Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bí kíp chuyện ấy thăng hoa giúp đời sống viên mãn. Bởi tình dục không chỉ là gia vị làm gắn kết tình cảm mà còn là chất xúc tác mạnh mẽ cho cuộc sống lứa đôi.

1. Nói thật – bí kíp chuyện ấy thăng hoa

Nói thật – bí kíp chuyện ấy thăng hoa
Nói thật – bí kíp chuyện ấy thăng hoa

Điều này có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, bố/mẹ nên nói thật cho người bạn đời của mình biết về việc bố/mẹ cảm thấy như thế nào về đời sống tình dục của hai người. Nói cho người ấy biết nếu bố/mẹ muốn “chuyện ấy” thường xuyên hơn. Hay màn dạo đầu lâu hơn.

Thứ hai, bố/mẹ cũng nên nói thật về kinh nghiệm của bố/mẹ trong chuyện này. Nếu bố/mẹ cần một màn dạo đầu kĩ lưỡng hơn hay muốn có những nụ hôn sâu hơn để đạt được cực khoái thì cũng hãy thẳng thắn với nửa kia của mình. Nói thật có nghĩa là bố/mẹ trao đổi thành thật với người ấy về những gì bố/mẹ cần trong “chuyện ấy”. Có thể bố/mẹ sẽ hơi ngại ngùng khi nói chuyện về chủ đề này. Nhưng hãy nhớ rằng, đời sống tình dục chỉ được cải thiện khi cả hai người ngồi lại với nhau và trò chuyện thẳng thắn về nó.

2. Đòi hỏi

Đòi hỏi
Đòi hỏi

Đây là một bước tiến để có đời sống tình dục viên mãn hơn. Hãy nhớ rằng những cặp đôi thoả mãn trong “chuyện ấy” là những người nói chuyện với nhau về nhu cầu và mong muốn của bản thân. “Chuyện ấy” sẽ thăng hoa khi bố/mẹ dám đòi hỏi những gì mình mong muốn. Vì khi đó bố/mẹ sẽ thoải mái tận hưởng nó hơn.

3. Hãy tạo nên sự quyến rũ hấp dẫn và kéo dài màn dạo đầu

Hãy tạo nên sự quyến rũ hấp dẫn và kéo dài màn dạo đầu
Hãy tạo nên sự quyến rũ hấp dẫn và kéo dài màn dạo đầu

Đây là bước khởi đầu cần thiết, hãy tạo hình ảnh hấp dẫn, đầy gợi cảm trong mắt của người bạn đời. Một chút son môi đỏ tươi, một chút hương nước hoa quyến rũ, áo quần nội y gợi cảm…chính là bí kíp chuyện ấy thăng hoa rồi.

Màn dạo đầu nên đủ dài và hấp dẫn nhằm tăng ham muốn cho cả hai, với những vuốt ve, những nụ hôn cháy bỏng… Một điều đơn giản nhưng hiệu quả là hãy massage cho nhau. Nếu người bạn đời vừa trải qua ngày làm việc căng thẳng. Hãy massage nhẹ nhàng trên đôi tay, lưng… Khiêu vũ cũng là cách lựa chọn hoàn hảo, hãy thưởng thức những bản nhạc gợi cảm và rồi cả hai cùng khiêu vũ.

4. Trao nhau nhiều nụ hôn, cho nhau những vuốt ve, âu yếmbí kíp chuyện ấy thăng hoa

Trao nhau nhiều nụ hôn, cho nhau những vuốt ve, âu yếm – bí kíp chuyện ấy thăng hoa
Trao nhau nhiều nụ hôn, cho nhau những vuốt ve, âu yếm – bí kíp chuyện ấy thăng hoa

Trao cho nhau những nụ hôn với ánh mắt trìu mến. Những va chạm, âu yếm như là phương thuốc nhiệm màu, thúc đẩy ham muốn tình dục. Đây chính là thông điệp của tình yêu, thúc đẩy giải phóng hormon “ham muốn”.

Vuốt ve âu yếm là ngọn lửa tiếp thêm niềm đam mê, ham muốn trong mỗi người. Đôi tay hãy chạm nhẹ vào cổ, ngực, lưng…Vuốt ve nhẹ nhàng chậm rãi sẽ đánh thức sự ham muốn, sự khát khao và chỉ một chút tinh tế cũng đã thổi bùng ngọn lửa đam mê.

5.Thay đổi tư thế yêu và thêm chất bôi trơn

Thay đổi tư thế yêu và thêm chất bôi trơn
Thay đổi tư thế yêu và thêm chất bôi trơn

Cải thiện phong cách “yêu” cổ điển và thử áp dụng những tư thế mới. Tư thế phổ biến nhất là “truyền giáo” thật sự thú vị và hấp dẫn. Nhưng hãy cùng “phiêu lưu” với những điều thú vị hơn thế nữa!

Đôi khi bao cao du làm khô dịch nhầy âm đạo. Và chính điều này làm giảm sự tuyệt vời của “chuyện ấy”. Do đó, bí kíp chuyện ấy thăng hoa là thêm chất bôi trơn.

6. Trò chuyện

Trò chuyện
Trò chuyện

Trò chuyện là điều rất quan trọng trong cuộc “yêu”. Nhiều phụ nữ vẫn thích thì thầm bên tai với những lời dịu êm, ngọt ngào. Những ngôn từ ấy sẽ khiến lòng mẹ trỗi dậy những ham muốn, yêu đương mãnh liệt. Do đó đừng quên bí kíp chuyện ấy thăng hoa này nhé.

7. Gặp bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu

Gặp bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu
Gặp bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu

Đôi khi những vấn đề về y tế chính là nguyên nhân dẫn đến việc giảm chất lượng đời sống tình dục của một cặp đôi. Một vài loại thuốc kê đơn như giảm căng thẳng, thuốc an thần, thuốc trợ tim và các loại thuốc dị ứng khác có thể làm đảo lộn chức năng sinh dục của cả nam và nữ hoặc giảm ham muốn với “chuyện ấy”. Bố/mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để biết liệu các loại thuốc mình đang sử dụng có tác dụng phụ ảnh hưởng đến đời sống tình dục không.

Trong một vài trường hợp, gặp các chuyên viên trị liệu cho các cặp đôi cũng rất hữu ích. Họ sẽ giúp bố/mẹ tìm ra nguyên nhân cho tình huống mà bố/mẹ gặp phải và đưa ra lộ trình để cải thiện nó.

8. Ưu tiên “chuyện ấy” – bí kíp chuyện ấy thăng hoa

Ưu tiên “chuyện ấy” – bí kíp chuyện ấy thăng hoa
Ưu tiên “chuyện ấy” – bí kíp chuyện ấy thăng hoa

Nếu bố/mẹ ưu tiên làm việc gì thì việc đó thường đạt được kết quả tốt. Khi bố/mẹ đặt mục tiêu ăn uống lành mạnh thì bố/mẹ cũng có ý thức với những thứ mình nạp vào cơ thể hơn. Khi bố/mẹ đặt mục tiêu ngủ đủ giấc thì bố/mẹ cũng sẽ lên giường sớm hơn. Vì thế, nếu bố/mẹ muốn cải thiện đời sống tình dục thì bố/mẹ cũng cần phải đầu tư nhiều thời gian hơn vào nó.

Một vài cặp đôi bắt đầu kế hoạch hâm nóng chuyện chăn gối bằng cách đặt kế hoạch 1 lần/ tuần. Họ đi ngủ cùng một giờ vì thế có nhiều thời gian để trò chuyện cũng như gắn kết về mặt thể xác hơn. Bố mẹ cũng có thể thử cách này. Đời sống tình dục không hoà hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến những trục trặc trong mối quan hệ của bố/mẹ. Và có ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của bố/mẹ nữa. Vì thế, ưu tiên “chuyện ấy” – bí kíp chuyện ấy thăng hoa cũng là ưu tiên đầu tư cho bố/mẹ thân mình.

Xem thêm: 

Quan hệ tình dục khi mang thai – 5 nguyên tắc cần ghi nhớ

Việc áp dụng các bí kíp chuyện ấy thăng hoa sẽ giúp gia đình trở nên gắn kết, yêu thương nhau hơn.

Những lời khuyên giúp hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con, được rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Sinh con là một trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Nhiều người coi đây là quyết định đánh dấu một cuộc sống hôn nhân ổn định hơn. Hay ít nhất, bố mẹ nghĩ rằng sự xuất hiện của một đứa trẻ sẽ mang họ đến gần nhau hơn. Tuy nhiên, sinh con là một trải nghiệm đầy căng thẳng. Và có thể thách thức cả những mối quan hệ tốt đẹp nhất.

1. Tại sao cần hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con?

Lần đầu làm cha mẹ, sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề mà trước đó họ không nghĩ đến
Lần đầu làm cha mẹ, sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề mà trước đó họ không nghĩ đến

Lần đầu làm cha mẹ, sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề mà trước đó họ không nghĩ đến. Những thay đổi về vai trò, trách nhiệm trong gia đình. Hay việc điều chỉnh lối sống, lối sinh hoạt hằng ngày, cũng như giải quyết các nhu cầu về tài chính. Tất cả đã khiến càng ngày càng nhiều hơn các cặp vợ chồng tìm đến những lời khuyên hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con

Điều đó không có nghĩa những căng thẳng ở hiện tại lớn hơn so với ngày trước. Mà là có thêm nhiều cặp vợ chồng quan tâm đến vấn đề này hơn. Và mong muốn nhận được những lời khuyên giúp đỡ.

2. Những lời khuyên giúp hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con

Mỗi ông bố bà mẹ, sẽ có cách đón nhận khác nhau đối với em bé sơ sinh của mình. Kết quả là sự bất đồng và hiểu lầm có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Xung đột còn có thể gia tăng khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Dưới đây là những cách rất hữu ích giúp cải thiện mối quan hệ vợ chồng sau khi sinh con.

