Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị nhiệt miệng là một trong những căn bệnh phổ biến và gây khó chịu nhất. Không chỉ vậy, bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần khiến gia đình lo lắng. Vậy mẹ phải làm gì để xử lý vấn đề này?

1.Nhiệt miệng là gì? Biểu hiện của trẻ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát, gây khó chịu. 

Biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ bị nhiệt miệng là sự xuất hiện các đốm màu trắng, có kích thước ban đầu khoảng từ 1-2mm. Chúng có thể lớn dần, lên khoảng 8-10mm. Và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.

Những vết loét thường xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng, Nên khi ăn mặn và cay sẽ gây ra đau rát cho vết loét. Thậm chí, nhiều bé không thể ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi triệu chứng giảm bớt.

Nhiệt miệng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và miệng chảy nhiều nước dãi. Trẻ bị nhiệt miệng và sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ nếu viêm loét trở nặng. Đồng thời, nướu răng có thể bị sưng và chảy máu

2.Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng?

Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… Khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh nhiệt miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân. Điển hình như:

  • Do trẻ bị một số vật cứng như bàn chải đánh răng hay các vật nhọn khác đâm vào. Dẫn đến rách niêm mạc miệng.
  • Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… Khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh nhiệt miệng.
  • Do trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng khiến trẻ bị nóng trong người. Từ đó dẫn đến viêm loét niêm mạc.
  • Do trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy… Đây đều có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng cho trẻ.
  • Trẻ bị nhiễm các loại khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh. Qua đó, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể và dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên hoạt động bị giảm đi. Dẫn đến không thể lọc hết độc tố có hại như asen, chì ra ngoài. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc. Lâu ngày gây ra viêm loét miệng.
  • Do trẻ bị thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt, vitamin B12,…

3.Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng?

3.1.Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Trẻ hoàn toàn không có khả năng chịu đau như người lớn nên tình trạng đau nhức và khó chịu sẽ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và sức đề kháng kém đi. Mẹ nên giảm đau cho trẻ bằng các phương pháp dân gian như mật ong, nha đam, sữa chua, nghệ, v.v.. Mẹ nên lưu ý khi bôi vào vết loét cho trẻ, tránh nhiễm trùng.

Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước củ cải ngày 3 lần để giúp giảm nhanh các triệu chứng.

Với trẻ bị loét áp tơ miệng, mẹ cần lưu ý một vài điều khi cho trẻ ăn:

  • Chia nhỏ bữa ăn và cho con ăn từ từ.
  • Không ăn các thực phẩm khi còn nóng. 
  • Không nên nấu các món mặn cay hay chua, chỉ nấu các món lỏng như súp, cháo, sữa, nêm nếm nhẹ nhàng… 
  • Đồng thời, nên tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các loại vitamin C hoặc A qua nước hoa quả như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…
  • Bên cạnh đó, hãy cho trẻ uống nước nhiều hơn mẹ nhé.

3.2.Trẻ bị nhiệt miệng bôi gì?

Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng cho các bé từ 2 tuổi trở lên.
Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng cho các bé từ 2 tuổi trở lên.

Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng cho các bé từ 2 tuổi trở lên. Mẹ nên lựa chọn các loại Gel dạng bôi tác động trực tiếp và bám chặt vào vết loét. Và tốt hơn nữa nếu gel này có chứa hoạt chất Lidocaine HCL và dịch chiết xuất từ hoa cúc. Bởi hai chất này kết hợp lại sẽ có tác dụng giảm đau, kháng viêm và lành nhanh vết loét. Đồng thời nhờ xuất xứ từ thiên nhiên, nên gel bôi nhiệt miệng này an toàn hơn với trẻ nhỏ.

3.3.Trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì? Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng uống thuốc gì?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần.
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần.

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên nếu bé bị nổi từ 2–3 vết loét và chúng xuất hiện thường xuyên. Hay trẻ bị nhiệt miệng kéo dài hơn 14 ngày thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ cho bé uống một số thuốc kháng khuẩn để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giúp các vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ cho bé dùng thêm một số thuốc để bôi trực tiếp lên vết loét.

Xem thêm:

Bệnh tay chân miệng ở trẻ – Nhận biết và điều trị đúng cách

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

Tham khảo: http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/can-lam-gi-khi-tre-em-bi-nhiet-mieng-2708

Với những thông tin được trình bày ở trên, hy vọng mẹ đã có thể nắm được các biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Qua đó giúp bảo vệ sức khỏe con thơ.

Mẹ và gia đình đã biết đến những địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng nào khi đến thăm thành phố “đáng sống” nhất Việt Nam hay chưa? Cùng Mamamy khám phá ngay danh sách các món ngon dưới đây để không bỏ qua khi mẹ cùng gia đình đi du lịch tại Đà Nẵng nhé!

1. Mì Quảng

Mì Quảng là một món ăn đặc sản đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng. Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn lẫn nước từ hạt dành dành và trứng cho có màu vàng. Được tráng thành từng lớp bánh mỏng. Sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm.

Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc (đôi khi có trứng luộc) cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… 

Dưới mì là các loại rau sống: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng.

Địa điểm ăn mì Quảng ngon tại Đà Nẵng:

  • Quán mì Quảng Thi: 251 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Mì Quảng Bà Mua: 19 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Mì Quảng Bà Vị: 166 Lê Đình Dương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

2. Cơm gà

Cơm gà với nhiều cách chế biến nhưng ngon nhất vẫn là dùng gà luộc xé sợi. Cơm sẽ được nấu từ gạo dẻo, và rang đều lên với trứng. Kết hợp cùng dưa chuột muối, hành củ và một chút ngò. 

Địa điểm ăn cơm gà ngon tại Đà Nẵng:

  • Quán cơm gà Tài Ký 1: Số 478A2 Điện BIên Phủ, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Cơm gà A Hải: 94 Thái Phiên, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Cơm gà Hồng Ngọc: 106 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

3. Bánh xèo, nem lụi

Bánh xèo, nem lụi cũng là một món ăn không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng. Bánh được làm từ bột mỳ, chiên vàng giòn rụm ăn cùng xà lách, dưa chuột và xoài thái sợi… 

Địa chỉ ăn bánh xèo, nem lụi ngon tại Đà Nẵng:

  • Quán Bà Dưỡng: K280/23 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Quán Cô Mười: 23 Châu Thị Vĩnh Tế, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

4. Bánh tráng cuốn thịt heo

Với món ăn này thì hầu như ở vùng miền nào cũng có. Nhưng tại đây, mẹ cùng gia đình có thể thưởng thức miếng thịt heo mềm, mỏng, giòn bì, béo ngậy cùng chút mỡ. Và đặc biệt là nước chấm, nó có vị tê cay vừa phải.

