Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên mẹ ăn uống cẩn thận hơn, sợ ảnh hưởng đến bé cưng nên băn khoăn không biết ăn món này được không, món kia được không. Trong vô vàn câu hỏi vì sao, chắc hẳn mẹ đã từng thắc mắc mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Để tìm kiếm câu trả lời chuẩn xác nhất, mẹ tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?
Mẹ bầu 3 tháng cuối cần hạn chế tối đa ăn rau ngót để có một thai kỳ khỏe mạnh bởi đã có nhiều khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa về việc ăn rau ngót làm tăng các cơn co tử cung ở mẹ bầu.
Cụ thể, dược sĩ Lê Kim Phụng (nguyên giảng viên khoa Y Học Cổ Truyền, Đại Học Y dược TPHCM) cho biết rau ngót mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bình thường nhưng mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nhiều loại rau này, đặc biệt uống nhiều nước rau ngót ở dạng tươi xay nhuyễn gây nên cơn co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.
Hơn nữa, trong thành phần dinh dưỡng của rau ngót lại có chứa papaverin (đây là chất có tác dụng gây co thắt cơ trơn tử cung). Dược thư Việt Nam 2002 đã khuyến cáo không sử dụng papaverin cho người có thai hoặc đang mang thai. Vì vậy, không chỉ mẹ bầu 3 tháng cuối mà trong suốt thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là mẹ nào đã có tiền sử sinh non hoặc sảy thai.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ có sở thích uống nước rau ngót sống hoặc sinh tố rau ngót để làm đẹp, khi mang bầu mẹ không nên uống vậy nữa nhé. Do hàm lượng papaverin trong rau ngót sống cao hơn rất nhiều so với rau ngót đã nấu chín, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Chắc chắn mẹ không mong điều này xảy ra, thế nên mẹ “tránh càng xa càng tốt” loại rau này nhé. Nếu thèm quá thì mẹ cũng dặn lòng ăn không quá 30g để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nâng cao chất lượng thai kỳ.
2. 4 tác hại khi bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót sai cách
Rau ngót tuy tốt nhưng mẹ ăn quá 30g thì sẽ kéo theo những tác hại như đầy bụng – khó tiêu, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng, mất ngủ, thậm chí sảy thai. Cụ thể như thế nào mẹ nhỉ? Mẹ đừng qua những nội dung hấp dẫn bên dưới nhé:
2.1. Mẹ dễ đầy bụng – khó tiêu
Nếu mẹ ăn nhiều rau ngót và chế biến sai cách thì sẽ rất dễ bị đầy bụng – khó tiêu đó ạ. Bởi rau ngót chứa hàm lượng chất xơ cao, mẹ dung nạp hàm lượng lớn trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến dư thừa, quá tải, khiến hệ tiêu hóa của mẹ làm việc kém hiệu quả. Nhất là khi mẹ uống sinh tố hoặc nước ép rau ngót, chẳng may nguồn rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất dễ khiến mẹ bị đi ngoài, tiêu chảy.
2.2. Cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng
Có thể mẹ chưa biết, quá trình tiêu hóa rau ngót sản sinh ra chất glucocorticoid, làm giảm hấp thu canxi, photpho của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xuất hiện các biểu hiện tê chân tay, chuột rút ở mẹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương của bé. Ngoài ra, trong rau ngót còn có hàm lượng polyphenol cao, chất này lại cản trở quá trình hấp thu sắt, kẽm khiến nguy cơ thiếu máu của mẹ bầu tăng cao hơn.
Canxi, photpho là các chất quan trọng trong quá trình phát triển hệ xương của bé yêu, nhất là ở những tuần thai cuối. Do vậy, việc mẹ ăn nhiều rau ngót sẽ làm thiếu hụt các chất trên, hai mẹ con nhà mình sẽ đều không khỏe, bé không thoải mái chòi đạp mà mẹ cũng chẳng yên lòng nổi.