2.1. Thấu hiểu người vợ đã trải qua những gì

Các ông bố có thể giúp đỡ bằng cách cố gắng hiểu một ngày mẹ vất vả như thế nào
Các ông bố có thể giúp đỡ bằng cách cố gắng hiểu một ngày mẹ vất vả như thế nào

Các bà mẹ mới sinh thường bị choáng ngợp bởi vai trò và trách nhiệm thay đổi trong cuộc sống. Trước đây, cuộc sống của mẹ xoay quanh làm đẹp, bạn bè và vui chơi. Thì bây giờ nhu cầu của họ chỉ là thứ yếu sau con cái. Các bà mẹ ít có thời gian cho bản thân hơn, vì một ngày của mẹ đầy áp những lần thay tã, cho con bú và làm việc nhà.

Các ông bố có thể giúp đỡ bằng cách cố gắng hiểu một ngày mẹ vất vả như thế nào. Đừng mong đợi nhà cửa sạch sẽ, bữa tối được dọn ra trước khi về nhà. Thay vào đó người chồng có thể hỏi người bạn đời của mình về một ngày của cô ấy. Đề nghị chăm sóc em bé hoặc phụ giúp việc nhà để cô ấy có thời gian nghỉ ngơi cần thiết. 

Lời khuyên cho mẹ trong các tuần thai:

Lời khuyên dành cho mẹ vào tuần thai thứ 11

Những lời khuyên dành cho mẹ trong tuần thai thứ 32

Mẹ cũng có thể trở nên mất tự tin với cơ thể của mình. Thân hình quá béo, hông quá to hay ngực trông khác đi. Bố có thể hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con bằng cách trấn an người phụ nữ của mình. Cô ấy cần biết rằng, nàng vẫn còn hấp dẫn trong mắt anh ấy.

2.2. Thấu hiểu người cha đã trải qua những gì

Tận dụng những lời đề nghị của anh ấy để tạo không gian ngọt ngào của ba người
Tận dụng những lời đề nghị của anh ấy để tạo không gian ngọt ngào của ba người

Những người lần đầu làm cha có thể cảm thấy bị bỏ rơi và cô lập. Thậm chí họ có thể coi em bé là đối thủ cạnh tranh để có được sự chú ý của người mẹ. Kết quả là các ông bố trở nên chán nản và bỏ cuộc khi mẹ chỉ dành thời gian của mình cho em bé. 

Về phía các mẹ, thay vì xua đuổi chồng mình. Các mẹ có thể cùng người bạn đời chăm sóc con. Tận dụng những lời đề nghị của anh ấy để tạo không gian ngọt ngào của ba người. Đây cũng là thời gian để xây dựng mối liên kết yêu thương giữa bố và con cái.

2.3. Hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới sinh con bằng cách dành thời gian cho nhau

Hãy cố gắng dành thời gian để nói chuyện, tâm sự, ngay cả khi chỉ là trong vài phút
Hãy cố gắng dành thời gian để nói chuyện, tâm sự, ngay cả khi chỉ là trong vài phút

Các cặp vợ chồng khi mới có một thành viên mới đều rất bận rộn. Việc cho bé bú, thay tã và giỗ dành bé, dường như như đã ngốn gần hết thời gian trong ngày. Thật khó để hâm nóng tình cảm vợ chồng. Vì thời điểm mà bố và mẹ có thể gặp riêng nhau, thường là khi cả hai đều đã kiệt sức. 

Hãy cố gắng dành thời gian để nói chuyện, tâm sự, ngay cả khi chỉ là trong vài phút. Để trở thành một cặp vợ chồng một lần nữa, có thể cả hai phải lên lịch để dành thời gian riêng cho nhau. Chọn thời gian khi các bé đã ăn no và ngoan ngoãn. Điều này có thể khó khi bé mới sinh, nhưng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi bé dần lớn lên.

2.4. Lấy lại cảm giác thân mật

Bố mẹ phải chia sẻ với nhau về cảm xúc của hai người trong giai đoạn này
Bố mẹ phải chia sẻ với nhau về cảm xúc của hai người trong giai đoạn này

Việc cho con bú và các vấn đề sau sinh là nguyên nhân khiến người mẹ không thoải mái khi gần gũi vợ chồng. Điều này làm người chồng có cảm giác như bị phản bội cả về thể xác lẫn tinh thần.

Để hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con. Bố mẹ phải chia sẻ với nhau về cảm xúc của hai người trong giai đoạn này. Nhờ sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau, bố mẹ có thể tìm ra hướng giải quyết. Ví dụ như tìm những cách khác để thân mật với nhau: âu yếm hoặc nắm tay chẳng hạn. 

2.5. Một chuyến đi chơi gia đình

Bố và mẹ cũng có thể lên lịch cho một chuyến đi chơi gia đình
Bố và mẹ cũng có thể lên lịch cho một chuyến đi chơi gia đình

Thay vì cố gắng tạo ra không gian riêng tư của hai người. Bố và mẹ cũng có thể lên lịch cho một chuyến đi chơi gia đình. Đi ăn tối cùng với em bé, đạp xe đạp hoặc đơn giản là đi dạo cùng nhau vào một buổi chiều mát mẻ. Thay đổi khung cảnh bằng cách ra ngoài, có thể làm thay đổi tâm trạng và hâm nóng tình cảm vợ chồng sau khi sinh em bé đấy!

Xem thêm chuyện vợ chồng:

Cần chuẩn bị gì trước khi hai vợ chồng thụ thai

Vô sinh ở nam có đáng lo ngại không?

Có một thành viên mới trong gia đình, không có nghĩa là vợ chồng phải dẹp bỏ đi mối quan hệ lãng mạn giữa hai người. Ngược lại, hâm nóng tình cảm vợ chồng khi mới có con là việc làm rất quan trọng trong giai đoạn này. Hãy để các con thấy được sự tuyệt vời khi có một gia đình hạnh phúc, bố mẹ nhé!

Chúng ta thường nhắc về mẹ khi được hỏi ai là người hy sinh cho mình nhiều nhất? Nhưng chúng ta bỗng quên mất cha đã hy sinh thầm lặng nhiều đến thế nào! Người đàn ông đấy, hai sương một nắng, chịu khổ, chịu cực và chỉ lặng lẽ quan sát và chăm sóc ta. Vì vậy, hôm nay Mamamy sẽ kể câu chuyện về cha – người đàn ông vĩ đại với thông điệp hãy yêu thương khi còn có thể nhé!

1. Vết chai sạn trên bàn tay cha

Có lẽ trong chúng ta, có ít nhất một lần trong đời đã nắm đôi bàn tay cha. Đôi bàn tay đầy chai sạn vì đã qua nhiều sương gió, nắng mưa, gánh vác. Điều mà khiến cha trở nên khác biệt đó chính là đôi bàn tay đấy to lớn và có thể che cả bầu trời của ta. Chúng ta đã bao giờ lắng nghe câu chuyện về cha từ bà nội, từ mẹ hoặc từ chính cha. Câu chuyện về tuổi thơ, về tháng ngày lao động, về những gánh vác mà cha trải qua. Chúng ta có bao giờ cảm nhận những vết chai sạn đó đã đem lại mái ấm cho ta. Cho ta được vui chơi, được bằng bạn, được học hành,…Nếu còn cha hãy trân trọng giây phút bên cha và đừng quên yêu thương khi còn có thể nhé!

2. Bóng lưng của cha

Trong trí nhớ, có ai còn nhớ hình dáng bóng lưng cha chở ta đi học không?
Trong trí nhớ, có ai còn nhớ hình dáng bóng lưng cha chở ta đi học không?

Trong trí nhớ, có ai còn nhớ hình dáng bóng lưng cha chở ta đi học không? Hình dáng bóng lưng cha làm việc đến khuya hay hình dáng ấy bên căn bếp với món ăn ngon. Bóng lưng cha luôn vững chãi, thầm lặng đến kỳ lạ. Một lần thôi, chúng ta hãy nhớ lại để thấy bóng lưng ấy đã cố gắng mỗi ngày vì ta, hy sinh vì con vì gia đình,..Trong khoảnh khắc này, có lẽ ta nhìn từng thấy mồ hôi ướt đẫm lưng trên chiếc áo phai màu. Và chúng ta có nhận ra, hình như bóng lưng ấy đang càng ngày càng yếu dần không? Câu chuyện về cha sẽ không chỉ dừng lại, hãy lắng nghe câu chuyện về bóng lưng đặc biệt ấy nhé!

Xem thêm: Ngày của Cha – Những câu chuyện thú vị ở phía sau!

3. Câu chuyện về cha: ánh mắt của cha

Những đôi lần con mắc lỗi, con lại sững sờ trước những điều chất nặng trong ánh mắt cha dành cho con.
Những đôi lần con mắc lỗi, con lại sững sờ trước những điều chất nặng trong ánh mắt cha dành cho con.

Những đôi lần con mắc lỗi, con lại sững sờ trước những điều chất nặng trong ánh mắt cha dành cho con. Ánh mắt có đủ những sự yêu thương, buồn rầu, tâm sự và những lắng lo. Cha chẳng nói nhiều, nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những câu chuyện của cha từ trong ánh mắt. Mọi gập ghềnh cha gánh, mọi con đường cha qua, mọi trải nghiệm cha trải, tất cả đều chất đầy trong ánh mắt. Mắt cha sầu và nặng. Có lẽ chúng ta chỉ thấy được đôi mắt cha sáng lên hạnh phúc khi ở cùng chúng ta, ở cùng gia đình. Cuộc đời cha đã đủ nhiều vất vả, đừng để mắt cha nặng thêm những trăn trở, lắng lo.

4. Câu chuyện về cha: cuộc gọi của cha

Chúng ta thường dễ dàng tâm sự và kể lể với mẹ nhiều hơn cha.
Chúng ta thường dễ dàng tâm sự và kể lể với mẹ nhiều hơn cha.

