Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mỗi bạn nhỏ có một quá trình phát triển riêng và không phải bé nào cũng giống bé nào. Trẻ có thể biết bò trước 8 tháng tuổi, hoặc biết bò sau đó vài tuần. Cách mỗi trẻ biểu hiện cũng sẽ không giống nhau. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng khi sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi nhà bạn khác với những đứa trẻ cùng tuổi. Con bạn có thể biết một số thứ trước những bạn nhỏ khác và chậm hơn các bạn khác về một vài mặt. Điều đó không thành vấn đề, quan trọng là trẻ năng động và hoạt bát. 

1. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

1.1. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi – Vận động

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi trong vận động đã có phần tinh tế hơn trước đó. Con có thể nhặt đồ vật chính xác bằng ngón cái và ngón trỏ. Sự tập trung cũng tốt hơn trước. Điều đó giúp trẻ có thể tìm hiểu và kiểm tra các vật thể một cách kỹ càng hơn. Bé có thể cầm cốc hoặc bình sữa để uống. Một số trẻ còn có thể tháo đồ vật hoặc buông đồ chơi và đưa chúng cho người khác.

Bé cũng có thể bắt đầu dậm từng bước chân một hoặc đứng với đôi chân ít chao đảo và thẳng hơn. Nhiều bé cũng bắt đầu bò xung quanh vào thời điểm này.

1.2. Các giác quan, giao tiếp và cảm xúc

Các giác quan, giao tiếp và cảm xúc

Mẹ yêu có biết trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Và giai đoạn này, bé tập trung vào quan sát miệng và môi của người lớn. Bé cũng có thể lập lại những gì bạn nói bằng cách côc phát ra những âm tiết ngắn như “ta”, “ba”, “ma”. Trẻ cũng có thể nhận ra tên của bố mẹ hay những người thân. Thời điểm này người lớn cần xem lại cách mình nói chuyện. Vì nếu người lớn chửi thề, bé có thể sẽ bắt chước theo.

Cố gắng tập bò cho bé trước khi tập đi. Bởi như vậy có thể phát triển khả năng phối hợp của các bộ phận mắt- tay chân- cơ thể của bé.

  • Những hoạt động tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi
  • Có thể hỏi trẻ những câu hỏi ngắn để khuyến khích trẻ tìm kiếm. Ví dụ như “bố đâu?”, “mẹ đâu?”, “con mèo đâu?”.
  • Mẹ có thể đưa đồ chơi cho bé và nói “cái này của con”, và hướng dẫn con nói “ạ hoặc dạ” hoặc cách cử chỉ cảm ơn như khoanh tay, gật đầu,…
  • Cho bé muột chuyến đi chơi công viên và thử cho bé ngồi xích đu.
  • Đặt bốn hoặc năm loại thức ăn khác nhau, có thể là ngũ cốc lên một chiếc bàn sạch sẽ. Sau đó, khuyến khích trẻ nhặt từng món để ăn.

2. Bé sẽ làm được những gì trong tháng thứ 8

Bé sẽ làm được những gì trong tháng thứ 8

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi gắn liền với những cột mốc nào?

  • Trẻ có thể nhặt các vật nhỏ một cách chính xác bằng ngón cái và ngón trỏ.
  • Có thể tự cầm cốc hoặc chai để uống.
  • Tập nói bập bẹ bằng cách phát ra những âm tiết như (“da”, “ta”, “ma”, “ba”), có thể lập lại các âm như (baba, mama, bama).

Con cũng có thể:

  • Chăm chú quan sát môi và miệng của bố mẹ và cố gắng bắt chước theo.
  • Bắt đầu nhận ra tên người bố mẹ và người thân với bé.
  • Giữ đồ chơi và buông ra theo ý muốn.

3. Bé 8 tháng tuổi ngủ như thế nào?

Không có một thời gian tuyệt đối cho thời gian bé ngủ vào tháng thứ 8. Trung bình trẻ ngủ khoảng 14 tiếng mỗi ngày. Nó bao gồm các giấc ngủ ngắn (30 phút đến 40 phút) vào buổi sáng và giấc ngủ dài hơn (2 đến 3 tiếng) vào buổi trưa.

Bé 8 tháng tuổi ngủ như thế nào?