Địa điểm ăn bánh tráng cuốn thịt heo ngon:

  • Quán Trần: Số 4 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Quán Mậu: Số 35 Đỗ Thức Tịnh, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng

5. Bánh bèo

Được làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Bánh bèo trở nên hấp dẫn và có mùi vị hơn khi thêm chút mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ, hành khô phi và ớt băm.

Địa điểm ăn bánh bèo ngon tại Đà Nẵng:

  • Bánh bèo Bà Bé: 100 Hoàng Văn Thụ, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Quán Tâm: 291 Nguyễn Chí Thanh, Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Quán Vân: 13A Thanh Tịnh, Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng 

6. Bánh nậm

Bánh nậm được làm từ bột gạo, có hình chữ nhật. Ở giữa có nhân tôm bằm, thịt ba chỉ xào. Bánh thường được gói bằng lá chuối hoặc lá dong.

Địa chỉ ăn bánh nậm ngon tại Đà Nẵng:

  • Quán An Thành: 510 Nguyễn Tri Phương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Quán Cô Tiên: K164/1 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng 

7. Bánh đập

Bánh đập hay thường gọi là bánh chập. Nó là sự kết hợp tinh tế giữa bánh ướt và bánh tráng nướng.Trên nửa lớp bánh ướt được phết dầu mỡ hành, đậu xanh nhuyễn. Bánh đập còn được ăn kèm với tôm, thịt heo luộc, thịt nướng tùy theo vùng miền.

Địa điểm ăn bánh đập ngon tại Đà Nẵng:

  • Bánh đập Bà Tứ: 354 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Bánh đập Phan Châu Trinh: 251 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng 

8. Cơm hến

Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến. Được xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, bạc hà, bẹ chuối, rau má, rau thơm, giá đỗ. Vị hến đậm đà, nước hến thanh ngọt ăn cùng với tóp mỡ hoặc bóng bì chiên giòn.

Địa điểm ăn cơm hến ngon tại Đà Nẵng:

  • Cồn hến- Cơm hến Huế: 258 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Cơm hến Pasteur: 93 Lê Độ, Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Cơm hến Thanh: 105 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

9. Cao Lầu

Cao lầu là đặc sản riêng của Hội An. Nhưng khi đến Đà Nẵng, món ăn này sẽ được biến tấu theo hương vị riêng của người Đà Nẵng. Sợi mì thơm ngon từ bột gạo ăn kèm với thịt heo thái lát, một ít sợi mì khô chiên giòn. Cùng với một chút rau sống và nước dùng chuẩn vị tạo nên một bát cao lầu “gây thương nhớ”.

Địa điểm ăn cao lầu ngon tại Đà Nẵng:

  • Cao lầu Lý Hội An: 267 Thái Thị Bôi, Thành phố Đà Nẵng
  • Cao lầu Hoài phố Đà Nẵng: 255 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

10. Phá Lấu

Phá lấu có bắt nguồn từ Trung Quốc. Nó thường được ăn kèm với bánh mì và nước dùng đậm đà vị nước cốt dừa. Thời tiết mưa râm ran thì nên ghé ngay làm một chén phá lấu nóng hổi, vừa thổi vừa ăn thì ngon phải biết.

Địa điểm ăn phá lấu ngon tại Đà Nẵng:

  • Phá lấu Thủy: 57 Nguyễn Huy Tưởng, Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
  • Phá lấu Sinh: 282 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

11. Tào phớ

Mùa hè oi bức mà được làm ngay một bát tào phớ thì thật tuyệt vời. Tào phớ thường được kết hợp với trân châu, bánh pudding, thạch sương sáo, dừa tươi, dừa khô và một chút nước cốt dừa.

Địa điểm ăn tào phớ ngon tại Đà Nẵng:

  • Tào phớ TOFU: 278 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Tàu hũ Nguyễn Văn Linh: 15 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Tàu hũ đá Phan Thanh: Ngã 3 Phan Thanh- Đặng Thai Mai, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

12. Chè xoa xoa hạt lựu

Chè có vị ngọt mát của hạt lựu, thạch đen, xoa xoa, trân châu, nước cốt dừa nguyên chất. Đây là một món chè khá lạ miệng khi đến với thành phố này, tuy nhiên thì nó là món ăn được ưa chuộng bởi người dân nơi đây.

Địa điểm ăn chè xoa xoa hạt lựu ngon tại Đà Nẵng:

  • Xoa xoa hạt lựu O Châm Chợ Cồn: 187 Hải Phòng, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng
  • Chè xoa xoa Trần Bình Trọng: 46 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Chè xoa xoa Phan Thanh: 111 Phan Thanh, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

13. Chè sầu riêng

Các món chè sầu riêng Thái, chè sầu riêng tàu hũ, chè sầu riêng thạch cốt dừa, … là những món chè sầu khoái khẩu của người dân nơi đây.

Địa điểm ăn chè sầu riêng ngon tại Đà Nẵng:

  • Quán Cô Liên: 189 Hoàng Diệu, Nam Dương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Chè Thái Liên: 175 Hải Phòng, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Với những gợi ý trên đây về các địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng. Góc của mẹ hy vọng rằng mẹ cùng gia đình sẽ có một chuyến đi trọn vẹn tới mảnh đất yêu thương này nhé. 

Cách làm bánh ăn dặm cho bé từ yến mạch bổ dưỡng

Cách chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật giúp giữ trọn dinh dưỡng

Hướng dẫn nấu súp ngô cho bé ăn dặm bổ dưỡng và hấp dẫn không thể bỏ qua

Đà Nẵng vừa là một thành phố du lịch, vừa là một thiên đường ẩm thực nổi tiếng. Dưới đây là 5 địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng mà các Mẹ nhà mình nhất định phải thử khi đến đây nha!

1. Chợ Cồn

Địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng đầu tiên mà các Mẹ nhất định phải đến chính là chợ Cồn. Đây là một thiên đường của món ăn truyền thống Đà Nẵng với hương vị đặc trưng của miền Trung.

1.1. Ẩm thực chợ Cồn

Ẩm thực ở chợ Cồn được chia thành 2 theo vị trí: ẩm thực trong nhà và ẩm thực đường phố.