Chúng ta thường dễ dàng tâm sự và kể lể với mẹ nhiều hơn cha. Thậm chí ngay cả những cuộc gọi của cha cũng trở lên ngượng ngùng khó tả. Bởi vì ta bối rối, bởi vì ta không biết nên nói gì và cứ như thế mà kết thúc cuộc gọi. Nhưng chỉ cần một tiếng “alo” thôi cha cũng biết ta đang gặp vấn đề gì, cũng biết ta đang vui hay buồn. Cha lắng nghe ta, thấu hiểu ta, âm thầm bên ta. Vậy thì ta hãy thử lắng nghe cha một lần, để cảm nhận người đàn ông nhất của cuộc đời ta đang cần gì? Và lần sau, khi nghe những cuộc gọi điện của cha, đừng ngại ngần kể cho cha nghe về những điều trong cuộc sống nhé bạn.

5. Câu chuyện về cha đánh đòn

Chúng ta thường nhắc về những trận đòn roi và giận hờn vì bị đòn đau.
Chúng ta thường nhắc về những trận đòn roi và giận hờn vì bị đòn đau.

Chúng ta thường nhắc về những trận đòn roi và giận hờn vì bị đòn đau. Chúng ta oán trách và tức giận vì những lần đau đó. Tuy nhiên, chúng ta lại không hề biết rằng đánh ta một, cha đau mười. Một lần thôi, hãy nhìn vào đôi mắt đầy chân chim trĩu nặng. Đôi mắt chứa phiền muộn và xót thương. Đòn roi đau ngay lúc đó thì sẽ nguôi nhanh, nhưng những điều cha trăn trở, nghĩ suy về mình thì sẽ vẫn chẳng thể ngừng. Ngẫm lại câu chuyện về cha đánh đón, ta có thấy mình đã sai không?

6. Điều cha chưa bao giờ kể

Mỗi lần ta xin tiền đóng học, mua sách, học thêm, quần áo… cha luôn đồng ý vô điều kiện.
Mỗi lần ta xin tiền đóng học, mua sách, học thêm, quần áo… cha luôn đồng ý vô điều kiện.

Mỗi lần ta xin tiền đóng học, mua sách, học thêm, quần áo… cha luôn đồng ý vô điều kiện. Cha chưa bao giờ kể chúng ta nghe về khó khăn cha đang gặp phải. Cha chưa bao giờ ngăn cản ước mơ của chúng ta dù có thiếu thốn điều kiện vật chất. Tất cả mọi việc cha làm là chu cấp cho ta đầy đủ. Nhưng thực sự đằng sau người đàn ông vĩ đại ấy, có rất nhiều sự vất vả, lo toan. Hy vọng rằng chúng ta sẽ trân trọng giây phút bên cha và yêu thương cha nhiều hơn nhé

7. Hãy yêu thương khi còn có thể

Chúng ta chưa bao giờ nói ra từ yêu cha, yêu bố. Nhưng tận tâm trong chúng ta, cha là người tuyệt với nhất
Chúng ta chưa bao giờ nói ra từ yêu cha, yêu bố. Nhưng tận tâm trong chúng ta, cha là người tuyệt với nhất

Chúng ta chưa bao giờ nói ra từ yêu cha, yêu bố. Nhưng tận tâm trong chúng ta, cha là người tuyệt với nhất. Tuy nhiên, nếu không nói ra thì mãi mãi cha vẫn không nhận được. Thực sự, từ “cha ơi, con thương cha nhiều lắm” không hề khó nói đến thế. Thử một lần dũng cảm gọi điện nói với cha. Khi còn cha, khi còn có thể hãy làm để người đàn ông đó cảm nhận được.

Hãy tập lắng nghe câu chuyện về cha, lắng nghe đôi bàn tay ấy, lắng nghe bóng lưng ấy….Hy vọng, trong chúng ta sẽ không có ai bỏ lỡ cha của mình. Đừng quên rằng, Mamamy luôn đồng hành cùng gia đình. Theo dõi các bài viết tiếp theo để lắng nghe các câu chuyện khác nhé!

Xem thêm: 

Làm cha mẹ một cách khôn ngoan cùng những bí quyết sau

Đau lưng khi mang thai? Đọc bài này để yên tâm hơn mẹ nhé!(Mở trong cửa số mới)

Trước khi có con, Mẹ chỉ là một người con gái bình thường như bao người. Nhưng lần đầu có con đến trong cuộc đời đã giúp Mẹ nhận ra nhiều thứ mà trước đây Mẹ không hề biết.

1. Trước khi có con…

Trước khi có con…
Trước khi có con…

Trước khi có con đến trong cuộc đời, Mẹ cũng như bao cô gái 27 tuổi khác, tận hưởng một cuộc sống bình thường (ngoại trừ những lúc “phởn” lên thì Mẹ hơi tưng tửng chút thôi). Có lẽ do được Bố con chiều quá nên ngay cả khi đã lấy chồng thì mọi chuyện với mẹ vẫn vô lo vô nghĩ lắm!

Một ngày của Mẹ là một chuỗi tuần hoàn: sáng đến cơ quan cùng các “chị em” ăn sáng, rảnh rỗi thì mua cốc cà phê rồi về văn phòng làm việc. Trưa đến thì mọi người rủ nhau đi ăn (đôi khi Mẹ còn nghĩ công việc buổi sáng của mình là nghĩ xem trưa nay ăn gì). Ăn xong, mọi người về văn phòng nghỉ trưa rồi làm đến chiều tan làm thì về nhà.

Nhiều lúc Mẹ nhìn những chị làm cùng cơ quan tất bật chăm con quanh ngày tháng Mẹ còn hỏi họ “sao chị phải khổ thế nhỉ? Sao không thuê bảo mẫu chăm con rồi dành thời gian ấy đi chơi, cafe với bạn bè, du lịch nhiều nơi?”. Các chị ấy chỉ cười và bảo rằng “mày cứ có con như chị đi rồi mày sẽ hiểu”. Giờ nghĩ lại thấy suy nghĩ của Mẹ lúc ấy đúng là “chiếu mới chưa trải sự đời” thật!

Nhưng lúc ấy, Mẹ đâu nghĩ được như thế! Mẹ còn bảo mấy bà cứ “thân làm tội đời”, ăn chơi không phải thích hơn ở nhà thay bỉm, trông con ư?

Nhưng tất cả những suy nghĩ ngây thơ ấy của Mẹ đã bị một thiên thần nhỏ làm cho thay đổi.

2. Ngày Mẹ phát hiện ra có một hình hài ở trong bụng, cuộc sống Mẹ thay đổi hẳn

Ngày Mẹ phát hiện ra có một hình hài ở trong bụng, cuộc sống Mẹ thay đổi hẳn
Ngày Mẹ phát hiện ra có một hình hài ở trong bụng, cuộc sống Mẹ thay đổi hẳn

Ngày hôm ấy, khi Mẹ nhận kết quả siêu âm, tâm trạng Mẹ lúc ấy hỗn loạn kinh khủng. Hàng loạt suy nghĩ cứ lởn vởn trong đầu Mẹ suốt quãng đường Mẹ về nhà: “Vậy là mình sắp làm Mẹ rồi ư? Trong bụng mình đang chứa 1 sinh mệnh ư? Mình phải làm gì bây giờ?…” Tất cả những câu hỏi, những cảm xúc hỗn độn, vui có, ngỡ ngàng có, lo lắng có, sợ hãi có. Mẹ sợ Mẹ chưa đủ trưởng thành, không đủ tốt để lo cho con. Những cảm xúc ấy khiến Mẹ trở nên bối rối vô cùng.

Bé yêu của Mẹ đừng có nghĩ Mẹ nói quá nhé! Vì Bố con lúc biết tin cũng không khác gì Mẹ đâu. Nói nhỏ bí mật này cho con (chỉ con vs Mẹ biết thôi nhé) Bố con còn rơm rớm nước mắt, phải ôm Mẹ mãi để lau nước mắt đấy! Cả ông bà nội, ông bà ngoại của con cũng đều vui lắm luôn nhé! Bà ngoại (tức là mẹ của mẹ đấy) đã chia sẻ rất nhiều điều với Mẹ. Những câu chuyện ấy làm Mẹ cảm thấy Mẹ đang mang trong mình cả một điều diệu kì của cuộc sống.

Lần đầu mang thai thật đặc biệt! Bởi kể từ ngày hôm ấy, cuộc sống của Mẹ không còn như trước nữa! Không còn những ngày ăn hàng quán linh tinh vì lười nấu, không còn những đêm thức cày phim, Mẹ còn bỏ cả thói quen uống cafe của mình nữa (vì trong sách nói cafe không tốt cho con của Mẹ). Lúc đầu thì cũng khó khăn ghê, tại Mẹ quen với nếp sống cũ rồi. Nhưng cứ nghĩ đến bé con đang trong bụng Mẹ thì Mẹ lại thêm quyết tâm.

Quãng thời gian mang thai đúng là không hề dễ dàng gì, nhưng việc cảm nhận ngày ngày có một hình hài đang lớn lên trong bụng thật sự rất đặc biệt. Và đặc biệt là Mẹ càng thấy thương bà vô cùng. Con nhớ nhé, sau này nhất định phải là đứa trẻ ngoan, nghe lời ông bà nhé! Các Bà đã rất vất vả để có được bố và mẹ như bây giờ.

