Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn được không? Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ. Cùng theo dõi bài viết để có câu trả lời chính xác nhé!

Bầu ăn lươn được không? Được mẹ ơi
Bầu ăn lươn được không? Được mẹ ơi

1. Giải đáp thắc mắc bầu ăn lươn được không?

Thịt lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và được rất nhiều người yêu thích. Nếu mẹ bầu thắc mắc bầu ăn lươn được không? Câu trả lời là có nhé! Bởi lươn là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: các loại vitamin, protein, photpho,…

Bầu ăn lương được không
Bầu ăn lương được không

Đối với mẹ bầu, việc ăn lươn không chỉ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mà nguồn thực phẩm này còn giúp mẹ đảm năng lượng để nuôi dưỡng “thiên thần bé nhỏ” trong bụng.

2. Những lợi ích tuyệt vời của thịt lươn đối với sức khỏe mẹ bầu

Các món ăn từ thịt lươn không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu. Và để mẹ có thể tự tin giải đáp thắc mắc bà bầu ăn lươn được không, Góc của mẹ sẽ chia sẻ những lợi ích cụ thể của thịt lươn ngay trong phần dưới đây nhé!

2.1. Tăng cường năng lượng cho cơ thể mẹ bầu

Mẹ có biết, cứ trong 100g thịt lươn thì chứa khoảng 303 calo. Thế nên, khi mẹ ăn thịt lươn sẽ được bổ sung thêm năng lượng cần thiết để hỗ trợ duy trì các hoạt động hàng ngày.

Đồng thời với nguồn năng lượng dồi dào từ thịt lươn sẽ giúp mẹ giảm tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ. Vì vậy, nếu mẹ còn băn khoăn bà bầu ăn lươn được không, thì tất nhiên là có nhé!

Lươn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu
Lươn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ bầu

2.2. Giúp xương chắc khỏe

Mang thai là một hành trình dài, suốt 9 tháng 10 ngày em bé sẽ được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ. Sự lớn lên hàng ngày của bé là niềm hạnh phúc của mẹ. Nhưng đôi khi mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi cơ thể ngày càng nặng nề hơn.

Lươn được xem là nguồn cung cấp photpho lý tưởng cho mẹ. Trong thời gian mang bầu, nếu mẹ thường xuyên ăn các món ăn chế biến từ lươn sẽ đảm bảo xương chắc và khỏe mạnh hơn.

Thịt lươn mang đến nguồn photpho lý tưởng cho mẹ bầu
Thịt lươn mang đến nguồn photpho lý tưởng cho mẹ bầu

2.3. Nguồn cung cấp protein và vitamin dồi dào

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các khối tế bào trong cơ thể để duy trì năng lượng và sự sống. Theo nguồn wiki chỉ ra rằng cứ mỗi 100g thịt lươn có chứa 18.4g đạm. Thế nên mẹ bầu ăn thịt lươn sẽ cung cấp nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Từ đó đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ.

Thịt lươn chứa rất nhiều protein và vitamin tốt cho mẹ bầu
Thịt lươn chứa rất nhiều protein và vitamin tốt cho mẹ bầu

Thêm vào đó lươn cũng là thực phẩm rất giàu vitamin với hàm lượng vitamin B12, vitamin A cao. Vì vậy, khi mẹ ăn các món ăn chế biến từ thịt lươn có thể bổ sung cho cơ thể nguồn vitamin “qúy báu” này, giúp tăng chất chống oxy hóa trong cơ thể và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng.

Ngoài ra, nhóm vitamin này còn giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ sinh non, em bé bị thiếu cân, hạn chế các dị tật ống thần kinh. Như vậy với những công dụng tuyệt vời này, chắc mẹ đã không còn thắc mắc bầu ăn lươn được không đúng không nào!

2.4. Cải thiện cơ bắp giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh

Thiên thần nhỏ trong bụng lớn lên từng ngày và cơ thể mẹ cũng theo đó mà trở nên chậm chạp hơn một chút. Thế nhưng mẹ đừng quá lo lắng, với việc ăn thịt lươn mẹ bầu sẽ cải thiện được sức khỏe cơ bắp, kiểm soát được cân nặng và hạn chế tích mỡ trong thai kỳ nhờ công dụng của Acginin.

Ăn lươn giúp mẹ bầu có cơ bắp dẻo dai khỏe mạnh
Ăn lươn giúp mẹ bầu có cơ bắp dẻo dai khỏe mạnh

Acginin là một loại axit amino trong thịt lươn có công dụng kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể. Từ đó giúp mẹ hạn chế nguy cơ ung thư vú nhờ cơ chế ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính.

Xem thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không?

Bầu 3 tháng cuối uống sữa tươi không đường được không?

3. Mách mẹ cách ăn lươn đúng cách và hiệu quả

Bầu ăn lươn được không? Dĩ nhiên là được mẹ nhé! Nhưng vì lươn là động vật sống trong bùn lầy và ăn tạp. Do đó khi sử dụng mẹ cần lưu ý một số điểm sau để vừa có món ăn ngon lại đảm bảo an toàn.

Mẹ bầu sử dụng thịt lươn tươi để chế biến những món ăn thơm ngon
Mẹ bầu sử dụng thịt lươn tươi để chế biến những món ăn thơm ngon
  • Nên chọn mua lươn ở những địa chỉ uy tín, không nên chọn mua con đã ươn hoặc chết vì khi đó lươn có thể sản sinh ra Histamin, một loại chất gây hại cho cơ thể con người.
  • Khi chế biến các món ăn từ thịt lươn, mẹ cần sơ chế lươn với muối để loại bỏ chất nhầy. Sau đó nấu chín kỹ trước khi sử dụng.
  • Mẹ không nên kết hợp lươn với các thực phẩm có tính mát như: dưa hấu, khổ qua,… vì khi kết hợp các nhóm thực phẩm này rất có khả năng gây tiêu chảy.
  • Mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, có tiền sử dị ứng thì không nên sử dụng thịt lươn mẹ nhé. Ngoài ra, nếu mẹ đang gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu thì cũng không nên ăn thịt lươn vào thời điểm này.
  • Đồng thời, mẹ cũng chỉ nên bổ sung lươn với một lượng vừa phải. Nên kết hợp nhiều loại thực phẩm để làm đa dạng thực đơn dinh dưỡng trong thai kỳ. Từ đó giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, “nhàn tênh” để sẵn sàng chào đón thành viên mới của gia đình.

