉnh tử cung của mẹ đã vào vị trí giữa xương mu và rốn. Các vòng dây chằng đỡ tử cung của mẹ đang ngày một dày lên. Khi tử cung mẹ lớn lên thì các vòng dây chằng này cũng sẽ giãn ra.

Mẹ bầu giờ đây đã bớt có cảm giác buồn nôn hơn. Cảm xúc mẹ đã dần đi vào ổn định. Thêm nữa là da mẹ bầu lúc này rất đẹp và hồng hào. Nhìn mẹ rất có sức sống. Tóc mẹ sẽ dày hơn và đẹp hơn. Móng tay mẹ bầu lúc này trông hơi lạ một chút. Một số mẹ bầu sẽ thấy móng tay mình như giòn hơn và rất dễ bong ra. Trong thời gian này nếu đứng lâu mẹ bầu sẽ bị đau chân. Do các tĩnh mạch ở chân xuất hiện ngày một rõ. Vì thế mẹ hãy hạn chế đứng nhé. Mỗi khi mẹ nằm hãy để hai chân nâng cao hơn một chút nhé sẽ giúp ích cho mẹ đấy.

Thai nhi tuần thứ 15 mẹ bầu có những thay đổi gì?
Thai nhi tuần thứ 15 mẹ bầu có những thay đổi gì?

4. Một số chứng mẹ bầu gặp ở tuần này

4.1. Chóng mặt

Mẹ bầu trong khoảng thời gian này dễ bị chóng mặt. Nếu mẹ có cảm giác chóng mặt, không vững và muốn ngất xỉu thì hãy nằm nghỉ ngay nhé. Nếu không có chỗ để nằm mẹ hãy ngồi xuống và cúi đầu giữa hai gối. Hoặc mẹ có thể quỳ xuống và cúi đầu ra trước để không bị ngã gây ảnh hưởng đến cả bé và mẹ nhé.

4.2. Trào ngược dạ dày thực quản

Mẹ bầu lúc này sẽ hay có cảm giác đói và muốn ăn nhiều hơn. Do đó dễ dẫn đến tình trạng mẹ ăn nhiều quá mức khiến trào ngược dạ dày. Để tránh tình trạng này mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn, ăn thành nhiều lần trong ngày nhé.

4.3. Đau đầu thường xuyên

Đau đầu thường xuyên
Đau đầu thường xuyên

Do những thay đổi về nội tiết tố, những mệt mỏi, căng thẳng… đều khiến mẹ bị đau đầu. Để giảm tình trạng này mẹ hãy nghỉ ngơi và thư giãn, hãy thử ngồi ở một nơi yên tĩnh và tắt hết đèn.

4.4. Trí nhớ không tốt

Trí nhớ mẹ bầu lúc này không được tốt cho lắm. Do mẹ mang thai nên bộ não của mẹ cũng bị ảnh hưởng. Mẹ thường hay quên những việc bình thường, quên đồ vật … Mẹ hãy ghi lại những gì cần làm hay những gì cần ghi nhớ lại nhé để tránh quên mất những việc quan trọng cần làm mẹ nhé.

5. Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang tuần thai thứ 15

Mẹ bầu đã nghĩ được một cái tên nào đó được đặt cho bé chưa nhỉ? Nếu chưa thì mẹ hãy cùng bố bé thảo luận về vấn đề này đi nhé.

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy bổ sung cho cả mẹ và bé các chất dinh dưỡng cần thiết nhé. Vì bé đang trong quá trình phát triển nên tạm thời mẹ hãy tạm biệt chế độ ăn kiêng một thời gian nhé. Mẹ hãy chia và ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng axit trào ngược.

Bên cạnh đó mẹ bầu hãy bổ sung cho cả mẹ và bé các chất dinh dưỡng cần thiết nhé
Bên cạnh đó mẹ bầu hãy bổ sung cho cả mẹ và bé các chất dinh dưỡng cần thiết nhé

Nếu mẹ bầu vận động hoặc tập thể dục hãy chú ý lựa chọn những bài tập có tính an toàn và thoải mái mẹ nhé. Lúc này mẹ nên đi mua ít đồ rộng rãi để tiện cho việc di chuyển và sinh hoạt thường ngày.