Khi được 8 tháng tuổi, nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là rất thấp. Vì vậy bạn có thể đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, nhưng không cần xoay trẻ nằm ngửa nếu trẻ nằm sấp trong đêm. Cố gắng tập cho con thói quen tự lập. Giỗ bé ngủ, hôn con, chúc con ngủ ngon, đặt bé vào cũi và rời khỏi phòng. Làm như vậy vào mỗi tối trước mỗi lần đi ngủ.

Một số trẻ ngủ 8 đến 12 tiếng vào ban đêm liên tục mà không thức giấc. Nhưng có tới ¼ số trẻ không như thế cho tới hơn 1 tuổi. Hầu hết, trẻ đều thức dậy một vài lần giữa đêm, và ngủ lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu con đang phải vật lộn với cơn đau mọc răng hoặc đói giữa đêm khuya, lúc này bé cần một chút sự giúp đỡ từ bố mẹ.

Những điều bất ngờ về khả năng phát triển của trẻ trong năm đầu tiên

Hiểu về trẻ sơ sinh để chăm sóc bé tốt hơn

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

4. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi và bữa ăn hằng ngày

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi và bữa ăn hằng ngày

Trẻ tám tháng tuổi trung bình bú 3 lần sữa mỗi ngày và cộng thêm 3 bữa với thức ăn đặc. Hãy chắc rằng bữa ăn của trẻ được bổ sung thêm chất sắt, thường có trong thịt và rau. Mẹ cũng nên cho trẻ thử càng nhiều thực phẩm và hương vị mới càng tốt. Và đừng nản lòng nếu con chưa thể làm quen với mùi vị đó ngay. Mẹ cũng không nên cho con ăn đồ ngọt quá sớm vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này. Và làm hỏng răng mới của con.

Phần kết

Bé yêu đang lớn lên từng ngày. Được chứng kiến những thành quả mà con đạt được qua từng mốc thời gian, chính là hạnh phúc của người làm cha mẹ. Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi mang nhiều dấu ấn quan trọng. Bé nhà mình thực sự trở nên năng động và ồn ào hơn rất nhiều. ĐIều đó đòi hỏi nhiều hơn sự kiên nhẫn từ người lớn. Sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Không sao cả, hãy luôn nhớ rằng tình yêu đối với con cái lớn hơn thế rất nhiều.

Mấy tháng bé biết ngồi là câu hỏi của không ít bà mẹ khi nuôi con. Để nắm bắt được quá trình phát triển của bé và chăm sóc bé phù hợp với quá trình đó là mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ tất cả kiến thức về việc tập ngồi của em bé.

1. Dấu hiệu bé tập ngồi

Mấy tháng bé biết ngồi? Có một số dấu hiệu rất dễ nhận biết ở bé khi con đến độ tuổi tập ngồi. Mẹ dễ dàng nhận thấy được các động tác ngẩng cao đầu của bé. Lúc này bé kiểm soát đầu rất tốt và thường xuyên hướng đầu lên cao hơn thân mình. Khi nằm sấp bé cũng dễ dàng nâng đầu, cùng lúc tập bò và nâng cao thân mình. Bé thích lăn qua lăn lại và thích tự nâng thân mình lên. Nếu bé được ngồi dưới sự hỗ trợ của bố mẹ, bé có xu hướng yêu thích tư thế đó và có thể giữ được trong thời gian nhất định.

Nếu thấy những dấu hiệu trên mẹ có thể cho bé làm quen với tư thế ngồi ếch. Đây là tư thế bé ngồi chống hai tay để đỡ thân. Bé thường nhanh chóng ngồi được với tư thế này và dần dần bỏ hai tay đỡ.

Dấu hiệu bé tập ngồi
Dấu hiệu bé tập ngồi

2. Mấy tháng trẻ biết ngồi?

Thông thường, thời điểm bé bắt đầu biết ngồi vào khoảng 4-6 tháng tuổi. Đây là lúc bé nâng giữ đầu rất tốt và sẵn sàng cho những động tác vận động khó hơn. Tuy nhiên lúc này bé chưa thực sự ngồi vững mà ngồi với sự trợ giúp và tập luyện. Giai đoạn này bé thường ngồi tư thế ngồi ếch. Sau đó bé bỏ dần một tay để cầm đồ chơi. Thời điểm bé thực sự có thể ngồi độc lập là khoảng tháng 7-9. Bé liên tiếp học các tư thế và động tác mới. Ngay khi ngồi, bò đã vững, bé đã có xu hướng tập đi và tập vịn để nâng cao thân mình hơn.