4. Gợi ý một số món từ lươn siêu hấp dẫn cho mẹ bầu

Để chế biến thịt lươn thành nhiều món ăn đa dạng hấp dẫn, mẹ có thể tham khảo một số công thức món ăn dưới đây nhé!

4.1. Lươn nướng ống tre

Nguyên liệu gồm có:

  • Lươn đồng: 1kg
  • Ống tre: 2 ống
  • Sả: 5 củ
  • Bột nghệ: 70g
  • Bún: 500g

Cách thực hiện như sau

Bước 1: Mẹ vệ sinh sạch sẽ lươn, làm sạch ruột rồi đem đi ướp cùng nghệ, mì chính, muối, đường, sả, ớt trong khoảng 20 phút.

Bước 2: Sau đó mẹ cho phần lươn đó vào ống tre và nướng cho đến khi chín.

Bước 3: Dùng dao tách ống tre làm đôi để thưởng thức thịt lươn nướng thơm ngon.

Cách làm lươn nướng ống tre đơn giản
Cách làm lươn nướng ống tre đơn giản

Lưu ý: Để thực hiện món ăn này, ống tre cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng. Sử dụng nước rửa rau củ Mamamy sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ. Với thành phần lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên, nước rửa rau củ có thể lấy đi những vi khuẩn gây hại. Từ đó giúp mẹ chế biến được món ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng hơn.

Nước rửa rau củ Mamamy lành tính an toàn cho mẹ và bé
Nước rửa rau củ Mamamy lành tính an toàn cho mẹ và bé

4.2. Cháo lươn hạt sen

Cháo lươn hạt sen là một món ăn rất bổ dưỡng, để chế biến món ăn này, mẹ cùng vào bếp với Góc của mẹ nhé!

Nguyên liệu gồm có:

  • Lươn đồng: 500g
  • Hạt sen
  • Gạo tẻ: 1 bát

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Lươn mua về, mẹ dội nước sôi sau đó tuốt sạch nhớt cùng muối và chanh.

Bước 2: Cắt đầu làm sạch ruột, chặt khúc vừa ăn. Sau đó mẹ đem luộc lươn với gừng để khử mùi tanh.

Bước 3: Vo gạo và nấu cháo hạt sen.

Bước 4: Mẹ phi thơm hành tỏi và cho lươn vào xào cùng một ít gia vị.

Bước 5: Sau khi cháo chín, mẹ cho thịt lươn vừa xào vào và nêm nếm gia vị cùng một chút hành ngò để thưởng thức nhé!

Tô cháo lươn hạt sen giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu
Tô cháo lươn hạt sen giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản mẹ đã có thể thưởng thức món cháo lươn bổ dưỡng. Vậy bầu ăn cháo lươn được không? Tất nhiên là có rồi mẹ ơi!

Thông quan bài viết trên đây, Góc của mẹ vừa giải đáp chi tiết thắc mắc bầu ăn lươn được không và những lưu ý quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp mẹ xây dựng được một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ có thể để lại bình luận phía dưới để được phản hồi sớm nhất nhé!

Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết câu trả lời chính xác nhé!

1. Giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không?

Mẹ thắc mắc, bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu nên tránh ăn các loại cua hoặc các thực phẩm được chế biến từ cua trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi mặc dù những món ăn như bún riêu cua có giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, các dưỡng chất này lại không phù hợp với đặc điểm cơ thể của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu cua được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu cua được không?

Nguyên nhân là bởi trong cua có thể chứa một số độc tố nguy hiểm cho mẹ bầu và bào thai. Điển hình trong đó phải kể đến như thủy ngân, PCBs (Polychlorinated Biphenyls), dioxins,…

Xem thêm: Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua?

2. Lý do mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn bún riêu?

Như mẹ đã biết trong thịt cua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy tại sao khi hỏi bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không, thì câu trả lời lại là “không” mẹ nhỉ. Lý do cụ thể như sau:

Đối với cua biển

  • Môi trường biển hiện nay càng ngày càng ô nhiễm. Vì thế chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới hải sản sống trong nước. Các loại hải sản sẽ có khả năng nhiễm chất động hại như thủy ngân, PCBs, dioxins,…
  • Theo các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, thịt cua biển có thể chứa lượng thủy ngân từ 0,21 – 0,33mg/kg. Nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn phải cua biển có thủy ngân, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động của bé sau này.
  • Mặt khác, thịt cua cũng chứa lượng cholesterol cao, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.
Cua biển có tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu không?
Cua biển có tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu không?

Đối với cua đồng

  • Theo Đông y, bún riêu cua làm từ cua đồng là thực phẩm có tính mặn có thể gây máu bầm. Vì vậy nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu cua, các thành phần trong thịt cua có thể gây ra những tác động xấu đến thai nhi.
  • Ngoài ra, cua đồng cũng rất dễ gây dị ứng. Do đó vào thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ cua. Bởi mẹ có thể gặp phải một số vấn đề không mong muốn như: mề đay, sốc phản vệ,… Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn cua đồng được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn cua đồng được không?

3. Khi nào mẹ bầu có thể ăn bún riêu?

Như vậy, mặc dù bún riêu cua là một món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không, thì vẫn là không nhé! Kể từ tháng thứ 4, khi sự phát triển của thai nhi đã ổn định hơn. Mẹ có thể thưởng thức món ăn này với lượng vừa phải. Và đặc biệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mẹ nhé! Dưới đây là một số lưu ý khi ăn bún riêu cua, mẹ bầu cần lưu ngay.

Thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn bún riêu
Thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn bún riêu
  • Nên chọn mua cua tươi ngon, có địa chỉ uy tín để nấu nồi bún riêu cua thơm ngon tại nhà.
  • Trong thai kỳ, mẹ đặc biệt không nên ăn cua hoặc hải sản sống. Điều này có thể gây nhiễm khuẩn và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Không ăn bún riêu trước hoặc sau khi ăn trái hồng hoặc uống trà. Bởi khi kết hợp chung những thực phẩm này có thể khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa.
  • Đối với các mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc bị dị ứng thịt cua thì không nên ăn bún riêu. Mẹ có thể thay thế bằng món bún riêu cua chay thanh đạm.
  • Mặc dù sau 3 tháng đầu mẹ đã có thể ăn bún riêu. Tuy nhiên mẹ cũng nên sử dụng với lượng vừa đủ. Mẹ chỉ nên ăn tối đa 200g thịt cua mỗi tuần.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không?

4. Gợi ý một số món chay để mẹ đỡ cơn nghiền cua trong 3 tháng đầu

Như đã chia sẻ ở trên bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Nên hạn chế nhé mẹ ơi. Vậy nếu mẹ quá “nghiền” hương vị của thịt cua thì phải làm sao? Dưới đây Góc của mẹ sẽ gửi đến mẹ một số công thức món chay giúp mẹ vượt qua cảm giác thèm này.

4.1. Bún riêu cua chay

Để nấu bún riêu chay, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Bún tươi: 500g
  • Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm đông cô (mỗi loại 100g)
  • Chả lụa chay, đậu hũ chiên
  • Cà chua, bắp chuối bào, giá, hành, ngò, rau muống bào
  • Các gia vị như: dầu ăn, nước me, tiêu, màu điều, hạt nêm chay
  • Sữa đậu nành: 1 lít

Cách làm như sau:

Bước 1: Mẹ cần sơ chế nguyên liệu sạch sẽ trước khi chế biến. Với các loại rau củ mẹ nên vệ sinh bằng nước rửa rau củ Mamamy. Loại nước rửa lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ giúp mẹ loại bỏ các tác nhân gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nước rửa rau củ Mamamy bạn đồng hành cùng mẹ bầu
Nước rửa rau củ Mamamy bạn đồng hành cùng mẹ bầu

Bước 2: Làm riêu cua

Cho 1 lít nước đậu nành lên bếp, đun ở lửa nhỏ. Sau đó mẹ cho nước me vào để tạo kết tủa. Khi kết tủa nổi lên mẹ vớt ra để làm riêu.

Bước 3: Nấu bún riêu

Mẹ cho 2 muỗng canh dầu vào bếp, phi thơm tỏi băm, sau đó cho cà chua và màu điều vào xào sơ.

Tiếp đó mẹ cho 2 lít nước vào rồi cho chả, đậu hũ, nấm vào đun sôi khoảng 10 phút. Sau đó mẹ nêm gia vị vừa ăn. Sau khi nước sôi trở lại mẹ cho riêu chay vào và rắc hành ngò lên và tắt bếp. Lúc này tô bún riêu chay thơm ngon đã sẵn sàng để mẹ thưỏng thức.

Bún riêu chay siêu ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bún riêu chay siêu ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

4.2. Canh cua đồng chay

Để nấu canh cua đồng chay mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Sữa đậu nành: 700ml
  • Nấm rơm: 100g
  • Me: 1 hộp
  • Rau đay,  mướp, hành lá, mồng tơi
  • Gia vị: Muối, đường, hạt nêm chay
Nguyên liệu nấu canh cua đồng chay
Nguyên liệu nấu canh cua đồng chay

Cách làm đơn giản gồm những bước như sau:

Bước 1: Mẹ cho sữa đậu nành vào nồi, bật bếp đun với lửa nhỏ.

Bước 2: Cho một ít mẹ vào chén nhỏ, thêm nước sôi vào để giã tan me. Mẹ lưu ý là nên dùng ít me thôi nhé, nếu không canh sẽ chua không giữ được vị ngọt. Sau đó mẹ cho nước me qua rây lọc vào sữa đậu nành đang ấm trên bếp để tạo kết tủa. Lúc này những mảng đậu nành nổi lên nhìn rất giống riêu cua.

Bước 3: Mẹ nêm gia vị vừa ăn cho nồi canh.

Bước 4: Đợi nước canh sôi mẹ cho hỗn hợp rau vừa chuẩn bị vào nồi. Vậy là mẹ đã có được một nồi canh cua đồng chay siêu chất lượng rồi nhé!

Canh cua đồng rất thích hợp cho mẹ bầu 3 tháng
Canh cua đồng rất thích hợp cho mẹ bầu 3 tháng

Như vậy với những thông tin ở trên, chắc hẳn mẹ đã biết câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Góc của mẹ hy vọng với những gì mình vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ lựa chọn được thực đơn dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận ở phía dưới để Góc của mẹ có thể phản hồi sớm nhất tới mẹ nhé!

Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho những câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Trả lời thắc mắc, bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không?

Mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Câu trả lời là có nhé! Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn bơ. Đây là loại quả rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.

Mẹ nên bổ sung bơ vào thực đơn hàng ngày trong thai kỳ
Mẹ nên bổ sung bơ vào thực đơn hàng ngày trong thai kỳ

Đặc biệt, quả bơ còn chứa folate và kali là những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó, quả bơ còn là nguồn cung cấp chất béo tốt giúp cải thiện hệ tiêu hóa và chất lượng giấc ngủ cho mẹ trong suốt thai kỳ.