Ẩm thực ở chợ Cồn được chia thành 2 theo vị trí: ẩm thực trong nhà và ẩm thực đường phố
Ẩm thực ở chợ Cồn được chia thành 2 theo vị trí: ẩm thực trong nhà và ẩm thực đường phố

1 – Khu Ẩm Thực Trong Nhà (Food Court)

Khu ẩm thực bên trong được chia làm 2 dãy với các hàng đồ ăn được xếp ngay ngắn, sạch sẽ. Một bên bán đồ ngọt như chè, sinh tố,… và các loại trái cây như cóc dầm, xoài dầm,… Bên còn lại bán đa dạng đồ mặn như bún mắm, bún thịt nướng, mỳ quảng, ram, ốc hút, bánh xèo, bánh căn,…

Giá các món ăn đều được niêm yết rõ trên tường với mức giá chỉ từ 15.000 – 30.000 VNĐ. Các Mẹ đến đây tha hồ ăn uống mà không phải lo về ví tiền của mình luôn nhé!

2 – Khu Ẩm Thực Ngoài Trời (Street Food)

Nơi đây được coi như “thiên đường đồ ăn vặt” của Đà Nẵng. Nếu các Mẹ là tín đồ của loại đồ ăn này thì đừng bỏ lỡ nhé! Ở đây tập hợp gần như tất cả các món ăn vặt tại Đà Nẵng như ram cuốn cải, bánh canh, gỏi khô bò, bánh bèo, bánh bột lọc, chè chuối, xoa xoa hạt lựu,… Những hàng quán ở đây lúc nào cũng đông đúc khách đến ăn, người bán phải luôn tay mới có thể xoay sở kịp.

1.2. Một số món ăn tên tuổi ở chợ Cồn

Một số món ăn mà các Mẹ nhất định phải thử:

  • Mỳ Quảng: đây là món ăn đặc sản tỉnh Quảng Nam cực kỳ ngon và nổi tiếng.
  • Bánh xèo Đà Nẵng: bánh xèo ở đây mang đặc trưng của miền Trung, không hề giống với những chỗ khác đâu các Mẹ nhé! Đặc biệt là ăn ở chợ Cồn vừa ngon vừa rẻ luôn các Mẹ ạ!
  • Bánh Tráng Kẹp: nếu là tín đồ ăn vặt thì các Mẹ phải thử ngay món này nhé!
  • Bánh Canh: đây cũng là một món rất được yêu thích tại chợ Cồn.
  • Phá lấu: Món ăn đặc biệt chỉ có ở chợ Cồn Đà Nẵng mới đúng vị…

2. Phố ăn uống Phan Tứ

Bún thịt nướng – món ăn nức tiếng trên phố Phan Tứ
Bún thịt nướng – món ăn nức tiếng trên phố Phan Tứ

Con phố Phan Tứ từ lâu đã trở thành địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng mà từ sinh viên, người đi làm đến khách du lịch đều phải ghé không dưới 1 lần. Dọc khu phố là những quán ăn đặc sản của Đà Nẵng như mì Quảng, ram cuốn cải, nem rán, chè cung đình, ốc hút,… Ngoài ra, ở đây còn có các quán nhậu bình dân để phục vụ du khách luôn các Mẹ nhé!

Đầu đường Phan Tứ (ngã tư Ngũ Hành Sơn rẽ vào) các Mẹ sẽ bắt gặp những quán bánh mì, sữa bắp dọc 2 bên đường. Đi thêm một chút là 3 quán trứng cạnh nhau bán các món như: trứng lộn, cút lộn, trứng nướng, ốc hút,… Tuy nhiên, Mẹ cũng nên thử uống một cốc sữa dừa thơm ngon, béo ngậy chỉ với giá 5 000 đồng/ly thôi nhé!

Nhắc đến phố Phan Tứ thì phải kể đến quán bún thịt nướng Xuân nổi tiếng, lúc nào cũng đông đúc. Các món ăn ở đây đều được chế biến kĩ lưỡng theo công thức gia truyền riêng nên đặc biệt thơm ngon. Ở đây có Mẹ nào là tín đồ trà sữa không nhỉ? Nếu có thì Mẹ hãy thử ngay quán trà sữa Thỏ 7 Màu nhé! Quán trà sữa này cực kỳ hot luôn nha!

3. Gỏi cá Nam Ô – 972 Nguyễn Lương Bằng

Món đặc sản độc lạ xứ Đà thành
Món đặc sản độc lạ xứ Đà thành

Nếu các Mẹ hỏi đến Đà Nẵng ăn gì vừa ngon vừa độc lạ thì chắc chắc là gỏi cá Nam Ô. Đây là món ăn ngon ở Đà Nẵng chỉ cần ăn 1 lần là Mẹ sẽ nghiện đấy! Tuy nhiên, vì đây là gỏi cá sống nên không phải ai cũng dám ăn thử. Món gỏi này có thể ăn kèm cùng rau các loại cuốn bánh tráng hoặc trộn chung với nước chấm.

Hương vị ngọt mát của thịt cá, vị bùi bùi cùng với cay thơm của ớt và vị đậm của nước chấm tạo ra hương vị đặc biệt, khó quên.

Địa chỉ gỏi cá Nam Ô nổi tiếng ở 972 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Mỗi suất của quán có giá từ 50-100.000 đồng.

4. Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu

Một trong những quán bánh tráng cuốn thịt heo cực nổi tiếng
Một trong những quán bánh tráng cuốn thịt heo cực nổi tiếng

Nhắc đến món ăn đặc sản Đà Nẵng mà không nhắc đến bánh tráng cuốn thịt heo thì thật là một thiếu sót lớn. Một trong những địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng mà các Mẹ không thể bỏ qua khi thưởng thước món ăn này chính là quán Mậu.

Không phải tự nhiên mà bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu lại được nhiều người yêu thích đến vậy. Một phần bánh tráng cuốn ở đây cũng như những chỗ khác. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất là phần thịt luộc chín tới, ăn sẽ thấy rõ vị ngọt, thơm của thịt. Kết hợp với đó là nước mắm được pha với công thức riêng:  thơm, không bị tanh,  mang hương vị đậm đà của cá biển và vị cay nồng của tỏi ớt.

Địa chỉ của quán nằm ở số 35 Đỗ thúc Tịnh Quận Cẩm Lệ Đà Nẵng. Một suất ăn ở đây có giá cả hấp dẫn chỉ với 55.000đ, ăn cực no luôn các Mẹ nhé!

