Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chắc hẳn, mẹ bầu được chẩn đoán thiếu ối đều được mọi người mách uống nhiều nước dừa, khiến mẹ đang băn khoăn không biết thiếu ối có nên uống nước dừa, uống nước dừa có tăng nước ối không? Uống như thế nào để giúp tăng nước ối mà không gây tác dụng phụ? Câu trả lời có ngay trong bài viết dưới đây, mẹ theo dõi nhé!

Uống nước dừa có giúp tăng nước ối không
Uống nước dừa tươi tăng nước ối cho mẹ bầu

1. Uống nước dừa có tăng nước ối không? 

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Sản phụ khoa của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) nhận định việc uống nước dừa khi mang thai có tác dụng tăng lượng nước ối hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu mẹ còn đang nghi hoặc về tác dụng của nước dừa trong quá trình tăng nước ối thì các lý do dưới đây sẽ thuyết phục mẹ đó ạ:

  • Giữ nước, bổ sung điện giải: Bên cạnh việc chứa 95% là nước, nước dừa còn có hàm lượng lớn điện giải lên tới 250mg Kali, 25mg Magie, 105mg Natri (tính trên 100g nước dừa), giúp mẹ được bổ sung đầy đủ nguyên liệu cho quá trình hình thành nước ối.
  • Cung cấp nhiều Vitamin, khoáng chất: Trong 100g nước dừa chứa tới 2,4mg Vitamin C cùng đa dạng các loại khoáng chất (phốt pho, sắt, selen, đồng, kẽm, magie…), cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, từ đó đẩy nhanh quá trình tạo nước ối.
  • Chống nhiễm trùng trong nước ối: Do có đặc tính kháng độc tố nên nước dừa có khả năng chống nhiễm trùng nước ối, giúp nước ối trong và sạch sẽ, tạo môi trường thuận lợi cho em bé phát triển khoẻ mạnh.
Uống nước dừa khi mang thai tăng nước ối hiệu quả
Uống nước dừa khi mang thai có tác dụng tăng lượng nước ối hiệu quả

2. Review hiệu quả uống nước dừa tăng nước ối từ mẹ bỉm

Trong một chia sẻ trên nhóm Facebook Hội các mẹ bầu thông thái với gần 500.000 thành viên, mẹ bầu N.T.H 32 tuần đến từ Phú Yên đi khám được chẩn đoán thiếu ối nhẹ, bác sĩ khuyên mẹ tự theo dõi sức khoẻ và uống nhiều nước. 

Về nhà, mẹ N.T.H mỗi ngày đều đặn uống nước dừa, nhiều nước lọc và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thật bất ngờ là sau 2 tuần tái khám, tình trạng thiếu nước ối được cải thiện rõ rệt. Chia sẻ này được nhận lại rất nhiều sự đồng tình từ các mẹ bởi trước đó cũng áp dụng việc uống nước dừa và xác nhận hiệu quả trong việc tăng ối.

Mẹ tham khảo một số review từ các mẹ bầu ở dưới đây nhé:

Uống nước dừa tươi tăng nước ối cho mẹ bầu

Uống nước dừa tươi tăng nước ối cho mẹ bầu

3. Cách uống nước dừa để tăng ối một cách khoa học

Vừa rồi, là những thông tin chia sẻ về uống nước dừa có tăng nước ối không, tiếp theo mẹ nên chú ý ghi nhớ 4 nguyên tắc uống nước dừa khoa học giúp tăng nước ối dưới đây, tránh uống sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ nhé:

1 – Thời gian: Mẹ nên bắt đầu uống nước dừa từ tháng thứ 4. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, chất béo cao có trong nước dừa có thể khiến tăng nặng triệu chứng ốm nghén của mẹ. Khi bước sang tháng thứ 4, mẹ nên uống nước dừa để bổ sung dinh dưỡng và kích thích quá trình sản sinh nước ối cho em bé phát triển.

Mẹ uống nước dừa từ tháng thứ 4
Uống nước dừa có tăng nước ối từ tháng thứ 4 trở đi

2 – Thời điểm:

  • Uống nước dừa vào buổi sáng là tốt nhất: Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy là thời điểm “vàng” mẹ nên uống nước dừa để tăng ối. Bởi khi bụng đói, cơ thể mẹ kích thích hấp thu được tối đa các dưỡng chất trong nước dừa, giúp đẩy mạnh quá trình sản sinh nước ối cho em bé.
  • Tránh uống nước dừa vào buổi tối: Uống nước dừa vào buổi tối khiến mẹ đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu đó ạ.

3 – Lượng phù hợp: Với các mẹ bầu đang thiếu ối, mỗi ngày mẹ nên uống 1 quả dừa nhỏ hoặc vừa (tương đương 200 – 250ml nước dừa). Nếu mẹ uống ít quá sẽ không có hiệu quả rõ rệt đâu nhé, còn nếu uống quá nhiều có thể gây hạ huyết áp, béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mẹ .