2. Những lợi ích tuyệt vời của quả bơ mà mẹ không nên bỏ qua

Nhờ chứa thành phần dinh dưỡng dồi dào, quả bơ là một trong số những loại trái cây được các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bởi quả bơ có rất nhiều công dụng tuyệt vời như:

2.1. Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu thường có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Ngoài protein, thì nhu cầu về một số vitamin và khoáng chất của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là folate, magie và vitamin C.

Quả bơ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Quả bơ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Quả bơ với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất cần thiết cho mẹ bầu như: vitamin K, vitamin C, folate,… Trong đó folate đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa khả năng xảy ra dị tật ống thần kinh xảy ra ở thai nhi. Chỉ với nửa quả bơ sẽ cung cấp khoảng 14 % nhu cầu folate hàng ngày cho mẹ bầu trong thai kỳ.

2.2. Quả bơ cung cấp chất xơ cho cơ thể

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Chất xơ sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Đồng thời, việc thêm các thực phẩm giàu chất xơ như quả bơ vào chế độ ăn uống trong thai kỳ còn giúp mẹ giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

Bơ giúp mẹ bầu 3 tháng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Bơ giúp mẹ bầu 3 tháng cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Mẹ có biết, chỉ với nửa quả bơ (khoảng 100 gram) đã cung cấp 7 gram chất xơ cho cơ thể. Chiếm đến 25% tổng giá trị chất xơ mà mẹ bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bổ sung hàng ngày (28 gram). Thế nên, mẹ hãy chăm chỉ sử dụng loại quả này trong thai kỳ nhé!

2.3. Bơ cung cấp chất béo tốt, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Hoàn toàn được nhé! Bởi quả bơ chứa nhiều chất béo tốt (nhóm chất béo không bão hòa đơn) có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạnh. Hỗ trợ mẹ bầu điều chỉnh lượng đường trong máu, tạo cảm giác no lâu. Bên cạnh đó, nhóm chất béo trong quả bơ này còn giúp mẹ cải thiện chất lượng giấc ngủ rất hiệu quả.

2.4. Bà bầu ăn bơ giúp duy trì huyết áp, ổn định đường huyết

Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không, dĩ nhiên là được nhé! Quả bơ rất giàu magie và kali. Đây đều là những nhóm chất rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Không những vậy, sử dụng thực phẩm giàu kali như quả bơ còn giúp mẹ bầu duy trì huyết áp ổn định.

2.5. Quả bơ chứa chất chống oxy hóa tốt cho mẹ bầu

Các hợp chất chống oxy hóa rất có lợi, chúng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Quả bơ lại là loại quả rất giàu carotenoid lutein. Đây là chất có tính chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các chức năng não của bé.

Bơ rất cung cấp chất chống oxy hóa tốt cho cả mẹ và bé
Bơ cung cấp chất chống oxy hóa tốt cho cả mẹ và bé

Đặc biệt lutein lại có khả năng hòa tan trong chất béo, vì vậy khi bà bầu ăn bơ sẽ có thể hấp thụ chất này tốt hơn so với các thực phẩm chứa lutein khác nhưng có hàm lượng chất béo thấp. Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa rất nhiều chất oxy hóa khác như: beta carotene, vitamin C,…

2.6. Duy trì lipid và lượng đường trong máu mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Hoàn toàn được nhé mẹ! Bổ sung quả bơ vào thực đơn hàng ngày giúp mẹ duy trì lipid, ổn định đường huyết, hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường thai kỳ. Từ đó giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, quả bơ còn rất giàu vitamin C, có tác dụng cải thiện tình trạng ốm nghén. Đồng thời, ăn bơ còn giúp mẹ bầu bổ sung canxi và kali tự nhiên để phòng tránh tình trạng trượt rút khi mang thai.

2.6. Ăn bơ tạo cảm giác no lâu, giảm thèm ăn vặt

Đối với mẹ bầu, việc nạp năng lượng đúng cách cho thể là điều rất cần thiết. Chính vì vậy khi cảm thấy đói hoặc nôn nao, một bữa ăn nhẹ với quả bơ sẽ là cách hiệu quả để cơ thể lấy lại năng lượng. Đồng thời hạn chế tình trạng ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân.

Bà bầu khi sử dụng quả bơ sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh. Từ đó tạo cảm giác no lâu sau bữa ăn, giảm cảm giác thèm ăn vặt. Ngoài ra, sử dụng quả bơ đều đặn còn giúp mẹ bầu giữ được cân nặng ổn định, tránh thừa cân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm:

Mẹ bầu ăn tôm được không?

3. Cách mẹ bầu 3 tháng đầu ăn bơ để có hiệu quả tốt nhất

Như đã chia sẻ ở phần trên, quả bơ chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng nên được bổ sung đúng cách để có hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu 3 tháng đầu cần quan tâm khi sử dụng quả bơ:

Những lưu ý khi mẹ bầu ăn quả bơ
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn quả bơ
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mẹ chỉ nên bổ sung ½ trái bơ mỗi ngày.
  • Mẹ có biết, thời điểm tốt nhất để ăn bơ là vào buổi sáng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lựa chọn bổ sung bơ sau khi ăn sáng 1 tiếng.
  • Quả bơ chứa hàm lượng chất béo cao, có thể khiến mẹ tăng cân, vì thế mẹ không nên ăn bơ vào buổi tối. Bên cạnh đó, ăn bơ vào buổi tối còn gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Điều này sẽ khiến mẹ khó ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thai kỳ.
  • Đối với các mẹ bầu mắc bệnh lý về gan, không nên ăn quả bơ. Nguyên nhân bởi trong quả bơ có chứa dầu có thể gây tổn thương gan.
  • Nếu mẹ bầu đang uống thuốc làm loãng máu, thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn ăn bơ. Bởi bơ có tác dụng kháng viêm, có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của một số thuốc.