5. Chè sầu Liên

Món chè ngon bổ rẻ cực hút khách
Món chè ngon bổ rẻ cực hút khách

Chè sầu Liên thì không còn xa lạ gì phải không các Mẹ? Món ăn đặc sản Đà thành cực hấp dẫn với hương vị thơm ngon tự nhiên của trái cây và nước cốt dừa cùng sầu riêng được xay nhuyễn.

Dù quán lúc nào rất đông khách nhưng sự nhanh nhẹn của những người phục vụ quán sẽ không khiến nhà mình phải đợi lâu đâu nha. Đặc biệt, các Mẹ cũng có thể mua chè mang về làm quà nữa nè! Giá một cốc chè ở đây chỉ từ 10 – 33k thôi các Mẹ nhé! Đúng là món vừa ngon vừa bổ vừa rẻ các Mẹ nhỉ?

Một số cơ sở của chè sầu Liên Đà Nẵng:

  • Cơ sở 1: 189 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, tp.Đà Nẵng
  • Cơ sở 2: 175 Hải Phòng, Tân Chính, Quận Thanh Khê, tp.Đà Nẵng
  • Cơ sở 3: 80 Lê Thanh Nghị, Hoà Cường Bắc, tp.Đà Nẵng
  • Cơ sở 4: 320 Điện Biên Phủ, Chính Gián, Thanh Khê, tp.Đà Nẵng

Trên đây chỉ là 5 trong số rất nhiều những địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng mà các Mẹ nhất định phải đến. Hy vọng, với những thông tin trên, các Mẹ sẽ có một chuyến du lịch vui vẻ nhất!

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Tổng hợp địa điểm vui chơi cho bé yêu tại Đà Nẵng mẹ không thể bỏ lỡ

Top địa điểm du lịch ở đâu miền Trung hot nhất cho cả nhà

Tình yêu thương con cái của bất kể người mẹ nào cũng là vô bờ bến. Mỗi bà mẹ lại có một cách dạy con khác nhau. Thế nhưng, chắc hẳn những bà mẹ Việt Nam đều có điểm chung trong lời nói với con cái. Đó là những câu nói “bất hủ” của mẹ mà hầu như đứa trẻ nào cũng từng được nghe đến mức thuộc lòng. Mặc dù đối với con, nhiều khi đó là những câu nói “phũ” hay trách mắng, nhưng đó lại là cách mà mẹ thể hiện sự quan tâm với con. Hãy cùng Góc của mẹ điểm qua những câu nói kinh điển của mẹ nhé!

Xem thêm: Những câu nói về cha bằng tiếng Anh đầy ý nghĩa

1. Những câu nói trách mắng “bất hủ” của mẹ

Những câu nói trách mắng “bất hủ” của mẹ
Những câu nói trách mắng “bất hủ” của mẹ

Đứa trẻ nào cũng từng mắc phải sai lầm và cũng đều bị mẹ mắng ít nhất một lần. Hầu như bà mẹ nào cũng có những câu nói quen thuộc để mắng con cái khi không làm tốt điều gì đó. Đó có thể là lúc con làm bài bị điểm kém, ham chơi, lười học, bất cẩn làm hỏng, làm vỡ đồ đạc hay không nghe lời mẹ. Đây đều là những thói hư tật xấu mà hầu như đứa trẻ nào cũng có. Bởi vậy không ít mẹ đau đầu và tức bực khi con liên tục mắc những sai lầm như vậy. Từ đó mới có những câu nói trách mắng “bất hủ” của mẹ. Thử nhìn qua xem những câu nói này có quen thuộc không nhé!

  • Con với chả cái, làm cái gì cũng không nên hồn.
  • Có mỗi cái việc ấy thôi mà cũng không làm được.
  • Không chịu học thì sau này chỉ có cạp đất mà ăn thôi con ạ!
  • Vụng về như thế sau này không ai thèm rước đâu!
  • Nhìn con nhà người ta kia kìa, sao con mình không bằng được một góc của nó nhỉ?
  • Thương cho roi cho vọt, bố mẹ mắng vì thương con thôi.
  • Trứng mà đòi khôn hơn vịt à?
  • Chuyện người lớn, trẻ con không biết gì đừng có nói leo.
  • Không biết nó giống ai mà lười thế nhỉ?
  • Mang cái “dạ” xuống đây!
  • Sao mẹ hỏi cái gì cũng không biết thế hả? Nuôi tốn cơm tốn gạo.

2. Những câu nói dối “bất hủ” của mẹ

Những câu nói dối “bất hủ” của mẹ
Những câu nói dối “bất hủ” của mẹ

Chắc hẳn ai cũng từng bị chính… bố mẹ của mình lừa dối. Trước khi bị người lạ lừa, mẹ đã lừa con trước rồi. Làm gì có đứa trẻ nào mà chưa từng bị mẹ nói dối. Đây đều là những câu nói dối vô hại mà mẹ vẫn thường xuyên sử dụng. Thế nhưng bằng trí óc của một đứa trẻ non nớt, con cái vẫn tin lấy tin để một cách vô điều kiện. Để rồi đến một ngày con mới nhận ra là mình bị lừa bởi chính mẹ của mình. Hãy xem mình có từng bị lừa bởi những câu nói “bất hủ” của mẹ sau đây không?

  • Đưa tiền lì xì đây mẹ giữ hộ cho. Khi nào cần mẹ sẽ trả lại/ Lúc nào lớn mẹ trả cho con.
  • Mẹ nhặt con từ bãi rác.
  • Mẹ đẻ con ra bằng nách.
  • Cứ học giỏi đi rồi muốn cái gì cũng có.
  • Nếu được điểm 10 mẹ sẽ mua cho con bất cứ cái gì con thích.
  • Đỗ đại học đi rồi muốn làm gì thì làm, muốn yêu ai thì yêu.
  • 9 giờ sáng rồi sao còn chưa chịu dậy hả? (thực ra lúc ấy mới là 6 giờ…)
  • Bố mẹ chẳng tiếc gì với con cả.
  • Ngày xưa mẹ có được sướng như bây giờ đâu, còn không có cơm mà ăn.
  • Hồi đó mẹ học giỏi lắm, đi thi xếp thứ nhất trường/thành phố.
  • Hồi bằng tuổi con, cái gì mẹ cũng biết làm.
  • Bị đau mắt, đau đầu, đau tay, đau bụng là do xem điện thoại nhiều đấy!
  • Suốt ngày dán mắt vào TV, điện thoại, máy tính rồi sau này mù mắt ra.