4 – Nên chọn uống nước dừa tươi, hạn chế nước dừa đóng chai: Nước dừa tươi chứa hàm lượng đường rất thấp (chỉ khoảng 2.6g/100g). Còn nước dừa đóng chai thường được nhà sản xuất cho thêm chất bảo quản và đường, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ hoặc khiến mẹ tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. 

Mẹ bầu nên uống nước dừa tươi
Thiếu ối có nên uống nước dừa? Mẹ nên chọn uống nước dừa tươi, hạn chế nước dừa đóng chai nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu mẹ thường mua nhiều nước dừa để uống trong vài ngày, mẹ có thể bảo quản nước dừa trong lọ/hộp kín để ngăn mát tủ lạnh tối đa 3 – 4 ngày.

4. Lưu ý cho mẹ bầu đang thiếu ối

Cơ thể mẹ bầu vốn đã nhạy cảm, đặc biệt với mẹ đang thiếu nước ối càng cần cẩn trọng hơn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ 2 mẹ con. Vì vậy, mẹ không nên bỏ lỡ các lưu ý sau đây nhé:

1 – Tránh vận động mạnh: Khi vận động mạnh, mẹ ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể mất nước, điện giải và tiêu hao nhiều năng lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, dẫn đến làm chậm quá trình tạo nước ối. Vì vậy, mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng như đi dạo hoặc tập các bài yoga dành cho mẹ bầu thôi nhé!

Mẹ nên vận động nhẹ nhàng bằng cách tập các bài tập yoga cho mẹ bầu nhé!
Mẹ nên vận động nhẹ nhàng bằng cách tập các bài tập yoga cho mẹ bầu nhé!

2 – Tư thế ngủ phù hợp: Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ để giúp máu và hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cải thiện được lượng nước ối.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái
Nằm nghiêng bên trái giúp mẹ bầu tuần hoàn lưu thông tốt, tạo điều kiện cải thiện nước ối

3 – Bổ sung nhiều loại thực phẩm giúp tăng ối: Để hiệu quả tăng ối nhanh hơn, mẹ nên kết hợp sử dụng nhiều loại thực phẩm giúp tăng ối như: dưa chuột, nước cam, nước ổi, nước cóc, sữa tươi không đường,…

4 – Vệ sinh vùng kín tránh viêm nhiễm: Khi mang bầu, nội tiết tố thay đổi khiến vùng kín của mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu chỉ vệ sinh vùng kín bằng sữa tắm hoặc các loại dung dịch vệ sinh thông thường, vùng kín của mẹ rất dễ bị khô rát, kích ứng bởi chất tạo bọt SLS – SLES; chất bảo quản chứa Paraben, MIT; chất tạo mùi hay tạo màu,… 

Chuyên gia khuyên mẹ nên chú ý sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, dùng được cho mẹ bầu với thành phần thiên thiên, vừa làm sạch dịu nhẹ, vừa sạch khuẩn và cân bằng độ pH tự nhiên, giúp vùng kín khỏe mạnh. Vì sức khỏe vùng kín của mẹ sẽ ảnh hưởng 1 phần đến thai nhi trong bụng đó!

Dung dịch vệ sinh vùng kín Mamamy
Mẹ nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng an toàn cho mẹ bầu

5 – Tránh sử dụng các thực phẩm làm mất nước: Một số nước uống như nước râu ngô, cà phê,… gây lợi tiểu, làm mẹ mất nhiều nước, thiếu hụt nước cung cấp cho quá trình tạo ối, mẹ tránh những loại thực phẩm này trong thực đơn của mình nhé!

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc Uống nước dừa có tăng nước ối không rồi đúng không ạ? Nếu trong quá trình mang thai, mẹ có bất kỳ chia sẻ hay thắc mắc nào về thiếu ối có nên uống nước dừa, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Xem thêm: Bà bầu nên uống nước dừa xiêm hay dừa thường? Loại nào cũng được mẹ ơi!

Gần đến những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng thắc mắc ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa? Nếu bé không quay đầu có nguy hiểm hay không? Ngoài trăn trở đó, mẹ cũng muốn trang bị thêm nhiều kiến thức thai sản để chuẩn bị cho quá trình sinh nở cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con, nhất là với những mẹ tập đầu thì ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa là rất quan trọng. Thấu hiểu những tâm tư đó, Góc của mẹ xin giải đáp tất tần tật những thắc mắc của mẹ trong bài viết sau. Cùng đón xem ngay mẹ nhé!

Ngôi thai đầu
Ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa? Đọc kỹ để theo dõi bé nhé mẹ ơi!