3. Ngày con chính thức bước vào cuộc sống của Mẹ…

Ngày con chính thức bước vào cuộc sống của Mẹ…
Ngày con chính thức bước vào cuộc sống của Mẹ…

Ngày con chào đời, là ngày mà Mẹ không thể nào quên được. Nhưng tất cả những đau đớn, mệt mỏi mà Mẹ phải trải qua đều như biến mất vào khoảng khắc Mẹ được ôm con trong lòng. Đứa trẻ mà Mẹ thì thầm to nhỏ suốt hơn 9 tháng, mới ngày nào con vẫn còn là một chấm nhỏ trên ảnh. Nhưng giờ đây “chấm nhỏ” ấy đã trở thành một hình hài bé nhỏ, nằm lọt thọt trong vòng tay của Mẹ. Khoảng khắc ấy Mẹ như vỡ òa, Mẹ vui lắm, vậy là Mẹ đã trở thành mẹ thật rồi! Đến tận bây giờ, khi nhớ lại khoảnh khắc ấy, Mẹ vẫn cảm thấy vẹn nguyên cảm xúc như ngày nào.

Những đầu chăm sóc con đúng là không dễ dàng gì. Lần đầu có con, lần đầu làm mẹ nên Mẹ làm gì cũng thấp thỏm lo sợ: Ôm chặt quá bé con liệu có bị ngộp không? Bé con ăn sữa đã đủ chưa? Đóng bỉm như vậy bé con có bị nóng không?…. Nhưng nhờ có các Bà chỉ dẫn, mọi người thay nhau san sẻ gánh nặng cùng với Mẹ mà bé con của Mẹ có thể lớn lên khỏe mạnh như bây giờ nè!

Đến lúc này, Mẹ mới hiểu được thì ra không phải các chị ở chỗ làm của Mẹ tiếc tiền thuê bảo mẫu mà là người làm Mẹ luôn muốn tự tay mình chăm chút, mang cho con tình yêu thương lớn nhất. Nếu giờ có ai bảo Mẹ giao con cho người lạ chăm để đi chơi thì Mẹ không yên tâm chút nào!

Dù có mệt mỏi thế nào, nhưng chỉ cần nhìn thấy con yên giấc ngủ là Mẹ cảm thấy sức sống của mình lại tràn đầy. Bé con chính là pin sạc năng lượng mỗi ngày cho Mẹ!

Lần đầu có con cũng là lần đầu Mẹ làm mẹ, cảm ơn con đã cho Mẹ trải nghiệm điều tuyệt vời này, cảm ơn con đã đến bên cuộc đời của Mẹ, của Bố! Con là niềm tin là hy vọng của Bố và Mẹ. Hãy lớn nhanh, và khỏe mạnh nhé con yêu của Mẹ.

Viết cho con những điều mà mẹ luôn ấp ủ.

Gửi cho con gái yêu của mẹ sau này!

Con yêu hỡi, mẹ đã đi qua gần nửa cuộc đời. Và hôm nay, mẹ chợt nhận ra vài điều.

1. Quá nhiều lý do từ bỏ ước mơ

Quá nhiều lý do từ bỏ ước mơ
Quá nhiều lý do từ bỏ ước mơ

Là một người phụ nữ, là người mẹ tốt có nghĩa ta phải từ bỏ ý nghĩ có một sự nghiệp để dành trọn vẹn bản thân cho con cái. Và bởi đa số phụ nữ đều có nhu cầu muốn được chấp nhận, có những giá trị giống với bạn bè đồng lứa. Họ cảm thấy không tự tin khi muốn “bước ra khỏi lối mòn” và làm điều khác biệt.

Thế nhưng là phụ nữ trong thời đại mới, con hãy thôi xin lỗi vì không thể làm theo lời người khác. Lá thư này mẹ viết cho con là muốn con quyết tâm đeo đuổi khát khao trong cuộc sống bản thân.

Hãy tưởng tượng thế giới sẽ thế nào nếu mọi phụ nữ đều theo đuổi đến cùng điều mà cô ấy thực sự muốn. Mà không lo bị phán xét hay lo lắng bởi những nỗi tự hoài nghi? Con yêu à, chỉ cần 5% phụ nữ trên thế giới đi theo hướng đó. Thế giới sẽ là một nơi hoàn toàn khác biệt và tốt đẹp hơn nhiều.

2. Từ bỏ đam mê, tại sao…?

Từ bỏ đam mê, tại sao…?
Từ bỏ đam mê, tại sao…?

Song trên thực tế, quá nhiều phụ nữ đang phớt lờ những gì họ muốn. Vì sao vậy?

Trước hết, bản năng con người là khao khát được chú ý. Ta luôn để tâm tới những gì người khác nghĩ. Nếu quan sát trẻ em, con sẽ thấy ngay khi còn là những đứa bé chập chững. Chúng đã nhận ra đâu là hành vi khiến người lớn lập tức để ý đến chúng. Những hành vi nhằm thu hút sự chú ý của người khác dần thành thói quen. Và ta mang nó theo cho tới lúc trưởng thành.

Thế nhưng, sự kết hợp giữa khát khao được chú ý và tâm lý luôn bận tâm về ý nghĩ người khác khiến nhiều cô gái được nuôi dạy theo cách để tin rằng: Giá trị của họ chỉ phụ thuộc vào việc họ có trở thành một người vợ hay người mẹ tốt không? Từ đây, nhiều phụ nữ phát triển các hành vi ứng xử không phải dựa trên mong muốn đạt được những mục tiêu cá nhân. Mà chỉ cốt làm hài lòng người khác.

Nói cách khác, nếu các bé trai được nuôi dạy theo cách để theo đuổi ước mơ của chúng. Thì rất nhiều bé gái lại được nuôi dạy để theo đuổi những điều chúng tin là người khác kỳ vọng ở bản thân mình.

3. Đập bỏ những trở ngại

Đập bỏ những trở ngại
Đập bỏ những trở ngại

Sau khi con chào đời, nhiều người cho rằng một người làm việc nhiều như mẹ sẽ không bao giờ dành đủ thời gian cần thiết. Để có thể là một bà mẹ tốt. Và mẹ hiểu đây chính là một trong những lời bào chữa lớn nhất để một người phụ nữ từ bỏ việc theo đuổi ước mơ của mình.

Thế nhưng lá thư này mẹ viết cho con là muốn con hiểu: Con không nên để những người khác xác lập giá trị của mình. Và con của mẹ cũng không cần phải cảm thấy tội lỗi hay xấu hổ vì theo đuổi khát vọng riêng. Có một số phụ nữ hạnh phúc nhất khi họ được chăm sóc nhà cửa, con cái. Nhưng cũng không cần phải day dứt nếu đó không phải niềm hạnh phúc nhất với con.

4. Hi sinh hơn, “ích kỷ” hơn

Hi sinh hơn, “ích kỷ” hơn
Hi sinh hơn, “ích kỷ” hơn

Nếu con nhận thấy mình yêu thích điều gì đó. Hãy ngừng tìm kiếm thời gian rảnh mà tự tạo ra một khoảng thời gian để bắt đầu với nó. Mẹ biết điều này thực sự là một quyết định khó khăn. Bởi con của mẹ có thể sẽ phải lựa chọn hi sinh một vài thứ đã tồn tại trong cuộc sống của mình.

Những con yêu đừng nản chí nhẻ! Bởi, nếu trên đời vẫn có những bà mẹ và các nữ giám đốc điều hành công ty “siêu bận” dành thời gian được cho việc tập chạy marathon. Thì không lý gì con, một phụ nữ thông minh, tuyệt vời lại không tìm ra được những khoảng thời gian cho mục tiêu đáng giá của mình.

Trong nhiều thế kỷ, những nguyên tắc truyền thống và đã lỗi thời về phép lịch sự cho rằng “những cô gái ngoan” không nên nói nhiều về tiền bạc hay của cải. Họ chỉ nên lặng lẽ, biết điều, tận dụng những thứ cuộc sống ban cho.

Nhưng sử gia Laurel Thatcher Ulrich từng viết “những phụ nữ biết điều hiếm khi làm nên lịch sử”. Do đó con hãy cứ nhiệt huyết với đam mê của mình. Và để ý tới những cư xử tốt mà bản thân có thể thực hiện để tăng cơ hội thành công, đạt được mục tiêu.

Bên cạnh đó, hãy tập trung cho một ước mơ tại một thời điểm con nhé. Bởi mẹ biết việc dàn trải quan tâm cho nhiều mục tiêu hay dự án có vẻ rất hấp dẫn. Thế nhưng khi mọi thứ quan trọng thì chẳng có gì quan trọng cả đâu.

5. Viết cho con…

Viết cho con…
Viết cho con…

Và cuối cùng, con hãy cứ hỏi xin sự giúp đỡ bất cứ khi nào thực sự cần thiết. Là một người phụ nữ thành công nhưng con không cần phải tự làm mọi thứ. Xung quanh con vẫn còn có bố, có mẹ, có những người bạn, có những người thầy… Chúng ta luôn sẵn sàng để trở thành nguồn lực vô giá giúp con tiến bước trên con đường đã chọn. 

Cho nên, cuộc sống này là cuộc sống của con. Đam mê này, nhiệt huyết này là đam mê là nhiệt huyết của con. Con yêu của mẹ đừng để bất cứ ai hay điều gì chi phối hay ngăn cản con đạt được điều mà con mong muốn.

Phụ nữ không có sự nghiệp giống như cho dù có mặc quần áo hàng hiệu trên người vẫn có cảm giác rẻ tiền. Mẹ muốn con nỗ lực vì tương lai của mình. Trưởng thành chính là biết theo đuổi đam mê và nỗ lực vì chính bản thân mình trước!

Viết cho con – con gái yêu của mẹ!

Xem thêm:

Bông mẫu đơn mẹ dành tặng cho con gái nhỏ

“Nào hãy nối bước trên đường thênh thang cha đã đi
Và con hãy sống hơn cha đã sống một thời xa
Rồi con sẽ lớn bao niềm vinh quang đang đón chờ
Dòng đời cám dỗ con hãy vững bước bằng đôi chân
Dõi bước con đi và cha mong con nên người”

                                                              Bài hát “Cha và con”_ Bức Tường

Có một tình yêu to lớn, cứ thế đâm chồi. Dù không thực sự trải qua 9 tháng 10 ngày mang nặng, nhưng ba biết, tình cảm ba dành cho con chưa hề thua mẹ tí nào. Ba cũng chưa một ngày vô tâm, chưa một ngày mong chờ con từ lúc ba biết có con trên cuộc đời này.