Như vậy thời điểm bé biết ngồi thường rơi vào tháng thứ 9. Lúc này bé chuẩn bị tập đứng và đi. Vậy là mẹ đã nắm được mấy tháng bé biết ngồi rồi!!

Mấy tháng bé biết ngồi?
Mấy tháng bé biết ngồi?

3. Cách tập ngồi cho bé

Luyện tập là cách để bé nhanh chóng ngồi được và ngồi thạo. Sự hỗ trợ của mẹ là rất cần thiết để bé sớm ngồi vững.

3.1. Tập luyện nhiều lần

Sự lặp lại của các thao tác không chỉ hiệu quả với việc luyện tập của người lớn. Chính việc tập ngồi lặp đi lặp lại cũng khiến bé nhanh chóng ngồi thạo. Động tác ngồi cũng tác động đến hệ cơ xương của bé qua đó kích thích sự phát triển. Tuy nhiên song song với hỗ trợ của mẹ thì bé cần không gian riêng để tự mình khám phá. Chính việc tự nâng cao thân mình, nâng cao đầu của bé khiến bé tự nhận ra được khả năng chống đỡ của mông và chân.

3.2. Tập ngồi và chơi trên sàn

Bên cạnh đặt bé trong không gian hẹp như ghế tập ngồi hay các loại ghế nói chung, bé cần có tầm không gian rộng để vừa tập ngồi, vừa tập bò, vừa lăn lộn. Khoảng không gian này có lợi cho tinh thần vận động của bé. Bé vừa hứng thú với việc tự vui chơi và tự khám phá cơ thể, không gian của riêng mình. Bé mấy tháng biết ngồi có thể không khiến mẹ quá bận tâm do bé được tự tập luyện và lớn lên rất tự nhiên.

Tập ngồi và chơi trên sàn
Tập ngồi và chơi trên sàn

3.3. Đặt con ngồi vào lòng

Có rất nhiều cách để tập ngồi cho bé. Một trong những cách vừa làm tăng tình cảm mẹ con vừa giúp bé tập ngồi là đặt bé vào lòng mẹ. Mẹ có thể kẹp 2 chân bé vào đùi khi ngồi hoặc đặt bé ngồi trong lòng khi ngồi khoanh chân trên sàn. Chú ý không để lưng bé bị vẹo, cong khi tập ngồi ở vị trí này. Mẹ cùng bé xem những bức tranh, nghe những bài nhạc và cùng nhún nhảy đung đưa. Thật vui vì vừa được chơi cùng con và vừa giúp bé tập luyện.

Ngoài ra mẹ cũng có thể đặt bé trên sàn cùng các loại gối đỡ. Hoặc tập dần cho bé ngồi ếch chống 2 tay để bé làm quen với sức nâng thân và đầu. Tư thế ngồi ếch là tư thế sơ khai trước khi bé có thể ngồi thạo.

Đặt con ngồi vào lòng
Đặt con ngồi vào lòng cũng là một phương pháp hiệu quả mà đơn giản!

Tìm hiểu thêm: Ghế tập ngồi là gì và có lợi ích như thế nào với em bé?

4. Mấy tháng bé biết ngồi thì coi là muộn?

Nếu bé của bạn 9 tháng tuổi mà vẫn chưa biết ngồi, cần cho con đi khám chuyên khoa nhi. Đây là cột mốc thông thường của các bé. Cho dù có sự khác nhau nhất định giữa các con nhưng không nên trì hoãn việc đưa con đi khám. Đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô.

Có một số biểu hiện trong suốt quá trình phát triển của bé cho thấy sự chậm về vận động. Mẹ có thể đã phát hiện những biểu hiện này từ những tháng sớm hơn. Có thể kể đến một số biểu hiện sau:

  • Sờ thấy tay chân bé mềm cơ hoặc cứng cơ hơn bình thường
  • Các chuyển động, động tác của bé thường yếu
  • Việc đưa tay không thường xuyên hoặc chỉ đưa tay này qua tay khác
  • Khả năng nâng và giữ đầu kém
  • Ít khi với theo đồ vật, không đưa đồ vật lên miệng
Mấy tháng bé biết ngồi thì coi là muộn?
Mấy tháng bé biết ngồi thì coi là muộn?