Mẹ hãy chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vì mẹ dễ bị nổi mẩn nhất là ở vùng háng, dưới ngực và nách. Hãy thay đồ và tắm thường xuyên mẹ nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tuần thai thứ 15 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu của chúng ta có thật nhiều sức khỏe sẵn sàng bước vào những tuần thai kế tiếp.

Ốm nghén khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các mẹ bầu. Triệu chứng của nó đó là: buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Tình trạng này sẽ bắt đầu vào khoảng trước tuần thai thứ 9. Kết thúc vào khoảng trước tuần 12 đến 14. Ốm nghén là một dấu hiệu hết sức bình thường của các mẹ bầu khi mang thai. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm các thông tin cần thiết nhé!

1. Ốm nghén là gì?

Dấu hiệu này sẽ luôn gây khó chịu cho mẹ bầu suốt trong ngày chứ không chỉ vào mỗi sáng
Dấu hiệu này sẽ luôn gây khó chịu cho mẹ bầu suốt trong ngày chứ không chỉ vào mỗi sáng

Ở hầu hết các mẹ bầu khi mang thai đều mắc phải chứng ốm nghén này. Đó là cảm giác buồn nôn và đôi khi là nôn thật. Trong tiếng Anh triệu chứng này được gọi là “morning sickness”- nghén khi mang thai. Dấu hiệu này sẽ luôn gây khó chịu cho mẹ bầu suốt trong ngày chứ không chỉ vào mỗi sáng. Theo thống kế có đến khoảng 90% các mẹ bầu gặp phải chứng này ở nhiều mức độ khác nhau.

Một số nghiên cứu dù chưa có kết quả chính thức đã đưa ra rằng phụ nữ ít hoặc không có ốm nghén có tỉ lệ xảy thai cao. Cũng có ý kiến khác cho rằng ốm nghén là cách giúp mẹ bầu tránh các chất gây hại tiềm ẩn cho bé. Có một số cách để giảm tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai. Tình trạng này cũng vô cùng hiếm để dẫn đến biến chứng thai kì.

2. Ốm nghén khi mang thai xuất hiện từ tuần thứ mấy của thai kì?

Ốm  nghén khi mang thai là dấu hiệu cho biết rằng mẹ bầu đã có thai. Dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện trong 14 tuần đầu của thai kì.Thường bắt đầu trước tuần thứ 9. Tuy nhiên ở một số mẹ bầu thì dấu hiệu này liên tục theo mẹ trong suốt khoảng thời gian mang bầu. Mẹ bầu hãy tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ nhé!

3. Nguyên nhân của ốm nghén khi mang thai

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của tình trạng ốm nghén khi mang thai. Và mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu khi mang thai cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng có thể do một số thay đổi khi mẹ bầu mang thai dưới đây:

mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu khi mang thai cũng hoàn toàn khác nhau
Mức độ ốm nghén của mỗi mẹ bầu khi mang thai cũng hoàn toàn khác nhau
  • Do nồng độ hormone của mẹ bầu tăng trong mấy tuần đầu của thai kì. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất.
  • Do lượng đường trong máu của mẹ bầu bị giảm khi mang thai, đây cũng là một lí do để dẫn đến tình trạng này.
  • Do một số mùi nồng khó chịu hay thức ăn cay nóng… Và đôi khi là không có tác nhân nào mẹ bầu cũng có cảm giác buồn nôn.
  • Thông thường những mẹ bầu hay bị say tàu xe, dị ứng với các mùi nồng khó chịu, đau nửa đầu … dễ mắc phải chứng này.

Chứng này ở một số me bầu là khác nhau giữa các lần mẹ mang thai. Nếu mẹ bầu mang thai đứa đầu bị ốm nghén nặng thì đến bé sau tình trạng nghén này có thể sẽ giảm nhẹ đi.