Để rồi ngày ba vội đưa mẹ tới phòng chờ sinh, lo lắng cùng mẹ trải qua cái khoảng khắc đau đớn khôn nguôi kia. Ba vừa mừng vừa lo, ba hồi hộp đến khôn tả. Và ba biết, mẹ con cũng vậy.

Ba đã nghĩ, mình cần mạnh mẽ, mình phải là chỗ dựa tình thần và cả tài chính lớn lao cho mẹ ngay lúc này. Và thiên thần bé nhỏ là con nữa. Nhưng ba đã không thể kiềm chế bản thân trong giây phút ấy. Để rồi cái khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh, cũng là lúc ba nhận ra mình dễ khóc đến vậy.

1. Trước ngày sinh…

Trước ngày sinh…
Trước ngày sinh…

Thực ra trước ngày sinh, ba mẹ đã chuẩn bị rất nhiều. Mẹ xem rất nhiều các video hướng dẫn vận động để hỗ trợ việc sinh nở tốt hơn. Ba luôn về sau giờ làm để ở bên cạnh mẹ. Ba và mẹ đã mong chờ con đến cái thế giới này biết chừng nào.

Trước ngày sinh vài ngày, mẹ bắt đầu các cơn đau, làm ba lo lắng khôn nguôi. Những đêm con đạp không ngủ được, cái cảm giác ấy làm ba mẹ hạnh phúc đến khôn tả. Nhưng cũng đầy lo âu trằn trọc. Ba ước ba là người bị đau, với sức của một người đàn ông, có phải sẽ chịu đựng tốt hơn một người phụ nữ không? Ba đã nghĩ vậy.

2. Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh…

Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh…
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh…

Ngày mẹ được đưa tới bệnh viện, ông bà cũng lo lắng chạy tới. Ba tay xách tay mang đồ đặt, lóng ngóng theo cô y tá làm thủ tục nhập viên sinh cho mẹ.

Người ta hay bảo bà bầu đi sinh là “vượt cạn”. Trước đây ba đã không hiểu. Con đã mang lại cho ba cái lần đầu tiên thực sự thấu hiểu điều này. ” Vượt cạn” hai từ đích đáng nhất để mô tả nỗi nhọc nhằn của người mẹ lúc trên bàn sinh. Hai tay ba nắm chặt trên thanh lang can bệnh viện, đổ đầy mồ hôi đến lạ. Tim ba hồi hộp, ba lóng ngóng đứng ngồi không yên. 

Khoảnh khắc đứng ngoài phòng chờ sinh cùng bà, ba lo lắng đến không tưởng. Ba nhớ lời mẹ dặn đêm hôm trước. Mẹ dặn ba đừng quá lo lắng, dặn ba không sao đâu. Mẹ bảo ba đừng khóc vì như thế xui xẻo lắm. Ba cười ” Sao mà không được chứ”.

Nhưng ba đã khóc, trong cái khoảng khắc nghe tiếng la của mẹ, ba đã bật khóc rất nhiều. Hai tay ba nắm thật chặt để cầu nguyện những điều tốt đẹp sắp tới. Nhưng cũng không quên được những suy nghĩ bất trắc khác. Nó càng khiến ba lo lắng hơn. Câu tự nhủ lòng ” không sao đâu, không sao đâu, cố lên, cố lên ” không biết từ lúc nào cứ lặp đi lặp lại trên môi ba.

3. Giây phút con cất tiếng khóc đầu đời…

Giây phút con cất tiếng khóc đầu đời…
Giây phút con cất tiếng khóc đầu đời…

Giây phút đầu tiên con cất tiếng khóc chào đời, ba vui xướng biết bao. Vì ba biết mẹ và cả con đều bình an vô sự. Đó là lần đầu tiên trong đời, ba được nhìn thấy một thiên thần. Và ba muốn lưu giữ lại tất cả. Con. Và cả nụ cười mãn nguyện trên môi mẹ, và cả giọt nước mắt hạnh phúc của ba nữa. Đó sẽ là nguồn tư liệu vô giá trên hành trình làm ba mẹ.

4. Câu chuyện đến từ những người lần đầu làm ba

Câu chuyện đến từ những người lần đầu làm ba
Câu chuyện đến từ những người lần đầu làm ba

4.1. Câu chuyện cảm động của HNH-KL:

Gần đây, mạng xã hội chia sẻ về việc đi sinh của cặp đôi HNH-KL khiến ba thấy lại mình trong đó. Hình ảnh người chồng chăm lo vợ đi sinh có lẽ là hình ảnh đẹp nhất. Khoảng khắc ấy, có lẽ ai đã làm bố sẽ không bao giờ quên. Niềm mong muốn của mỗi người ba là được nhìn con khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc mãi mãi trong vòng tay của ba. Một người ba tốt sẽ biết cách và tìm cách để trở thành một chỗ dựa vững chắc nhất cho con. Lời chia sẻ của ba Lý làm ba cảm động rơi nước mắt.

“Đón các con chào đời, ba và mẹ đã phải học thật nhiều. Học cách dạy con ra sao, cách chơi cùng con thế nào. Nhưng con biết không, điều ba thật sự quan tâm là ba phải làm điều gì để bảo vệ và che chở con tốt nhất trong vòng tay của ba”._chia sẻ của KL

Câu chuyện cảm động của HNH-KL:
Câu chuyện cảm động của HNH-KL:

Vì ba cũng chỉ mong nhiêu đó, niềm hạnh phúc giản đơn nhưng ba phải dành cả đời còn lại của mình để giữ gìn, bảo vệ.

4.2. Ba NTV cũng chia sẻ:

“Đó là thời gian chờ đợi căng thẳng và hồi hộp nhất.

Vì đa số sinh thường, trường hợp khó quá bác sĩ mới cho mổ nên thời gian sản phụ đau đẻ rất dài. Tôi còn nhớ vợ tôi đau bụng đưa vào phòng sinh từ 2 giờ chiều mà 2 giờ sáng hôm sau mới sinh. Đau quá, cô ấy cào cấu, xé rách áo, rách cả da ngực chồng đang đứng cạnh. Trong ánh sáng vàng vọt, lâu lâu lại nghe bác sĩ quát (quát chứ không phải nói), “rặn đi, rặn mạnh, rặn thế làm sao ra được?”…

Cuối cùng đứa bé cũng chịu ra, bác sĩ túm hai chân dốc ngược, vỗ vào mông nó mấy cái làm nó khóc oa oa, đoạn xoay về phía ba nó, bảo: con trai. Vừa lúc thằng bé bắn một vòi nước vào mặt thân sinh đang cười cười khóc khóc, biểu cảm tự nhiên của người vừa quá hạnh phúc, vừa thở phào vì vợ đã “vượt cạn” thành công.”

4.3. Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh của chàng trai lần đầu đưa vợ đi sinh…

Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh của chàng trai lần đầu đưa vợ đi sinh…
Khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh của chàng trai lần đầu đưa vợ đi sinh…

Gần đây, cư dân mạng đã truyền tay nhau chia sẻ đoạn video clip về chàng trai trẻ đang chờ vợ sinh con ở ngoài phòng đẻ. Bên cạnh là gia đình cũng đang trông ngóng. Nhưng ông bố trẻ hồi hộp, lo lắng đến mức bật khóc vì hồi hộp, lo lắng cho vợ con. Ba nghĩ có lẽ, ai cũng vậy. Có lẽ họ là những doanh nhân thành đạt, hay là người thợ với đầy những chai sạm cuộc sống,.. đều trở nên lóng ngóng một cách đáng yêu khi vợ sinh. 

Ba thấy chàng trai trẻ đã bật khóc, hai tay liên tục nắm chặt để giữ bình tĩnh. Nếu có thể, ba muốn trao cho mỗi người chồng trong khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh một cái danh hiệu. Danh hiệu gì thì ba vẫn chưa nghĩ ra.

Và ba biết, dù là lần thứ hai hay thứ ba, cái khoảnh khắc ngoài phòng chờ sinh ấy sẽ không có gì thay đổi. Sẽ vẫn đầy lo lắng, nỗi lo mới chồng lên nỗi lo cũ.

Tuy nhiên, ba vẫn yêu con. Hãy luôn nhớ điều này nhé, thiên thần bé bỏng của ba.

Ngày đầu tiên làm cha chắc hẳn là một trải nghiệm cực kỳ mới mẻ của các ông bố. Sự loay hoay, lúng túng chưa biết nên làm như thế nào. Cảm xúc vỡ òa khi bế đứa con đầu tiên của mình trong tay. Sự bỡ ngỡ, hân hoan, niềm vui nhân đôi khi thốt lên rằng: “À, mình đã là cha rồi.”

1. Ngày đầu tiên làm cha, điều không hề đơn giản

Các ông bố sẽ chưa quen với việc chăm sóc các bé và phát triển mối quan hệ đầu tiên của mình với con
Các ông bố sẽ chưa quen với việc chăm sóc các bé và phát triển mối quan hệ đầu tiên của mình với con

Ngày đầu tiên làm cha thật sự là một điều hạnh phúc mà bất kỳ ông bố nào cũng đều mong muốn. Chắc chắn là cảm giác rất hãnh diện rằng mình cũng là người có thể tạo ra sự sống. Sau đó là niềm hạnh phúc vì gia đình có thêm một thành viên mới- một bé con sau này sẽ gọi mình là “cha”. Niềm vui ấy đối với một số người là niềm hân hoan, phấn khởi. Nhưng đối với một số ông bố vẫn còn đang ở độ tuổi còn trẻ. Thì đó sẽ là điều cực kỳ bỡ ngỡ, căng thẳng khi gặp phải những khó khăn đầu tiên. Các ông bố sẽ chưa quen với việc chăm sóc các bé và phát triển mối quan hệ đầu tiên của mình với con. Do vậy, mà sự chuẩn bị kỹ càng những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các thử thách trong quá trình nuôi con sắp tới. Giúp việc chăm và giao tiếp với con trở nên dễ dàng hơn là điều vô cùng cần thiết.