Xem thêm: Bầu 3 tháng cuối uống nước dừa được không

4. Những tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều bơ

Trả lời câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn bơ với một lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều. Sử dụng điều độ và đa dạng các loại trái cây sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu ăn quá nhiều bơ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với một số nguy cơ sau:

Ăn quá nhiều bơ có thể gây ra các tác dụng phụ cho mẹ bầu 3 tháng
Ăn quá nhiều bơ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho mẹ bầu 3 tháng

Ăn quá nhiều bơ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

  • Đầy bụng, khó tiêu do bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu mẹ sử dụng quá nhiều cơ thể sẽ không tiêu hóa kịp.
  • Mẹ bầu có thể tăng cân nhanh do ăn quá nhiều bơ hoặc ăn bơ vào buổi tối.
  • Ăn quá nhiều bơ khiến mẹ bầu không ăn được các món ăn khác. Điều này vô tình gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Quả bơ là một loại trái cây quen thuộc và rất bổ dưỡng. Chính vì thế, chắc hẳn qua những chia sẻ ở trên mẹ đã biết bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Cách sử dụng bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé? Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên theo dõi Góc của mẹ để có nhiều thông tin bổ ích nhé!

Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những kiến thức liên quan đến cây mía để giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không?

Theo thống kê từ các báo cáo y khoa, cứ 100ml nước mía thì chứa khoảng 269,1 calo. Đồng thời trong nước mía còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: Canxi, sắt, natri, kali,… Đây đều là những nhóm chất có lợi cho sức khỏe. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Câu trả lời là có nhé! Mẹ bầu hoàn toàn có thể thưởng thức mía trong thai kỳ với một lượng vừa phải.

Mẹ bầu có thể ăn mía từ 3 tháng đầu của thai kỳ
Mẹ bầu có thể ăn mía từ 3 tháng đầu của thai kỳ

Vào tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng ốm nghén. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe mẹ bầu. Mía với vị ngọt thanh dịu sẽ làm giảm đi sự khó chịu. Đồng thời, sử dụng nước mía với lượng vừa phải còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón, cải thiện làn da,…

2. Có bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích của nước mía

Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Như đã chia sẻ ở trên, mía đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu. Vậy cụ thể những lợi ích đó là gì, cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo đây nhé!

2.1. Hạn chế tình trạng ốm nghén

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường rất dễ gặp phải tình trạng ốm nghén. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất sức và không có hứng thú ăn uống. Từ đó làm tinh thần mẹ bầu giảm sút và thường cảm thấy khó chịu.

Mía giúp mẹ bầu 3 tháng đầun hạn chế tình trạng ốm nghén
Mía giúp mẹ bầu 3 tháng đầun hạn chế tình trạng ốm nghén

Trong thành phần dinh dưỡng của mía có chứa đường tự nhiên với vị ngọt thanh, giúp kích thích vị giác cho mẹ bầu. Không những vậy, mía còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe khi không ăn được.

2.2. Giảm căng thẳng mệt mỏi

Sự căng thẳng và mệt mỏi khi mang thai thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Tình trạng này vô tình gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi mẹ bầu ăn mía, lượng đường tự nhiên trong nước mía sẽ giúp mẹ có tinh thần thoải mái hơn.

Đồng thời, mía cũng có rất nhiều chất chống oxy hóa và phytonutrients giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể mẹ bầu chống lại những tác nhân gây bệnh.

2.3. Ăn mía giúp bà bầu cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Tất nhiên là có thể, đặc biệt mía rất tốt cho phụ nữ bị táo bón. Khi mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone Progesterone. Chính sự thay đổi này sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột.

Mía hỗ trợ mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa
Mía hỗ trợ mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa

Trong cây mía chứa khá nhiều kali tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế khi mẹ uống nước mía với lượng vừa phải sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp mẹ ngăn ngừa hiện tượng táo bón hiệu quả.

2.4. Cải thiện làn da cho mẹ bầu

Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Nội tiết tố Estrogen sẽ kích thích sự hoạt động của tuyến dầu trên da. Thế nên các lỗ chân lông sẽ bít tắc và hình thành mụn.

Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Được nhé mẹ! Bởi trong mía có chứa một axit có tên là axit Alpha Hydroxy. Đây là một loại axit tự nhiên được tìm thấy nhiều trong mía đường. Chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp mẹ bầu có làn da mịn màng và đẹp hơn.

2.5. Mía giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

Mẹ bầu nên sử dụng mía trong thai kỳ bởi mía không chỉ tốt cho mẹ mà còn cho cả bé. Đặc biệt, trong thành phần dinh dưỡng của mía hay nước mía có chứa axit folic, có công dụng ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì thế nếu mẹ vẫn băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn mía được không, thì câu trả lời là có nhé!

Bầu 3 tháng ăn mía rất tốt cho thai nhi
Bầu 3 tháng ăn mía rất tốt cho thai nhi

2.6. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường rất dễ rơi vào tình trạng thiếu chất do phải nuôi bào thai. Thế nên, sức đề kháng trong cơ thể của mẹ sẽ suy giảm đi rất nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm phải các vi khuẩn và virus gây bệnh.

Ăn mía giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn trong thai kỳ
Ăn mía giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn trong thai kỳ

Bên cạnh đó, khi mang thai việc sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh lý cho mẹ cũng rất hạn chế. Bởi một số thành phần của thuốc có thể có tác động xấu đến thai nhi. Trong mía có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường đề kháng. Điển hình trong đó phải kể đến là Flavonoid và Phenolic. Những chất này xây dựng hàng rào bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng mía như thế nào?

Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Tất nhiên là được nhé! Tuy nhiên, những công dụng tốt của mía chỉ phát huy khi mẹ sử dụng với liều lượng hợp lý. Bởi trong mía có hàm lượng đường khá cao. Thế nên, nếu mẹ sử dụng quá nhiều nước mía có thể gây ra những tác dụng xấu cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 400ml nước mía trong một ngày. Đồng thời, chỉ nên ăn hoặc uống 1 – 2 lần/ tuần. Thời gian lý tưởng nhất để mẹ bầu ăn mía là sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Mẹ bầu nên tránh ăn mía trước khi ăn. Vì lượng đường trong mía có thể gây cảm giác nhanh no, giảm cảm giác thèm ăn của mẹ.