3. Những lời “khen” của mẹ

Những lời “khen” của mẹ
Những lời “khen” của mẹ

Câu nói “con hát mẹ khen hay” là phù hợp nhất với những lời khen ngợi của mẹ dành cho con. Mẹ sẽ khen con vô điều kiện dù điều con làm chẳng ra sao. Đôi khi mẹ cũng chỉ khen chỉ để dụ con làm điều gì đó mà mẹ muốn. Hoặc đôi khi là chê bai với gu ăn mặc, âm nhạc hiện đại của giới trẻ. Làm gì có ai chưa từng được mẹ “khen”? Những câu nói “bất hủ” của mẹ sau đây vô cùng quen thuộc đối với mỗi người chúng ta đấy! Hãy cùng xem để thấy hình ảnh mẹ của mình trong đó nhé.

  • Quần áo đầy ra đấy, mua lắm làm cái gì? Có mặc hết không?
  • Ăn mặc chẳng giống ai, người không ra người, ngợm không ra ngợm.
  • Mặt mộc là xinh lắm rồi, trang điểm làm cái gì?
  • Ăn đi không béo đâu. Mẹ thấy béo một tí mới khỏe mới xinh.
  • Không cần phải giảm cân, thế này là đẹp như người mẫu rồi.

4. Lời kết

Mặc dù những lời nói của mẹ có phần “cay đắng” và không lọt tai những đứa trẻ đang lớn, thế nhưng đó lại là những lời đầy ắp tình yêu thương và sự lo lắng của mẹ. Có thể những lời nói ấy sẽ khiến con trẻ khó chịu và bực tức, nhưng chỉ khi lớn lên mới có thể hiểu được tình yêu qua những lời nói ấy. Và cho đến khi xa khỏi vòng tay mẹ, ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc ấy biết bao. Có cha mẹ nào mà không thương con?

Qua bài viết trên, có những ai thấy những câu nói “bất hủ” của mẹ quen thuộc không? Mẹ làm thế cũng chỉ vì muốn những điều tốt đẹp nhất cho con thôi. Hãy trân trọng khoảng thời gian ấy khi còn có thể nhé!

Góc của mẹ xin giới thiệu một bài hát với những ca từ vui nhộn về mẹ: Con giời (tác giả: Trung Kiên Trịnh). Chúc mẹ và bé có những khoảnh khắc thật đáng nhớ!

Bài hát về mẹ luôn là những món quà tinh thần mộc mạc mà thấm đậm tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Hãy cất tiếng hát, gửi tặng mẹ – người yêu thương con vô điều kiện, người luôn chở che, hi sinh thầm lặng để mang tới cho con những điều tốt đẹp nhất.

1.Mẹ tôi – Tùng Dương

Từ những đoạn lời bài hát da diết như “Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình/ Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ” mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc xen lẫn bồi hồi.
Từ những đoạn lời bài hát da diết như “Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình

“Mẹ tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến được đánh giá là một trong những bài hát về mẹ hay nhất tính đến thời điểm bây giờ. Ca khúc “Mẹ tôi” thông qua giọng ca truyền cảm của ca sĩ Tùng Dương lại càng toát lên sự sâu lắng đối với người nghe.

Từ những đoạn lời bài hát da diết như “Mẹ ơi! Thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình/ Dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ” mang đến cho người nghe nhiều cảm xúc xen lẫn bồi hồi.

Nghe “Mẹ tôi” tại: https://www.youtube.com/watch?v=0WuMHrY5qdk

2. Mẹ – Tấn Minh

Một ca khúc mang giai điệu dịu êm khiến bất cứ ai khi có dịp nghe đều cảm có một sự đồng cảm đến tận tâm can.
Một ca khúc mang giai điệu dịu êm khiến bất cứ ai khi có dịp nghe đều cảm có một sự đồng cảm đến tận tâm can.

Nếu bài hát về mẹ – “Mẹ tôi” là sự sâu lắng, lắng đọng , thì đến “Mẹ” lại được nhạc sĩ Phú Quang khắc hoạ tình yêu, lòng biết ơn mà người con người con dành tặng mẹ.

Một ca khúc mang giai điệu dịu êm khiến bất cứ ai khi có dịp nghe đều cảm có một sự đồng cảm đến tận tâm can. Ca khúc được ca sĩ Tấn Minh thể hiện khá thành công và luôn là sự lựa chọn hoàn hảo dành tặng mẹ vào những dịp đặc biệt.

Nghe “Mẹ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=QAl7Y4y4atg

3.Mẹ yêu – Ba con mèo

Những ca từ giản đơn trong ca khúc nhưng lại chạm đến tận sâu trái tim của người nghe
Những ca từ giản đơn trong ca khúc nhưng lại chạm đến tận sâu trái tim của người nghe

Được xếp vào Top các bài hát thuộc hàng “kinh điển” về mẹ, bài hát về mẹ – “Mẹ yêu” của nhạc sĩ Phương Uyên do nhóm nhạc “Ba con mèo” thể hiện từng làm mưa làm gió vào thập niên 1990.

Những ca từ giản đơn trong ca khúc nhưng lại chạm đến tận sâu trái tim của người nghe với “Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc/ Mẹ ru con yêu con tha thiết” rồi đến “Luôn bên con khuyên răn con nên người/ Mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”…

Ca khúc đến tận bây giờ vẫn giữ được độ “hot” và là một gợi ý tuyệt vời khi muốn thể hiện tình yêu thương dành cho mẹ là bởi, bất cứ ai còn có mẹ đó là một điều hạnh phúc không gì đánh đổi!

Nghe “Mẹ yêu” tại: https://www.youtube.com/watch?v=9Svio4HQxIE

4. Chỉ có thể là mẹ – 40 Nghệ sĩ

Lời ca như lời bày tỏ sự yêu thương đến mẹ muộn màng khi con nhận ra đã lâu rồi không nói câu yêu mẹ, không nhớ đến những tình cảm, công lao của mẹ đã dành cho con, nhưng dù muộn màng còn hơn không bao giờ bày tỏ tình cảm với mẹ
Lời ca như lời bày tỏ sự yêu thương đến mẹ muộn màng khi con nhận ra đã lâu rồi không nói câu yêu mẹ, không nhớ đến những tình cảm, công lao của mẹ đã dành cho con, nhưng dù muộn màng còn hơn không bao giờ bày tỏ tình cảm với mẹ

Đây là một bài hát về mẹ vô cùng đặc biệt khi được 40 nghệ sĩ Việt Nam cùng nhau thực hiện. Từ đó, chúng ta có một MV ca nhạc hết sức ý nghĩa về mẹ dành tặng cho những người mẹ.