2. Những khó khăn của ngày đầu tiên làm cha

2.1. Trách nhiệm làm cha ngày đầu tiên

Các ông bố khi chưa có con vẫn quen với cuộc sống độc lập của mình. Và cảm thấy áp lực khi phải nhận thêm trách nhiệm đối với đứa con của mình. Khi có con, không còn được nề hà các công việc. Ví dụ như mua sắm, lau chùi dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, hoặc một số hoạt động cá nhân khác. Trẻ khi còn nhỏ thì cần nhận được sự quan tâm của cả cha lẫn mẹ, chúng cần được chăm sóc liên tục và nhận được tình thương từ cả hai.

Các ông bố khi chưa có con vẫn quen với cuộc sống độc lập của mình
Các ông bố khi chưa có con vẫn quen với cuộc sống độc lập của mình

2.2. Ngày đầu tiên làm cha- Mất ngủ

Chỉ có những người lần đầu tiên làm cha mới hiểu được sự quý trọng của giấc ngủ khi một ngày chỉ được ngủ khoảng 3-4 tiếng. Thiếu ngủ dài ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc rất nhiều. Một số bé sẽ quấy khóc liên tục khiến cha mẹ cần tỉnh giấc để dỗ dành. Một số bé sẽ ngoan thì vấn đề này sẽ không còn đau đầu nhiều nữa.

2.3. Áp lực tài chính

Chi phí sinh nở, tiêm phòng ngừa bệnh, mua tã lót, bỉm sữa, quần áo cho con và các vật dụng khác sẽ tiêu tốn một khoản không nhỏ ngân quỹ của các ông bố. Áp lực tài chính sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu cha mẹ phải bỏ thêm chi phí để thuê người giúp việc hoặc một trong hai người phải nghỉ phép không lương hoặc chuyển một công việc khác để dành thời gian chăm sóc cho bé.

Áp lực tài chính
Áp lực tài chính vì chi phí sinh nở, chăm sóc con,…

2.4. Số ngày nghỉ bị hạn chế

Không giống với các mẹ, số ngày nghỉ của cha bị hạn chế hơn rất nhiều. Lịch làm việc dày đặc và phải thường xuyên có mặt ở công ty. Khiến cho việc dành thời gian gần gũi với con sẽ ít hơn đi rất nhiều.

2.5. Giảm thời gian gần gũi với mẹ

Khi có con, cả cha lẫn mẹ đều vô cùng bận rộn. Đồng nghĩa với việc cả hai sẽ không có nhiều thời gian dành cho nhau. Mặt khác, sau khi sinh, mẹ thường dành nhiều thời gian cho bé hơn. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng yếu hơn so với ngày trước. Nên đời sống sinh lý của hai vợ chồng cũng trở nên bị ảnh hưởng. Do đó, người ngày đầu tiên làm cha đôi khi sẽ cảm thấy mình khá cô đơn.

2.6. Âu lo, phiền muộn

Nhiều mẹ sau sinh thường mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vì vậy cha nên thường xuyên quan tâm mẹ, chăm sóc mẹ và thường xuyên trò chuyện nhiều hơn.

3. Chuẩn bị các kinh nghiệm cho ngày đầu tiên làm cha trước khi bé chào đời

3.1. Tham dự các khóa học tiền sản

Các lớp học tiền sản thường được các bệnh viện lớn đầu tư
Các lớp học tiền sản thường được các bệnh viện lớn đầu tư

Các lớp học tiền sản thường được các bệnh viện lớn đầu tư. Giúp hướng dẫn cho cha mẹ hiểu rõ hơn về quá trình mang thai và chuyển dạ. Bên cạnh đó, khóa học cũng truyền đạt lại kinh nghiệm về các cách chăm sóc cho bé. Và để hỗ trợ mẹ khi cần thiết.

3.2. Chuẩn bị kế hoạch tài chính vững chắc

Tài chính vững chắc là điều kiện tiên quyết giúp cha và mẹ có điều kiện tốt nhất để dành cho bé. Đó là điều mà bất cứ người cha nào cũng muốn dành cho con của mình. Vì vậy, nếu có khó khăn trong vấn đề này, đừng quên nhờ tới sự giúp đỡ của người thân.

3.3. Học hỏi từ những người đi trước

Hãy học hỏi từ những người đi trước bởi cha sẽ nhận được nhiều lời khuyên hữu ích. Lời khuyên từ bác sĩ, người thân, bạn bè và các mẹ bỉm khác hoặc những mẹ đang mang thai. Những người đã từng trải qua ngày đầu tiên làm cha  sẽ có thể chia sẻ rất nhiều những kinh nghiệm cần thiết.

Hãy học hỏi từ những người đi trước bởi cha sẽ nhận được nhiều lời khuyên hữu ích
Hãy học hỏi từ những người đi trước bởi cha sẽ nhận được nhiều lời khuyên hữu ích

3.4. Tâm sự với mẹ nhiều hơn

Cha nên tâm sự nhiều hơn với mẹ để hiểu những nỗi lo lắng của mẹ. Từ đó, cha cũng cảm nhận được vai trò của mình quan trọng nhường nào trong cuộc sống sau này của bé.

4. Những lời khuyên chân thành cho người ngày đầu tiên làm cha

4.1. Luôn luôn bên mẹ trong những ngày đầu sau sinh

Nếu bệnh viện cho phép, cha nên sắp xếp thời gian và công việc đến phòng hồi sức cùng mẹ và bé. Cùng nhau trò chuyện, tiếp xúc với bé theo phương pháp da áp da. Nó sẽ là một cách hiệu quả để bé cảm nhận được hơi ấm từ cha. 

4.2. Thay phiên nhau chăm sóc bé

cha nên hỗ trợ cho mẹ bằng cách thực hiện những việc đơn giản có thể làm được
Cha nên hỗ trợ cho mẹ bằng cách thực hiện những việc đơn giản có thể làm được

Ngày đầu làm cha, cha nên hỗ trợ cho mẹ bằng cách thực hiện những việc đơn giản có thể làm được. Ví dụ như thay tã cho bé, cho bé ăn, trông bé trong lúc mẹ vắng nhà.

4.3. Dành thời gian với bé nhiều hơn

Nhiều người cha quá bận rộn với công việc mà không thể dành thời gian cho con nhiều hơn. Dẫn đến những trải nghiệm với con không đầy đủ. Nhiều người cha thì thường có xu hướng chơi với bé bằng các trò chơi trí tuệ và thể lực. Nụ cười của bé thường là dấu hiệu cho thấy bé nhận được đầy đủ sự yêu thương từ cả hai.

4.4. Dành tình cảm cho mẹ 

Những cái ôm hay cái hôn nhẹ nhàng cũng là sự quan tâm mà người cha nên dành cho mẹ. Điều đó chỉ là những hành động nhỏ thôi nhưng nó sẽ giúp gắn kết tình cảm và hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn trong việc nuôi bé.

4.5. Tìm sự trợ giúp khi cần thiết

Đừng ngại khi ngày đầu làm cha gặp khá nhiều khó khăn
Đừng ngại khi ngày đầu làm cha gặp khá nhiều khó khăn

Đừng ngại khi ngày đầu làm cha gặp khá nhiều khó khăn, cha nên chuẩn bị sớm những kế hoạch. Để có thể thích nghi được với những sự thay đổi để giảm bớt căng thẳng và trở thành người cha hoàn hảo hơn.

Với bài viết này, Mamamy mong rằng có thể phần nào chia sẻ với những người ngày đầu tiên làm cha.Giúp cha có những cái nhìn khái quát và thấu hiểu hơn, quan tâm và chăm sóc cho cả mẹ và bé mộ cách toàn diện nhất.

Ngày của mẹ- điều đặc biệt đến từ những việc nhỏ bé!

Phòng dịch cho bé ngày Tết hiệu quả mà bố mẹ nên biết

Tại sao nên xây dựng tính cách cho con ngay từ khi còn bé?

Lời gửi mẹ của con!

Hôm nay, con đi dự đám tang mẹ của một người bạn. Sắc trắng đen tẻ nhạt cùng không khí lạnh lẽo, u buồn làm con thấy chạnh lòng. Cô bạn không khóc, chỉ đeo khăn tang buồn bã tiếp khách tới viếng. Mẹ biết vì sao cô ấy không rơi giọt nước mắt nào không? Vì không thể khóc thêm được nữa, cô ấy đã khóc đến cạn khô rồi. Khi vừa biết tin, bạn con không giữ nổi bình tĩnh, không thể kiềm chế cảm xúc mà khóc òa lên. Cô ấy nói, lúc đầu là buồn tủi, đau khổ, nhưng càng về sau lại vừa buồn vừa hối hận. Hối hận vì chưa kịp nói cho mẹ nghe những lời yêu thương, hối hận vì cứ bỏ qua cơ hội để  gần gũi với mẹ mình. Hối hận vì nghĩ rằng “mẹ vẫn luôn ở đó”.

“Cho con gánh mẹ một lần. Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con”
“Cho con gánh mẹ một lần. Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con”

“Cho con gánh mẹ một lần. Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con”. Những ca từ được cất lên từ ca khúc “Gánh mẹ” đã khiến con phải rơi nước mắt. Tình yêu thương của mẹ đối với con là vô bờ bến. Tình cảm ấy không thể nào cân đo đong đếm được, không có một cái gì có thể đem ra so sánh với tình mẫu tử. Mẹ nói con chính là tài sản lớn nhất của mẹ. Con biết mẹ yêu thương con là thế, nhưng có những điều con không thể nói với mẹ.