Xem thêm:

Mẹ bầu ăn tôm được không?

Có bầu ăn thịt dê được không?

4. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn hoặc uống nước mía

Nước mía là một thức uống thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng chúng với một cách hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bầu sử dụng mía có hiệu quả hơn.

  • Mẹ không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh hoặc cho thêm đá vào khi uống. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong nước mía. Ngoài ra, uống nước mía lạnh cũng có thể khiến mẹ bị khó tiêu, đau bụng,…
  • Khi chọn mua mía, mẹ bầu nên chọn cây mía tươi, thân mía không có các đốm đỏ.
  • Ăn quá nhiều mía có thể khiến mẹ tăng cân, béo phì và có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ.
  • Để đảm bảo chọn được mía có chất lượng tốt nhất. Mẹ nên mua mía ở những địa chỉ uy tín. Đồng thời, khi muốn uống nước mía, mẹ cũng có thể tự mua mía để xay tại nhà. Trước khi xay mẹ nên rửa mía bằng nước rửa rau củ Mamamy, sẽ giúp loại bỏ hết vi khuẩn trên thân cây mía. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng nước rửa bình sữa của Mamamy để vệ sinh dụng cụ xay nước mía. Điều này sẽ giúp mẹ đảm bảo nước mía có chất lượng tốt nhất.
Nước rửa rau củ Mamamy thương hiệu mẹ bầu tin dùng
Nước rửa rau củ Mamamy thương hiệu mẹ bầu tin dùng

Như vậy thông qua bài viết trên, mẹ đã có thể giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không, câu trả lời là có nhé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý sử dụng với một lượng vừa phải để không gây tác động xấu đến cả mẹ và bé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới, Góc của mẹ sẽ cố gắng phản hồi đến mẹ sớm nhất!

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết câu trả lời nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không?

Mẹ thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Câu trả lời là có nhé, trừ trường hợp mẹ bị dị ứng với loại quả này thì mới không thể sử dụng! Bởi quả cherry chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe của mẹ và bào thai.

Những quả cherry chín mọng với nhiều dưỡng chất quý giá cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Những quả cherry chín mọng với nhiều dưỡng chất quý giá cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Những loại trái cây có màu đỏ mọng như cherry cực kỳ giàu vitamin và khoáng chất như: protein, sắt, canxi,… Vì thế, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể hoàn toàn yên tâm thưởng thức loại quả này. Chỉ có một lưu ý nhỏ là mẹ nên sử dụng với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều cherry một lúc. Điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi khó tiêu.

2. Những lợi ích tuyệt vời của cherry đối với sức khỏe mẹ bầu

Như đã chia sẻ ở phần trên, quả cherry là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cả mẹ và bé. Và để mẹ không còn băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Hãy cùng Mamamy tìm hiểu cụ thể hơn về những công dụng tuyệt vời của cherry trong phần dưới đây.

2.1. Ăn cherry giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường trở nên kém hơn, vì cùng lúc phải bảo vệ và nuôi dưỡng hai cơ thể. Thế nên, việc tăng cường sức đề kháng khi mang thai là rất cần thiết.

Quả cherry hay còn gọi là quả anh đào có chứa hàm lượng lớn vitamin C. Loại vitamin này có đặc tính chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các gốc tự do có khả năng gây bệnh ở mẹ bầu. Vậy nên, mẹ hãy chăm chỉ bổ sung loại quả này để tăng sức đề kháng trong thai kỳ nhé!

2.2. Quả cherry giúp tăng cường sức khỏe não bộ cho thai nhi

Trong một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong thành phần của quả cherry có chứa chất Anthocyanins. Đây là một dưỡng chất có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh. Đồng thời góp phần thúc đẩy sức khỏe não bộ của thai nhi.

Nước ép cherry thơm ngon rất tốt cho mẹ bầy 3 tháng và sự phát triển của thai nhi
Nước ép cherry thơm ngon rất tốt cho mẹ bầy 3 tháng và sự phát triển của thai nhi

Vậy nên nếu mẹ vẫn còn thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không, thì tất nhiên là được nhé! Việc mẹ bầu ăn cherry thường xuyên với liều lượng hợp lý còn giúp mẹ ngăn chặn hiệu quả chứng hay quên khi mang thai.

2.3. Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu

Quả cherry không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa rất nhiều sắt và vitamin. Những chất này sẽ giúp quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể mẹ trở nên dễ dàng hơn. Từ đó giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.

Ngoài ra, để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ bầu có thể tham khảo bổ sung sắt từ các nguồn khác như: thịt bò, gan, thị gà, các loại rau có màu xanh đậm,… Đặc biệt mẹ nên chú ý vệ sinh kỹ rau xanh với nước rửa rau củ Mamamy. Sử dụng loại nước này sẽ giúp mẹ loại bỏ hết vi khuẩn trong rau từ đó có nguồn thực phẩm chất lượng tốt nhất.

2.4. Cải thiện giấc ngủ mẹ bầu

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi. Vì thế mà rất nhiều mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ. Quả cherry có chứa hormone melatonin. Đây là một loại nội tiết tố có khả năng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp mẹ bầu ngon giấc hơn.

Cherry giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Cherry giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Dĩ nhiên là được nhé! Trong giai đoạn đầu của thai kỳ này, rất nhiều mẹ bầu bị chứng mất ngủ làm phiền. Vậy nên, mẹ có thể thử ngay một ly nước ép cherry tươi để giúp cải thiện tình trạng này nhé.