1. Ngôi thai đầu là em bé đã quay đầu chưa?

Theo lý thuyết, với ngôi thai đầu (hay còn gọi là ngôi thai thuận), đầu của thai nhi hướng về phía âm hộ, gáy thai nhi hướng về phía bụng và mông hướng về phía ngực của mẹ bầu. Điều này đồng nghĩa ngôi thai đầu là em bé đã quay đầu rồi. Đây được đánh giá là ngôi thai thuận lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, không phải ngôi thai đầu nào cũng giống nhau mà sẽ tùy thuộc vị trí của bé yêu đó mẹ ạ: 

Ngôi thai đầu là em bé đã quay đầu chưa?
Ngôi thai đầu là em bé đã quay đầu chưa?
  • Ngôi đầu hạ vị: Đây là ngôi thai mà bé cúi đầu xuống phần hạ vị (vùng thấp nhất của bụng dưới rốn hoặc vùng chậu) nhiều nhất, dần dần hình thành ngôi thai đầu. Thời điểm này, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát và đưa ra quyết định mẹ có thể sinh thường khi chuyển dạ. 
  • Ngôi thóp: Đầu thai nhi nằm ở lưng chừng, có thể sờ được những vị trí từ mũi đến miệng, không sờ được cằm. 
  • Ngôi trán: Đây là ngôi thai trung gian giữa ngôi chỏm và ngôi mặt, có nghĩa là đầu thai nhi cúi không tốt (tỉ lệ cúi đầu không chuẩn như ngôi hạ vị) và ngửa không tối đa.
  • Ngôi mặt: Lúc này, thai nhi ngửa đầu tối đa và nhiều hơn so với những ngôi thai còn lại, đưa toàn bộ mặt ra phía trước.

Ngoài ngôi đầu hạ vị tốt cho quá trình sinh nở, những ngôi thai còn lại đều được xếp vào nhóm bất thường. Bởi thai nhi cúi đầu không tốt sẽ gặp khó khăn khi đi qua âm đạo, khiến mẹ sinh khó, vỡ ối non,… Chính vì vậy, mẹ cần thăm khám định kỳ để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, tránh những biến chứng không đáng có trong giai đoạn lâm bồn. 

Dấu hiệu thai nhi quay đầu
Dấu hiệu nhật biết ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa cho mẹ

Song song, mẹ cũng cần lưu ý những dấu hiệu thai nhi quay đầu dưới đây: 

  • Mẹ có thể nghe thấy và cảm nhận nhịp tim của con, nếu nhịp tim phát ra từ phía bụng dưới thì khả năng cao thai nhi đã quay đầu
  • Mẹ nhận biết bằng những chuyển động bên trong cơ thể của con như quấy đạp ở phần bụng trên thay vì bụng dưới như trước đây. 
  • Đôi khi là những tiếng nấc nhẹ của con ở bụng dưới và đập mạnh ở phần bụng trên

2. Một số thắc mắc về vấn đề thai nhi quay đầu

Càng gần cuối thai kỳ mẹ càng có nhiều thắc mắc, mẹ đắn đo không biết thời điểm nào được xem là quay đầu sớm, thai quay đầu bao lâu thì có thể sinh, nhỡ thai không quay đầu thì có nguy hiểm không và cách khắc phục là gì. Đừng lo mẹ nhé, câu trả lời sẽ có ngay bên dưới: 

Thắc mắc về thai nhi quay đầu
Một số thắc mắc về vấn đề ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa ở những bạn lần đầu làm mẹ

2.1. Như thế nào là em bé quay đầu sớm?

Theo bác sĩ sản khoa, thai nhi thường quay đầu vào tuần thứ 32 – 36, đây cũng được xem là khoảng thời gian lý tưởng nhất. Tuy nhiên, vẫn không hiếm trường hợp em bé quay đầu sớm, thường rơi vào tuần thứ 28 của thai kỳ. Để xác định cụ thể hơn, mẹ nên đến bệnh viện thăm khám định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để quan sát xem thai nhi đã quay đầu chưa.

Như thế nào là em bé quay đầu sớm
Như thế nào là em bé quay đầu sớm?

2.2. Thai quay đầu bao lâu thì sinh?

Trong trường hợp thai quay đầu ở tuần thứ 28 thì dự kiến khoảng 11 – 12 tuần sau mẹ bầu sẽ lâm bồn. Trong giai đoạn này, các cơ quan chức năng như mắt, phổi, não bộ của bé cũng dần được hoàn thiện, hệ thống thần kinh cũng có bước phát triển vượt bậc, chỉ số cơ thể thường là 1kg và dài khoảng 38cm. 

Lúc này, con đang chọn cho mình tư thế chào đời, mặt con sẽ hướng vào mông mẹ, bé sẽ có tư thế nằm chéo và đầu hướng xuống đùi trái của mẹ. 