Mẹ luôn dõi theo từng bước con đi, luôn bên con lúc vui hay lúc buồn. Niềm vui của con cũng là niềm vui của mẹ, nỗi buồn của con mẹ cũng thấu hiểu. Mẹ chính là người chăm sóc cho con từ lúc con chỉ là một phôi thai nhỏ bé cho đến khi lớn khôn. Mẹ lo lắng cho con từng miếng ăn giấc ngủ, từng bộ quần áo con mặc, từng khoảnh khắc trong cuộc đời. “Cơm con ăn, tay mẹ nấu, nước con uống, tay mẹ đun”. Lúc nào mẹ cũng dành cho con những điều tốt nhất có thể.

Con biết có những lúc con làm sai và không nghe lời mẹ làm mẹ rất buồn
Con biết có những lúc con làm sai và không nghe lời mẹ làm mẹ rất buồn

Con biết có những lúc con làm sai và không nghe lời mẹ làm mẹ rất buồn. Những lúc ấy mẹ hay trách móc, mắng mỏ con. Khi đó con còn quá nhỏ để hiểu được đó chỉ là do mẹ quá lo lắng nên mới buông lời trách cứ. Đó là lí do vì sao con luôn tức bực, giận dỗi trước những lời mắng mỏ của mẹ. Nhưng mẹ à, khi lớn lên con đã hiểu. Hiểu rằng đó là tình cảm yêu thương của mẹ với con, những cảm xúc dồn nén khiến mẹ trở nên như vậy. Con đã khiến mẹ thất vọng rất nhiều lần vì không chịu nghe lời khiến mẹ đau lòng. Khi trách mắng con, chắc hẳn mẹ cũng chẳng vui vẻ gì. Mãi về sau con mới biết, thì đã quá muộn rồi đúng không?

Sống xa nhà, con mới thấy nhớ mẹ. Con nhớ những buổi sáng thức dậy trong tiếng hò của mẹ từ căn bếp nhỏ. Con nhớ những bữa cơm ấm cúng toàn những món ngon do chính tay mẹ nấu. Con nhớ những buổi chiều ngóng mẹ đi làm, đi chợ về, ngóng xem mẹ có mua cho mình chút quà vặt nào không? Hay những lần mè nheo xin xỏ mẹ một cái gì đó. Thậm chí nhớ cả những lúc bị mẹ mắng nữa. Hay những khi mẹ thủ thỉ tâm sự với con về cách đối nhân xử thế, cách cư xử đúng đắn. Không còn tiếng mẹ văng vẳng bên tai, con thấy thật tẻ nhạt biết bao!

Những đêm đầu tiên rời khỏi căn nhà nhỏ tới một thành phố lớn xa lạ, con đã khóc vì nhớ mẹ
Những đêm đầu tiên rời khỏi căn nhà nhỏ tới một thành phố lớn xa lạ, con đã khóc vì nhớ mẹ

Những đêm đầu tiên rời khỏi căn nhà nhỏ tới một thành phố lớn xa lạ, con đã khóc vì nhớ mẹ. Mẹ à, con không muốn lớn. Con chỉ muốn mãi là đứa con bé bỏng trong vòng tay mẹ ấp ủ, con chỉ muốn luôn bên cạnh mẹ để được chở che, đùm bọc. Nhưng chú chim nhỏ nào cũng phải tập cất cánh bay thôi, mẹ nhỉ? Ai rồi cũng phải lớn, cũng phải trưởng thành, tự bước đi bằng chính đôi chân của mình. Bước qua ngưỡng cửa của trẻ con và người lớn, con mới thấy lớn lên thật khó làm sao. Ngày bé con chỉ mong được nhanh chóng lớn lên để thỏa sức bay nhảy chơi đùa, được tự do và làm chủ cuộc sống của chính mình. Nhưng con đã lầm mẹ ạ. Hóa ra quãng thời gian quý giá nhất chính là những ngày tháng con còn ở bên cạnh mẹ. Đó là tuổi thơ vô lo vô nghĩ vì đã luôn có mẹ kề bên và chăm lo. Đi thật xa rồi con mới nhận ra, nơi bình yên nhất chính là nhà mình, ngôi nhà nhỏ ấm áp luôn có mẹ dang tay chờ đón.

Càng lớn lên, con người ta càng khó để biểu đạt cảm xúc của mình mẹ nhỉ?
Càng lớn lên, con người ta càng khó để biểu đạt cảm xúc của mình mẹ nhỉ?

Càng lớn lên, con người ta càng khó để biểu đạt cảm xúc của mình mẹ nhỉ? Ngày bé lúc nào con cũng thích nói những lời yêu thương với tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là với mẹ. Sự trẻ con ngây ngô ấy đã biến mất, thay thế vào đó là sự ngại ngùng và xấu hổ. Con cảm thấy thật khó để thốt ra những lời nói bộc lộ cảm xúc của bản thân, lúc nào cũng giữ kín trong lòng. Nhưng mẹ à, tình yêu không chỉ thể hiện qua lời nói phải không? Con không nói không có nghĩa là con không thương mẹ đâu, mẹ à!

Con gửi mẹ, lời xin lỗi chân thành nhất. Xin lỗi mẹ vì những lúc con hư hỏng, không chịu nghe lời. Xin lỗi mẹ vì nhiều lần khiến mẹ thất vọng. Xin lỗi mẹ vì đôi lúc làm mẹ phải rơi nước mắt vì con.

Con gửi mẹ, lời cảm ơn sâu sắc nhất. Cảm ơn vì mẹ đã cho con sự sống. Cảm ơn vì mẹ luôn chăm sóc và lo lắng cho con từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cảm ơn vì mẹ là mẹ của con.

Và một điều con luôn muốn nói với mẹ: con yêu mẹ. Tình yêu của con non nớt, bé bỏng, nhưng con hứa đó là tình yêu lớn lao nhất trong cả đời con. Con chưa bao giờ có đủ dũng khí để nói ra lời ấy với mẹ. Con ước quay trở về hồi còn nhỏ xíu, ôm chầm lấy mẹ, thủ thỉ vào tai rằng “con yêu mẹ”.

Con đang về với mẹ ngay đây. Con sẽ chạy tới và ôm lấy mẹ thật lâu, thật chặt, nói với mẹ những lời con chưa từng nói. Mẹ à, con yêu mẹ nhiều lắm!

Xem thêm: Bông mẫu đơn mẹ dành tặng cho con gái nh

Viêm phế quản là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu Mẹ không phát hiện sớm để đưa bé đi chữa kịp thời thì căn bệnh này sẽ gây ra hậu quả lớn với sức khỏe bé. Vậy Mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản?

1. Triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản

Triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản

Ở giai đoạn tiền phát, bệnh viêm phế quản có triệu chứng tương tự như bệnh viêm họng hay ho sốt thông thường nên các Mẹ rất dễ bị nhầm lẫn. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ kéo dài, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp … hoặc thậm chí là tử vong.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản mà Mẹ nên để ý:

  • Cổ họng bé đau, nóng rát.
  • Bé ho nhiều (có thể ho khan hoặc ho có đờm) và kéo dài. Thở gấp và ngắn hơn bình thường.
  • Trẻ sốt cao 39 – 40 độ kèm theo dịch mũi (dịch mũi màu xanh), thở khò khè.
  • Trẻ đau tức vùng ngực, biếng ăn, nôn trớ, mệt mỏi, cáu gắt.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản là do sự tấn công của các loại virus gây hại như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… Những virus này nhân lúc sức đề kháng của bé yếu hoặc trường hợp cơ thể bị nhiễm lạnh để tấn công và gây bệnh viêm phế quản.

Trẻ thuộc nhóm dưới đây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn bình thường:

  • Các bé thường xuyên ở trong với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá,…
  • Không gian sống của bé ẩm mốc, chật chội, có độ ẩm cao.
  • Gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn.
  • Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân như: phấn hoa, lông động vật,…
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì.

3. Trẻ bị viêm phế quản có thể chữa trị dứt điểm không?

Bé hoàn toàn có thể tự khỏi bệnh nếu được điều trị từ sớm và đúng cách. Các Mẹ cần để ý, chăm sóc con ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, Mẹ cần lưu ý, đưa bé đến viện ngay khi có những triệu chứng nặng sau:

3.1 Hô hấp của bé khó khăn, người tím tái

Mẹ hoặc người thân có thể kiểm soát hơi thở của trẻ một cách dễ dàng bằng cách đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ trong vòng 1 phút. Mẹ nên đếm khoảng 2 – 3 lần để đảm bảo độ chính xác. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), trẻ được cho là thở nhanh khi:

  • Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên (với trẻ dưới 2 tháng tuổi)
  • Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên ( với trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi)
  • Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên (với trẻ từ 1 đến 5 tuổi)

    Trẻ bị viêm phế quản có thể chữa trị dứt điểm không?

3.2 Sốt cao liên tục

Trẻ sốt cao trên 39 độ C, uống thuốc hạ sốt không có tác dụng hoặc co giật.

3.3 Trẻ ho, ngủ li bì, bỏ bú

Cơn ho của bé kéo dài khó dứt, mặt đỏ bừng (ho gà). Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, bỏ bú sữa.

4. Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản

Vậy Mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm phế quản nhanh khỏi bệnh?