Bên cạnh đó có một số tình trạng hiếm gặp gây buồn nôn hoặc nôn kéo dài bởi một số bệnh lí không liên quan. Đó là các bệnh như bệnh tuyến giáp, gan hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Một số yếu tố khác dẫn đến tình trạng ốm nghén nặng hơn 

  • Mang thai lần đầu tiên.
  • Mang thai bé gái.
  • Mang thai đôi hoặc ba.
  • Trước đây đã từng bị ốm nghén nặng.
  • Di truyền của gia đình có tiền sử ốm nghén nặng.
  • Tiếp xúc với estrogen –trước khi mang thai có dùng thuốc tránh thai.
  • Béo phì ( chỉ số BMI hơn hoặc bằng 30).
  • Cơ thể quá yếu.
  • Tâm lí dễ căng thẳng, dễ xúc động.

5. Một số biến chứng của ốm nghén

Mẹ bầu dễ dẫn đến chán ăn trong khoảng thời gian này do mẹ liên tục buồn nôn và nôn.. Tuy nhiên chứng này không gây ảnh hưởng gì đến bé trong bụng mẹ nên mẹ không cần phải lo lắng. Nếu nghén nhẹ thì không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Ở một số mẹ bầu còn dẫn đến tình trạng sụt cân vì cảm giác buồn nôn và nôn kéo dài. Chứng này có tên tiếng anh là  (Hyperemesis Gravidarum – HG) – hội chứng ốm nghén nặng. Nếu không kịp thời khắc phục có thể dẫn đến cơ thể mất nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

6. Nếu mẹ bầu có những biểu hiện sau đây hãy liên lạc ngay với bác sĩ nhé

  • Nôn liên tục, nôn nhiều và không thể kiểm soát.
  • Mẹ bầu bị sút cân từ 1 đến 2kg trở lên.
  • Cơ thể bị sốt.
  • Tiểu rắt, nhiều lần, nước tiểu sẫm màu.
  • Đầu óc choáng váng, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh hơn thường.
  • Nôn ra máu.
  • Buồn nôn và nôn dữ dội ở các tam nguyệt thứ 2.
  • Thường xuyên đau đầu, đau bụng.
  • Xuất huyết hoặc có máu âm đạo.

7. Một số cách điều trị tình trạng ốm nghén

Mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhé
Mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhé

Mẹ bầu hãy thử thay đổi nếp sống và chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng này. Nhưng nếu không có hiệu quả thì hãy hỏi bác sĩ và có thể dùng một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng histamine: Giúp mẹ bầu giảm buồn nôn và say tàu xe.
  • Thuốc Phenothiazine: Giúpmẹ bầu kiểm soát được các cơn buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng.
  • Thuốc Metoclopramide (Reglan): Giúp dạ dày mẹ  đẩy nhanh thức ăn vào ruột và chống buồn nôn, ói mửa.
  • Thuốc kháng axit: Giúp hấp thụ axit dạ dày và giúp ngăn ngừa trào ngược axit trong thực quản.

Tuy nhiên khi dùng bất cứ loại nào mẹ bầu cũng nên thao khảo ý kiến bác sĩ một cách kĩ lưỡng nhé.

8. Một số lời khuyên khác dành cho mẹ

Nước chanh bạc hà vừa mát vừa dễ uống cho mẹ bầu ốm nghén
Nước chanh bạc hà vừa mát vừa dễ uống cho mẹ bầu ốm nghén
  • Mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Hãy uống nhiều nước trước và cả sau bữa ăn. Mẹ bầu có thể uống các loại nước có mùi nhẹ như nước chanh, nước cam, bạc hà…
  • Nếu trong nhà có những mùi khiến mẹ khó chịu thì mẹ hãy tạm thời loại bỏ nhé.
  • Hãy luôn để nhà cửa được thông thoáng.
  • Mẹ bầu hãy tránh ngửi các mùi khói thuốc lá và thức ăn cay nóng.
  • Uống thêm vitamin bổ sung.
  • Tránh ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt.

Nếu tất cả những biện pháp này không giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng ốm nghén khi mang thai thì mẹ hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ nhé mẹ bầu. Tuy là triệu chứng hết sức bình thường của mang thai nhưng mẹ bầu cũng đừng chủ quan nhé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chứng thai nghén được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ bầu có thật nhiều sức khỏe sẵn sàng bước vào những tuần thai kế tiếp.

