Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai nhi tuần thứ 18 và lời khuyên dành cho mẹ bầu

Bước sang tuần thai nhi thứ 18 mẹ bầu sẽ có những cảm nhận rõ hơn về sự thay đổi của bé. Đây là khoảng thời gian bé có sự phát triển mạnh về các giác quan. Vậy thai nhi tuần thứ 18 có những thay đổi gì? Mẹ bầu có những lời khuyên gì? Mẹ ơi cùng tìm hiểu nhé!

Thai nhi tuần thứ 17

Thai nhi tuần thứ 19

1. Kích thước thai nhi tuần thứ 18

Thai nhi tuần thứ 18 vẫn tiếp tục phát triển nhanh về kích thước. Bước sang tuần này bé nặng khoảng 240 gram. Chiều dài khoảng 15 cm tính từ đầu đến mông bé.

2. Thai nhi tuần thứ 18 phát triển thế nào?

Thai nhi tuần thứ 18 phát triển thế nào?
Thai nhi tuần thứ 18 phát triển thế nào?

Tai bé đã hoàn thiện hơn và di chuyển vào đúng vị trí. Thính giác của bé cũng được hình thành và phát triển hơn trước. Lúc này bé yêu của mẹ bầu có thể được các âm thành bên ngoài như tiếng còi xe, tiếng nhạc… Và đặc biệt là bé có thể nghe và nhận ra giọng nói của mẹ. Vì thế mẹ hãy tích cực trò chuyện với bé nhiều hơn nhé.

Bé yêu của mẹ bầu đã có mũi. Lông mi cũng mọc để giúp bé bảo vệ đôi mắt. Mắt bé vẫn nhắm nghiền trong tuần này. Tuy nhiên bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng chiếu qua bụng mẹ. Tóc bé đã bắt đầu mọc nhưng vẫn còn rất mỏng và thưa.

Ngón tay và ngón chân của bé đã phát triển và nhìn rõ ràng hơn. Dưới lớp da mỏng của bé có thể thấy các mạch máu đang được hình thành.

Bé yêu của mẹ bầu vô cùng hiếu động trong tuần này. Bé liên tục chuyển động như nhào lộn, uốn chân tay, đạp chân, duỗi người vô cùng thuần thục. Nếu cảm nhận kĩ mẹ bầu có thể thấy được các chuyển động này. Vào những tuần tiếp theo thì các hoạt động này sẽ nhiều hơn. Mẹ có thể cảm nhận được “ thai máy ” trong tuần thứ 20.

3. Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Những thay đổi của mẹ bầu khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

3.1. Rạn da

Do kích thước thai nhi ngày một lớn vì thế vết rạn trên bụng mẹ sẽ ngày một lớn hơn. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ chăm sóc da rồi đấy nhé. Mẹ hãy sử dụng dầu dừa hoặc kem dưỡng ẩm để cải thiện mẹ nhé.

3.2. Phù chân

Do cơ thể mẹ tăng tích nước ở các mô khiến mẹ bị phù chân. Mẹ không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ mẹ nhé. Hãy gác chân lên cao một chút để giảm bớt tình trạng này.

3.3. Những cơn đau tức

Khi đổi tư thế sau một ngày dài vận động mẹ sẽ cảm nhận được những cơn đau tức. Những cơn này sẽ xuất hiện ở vùng bụng dưới. Do sự phát triển của bé ngày một lớn đã gây sức ép lên tử cung và lên dây chằng của mẹ. Vì thế mẹ thường xuyên xuất hiện các cơn đau. Tuy là những cơn đau bình thường của thai kì nhưng nếu mẹ cảm thấy quá đau thì hãy liên lạc với bác sĩ để được giúp đỡ nhé.

Do mẹ đang mang bầu nên cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác và  đội mũ rộng vành. Bên cạnh đó hãy  sử dụng kem chống nắng  khi mẹ ra ngoài.

Những cơn đau tức khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Những cơn đau tức khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

Mẹ sẽ thấy lòng bàn tay mẹ đỏ hơn do estrogen trong cơ thể mẹ tăng. Đừng lo lắng vì đây là biểu hiện hết sức bình thường khi mang bầu mẹ nhé.

4. Một số vấn đề mẹ gặp khi bước sang tuần thai thứ 18

4.1 Chảy máu chân răng

Mẹ hãy vệ sinh răng miệng đúng cách mẹ bầu nhé. Vì những thay đổi của các nội tiết khi mang thai khiên mẹ dễ bị viêm và chảy máu răng. Khi đánh răng mẹ hãy đánh nhẹ nhàng và thường xuyên vệ sinh răng miệng nhé.

4.2. Chuột rút ở chân

Mẹ bầu có thể xuất hiện những cơn chuột rút khi mẹ đang ngủ. Đây là một vấn đề hết sức lưu tâm vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng mẹ hãy duỗi chân ra khi ngủ nhé để bớt cảm giác khó chịu.

Chuột rút ở chân khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Chuột rút ở chân khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

4.3. Đầy bụng, chướng hơi

Do những thay đổi khi mang thai nên mẹ bầu luôn có cảm giác đầy bụng và chướng hơi. Mẹ hãy thư giãn thoải mái nhé vì nếu tinh thần căng thẳng mẹ sẽ nuốt không khí nhiều hơn. Vì thế tình trạng nãy sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

5. Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang tuần thai thứ 18

Bước sang tuần thai thứ 18 các cơn ốm nghén đã giảm dần. Vì thế mẹ hãy ăn uống đa dạng gồm nhiều các loại chất có chứa carbon hydrate, các loại trái cây và rau củ quả. Bổ sung  protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong…

Mẹ hãy ăn thêm cá hồi vì đây là loại cá chứa nhiều a-xít béo omega-3. Dưỡng chất này rất  cần thiết cho sự phát triển của não và mắt bé.

Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18
Lời khuyên dành cho mẹ khi bước sang kì thai nhi tuần thứ 18

Một số mẹ bầu sẽ xuất hiện chứng chóng mặt khi mẹ thay đổi tư thế do huyết áp của mẹ khi mang thai không được ổn định. Vì thế khi thay đổi tư thế mẹ nên cẩn trọng hơn. Hãy từ từ đứng dậy và di chuyển để tránh mất thăng bằng mẹ nhé.

Mẹ hãy tập thể dục đều đặn để giảm các cơn đau và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Hãy luôn để tinh thần được thư giãn thoải mái mẹ bầu nhé. Bên cạnh đó mẹ hãy đi khám thai định kì để bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của bé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tuần thai thứ 18 được gửi đến mẹ bầu. Chúc mẹ luôn mạnh khỏe và có tinh thần thật tốt để bước vào các tuần thai kì kế tiếp nhé!

Đọc tiếp: Thai nhi tuần thứ 19

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai nhi tuần thứ 18 và lời khuyên dành cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0