2.3. Mẹ hay mất ngủ
Thật khó tin nhưng mẹ sẽ bị mất ngủ khi uống nhiều nước rau ngót đó ạ! Tờ Sriana đã từng chứng minh những người uống 150gr nước ép rau ngót từ 2 tuần đến 7 tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng mất ngủ, ăn uống kém đi, đôi khi là khó thở. Các triệu chứng này chỉ mất đi khi họ ngừng uống nước ép rau ngót. Vì vậy, để tránh gây mất ngủ, mẹ bầu không nên uống nước ép rau ngót hoặc ăn rau ngót sống. Mẹ chỉ ăn khi đã được nấu chín và cũng đứng ăn nhiều mẹ nhé!
2.4. Tiềm ẩn nguy cơ sảy thai
Đây là tác hại nghiêm trọng nhất với mẹ bầu và được cảnh báo rất nhiều từ các bác sĩ chuyên khoa sản. Với mẹ bầu 3 tháng cuối, ăn rau ngót sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ sinh non. Vì trong rau ngót (nhất là khi chưa nấu chín) chứa một lượng lớn papaverin, chất này gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng cao nguy cơ gây sảy thai, sinh sớm đó mẹ ạ.
3. Mách mẹ 5 loại rau thay thế rau ngót cực tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng cho mẹ bầu 3 tháng cuối rất quan trọng vì đây là giai đoạn nước rút, quyết định sức khỏe và khả năng phát triển của bé sau này. Để không bị thiếu hụt chất, mẹ thay thế rau ngót bằng các loại rau khác an toàn hơn mẹ nhé!
1 – Rau chân vịt giúp con phát triển trí não
Rau chân vịt, cũng là 1 loại rau dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho mẹ như vitamin A, vitamin b6, kali, kẽm, canxi… đặc biệt chứa hàm lượng acid folic rất cao, giúp phòng và hạn chế dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ ăn rau chân vịt thường xuyên khi mang thai, không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp bé hình thành hệ xương vững chắc, tránh các khiếm khuyết về não bộ, con sinh ra cũng phát triển tốt hơn.
2 – Súp lơ xanh ngừa dị tật bẩm sinh ở bé
Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ, giàu chất oxy hóa và các vitamin, khoáng chất Magie, photpho, canxi, vitamin A, K… nhất là acid folic. Đối với mẹ bầu 3 tháng cuối, súp lơ giúp mẹ giải quyết vấn đề về táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, thiếu máu trong thai kỳ. Ngoài ra acid folic dồi dào, sẽ đảm bảo quá trình tạo máu diễn ra trơn tru, ngăn ngừa dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch,…
3 – Cải thìa bảo vệ hệ xương của mẹ luôn chắc khỏe
Trong cải thìa hàm lượng canxi cao, cùng chất selen giúp chống viêm khớp, hạn chế các bệnh về xương. Ngoài ra các thành phần như chất xơ, beta caroten… cũng không hề thấp, nhờ đó mẹ có thể yên tâm về các lợi ích sức khỏe mà cải thìa mang lại.
4 – Rau bó xôi tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé
Cải bó xôi lại rất giàu vitamin C, Vitamin E, magie đây đều được coi như những “chiến binh” bảo vệ mẹ khỏi sự xâm lấn của virus, vi khuẩn gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch của mẹ và bé. Không chỉ vậy, ăn rau bó xôi thường xuyên còn giúp mẹ và bé hạn chế được tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu và củng cố “hàng rào” lợi khuẩn cho con yêu, một người ăn mà cả hai người cùng có lợi, thích quá đúng không mẹ ơi?
5 – Măng tây giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn
Măng tây được công nhận là một trong những “thực phẩm vàng” giúp mẹ bầu đánh bay chứng táo bón thai kỳ. Trong măng tây chứa nhiều lượng chất xơ hòa tan, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của các nhu động ruột, từ đó mẹ đi tiêu dễ dàng hơn, phân mềm dễ trôi tuột khỏi ruột già. Nhờ đó, mẹ chẳng phải “làm bạn” với nhà vệ sinh hay mệt mỏi rã rời mỗi lần đi tiêu, mẹ còn chờ gì mà không ra chợ mua măng tây về xào cùng thịt bò, thịt heo thôi.