Vậy là mẹ bầu đã đến tuần thai thứ 36 rồi sao? Chà, vậy là chỉ còn 4 tuần nữa mẹ bầu có thể gặp em bé rồi. Thật là háo hức phải không nào? Nhưng mà ở tuần thai này cũng có những vấn đề đáng quan tâm dành cho mẹ bầu đấy! Hãy cùng tìm hiểu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 35

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

tuần thai thứ 36
Tuần thai thứ 36 và những vấn đề cần quan tâm

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 36

Bước vào tuần thai thứ 36 thuộc Tam cá nguyệt thứ 3. Đa số các mẹ bầu đều hay có những triệu chứng thường gặp sau:

1.1. Bụng bị ngứa

Trong giai đoạn sắp sinh, bụng mẹ bầu dần lớn khiến phần da bụng thường xuyên bị khô đi. Tình trạng khô da này là nguyên nhân chính dẫn đến việc ngứa bụng. Do đó mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Và chọn cho mình những sản phẩm chăm sóc da thật tốt nhé!

Bụng bị ngứa
Bụng bị ngứa

1.2. Dịch âm đạo có máu

Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều dịch âm đạo hơn. Thế nhưng ở tuần thai thứ 36 này, mẹ bầu có thể sẽ xuất hiện dịch âm đạo màu nâu hoặc lẫn máu bên trong dịch. Thế nhưng đừng lo lắng các mẹ bầu nhé! Ở giai đoạn này tử cung mẹ bầu nhạy cảm hơn. Và có thể chảy máu do sự di chuyển của thai nhi.

1.3. Đi tiểu nhiều lần

Ở tuần thai thứ 36 này, chắc hẳn mẹ bầu cũng cảm nhận được bụng mình to lên không ít rồi phải không nào? Đó cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay buồn tiểu đấy! Tuần thai này em bé đã tụt xuống vị trí xương chậu. Sức nặng của bé tạo áp lực lên bàng quang. Từ đó khiến mẹ bầu hay buồn tiểu, thậm chí són tiểu nữa. Nhưng đừng vì vậy mà mẹ bầu uống ít nước đi đấy nhé. Hãy cố lên nào mẹ bầu, chúng ta gần tới đích rồi.

Mẹ không được lười uống nước đâu nhé
Mẹ không được lười uống nước đâu nhé

1.4. Táo bón

Ở tuần này, hiện tượng sa bụng xuất hiện ở mẹ bầu. Do đó em bé tụt xuống dưới phần xương chậu và chèn vào đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến chứng táo bón ở đại đa số các mẹ bầu. Táo bón không gây nguy hại gì. Nhưng điều này dẫn đến việc khó khăn trong sinh hoạt của các bà bầu. Ăn nhiều chất xơ và vận động sẽ giúp cho tình trạng táo bón được giảm bớt đấy

1.5. Đau bụng

Ở những tháng cận sinh như thế này, mẹ bầu sẽ gặp phải các cơn Braxton-Hicks thường xuyên hơn. Các cơn đau này sẽ giúp cho mẹ bầu và tử cung quen với việc sinh nở hơn. Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy các vùng ở xương chậu hay ở thắt lưng thường xuyên đau. Điều này là do các cơ và khớp trên cơ thể mẹ bầu đang giãn ra vào những ngày cận sinh.

2. Sự phát triển của bé ở tuần thai thứ 36

Hãy cùng xem bé hôm nay phát triển thế nào rồi nhé!

2.1. Trọng lượng của bé ở tuần thai thứ 36

Trọng lượng của bé ở tuần thai thứ 36
Trọng lượng của bé ở tuần thai thứ 36

Vào thời điểm này, bé đã nặng như một trái đu đủ trong bụng mẹ rồi đấy. Bé đã cao khoảng 50cm và nặng khoảng 3kg rồi. Vào thời điểm này, các cơ quan của bé gần như hoàn thiện. Bé đã trở nên hồng hào với đôi má phúng phính rồi đấy.

2.2. Thính giác phát triển

Tuần thai thứ 36 này, đôi tai của bé dần hoàn thiện rồi đấy mẹ bầu ơi. Ở những tuần cuối trong thai kỳ này là lúc thính giác của bé phát triển nhất. Bé thậm chí có thể nhận ra giọng nói của mẹ nữa đấy.