Lời ca như lời bày tỏ sự yêu thương đến mẹ muộn màng khi con nhận ra đã lâu rồi không nói câu yêu mẹ, không nhớ đến những tình cảm, công lao của mẹ đã dành cho con, nhưng dù muộn màng còn hơn không bao giờ bày tỏ tình cảm với mẹ. Luôn nhớ đến mẹ, mong những điều tốt nhất đến với mẹ là ước mơ của tất cả những người làm con trên Trái Đất này.

Nghe “Chỉ có thể là mẹ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=zqBcN1JTNcg

5. Cuộc đời con có mẹ – Ngô Kiến Huy, Vy Oanh

Đây là những tâm sự dạt dào tình yêu thương muốn nói với mẹ.
Đây là những tâm sự dạt dào tình yêu thương muốn nói với mẹ.

“Cuộc đời con có mẹ” khắc họa cảm xúc trống vắng khi không có mẹ ở bên, con thấy bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời xuôi ngược, giữa những bon chen cuộc sống. Con thấy nhớ mẹ, nhớ cảm giác được mẹ chở che lo lắng.

Đây là những tâm sự dạt dào tình yêu thương muốn nói với mẹ. Và cũng là lời hứa sẽ thành công để xứng đáng với công lao trời biển của mẹ. Một lần nữa, những bài hát về mẹ được cất lên thật đẹp, thật ý nghĩa.

Nghe “Cuộc đời con có mẹ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=-sBA4vX1r1s

6. Nơi ấy con tìm về – Hồ Quang Hiếu

Nhà là nơi chữa khỏi mọi đau ốm, chữa khỏi những nỗi đau tinh thần, là nơi gột sạch tâm hồn nâng bước chúng ta, mạnh mẽ bước tiếp.
Nhà là nơi chữa khỏi mọi đau ốm, chữa khỏi những nỗi đau tinh thần, là nơi gột sạch tâm hồn nâng bước chúng ta, mạnh mẽ bước tiếp.

Bài hát về mẹ này là sự biết ơn của người con dành cho cha mẹ của mình. Đó là lòng biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng. Dù có bôn ba chân trời góc bể thì ngôi nhà – nơi có mẹ có cha vẫn luôn là nơi con nhớ đến, là nơi con sẽ trở về mỗi khi mệt mỏi, vấp ngã.

Nhà là nơi chữa khỏi mọi đau ốm, chữa khỏi những nỗi đau tinh thần, là nơi gột sạch tâm hồn nâng bước chúng ta, mạnh mẽ bước tiếp.

Nghe “Nơi ấy con tìm về” tại: https://www.youtube.com/watch?v=uvIgpYPAcaQ

7. Mẹ – Khởi My ft Quách Bean

Có lẽ hình ảnh mẹ là những gì đẹp đẽ nhất, bình dị nhất. Đây chính là bài hát về mẹ tuyệt vời cùng với muôn vàn hình ảnh gắn bó với mẹ.
Có lẽ hình ảnh mẹ là những gì đẹp đẽ nhất, bình dị nhất. Đây chính là bài hát về mẹ tuyệt vời cùng với muôn vàn hình ảnh gắn bó với mẹ.

“Mẹ là vòng tay ấp ôm con qua những ngày đông

Mẹ là dòng sông, để con tắm mát trưa hè.

Mẹ là rặng tre, che bóng con đi học về.

Mẹ là bờ đê, để con vui với cánh diều.

Mẹ làm bậc thang, để con bước lên đỉnh cao.

Mẹ là ánh sao, để con ước ao bao điều.

Mẹ làm thật nhiều, chỉ mong con yêu thành công.

Mẹ chỉ ước mong, cho mai sau con sẽ nên người.

Mẹ yêu ơi! Con yêu mẹ nhiều

Mẹ luôn là Phật sống của đời con.

Mẹ cho con tình yêu cao quý.

Mẹ là lý trí của đời con.”

Có lẽ hình ảnh mẹ là những gì đẹp đẽ nhất, bình dị nhất. Đây chính là bài hát về mẹ tuyệt vời cùng với muôn vàn hình ảnh gắn bó với mẹ. Mẹ là vòng tay ấm áp ôm con ngày đông, là dòng sông con tắm mát trưa hè, là rặng tre cho con bóng mát… Mẹ là tuổi thơ của con, thật hạnh phúc khi con có mẹ nâng đỡ con, chứng kiến con lớn lên. Tình mẹ bao la rộng lớn có bao nhiêu ca từ cũng không thể diễn tả hết sự vĩ đại của tình mẹ. Mẹ giúp con hiểu được sự vất vả lam lũ vì con, dạy con những điều tốt đẹp, những điều hay lẽ phải. Cùng tái hiện lại vẻ đẹp giản dị của mẹ qua bài hát Mẹ do ca sĩ Khởi My thể hiện.

Nghe “Mẹ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=4BMsfwblzjw

8.Gặp mẹ trong mơ – Thùy Chi

Mỗi khi nhớ về mẹ là con lại ngắm nhìn những thứ thân thuộc với mẹ nhất. Dù ở xa con mẹ vẫn luôn mong có cuộc sống yên bình
Mỗi khi nhớ về mẹ là con lại ngắm nhìn những thứ thân thuộc với mẹ nhất. Dù ở xa con mẹ vẫn luôn mong có cuộc sống yên bình

Bài hát về mẹ – Gặp mẹ trong mơ tái hiện lại giấc mơ con được gặp mẹ. Nỗi nhớ mẹ da diết , hình ảnh của mẹ in sâu vào tâm trí con vào giấc mơ của con. Đó còn là sự xót xa khi mất mẹ, dù mẹ không ở gần con nhưng con vẫn luôn nhớ về mẹ. Hình ảnh người mẹ được người con ví với những hình tượng đẹp đẽ nhất mẹ là vì sao sáng, mẹ là bầu trời cao, mẹ là cánh đồng lúa thơm mát ngọt lành.