2.5. Hỗ trợ điều trị táo bón

Táo bón luôn là một trong những vấn đề phổ biến mà hết các mẹ bầu đều gặp phải. Và trong những trường hợp như thế này, quả cherry được xem thành vị “cứu tinh” của mẹ bầu. Bởi loại quả nào có chứa rất nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng và cải thiện hoạt động của nhu ruột.

Ăn cherry mẹ bầu 3 tháng đầu không còn lo bị táo bón
Ăn cherry mẹ bầu 3 tháng đầu không còn lo bị táo bón

Chính vì thế, mẹ bên bổ sung loại quả này vào thực đơn dinh dưỡng trong thai kỳ nhé! Chất xơ trong cherry không chỉ giúp cân bằng hoạt động của ruột để loại bỏ táo bón mà còn giúp mẹ giảm cholesterol trong máu hiệu quả.

2.6. Hỗ trợ điều hòa huyết áp bổ sung năng lượng

Nguồn kali dồi dào trong quả cherry sẽ giúp cơ thể mẹ ngăn được tình trạng tích nước và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Thế nên, việc ăn cherry sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa được các nguy cơ bị tiền sản giật khi mang thai.

Mẹ bầu tràn đầy năng lượng tích cực trong thai kỳ
Mẹ bầu tràn đầy năng lượng tích cực trong thai kỳ

Bên canh đó, vào thời gian mang thai, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thiếu năng lượng. Lúc này, mẹ bầu có thể nhâm nhi một vài quả cherry. Với hàm lượng nước cao, quả cherry sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại nguồn năng lượng tích cực. Giúp mẹ có tinh thần thoải mái vui vẻ hơn trong suốt thai kỳ.

2.7. Hỗ trợ điều trị đau nửa đầu

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, nguyên nhân gây đau nửa đầu ở mẹ đầu có thể là do sự dao động của hormone estrogen. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ có thể sử dụng một số mẹo nhỏ để cải thiện tình trạng này.

Mẹ bầu có thể uống nhiều nước, chườm nước ấm và ăn quả cherry. Bởi trong thành phần của cherry có chứa anthocyanins và bioflavonoid. Đây là những chất có khả năng hỗ trợ giảm đau nửa đầu hiệu quả.

Xem thêm:

Bầu 3 tháng ăn trứng vịt lộn được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

3. Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn quả cherry

Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Như đã nhắc ở phần trên quả cherry là loại quả có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên sử dụng quá nhiều cherry, mà nên sử dụng một cách hợp lý với liều lượng thích hợp. Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ dễ dàng sử dụng cherry có hiệu quả tốt nhất.

Mẹ bầu 3 tháng đầu có cơ địa nhạy cảm nên cẩn trọng khi ăn cherry
Mẹ bầu 3 tháng đầu có cơ địa nhạy cảm nên cẩn trọng khi ăn cherry
  • Mặc dù cherry có rất nhiều chướng chất tốt, nhưng với các mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc đã từng bị dị ứng thì nên cẩn trọng khi ăn loại quả này. Một số tác dụng phụ mẹ có thể gặp phải khi ăn cherry như: tiêu chảy, khó thở, phát ban, buồn nôn,… Vậy nên, cách tốt nhất là với các mẹ có cơ địa nhạy cảm nên ăn thử với một lượng nhỏ và chờ đợi phản ứng của cơ thể.
  • Mẹ chỉ nên ăn cherry đã chín hẳn, bởi trong cherry xanh có chứa chất độc hóa học axit hydrocyanic.
  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên dùng từ 1 – 2 ly nước ép cherry, tương đương với khoảng 10 – 12 quả cherry tươi.
  • Tuyệt đối không ăn hạt quả cherry. Vì trong hạt cherry có chứa chất độc có thể chuyển hóa thành xyanua hydrogen và có thể gây tử vong.
  • Trước khi ăn cherry mẹ nên rửa chúng với nước rửa rau củ quả Mamamy. Loại nước rửa có nguồn gốc từ thực vật, giúp làm sạch hiệu quả và đặc biệt an toàn.
Nước rửa bình rửa rau củ Mamamy
Nước rửa bình rửa rau củ Mamamy

Lời kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Và cherry mang lại những lợi ích gì cho mẹ bầu? Ngoài ra mẹ cũng biết được cách để sử dụng cherry đạt hiệu quả tốt nhất! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Mẹ đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được Góc của mẹ hỗ trợ nhé! Cảm ơn mẹ đã theo dõi bài đọc, chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp phải trong thai kỳ. Táo bón sẽ gây ra những tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Thế nên việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng này là rất cần thiết. Vậy bà bầu bị táo bón nên ăn gì? Góc của mẹ sẽ chia sẻ tới mẹ những thực đơn bổ ích ngay trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị táo bón?

Trước khi tìm hiểu mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì? Mẹ cùng điểm qua những nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị táo bón trong thai kỳ nhé!

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón trong thai kỳ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón trong thai kỳ
  • Thay đổi hormone: Khi mang thai, nội tiết tố Progesterone trong cơ thể mẹ bầu thường tăng cao. Vì thế gây ra sự co giãn và lỏng lẻo bên trong thành ruột. Điều này khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Đồng thời, việc đào thải chất thải cũng trở nên khó khăn hơn, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Thay đổi chế độ ăn trong thai kỳ có thể làm mẹ bầu bị táo bón. Đặc biệt là đối với các mẹ bầu có sở thích ăn nhiều thịt đỏ. Hoặc có thói quen bổ sung thêm nhiều chế phẩm từ sữa trong thai kỳ,…
  • Sự gia tăng kích thước của thai nhi: Vào tam cá nguyệt cuối, sự gia tăng kích thước của thai nhi sẽ khiến cho ruột ngày càng bị đè mạnh. Bên cạnh đó, thai nhi cũng tác động lên khoảng trống trong bụng mẹ làm các chuyển động trong ruột gặp khó khăn hơn.
  • Lạm dụng quá nhiều thực phẩm chức năng: Với mong muốn bé yêu được nuôi dưỡng bởi nguồn dưỡng chất tốt nhất. Mẹ bầu thường bổ sung thêm nhiều thực phẩm chức năng, trong đó phổ biến nhất là sắt. Tuy nhiên, việc bổ sung với liều lượng không hợp lý có thể dẫn đến táo bón.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị táo bón