2.3. Lớp sáp biến mất

Lớp sáp bôi trơn bao quanh thân thể bé đang dần tách ra. Bé yêu sẽ ăn những lớp sáp và lông tơ cùng những chất khác. Lúc này hệ tiêu hóa của bé sẽ bắt đầu những lần hoạt động đầu tiên trong đời và cho ra phân su ngay trong bụng mẹ

Lớp sáp bôi trơn dần tách ra vào tuần thai thứ 36
Lớp sáp bôi trơn dần tách ra vào tuần thai thứ 36

2.4. Xương mềm

Trong quá trình mang thai, các xương, sụn của bé vẫn còn mềm. Đặc biệt là phần xương sọ của bé. Điều này giúp cho em bé dễ dàng qua được kênh sinh. Sau khoảng vài năm từ ngày chào đời, khung xương của bé sẽ trở nên cứng cáp hơn.

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 36

Để xem trong tuần 36 này, mẹ bầu sẽ nhận được những lời khuyên gì nào?

3.1. Quan sát chuyển động của bé

Ở tuần thai thứ 36, bé sẽ chuyển động ít đi do không gian trong tử cung chật. Tuy nhiên mẹ bầu cũng phải theo dõi chuyển động của bé yêu mỗi ngày. Nếu như em bé chuyển động ít đi một cách bất thường hay không thấy chuyển động, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

3.2. Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng

Vào tháng cuối thai kỳ, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng. Mặc dù cơ thể mẹ bầu khá mệt mỏi, nặng nề. Nhưng mẹ bầu hãy tìm và tập các bài tập vận động tay chân nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho máu trong cơ thể mẹ bầu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra ông bà ta cũng hay nói các bà bầu vận động nhiều sẽ dễ sinh hơn.

3.3. Thêm vitamin B6 và DHA vào bữa ăn

Tuần thứ 36 trong thai kỳ là lúc bé yêu phát triển tốt nhất về mặt trí não. Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong phát triển hệ thần kinh và trí não của trẻ. Ngoài ra đây còn là một nguyên liệu sản xuất ra protein từ đó sản sinh các tế bào sống. Vitamin B6 có rất nhiều trong nhiều thực phẩm với giá thành rẻ như chuối, bơ, yến mạch, lúa mì, cà chua đấy

Bên cạnh đó trong giai đoạn này DHA là không thể thiếu cho bé yêu. Axit béo này giúp cho trẻ thông minh và sáng mắt. Thế nên mẹ bầu có thể tìm đến các nguồn DHA dồi dào có trong các loại cá, trứng và các loại hạt.

Tìm hiểu thêm tại: “BỎ TÚI” THỰC ĐƠN NGON, BỔ, RẺ MỖI NGÀY CHO MẸ BẦU

Thêm vitamin B6 và DHA vào bữa ăn
Thêm vitamin B6 và DHA vào bữa ăn

3.4. Chuẩn bị hành trang đi sinh

Ngày dự sinh gần tới gần, mẹ bầu phải tranh thủ hành trang “vượt cạn” thôi nào. Ở tuần thai thứ 36 này mẹ bầu và gia đình nên cùng nhau lên kế hoạch chi tiết những vật dụng cần phải đem theo. Tuy đây là chuyến “vượt cạn” của cả mẹ và bé nhưng mẹ bầu không cần phải “mang cả ngôi nhà” theo đâu nhé. Chỉ cần đem những vật dụng thật cần thiết như , quần áo rộng rãi cho mẹ và bé, khăn mềm mại, lược chải tóc, bình sữa.

Vậy là ngày sinh lại tới gần thêm một chút với mẹ bầu của chúng ta. Chắc hẳn mẹ bầu và gia đình đang hồi hộp lắm nhỉ? Chúc cho mẹ bầu và em bé vượt cạn thật thành công và mạnh khỏe.

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 37

Tham khảo: Mang thai tuần 36: Mẹ bầu nên chăm chút bản thân nhiều hơn

Giỏ hàng 0