Thai quay đầu bao lâu thì mẹ
Ở tuần thứ 28, dự kiến khoảng 11 – 12 tuần sau mẹ bầu sẽ sinh

Giai đoạn này, mẹ sẽ đối mặt với một số thay đổi như các cơn đau ở vùng chậu, xương sườn; buồn nôn; chuột rút,… Chính vì thế mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung các dưỡng chất như canxi, protein, vitamin C, sắt,… để hạn chế tình trạng chuột rút, sưng phù. Mẹ lưu ý đến gặp bác sĩ thường xuyên để chẩn đoán sức khỏe, hạn chế tối đa tình trạng tiền sản giật để bảo vệ, sẵn sàng đón chào thành viên mới. 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng

Để hiểu rõ hơn về thai 28 tuần tuổi và những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe thai kỳ trong giai đoạn “vàng” này, mẹ tham khảo bài viết Thai nhi tuần thứ 28 phát triển như thế nào?

2.3. Thai không quay đầu nguy hiểm không?

Thai quay đầu là hiện tượng tự nhiên ở em bé bình thường, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên vì một vài nguyên nhân nào đó mà quá trình này chậm diễn ra, thậm chí không diễn ra như dây rốn quá dài, mẹ có tiền sử u xơ tử cung, mẹ mang đa thai (những em bé sinh đôi thường có tư thế đối nghịch nhau, dễ dẫn đến hiện tượng một bé quay đầu, một bé không), tử cung của mẹ có hình dáng không cân đối làm bé khó di chuyển. 

Ngoài ra, thiếu nước ối cũng là lý do thai không quay đầu, bởi thiếu nước thai sẽ khó đổi xoay ngôi, làm ngôi thai bị ngược. 

Thai không quay đầu nguy hiểm không
Thai không quay đầu nguy hiểm không?

Thai nhi không quay đầu hoặc có quay nhưng phần gáy hướng về cột sống của mẹ (ngôi chẩm sau) sẽ khiến quá trình sinh nở của mẹ trở nên khó khăn, tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét nên sinh mổ hay sinh thường. Bên cạnh đó, hiện tượng thai không quay đầu cũng kéo theo nhiều vấn đề khác như thời gian chuyển dạ dài hơn; mẹ đau lưng dữ dội; em bé bị mắc kẹt và thiếu oxy từ dây rốn, nguy hiểm đến tính mạng. 

Thai không quay đầu rất nguy hiểm
Thai không quay đầu rất nguy hiểm

2.4. Làm gì khi thai không quay đầu?

Nếu đến tuần thứ 36 mà thai nhi vẫn không có dấu hiệu quay đầu, mẹ bầu cần gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến, đồng thời, áp dụng 1 số biện pháp sau: 

  • Mẹ ngồi trên quả bóng mềm (dụng cụ dùng để tập thể dục) trong khoảng 15p phút, lặp lại 2-3 lần 1 ngày mẹ nhé! 
  • Mẹ nên tích cực vận động thay vì ngồi hoặc nằm mãi trong nhà, mỗi ngày dành ra 30 phút đi bộ để tạo sự chuyển động trong khung xương chậu, kích thích thai quay đầu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể quỳ bằng tứ chi giống em bé tập bò, rướn người lên xuống vài lần mỗi ngày 
  • Chưa hết, mẹ cũng lưu ý không ngồi quá lâu một tư thế mà cần đứng lên đi qua đi lại để máu huyết lưu thông, thai quay đầu dễ hơn nhé!
  • Bên cạnh đó, các bác sĩ sản khoa cũng khuyên mẹ nằm nghiêng sang trái vì đây là tư thế tốt nhất khi ngủ, hạn chế nằm ngửa sẽ gây chèn ép tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi

Ngoài những “kim chỉ nam” trên, mẹ cần kết hợp thêm mẹo chăm sóc, nuôi dưỡng, cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để “mầm sống” trong bụng dễ quay đầu, mẹ cũng an tâm chào đón thành viên mới thật khỏe mạnh, bình an. 

Nếu vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, chưa biết tìm kiếm thông tin ở đâu trong khi đã bước vào giai đoạn “nướt rút”, mẹ cập nhật tin tức khoa học và mới nhất tại chuyên mục Mang thai, đặc biệt, lưu lại các lưu ý quan trọng trong bài viết Cùng tìm hiểu các tuần thai kỳ trong suốt quá trình mang thai mẹ nhé! chỉ cần một cú nhấp chuột là đã có thêm vô vàn kiến thức bổ ích mà còn cực chi tiết nữa đó ạ! 

Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới sẽ giúp mẹ chuyển dạ an toàn hơn
Tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới sẽ giúp mẹ chuyển dạ an toàn hơn

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa. Bên cạnh đó, mẹ cũng được trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách chăm sóc và nuôi dưỡng thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp kịp thời nhé! 

Giỏ hàng 0