Mẹ bầu đã được gợi ý những loại rau thay thế bổ dưỡng không kém gì rau ngót rồi. Mẹ có thể yên tâm là trong thai kỳ dù không ăn rau ngót vẫn không thiếu những dưỡng chất mẹ cần. Tuy nhiên với bất kỳ loại rau nào, mẹ cũng nên ăn đúng cách, vừa phải, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra mẹ có thể tìm hiểu thêm các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối để có thêm nhiều lựa chọn làm mới khẩu vị.
4. Mẹ cần làm gì vào 3 tháng cuối để đón con yêu chào đời?
Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng, chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Đôi lúc, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn do con ngày một lớn dần, sức ép lên cơ thể cũng tăng theo. Mẹ ơi, nhớ giữ gìn sức khỏe thật kỹ, đừng để bị ốm nhé! Cụ thể, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn, tránh ăn những thực phẩm không có lợi như rau ngót, mẹ cần “nằm lòng” thêm những lưu ý sau:
1 – Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học mẹ nhé!
Ở giai đoạn này nhu cầu năng lượng của mẹ sẽ tăng cao hơn, mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 300 calo và cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản (tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất). Khi được cung cấp đầy đủ, cân bằng về dinh dưỡng mẹ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, từ đó bé cưng cũng lớn nhanh từng ngày, an tâm vì “nơi trú ẩn” của mình chẳng xảy ra biến động gì.
2 – Thăm khám bác sĩ định kỳ:
Càng về những tuần sau của thai kỳ mẹ cần để ý nhiều hơn đến các mốc khám thai của bà bầu 3 tháng cuối. Đến tuần thứ 36, mẹ cần đi khám, siêu âm tổng quát 1 tuần 1 lần để bác sĩ theo dõi các chỉ số của thai nhi, đếm cử động thai, theo dõi sức khỏe của mẹ, kịp thời phát hiện những bất thường để xử lý.
3 – Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên
Chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập Yoga, đi bộ nhẹ nhàng ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày… để có sức khỏe và tinh thần tốt hơn, bé yêu cũng được truyền những năng lượng tích cực nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập thói quen ngủ sớm, tránh thức khuya hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước lúc ngủ. Nếu mẹ khó vào giấc thì có thể đốt một ít nến thơm organic và sử dụng đèn có cường độ ánh sáng nhẹ để dễ ngủ hơn.
4 – Mẹ sắm sửa đồ dùng cho con từ bây giờ
Mua gì cho con là nỗi lo chung của rất nhiều mẹ bầu, mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nên không biết chọn những vật dụng gì, độ an toàn ra sao và “chọn mặt gửi vàng” thương hiệu nào để sắm sửa “tất tần tật”. Gợi ý nhanh nhất và tiện lợi nhất cho mẹ lúc này là “ghé” ngay “gian hàng” của Mamamy bởi đang có Set Vượt cạn nhẹ tênh với chương trình sale 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé rất hấp dẫn đó ạ. Chỉ với một cú click chuột đặt mua hàng là mẹ đã có thể tậu nhiều món khác nhau như khăn ướt, bình sữa, khăn khô,…
Đây là một chương trình đầy ưu đãi cho mẹ lần đầu mua sắm tại Mamamy, giúp mẹ và thiên thần nhỏ được trải nghiệm những sản phẩm chất lượng, an toàn tuyệt đối mà mức giá lại rẻ hơn rất nhiều so với bình thường. Nhanh tay săn sale mẹ ơi!
Vậy là mẹ đã biết bà bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không, những tác hại khi ăn sai cách, những điều mẹ cần chuẩn bị để đón bé chào đời và cả địa chỉ mua sắm uy tín nữa. Mẹ cũng có thể chia sẻ những hiểu biết của mẹ để các mẹ khác về bầu 3 tháng cuối ăn canh rau ngót được không bằng cách để lại bình luận bên dưới. Góc của mẹ luôn muốn lan truyền những thông điệp yêu thương để cuộc sống thêm tươi đẹp.