Mỗi khi nhớ về mẹ là con lại ngắm nhìn những thứ thân thuộc với mẹ nhất. Dù ở xa con mẹ vẫn luôn mong có cuộc sống yên bình. Cùng nhớ lại những kí ức đẹp về mẹ qua bài hát Gặp mẹ trong mơ qua giọng hát ngọt ngào của ca sĩ Thùy Chi.

Nghe “Gặp mẹ trong mơ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=tsxDC9WRpsg

9. Nhật kí của mẹ – Hiền Thục

Lời bài hát còn là những lời dạy quý giá của mẹ muốn trao gửi đến con, trong đó có cả niềm tự hào mỗi khi con bước lên một nấc thang mới của cuộc đời.
Lời bài hát còn là những lời dạy quý giá của mẹ muốn trao gửi đến con, trong đó có cả niềm tự hào mỗi khi con bước lên một nấc thang mới của cuộc đời.

Nhật kí của mẹ bài hát về mẹ do ca sĩ Hiền Thục thể hiện. Giai điệu bài hát vang lên nhẹ nhàng sâu lắng như tình mẹ ấm áp luôn dành đến những đứa con của mình. Bài hát là lời tâm sự của mẹ từ khi con lọt lòng, khi con đi học, khi con biết yêu rồi đến khi con trưởng thành, bài hát còn là tình yêu thương vô bờ bến, những nỗi lo toan, những đêm trằn trọc không ngủ vì con.

Lời bài hát còn là những lời dạy quý giá của mẹ muốn trao gửi đến con, trong đó có cả niềm tự hào mỗi khi con bước lên một nấc thang mới của cuộc đời. Bài hát Nhật kí của mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã bày tỏ được hết nỗi lòng của một người mẹ. Hãy một lần nữa lắng nghe ca từ ngọt ngào của bài hát để nhớ về mẹ – người phụ nữ tuyệt vời.

Nghe “Nhật kí của mẹ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=3Waf1Gy9d90

10. Mẹ! con đã về – Mỹ Dung

Nơi quê nhà ấy có mẹ là nơi ấm áp nhất, bình yên nhất. Dù đã nhiều tuổi mẹ vẫn lo lắng cho con, đan áo cho con khi trời đông về
Nơi quê nhà ấy có mẹ là nơi ấm áp nhất, bình yên nhất. Dù đã nhiều tuổi mẹ vẫn lo lắng cho con, đan áo cho con khi trời đông về

“Mẹ! con đã về” là một bài hát về mẹ với lời tâm sự của một người con xa quê khi được trở về quê hương, trở về với mẹ. Về thăm mẹ vào một ngày sáng sớm tất cả những kí ức đẹp đẽ tuổi thơ ùa về đó là con kênh nhỏ, là bờ ao xanh… Người con trở về với sự thành công được mọi người chào đón nồng nhiệt.

Nơi quê nhà ấy có mẹ là nơi ấm áp nhất, bình yên nhất. Dù đã nhiều tuổi mẹ vẫn lo lắng cho con, đan áo cho con khi trời đông về. Cùng nghe lại những tâm sự dạt dào về mẹ qua bài hát này nhé.

Nghe “Mẹ! con đã về” tại: https://www.youtube.com/watch?v=WLNp7SRrIn4

Xem thêm:

7 bài hát về cha đầy cảm xúc nên nghe qua một lần trong đời

Mẹ đã biết những bài hát ru con ngủ hay nhất này chưa?

Đôi khi lời tỏ bày tình cảm rất khó nói. Bởi con còn ngại ngùng. Bởi tình cảm với mẹ là quá lớn… Lúc ấy, hãy cất tiếng hát.

 

Không có gì gọi là cha mẹ hoàn hảo. Ai cũng có lúc mắc sai lầm và mỗi sai lầm mắc phải có thể là một cơ hội học hỏi cho cả cha mẹ và bé. Việc nuôi dạy con cái thường đòi hỏi một chút thử nghiệm và sai lầm. Trên thực tế, sự tiến bộ của bé không phải lúc nào cũng đi theo đường thẳng. Vì vậy trong khi ba mẹ có thể nghĩ rằng mình sẽ xử lý được các vấn đề về hành vi vào một ngày nào đó. Cha mẹ có thể cảm thấy thất bại hoàn toàn vào lần tiếp theo. Dưới đây, là bài viết những sai lầm của các mẹ cũng như các bố để hướng đến làm cha mẹ tốt giúp phát triển các bé.

1. Muốn làm cha mẹ tốt đừng lạnh lùng với con cái

Muốn làm cha mẹ tốt đừng lạnh lùng với con cái
Muốn làm cha mẹ tốt đừng lạnh lùng với con cái

Mối quan hệ tình cảm giữa bố mẹ và bé. Chính là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, tạo nên sự gắn kết tốt có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành tính cách. Và khả năng thích ứng xã hội trong tương lai của trẻ nhỏ. Nếu không có sự gắn kết tốt, hoặc thiếu sự gắn kết. Trẻ có thể gặp trở ngại trong quá trình phát triển ngay từ khi còn nhỏ. Trong thời thơ ấu và niên thiếu, những đứa trẻ này dễ mắc phải các vấn đề về tâm lý. Ví dụ như lo lắng, trầm cảm, thiếu tự tin, né tránh giao tiếp xã hội….

Điều này nhiều cha mẹ thường gặp phải, vì những căng thẳng và bận rộn mà mang theo những buồn bực về nhà. Nhìn thấy các con ít cười niềm nở hơn, chỉ muốn trút giận lên đầu chúng. Điều này quả là một sai lầm lớn, thay vì cáu kỉnh, phờ phạc hãy cho con ôm một chút xíu lúc vừa đi làm về. Bố mẹ có thể cười cả ngày với khách hàng, với đối tác. Tại sao không cười được với con cái khi chúng đang rất mong chờ điều đó. Ngoài ra, vào các ngày lễ của con có thể dành cho con những món quà ý nghĩa, sự quan tâm. Dù là nhỏ nhặt nhưng là yêu thương ấm áp mà con cái rất cần.

2. Cần nhượng bộ để ngăn chặn hành vi xấu

Cần nhượng bộ để ngăn chặn hành vi xấu
Cần nhượng bộ để ngăn chặn hành vi xấu

Một sai lầm lớn khác trong việc làm cha mẹ tốt để nuôi dạy các bé là chỉ tập trung vào ngắn hạn. Mặc dù nhượng bộ khi bé nổi cơn tam bành. Hôm nay có thể khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng về lâu dài sẽ khiến các vấn đề về hành vi trở nên tồi tệ hơn. Nhân nhượng dạy cho trẻ những hành vi sai trái của chúng có hiệu quả. Một đứa trẻ học được rằng việc than vãn sẽ mang lại cho bé những gì? Bé muốn có khả năng phải vật lộn với các mối quan hệ đồng đẳng và các nhân vật quyền lực khi bé lớn lên.