Mẹ hãy chú ý sớm những dấu hiệu này. Những dấu hiệu này có từ trước khi bé biết ngồi và đôi khi cả biết lẫy. Phát hiện sớm bất thường trong phát triển vận động của bé có thể giúp con phục hồi được chức năng cơ xương khớp.

Mấy tháng bé biết ngồi, biết đứng, biết đi? Hành trình của bé và mẹ thực sự không ngắn và còn mang bao âu lo của mẹ. Hi vọng với những thông tin cơ bản trên đây, mẹ sẽ biết cách quan sát và tập ngồi với con. Mỗi mốc vận động của em bé chính là động lực mỗi ngày của mẹ. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và nhiều niềm vui!

Nguồn tham khảo: Cột mốc quan trọng của bé: Biết ngồi

Trẻ 12 tháng tuổi là con đã sắp tròn 1 tuổi để đón sinh nhật đầu tiên trong đời. Lúc này con đã biết nhiều thứ hơn và cần có cha mẹ đồng hành, khuyến khích mỗi ngày. Mỗi trẻ khi nhận được tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ khác nhau cũng sẽ hình thành tích cách khác nhau. Vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ xem bé 12 tháng biết làm gì để tạo bước đà cho con phát triển trong tương lai.

1. Bé 12 tháng biết làm gì?

Bé 12 tháng tuổi sẽ có câng nặng gấp 3 lần so với khi mới sinh ra. Chiều cao của con cũng sẽ tăng thêm 50% và bộ não dạt tới 60% kích thước của một người trưởng thành. Việc trẻ 12 tháng tuổi biết làm những gì sẽ cho mẹ thấy các điều đáng kinh ngạc. Cụ thể là như thế nào?

Bé 12 tháng tuổi có sự phát triển vượt bậc về chiều cao và nhận thức
Bé 12 tháng tuổi có sự phát triển vượt bậc về chiều cao và nhận thức

1.1. Bé 12 tháng biết làm gì về mặt thể chất?

Nếu chú ý mẹ sẽ thấy khi trẻ 12 tháng, con có thể tự ngồi, tự đứng dậy một cách cực kỳ vững chãi. Thay vì việc chỉ bước đi chập chững như ở tháng thứ 11 thì con đã có thể vừa đi vừa cầm nắm đồ đạc.

Chúng bắt đầu biết tạo ra âm thanh bằng cách gõ hai đồ vật vào nhau. Dùng cốc để uống nước thành thục và bốc thức ăn để cho vào miệng.

Trẻ 12 tháng tuổi hứng thú với việc tự kiểm soát cử động của mình. Mọi sự thay đổi tư thế đều không cần đến sự trợ giúp của người lớn nữa. Chính vì thế con cũng sẽ hiếu động hơn. Điều này vừa tốt lại vừa gây ra lo lắng cho cha mẹ. Hãy quan sát con để chúng không tự mình đến một nơi nào đó có thể gặp nguy hiểm.

Trẻ cũng biết phản ứng với cha mẹ khi thực hiện mọi việc không theo ý của mình. Ví dụ như không muốn bế sẽ giãy nảy, không muốn ăn sẽ lắc đầu. Thích ném mọi thứ. Cảm thấy hứng thú, mới mẻ và luôn muốn được trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh.

Sự phát triển trẻ 12 tháng tuổi về các hoạt động thể chất
Sự phát triển trẻ 12 tháng tuổi về các hoạt động thể chất

1.2. Bé 12 tháng tuổi biết làm gì về mặt cảm xúc?

Những hành động mà trẻ 12 tháng biết bắt chước cha mẹ cũng sẽ nhiều hơn, phức tạp hơn chứ không chỉ đơn thuần là vỗ tay, tạm biệt như trước đó nữa. Con cũng bắt đầu thành thạo ngôn ngữ hơn. Mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách cho con nghe nhạc và học bài hát quen thuộc. Nhảy theo các giai điệu mà con cảm thấy hứng thú. Đây là giai đoạn mẹ nên chú trọng đến dạy trẻ 12 tháng tuổi về thế giới xung quanh.