Táo bón khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi của mẹ bầu. Đặc biệt là táo bón trong thời gian dài. Tình trạng này sẽ gây ra các triệu chứng như khó đại tiện, đau hậu môn, chướng bụng, đầy hơi,…

Táo bón gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu
Táo bón gây nhiều khó chịu cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, khi bị táo bón mỗi lần đi đại tiện, mẹ bầu sẽ phải cố hết sức để rặn. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ sảy thai. Thế nên, việc mẹ tham khảo thông tin hoặc có thể là xin ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để biết bà bầu bị táo bón nên ăn gì là rất cần thiết.

Cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón
Cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón

Trong những nguyên nhân gây ra táo bón mà mẹ bầu vừa tìm hiểu ở phần trên. Có thể thấy chế độ ăn được xem là nguyên nhân phổ biến nhất. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên xây dựng một chế độ ăn lành mạnh hơn.

Đầu tiên để xác định mẹ bầu táo bón nên ăn gì thì mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau đây:

  • Chú ý bổ sung đủ nước mỗi ngày để niêm mạc ruột có đủ độ ẩm giúp phân mềm hơn.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng kích thích nhu động ruột, để quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên thuận tiện hơn. Hạn chế việc phân tích tụ lâu ngày trong đường ruột dẫn đến phân cứng và đi đại tiện khó khăn.
  • Ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.

3. Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?

Như vậy, khi đã biết được nguyên tắc xây dựng bữa ăn phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón. Chắc hẳn rằng mẹ bầu đã không còn hoang mang trước câu hỏi bà bầu táo bón nên ăn gì đúng không nào! Dưới đây là những thực phẩm lý tưởng mẹ bầu bị táo bón nên ăn.

3.1 Thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hàng ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên bổ sung với lượng vừa phải. Mẹ bầu cần tăng lượng lên một cách từ từ, mỗi ngày không quá 25g chất xơ thôi nhé.

Chất xơ hỗ trợ mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả
Chất xơ hỗ trợ mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp các mẹ không còn lo lắng mẹ bầu táo bón nên ăn gì.

  •  Quả mận và nước ép từ mận: Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan. Chúng có công dụng nhuận tràng nên có thể cải thiện tình trạng táo bón ở các mẹ bầu khá hiệu quả.
  •  Các loại hạt họ đậu: Trong các loại hạt họ đậu chứa cả chất xơ hòa tan và chất chất xơ không hoà tan tốt cho sức khỏe. Đồng thời nhóm hạt này còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn. Điều này giúp mẹ bầu không còn đau đầu suy nghĩ bà bầu bị táo bón nên ăn gì.
  •  Ngũ cốc và bánh mì đen: Đây cũng là một trong những nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ. Có công dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón rất hiệu quả.
  •  Quả Kiwi: Trong mỗi quả Kiwi có chứa khoảng 2.5g chất xơ. Cùng rất nhiều nhóm chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho đường tiêu hóa. Đặc biệt quả Kiwi có vị rất dễ ăn. Vậy nên mẹ bầu có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của mình.
  • Lê và táo: Đây là hai loại quả quen thuộc mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng biết. Chúng cung cấp một lượng lớn chất xơ và các hoạt chất pectin. Các chất này có tác dụng nhuận tràng và bảo vệ sức khỏe niêm mạc đường ruột.

3.2 Thực phẩm có chức năng cải thiện tiêu hóa

Các nhóm thực phẩm giàu probiotic – một lợi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn sống trong ruột. Đây là lợi khuẩn có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào trong ruột. Bổ sung nhóm thực phẩm này vào thực đơn bà bầu bị táo bón nên ăn gì không chỉ giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời như:

– Cải thiện hệ vi sinh đường ruột.

– Giúp tăng đề kháng và giảm vi khuẩn có hại ở ruột.

Ăn sữa chua với lượng vừa phải mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn sữa chua với lượng vừa phải mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa

Do đó để làm đa dạng thêm danh sách các món ăn trong thực đơn bà bầu bị táo bón nên ăn gì. Mẹ bầu có thể bổ sung sữa chua. Một loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt để cải thiện sức khỏe đường ruột. Từ đó giúp mẹ ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.

3.3 Thực phẩm chứa nhiều Magie

Magie cũng là một chất có khả năng kích thích nhu động ruột, nhuận tràng để hạn chế chứng táo bón. Vậy nên mỗi khi băn khoăn không biết bầu bị táo bón nên ăn gì? Mẹ bầu có thể bổ sung thêm các thực phẩm có hàm lượng magie cao như: yến mạch, lúa mì, rau xanh đậm, nho khô,…

Nhóm các thực phẩm chứa nhiều Magie
Nhóm các thực phẩm chứa nhiều Magie

Bên cạnh đó, ngoài việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khi bị táo bón mẹ bầu cố gắng uống đủ 1,5 đến 2l nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bôi trơn ruột và làm phân mềm hơn. Từ đó cải thiện tình trạng táo bón và giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: Bị tiêu chảy khi mang bầu, mẹ cần nắm chắc cách xử lý!

4. Lời kết

Như vậy, hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu không còn thắc mắc bà bầu bị táo bón nên ăn gì? Và có thể xây dựng một thực đơn lành mạnh phù hợp cho mình. Cảm ơn mẹ đã theo dõi bài đọc. Đừng quên theo dõi Góc của mẹ mỗi ngày để cập nhật những kiến thức hữu ích cho mẹ và bé nhé!

 

Giỏ hàng 0