Các bé học được rằng cơn giận dữ là một cách tuyệt vời để thao túng người khác. Có thể sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Bé sẽ cần có những kỹ năng nhất định để trở thành một người lớn khỏe mạnh, có trách nhiệm. Vì vậy, các chiến lược kỷ luật hiệu quả nhất tập trung vào việc dạy trẻ những kỹ năng này. Bé cần biết rằng có những hậu quả tiêu cực đối với các hành vi của các bé. Bám sát các giới hạn và đưa ra các chiến lược kỷ luật công bằng, nhất quán, có thẩm quyền, để đảm bảo bé học được các kỹ năng cần thiết.

Xem thêm: 4 quy tắc làm cha mẹ tốt

3. Làm cha mẹ tốt phải làm rõ các quy tắc

Làm cha mẹ tốt phải làm rõ các quy tắc
Làm cha mẹ tốt phải làm rõ các quy tắc

Khi không có quy tắc rõ ràng, các bé có thể cảm thấy bối rối về kỳ vọng của ba mẹ. Có lẽ ba mẹ và đối tác của ba mẹ có các quy tắc khác nhau. Hoặc có thể cha mẹ diễn giải các quy tắc hơi khác nhau. Hoặc có thể, ba mẹ đấu tranh để nhất quán với các quy tắc. Có thể có những ngày ba mẹ cảm thấy quá mệt mỏi để nói bất cứ điều gì khi bé nhảy lên bàn ghế.

Hoặc mức độ sẵn sàng thực thi các quy tắc của ba mẹ có thể khác nhau tùy thuộc vào tâm trạng của ba mẹ. Điều ba mẹ nghĩ là buồn cười ngày hôm qua có thể khiến ba mẹ thực sự tức giận hôm nay. Thiết lập một danh sách bằng văn bản các quy tắc hộ gia đình. Làm như vậy sẽ giảm bớt căng thẳng của bé so với mong đợi của ba mẹ. Khi trẻ hiểu rõ đâu là giới hạn và hậu quả, các bé có thể thực hành đưa ra những lựa chọn tốt hơn.

4. Dạy con những điều hay, lẽ phải

Dạy con những điều hay, lẽ phải
Dạy con những điều hay, lẽ phải

Cha mẹ nào cũng luôn muốn con mình được tiếp xúc, học hỏi những điều tân tiến nhất, từ ăn uống, học tập cho đến vui chơi. Nhưng đôi khi có một điều quan trọng mà nhiều bậc làm cha làm mẹ thường quên rằng. Gia đình mới chính là giảng đường đầu đời của con trước khi con chính thức bước chân vào lớp học. Trong tâm trí của con cái, những hành vi, cử chỉ của bố mẹ luôn khiến chúng khắc cốt ghi tâm. Đặc biệt môi trường của gia đình như thế nào sẽ ảnh hưởng tới tích cách của trẻ. Khi trưởng thành, cho nên muốn rèn được con mình từ nhỏ thì trước hết bố mẹ phải là một tấm gương tốt, biết cách giáo dục con thật tốt.

Một trong những bí quyết để trở thành người bố mẹ tuyệt vời là phải biết dạy con cái những điều hay, lẽ phải. Trước hết để làm được điều này người mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho con cái học tập. Dạy con điều hay lẽ phải tức là dạy con biết cách cư xử đúng mực với mọi người, dạy con biết nói “cảm ơn và xin lỗi” đúng lúc. Dạy con biết phân biệt đúng – sai, tốt – xấu. Có thái độ thẳng thắn phê bình, tránh xa những điều không tốt và ủng hộ lẽ phải.

5. Làm cha mẹ tốt thì nên dạy con tự lập

Làm cha mẹ tốt thì nên dạy con tự lập
Làm cha mẹ tốt thì nên dạy con tự lập

Ngày nay, nhiều cha mẹ chăm sóc con đến tận răng. Điều đó đã làm mất đi giá trị của việc nỗ lực và tự lập khi bé lớn lên, trở thành người lớn. Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ ỉ lại. Muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho các con. Từ việc dọn phòng cho đến việc luôn che chở con khỏi mọi tổn thương… Dạy các bé trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là bố mẹ yêu bé ít hơn. Mà ngược lại, đang yêu bé rất nhiều.

6. Làm cha mẹ tốt không nên áp đặt suy nghĩ cho bé

Các bé dù mới lớn nhưng vẫn là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước và tương lai riêng. Bố mẹ không nên áp đặt những suy nghĩ, mong muốn lên bé. Chẳng hạn như việc đàn hay, vẽ giỏi, đó là thứ bố mẹ muốn. Chứ chưa chắc đã là ý thích của bé. Tất nhiên, bố mẹ có thể dạy bé về đam mê. Giới thiệu cho bé về cuộc sống nhưng hãy tôn trọng lựa chọn của bé. Chứ đừng nên chủ quan nghĩ điều gì là tốt nhất rồi bắt con mình phải tuân theo.

7. So sánh với “con nhà người ta”

So sánh với “con nhà người ta”
Không nên so sánh con với “con nhà người ta”

Khi con mắc lỗi hay chưa đạt điều cha mẹ mong muốn, “con nhà người ta” luôn là hình mẫu lý tưởng để so sánh với bé: “con phải như thế này, con thấy bạn A không, tại sao con lại không được như thế, con nhà người ta như vậy….”. Và cứ thế tiếp diễn hằng ngày, từng sự việc, từng niềm mong ước. Hay từng sai lầm gì của bé đều được đặt trên bàn cân như thế.

Việc so sánh có thể giúp cha mẹ giải tỏa nỗi thèm khát mong muốn như “con nhà người ta“. Đồng thời để cho bé nhìn hình tượng mà tự rút kinh nghiệm và học hỏi. Nhưng điều này không giúp khích lệ các bé mà nó còn mang lại tác dụng ngược. Bé sẽ chỉ thêm mặc cảm, tự ti hoặc dễ hình thành tính cách ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.

Xem thêm:
10 cách nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc
Các phương pháp nuôi dạy con nổi tiếng bố mẹ nên biết!
Giỏ hàng 0