4.1 Chăm sóc hàng ngày

  • Trẻ cần được giữ ấm cơ thể. Vậy nên Mẹ hãy cho con uống thật nhiều nước ấm nhé!
  • Mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi để vệ sinh mũi cho bé thường xuyên.
  • Để hạ sốt cho trẻ, Mẹ hãy chườm ấm toàn thân cho con. Chườm ấm đúng cách sẽ giúp nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đến ~1°C. Ngoài ra, Mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt paracetamol khi nhiệt độ cơ thể con cao ≥ 38,5 độ C (nhưng chỉ được làm theo hướng dẫn của bác sĩ thôi Mẹ nhé).
  • Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc làm loãng đờm như N-acetylcystein, để bé có thể ho đẩy đờm ra khỏi đường dẫn khí một cách dễ dàng hơn.
  • Tác nhân chính của viêm phế quản là do sự tấn công của virus nên việc sử dụng kháng sinh cho bé gần như không hề có tác dụng. Mẹ chỉ cho bé sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản

4.2 Chế độ dinh dưỡng cho bé

Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để bổ sung đủ chất cho bé như

  • Ngũ cốc, trứng gà, đậu phụ, sữa bò, sữa chua,…
  • Rau xanh và các loại hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất, vitamin (A, C, E) như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…
  • Các thức ăn dạng lỏng, mềm để bé dễ nuốt gồm canh, cháo, súp.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước ấm. Hoặc Mẹ có thể thay đổi bằng nước trái cây, nước ép rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước bị mất, tăng cường sức đề kháng và khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể cho bé.

Mẹ cần lưu ý, cho bé ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc bé bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

4 Loại vitamin và khoáng chất khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ

Mẹ có biết 10 thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé?

Hướng dẫn nấu súp ngô cho bé ăn dặm bổ dưỡng và hấp dẫn không thể bỏ qua

Một số thực phẩm Mẹ cần hạn chế cho ăn khi trẻ bị viêm phế quản như:

  • Bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga.
  • Trẻ cần hạn chế các loại thực phẩm – đồ ăn nhanh, đồ có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, gà rán, khoai rán, gà chiên,…
  • Các món có chứa hàm lượng muối cao. Tốt nhất Mẹ nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi lẽ, lượng muối dư thừa sẽ khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường. Điều này làm gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, làm cho trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… sẽ gây kích thích phần niêm mạc ở phế quản.
  • Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, vị chua và chát như khế, mận, xoài,…
  • Các loại thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Trẻ bị viêm phế quản rất phổ biến nhưng cũng vô cùng nguy hiểm đúng không các Mẹ? Các Mẹ cần phải lưu ý hơn để bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!

Nguồn tham khảo:

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/viem-phe-quan-o-tre-em/

https://www.benhhen.vn/tintuc/hen-phe-quan-o-tre-em.html

 

Chào bé yêu của Mẹ, chỉ 1 tuần nữa thôi là con của Mẹ một năm tuổi rồi nè! Tự nhiên, hôm nay Mẹ muốn ngồi lại đây để viết vài dòng  này (chỉ là chút tâm sự mẹ đơn thân thôi) gửi cho bé yêu – nguồn sống của Mẹ!

1. Sự ra đời của con là kết tinh tình yêu của bố mẹ

Sự ra đời của con là kết tinh tình yêu của bố mẹ
Sự ra đời của con là kết tinh tình yêu của bố mẹ

Con yêu biết không, đến giờ Mẹ vẫn nhớ như in cái ngày hôm ấy – ngày mà Mẹ gặp Bố con. Hôm ấy, một ngày cuối tháng 8 trời nắng nhẹ, Mẹ khi ấy là một cô tân sinh viên, chân ướt chân ráo cùng bố mẹ lên cái đất Hà thành này để nhập học. Và rồi Mẹ gặp Bố con – một chàng thanh niên tình nguyện có dáng người cao cao, gầy gầy với nụ cười tỏa nắng và chiếc răng khểnh đáng yêu.

Không biết có phải do ý trời hay không mà ngày Mẹ tham gia vào câu lạc bộ, Mẹ đã phát hiện ra Bố cũng ở đây. Thì ra, bố là đàn anh học cùng chuyên ngành (lại trùng hợp nữa này), hơn Mẹ 1 tuổi. Sau thời gian hoạt động chung với nhau, tình cảm được vun đắp thì Bố và Mẹ đã chính thức ở bên nhau.

Bố con rất biết quan tâm, chiều Mẹ làm mẹ thấy bản thân Mẹ sắp được chiều thành hư luôn rồi. Cứ như vậy, quãng thời gian học đại học của Mẹ đâu đâu cũng tràn ngập hình bóng của Bố. Suốt 4 năm cuộc đời sinh viên ấy, sướng có khổ có nhưng điều làm Mẹ thấy hạnh phúc nhất là có Bố con ở bên, đồng hành cùng Mẹ. .

2. Dông tố ập đến

Dông tố ập đến
Dông tố ập đến

Tình yêu của bố mẹ cứ bình yên trôi qua 4 năm như vậy. Sau khi Mẹ tốt nghiệp ra trường thì dọn đến sống cùng với bố. Bố và Mẹ đã cùng nhau lên rất nhiều kế hoạch cho tương lai. Quãng thời gian ấy Mẹ thấy hạnh phúc vô cùng.

Tuy nhiên, khi Mẹ tưởng như cuộc sống đã quá ưu ái, quá hoàn hảo với Mẹ rồi thì chuyện đột nhiên xảy đến, cú điện thoại ngày hôm ấy đã chấm dứt chuỗi ngày tươi đẹp của Mẹ. Chấn thương nặng do bị tài xế say rượu đâm đã cướp đi tính mạng của Bố con, cướp đi hạnh phúc của Mẹ con mình.

3. Sự xuất hiện diệu kỳ của con yêu

Sự xuất hiện diệu kỳ của con yêu
Sự xuất hiện diệu kỳ của con yêu

Suốt 1 tuần sau đó, Mẹ sống như người đã chết. Nhưng vào thời khắc Mẹ tuyệt vọng nhất ấy, thì con đã xuất hiện – “cục máu nhỏ” 5 tuần tuổi ấy như một tia sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối của Mẹ. Mẹ như tìm lại được động lực sống cho mình vậy! Con có lẽ là món quà mà Bố con đã để lại bên Mẹ.

Mẹ bắt đầu ăn uống, chăm sóc bản thân cẩn thận, đọc sách, tham gia các khóa học dành cho người mang thai để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất. Nhiều lúc Mẹ chợt nhớ về Bố nhưng có con ở đây rồi, Mẹ không còn thấy lẻ loi nữa! Cảm ơn con đã đến trong cuộc đời Mẹ.

4. Quãng thời gian con lớn dần trong bụng mẹ

Quãng thời gian con lớn dần trong bụng mẹ
Quãng thời gian con lớn dần trong bụng mẹ

Còn nhớ, lần đầu Mẹ được nhìn thấy con qua hình ảnh siêu âm, con vẫn chỉ là một chấm nhỏ. Ấy vậy mà 4 tháng trôi nhanh như một cái chớp mắt. Mẹ bắt đầu có thể cảm nhận con của Mẹ đang dần dần lớn lên, nhô ra trong bụng mẹ.

Khoảnh khắc khi mẹ cảm nhận được cái đạp đầu tiên của con như có cái gì đó vỡ òa ra trong lòng mẹ. Mẹ cảm nhận được nguồn sống đã mất từ lâu giờ đây đang dần lớn lên trong mẹ. Cú đạp ấy như một sự khẳng định chắc nịch rằng mọi thứ không phải là giấc mơ, ông trời đã thật sự gửi xuống một thiên thần nhỏ cho Mẹ để Mẹ không cảm thấy cô đơn trong cuộc đời này nữa.

Mỗi lần mẹ ngồi vuốt ve, tâm sự với con, cảm nhận từng cái đạp nhẹ của con, Mẹ thật sự rất hạnh phúc. Mẹ rất mong chờ, chờ đợi sự lớn lên hàng ngày của con, chờ đợi ngày Mẹ có thể chính thức gặp con.

5. Ngày con chào đời – ngày Mẹ được sống lại lần 2

Ngày con chào đời – ngày Mẹ được sống lại lần 2
Ngày con chào đời – ngày Mẹ được sống lại lần 2

Quá trình vượt cạn thật không dễ dàng gì. Đã có những lúc tưởng chừng như Mẹ không thể vượt qua được, nhưng Mẹ lại nhớ đến Bố con, nhớ đến lần đầu nhìn thấy con qua tấm film siêu âm, lần đầu cảm nhận con đạp trong bụng. Và như có một nguồn năng lượng nào đó, Mẹ lấy lại được tinh thần, Mẹ nhất định phải thành công đưa con đến với thế giới này.

May thay, ông trời đã nghe thấy tâm nguyện của Mẹ, giây phút Mẹ nghe tiếng khóc của con, Mẹ cảm như người vừa được sinh ra chính là bản thân Mẹ vậy. Ôm con trong vòng tay, Mẹ như đang ôm cả thế giới của mẹ vào lòng, bao nhiêu uất ức, tủi hờn, hạnh phúc đều tuôn ra theo dòng nước mắt. Cảm ơn con yêu, cảm ơn con đã đến bên Mẹ! Tự nhiên viết đến đây mà Mẹ cảm thấy như được trở về chính ngày hôm ấy vậy.

Mẹ biết, rồi sẽ có những lúc con cảm thấy thiếu thốn đi tình thương của Bố. Nhưng Mẹ sẽ cố gắng yêu con thay phần Bố con, thương con bằng tất cả những gì Mẹ có. Mẹ biết làm mẹ đơn thân không hề dễ nhưng Mẹ tin mình có thể làm được. Vậy nên con yêu, nhiệm vụ của con là ăn khỏe, ngủ khỏe, sống vui và lớn lên một cách bình an. Hãy  cùng Mẹ hoàn thành nhiệm vụ thật tốt nhé!

Hôm nay ngẫu nhiên viết lên vài dòng như một cách tạo động lực cho chính Mẹ. Mẹ con mình hãy cùng nhau vượt qua mọi khó khăn để tận hưởng cuộc sống này con nhé!

Xem thêm:

https://mamamy.vn/tam-su-to-nho/tam-su-cua-ba/co-con-khi-da-thanh-bo-gia/

https://mamamy.vn/goc-cua-me/lan-dau-lam-me/

Giỏ hàng 0