Trẻ biết dùng điệu bộ, cử chỉ của mình để biểu hiện nhu cầu cho người khác hiểu. Chúng cảm thấy căng thẳng và khóc nếu như đến một nơi nào đó hoặc có nhiều người xung quanh.

Nếu thường xuyên dạy con, bé nhà bạn còn biết chỉ vào các bộ phận trên cơ thể nếu được hỏi. Sự hiểu biết của con ngày càng lớn hơn. Hãy dạy trẻ biết lễ phép với người lớn. Sau khi chơi xong, con cũng biết dọn dẹp mọi thứ vào nơi quy định.

Mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi
Mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

2. Hướng dẫn cách chăm bé 12 tháng tuổi

Tìm hiểu việc bé 12 tháng biết làm gì cũng là cách để mẹ lựa chọn việc chăm con phù hợp. Từ đó sẽ tạo điều kiện để con phát triển tốt nhất.

2.1. Chế độ ăn ngủ của trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng sẽ cần 14 tiếng rưỡi cho việc ngủ. Hãy sử dụng chăn cho con để chúng có thể tự do di chuyển một cách thoải mái nhất.

Đối với việc ăn uống thì có phần đơn giản hơn. Lúc này, mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn các loại đồ ăn như các thành viên khác trong gia đình. Chỉ cần lưu ý là thái nhỏ và đun kỹ để con dễ ăn hơn.

Lúc này con đã ăn được mật ong, trứng. Ngoài 3 bữa chính hãy bổ sung thêm các bữa phụ với rau củ, trái cây, các loại sữa và bánh mì nướng nguyên hạt. Bổ sung đa dạng các loại vitamin A, C, D vào khẩu phần ăn.

Đối với các loại sữa, trẻ 12 tháng tuổi ngoài sữa mẹ có thể ăn thêm sữa bột hoặc sữa nguyên kem. Mỗi ngày bé nên uống từ 2 đến 3 cốc. Tối đa chỉ cần 400ml mỗi ngày mà thôi.

Đặc biệt là khuyến khích con uống nhiều nước. Ăn rau củ cũng là cách để con cân bằng. Hạn chế đường, muối, mỡ. Hãy cho con cảm nhận vị ngọt tự nhiên từ các loại đồ ăn.

Trẻ 12 tháng tuổi luôn tò mò về mọi thứ xung quanh
Trẻ 12 tháng tuổi luôn tò mò về mọi thứ xung quanh

2.2. Hoạt động cần làm để khuyến khích sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này

Bé 12 tháng biết làm gì là căn cứ để mẹ khuyến khích trẻ phát triển toàn diện nhờ các hoạt động sau:

  • Đọc sách cùng với trẻ mỗi ngày và khuyến khích con chỉ vào đồ vật nào đó bằng cách đặt câu hỏi.
  • Chọn các loại sách có hình vẽ cũng như màu sắc nổi bật. Chỉ cần có hình ảnh, không cần có nội dung.
  • Hát cho con nghe hoặc mở nhạc để trẻ bắt chước lại.
  • Gọi tên các đồ vật nhất quán để trẻ ghi nhớ và học theo người lớn.
  • Tập cho con có được một giấc ngủ dài và đúng giờ. Hãy cho con nằm ở khu vực riêng để tạo nên sự tự lập.
  • Luôn luôn dành thời gian riêng cho con của mình.
  • Hãy thực sự kiên nhẫn khi ở bên con.
  • Không nên cho con xem tivi, hãy chơi cùng với con các hoạt động và tương tác.
  • Cho con ngồi ghế ngang với bàn ăn.
  • Không ép trẻ ăn nếu chúng không muốn.
  • Tập cho con dùng thìa, bát riêng khi ăn.
Trẻ em 12 tháng tuổi biết làm gì phụ thuộc vào cách mẹ dạy cho bé
Trẻ em 12 tháng tuổi biết làm gì phụ thuộc vào cách mẹ dạy cho bé

Hãy ghi nhớ những vấn đề xung quanh việc bé 12 tháng biết làm gì để tạo thói quen, hình thành nhân cách toàn diện nhất cho con yêu. Mẹ cũng nên chú ý dạy trẻ 12 tháng tuổi để bé có những thông tin kiến thức chính xác nhất.

Giỏ hàng 0