Mẹ có biết không, sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng không phải giai đoạn nào cũng có thể uống. Đặc biệt, trong quá trình mang bầu, mẹ có nhiều sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến việc phải chọn lọc kỹ các loại thực phẩm. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem bà bầu uống sữa đậu nành được không? Những lợi ích và tác dụng phụ của sữa đậu nành là gì?
Mục lục
1. Bà bầu uống sữa đậu nành được không?
Đối với hầu hết mẹ bầu, sữa đậu nành an toàn khi mang thai, miễn là nó có trong một phần của chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng Eizabeth Somer nói rằng “1 đến 2 khẩu phần mỗi ngày” là phù hợp – trong đó một khẩu phần bao gồm 1 cốc sữa đậu nành.
2. Vậy đậu nành có lợi ích gì đối với bà bầu
Để nắm rõ mẹ bầu uống sữa đậu nành được không, mẹ nên nắm rõ dinh dưỡng sữa đậu nành mang lại mẹ nhé!
Có rất nhiều loại sữa đậu nành trên thị trường, và số lượng calo và lượng đường thêm vào sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại sữa mẹ mua. Sau đây là thông tin dinh dưỡng trong 100g sữa đậu nành:
Nước | 93.3 g |
Năng lượng | 33.0 kcal |
Chất đạm | 2.8 g |
Chất béo | 2.0 g |
Axit béo, bão hòa | 0,214 g |
Axit béo, không bão hòa đơn | 0,326 g |
Axit béo, đa không bão hòa | 0,833 g |
Carbohydrate | 1,8 g |
Chất xơ | 1,3 g |
Canxi | 4.0 mg |
Sắt | 0,58 mg |
Magie | 19.0 mg |
Phốt pho | 49.0 mg |
Kali | 141.0 mg |
Natri | 12.0 mg |
Kẽm | 0,23 mg |
Đồng | 0,12 mg |
Mangan | 0,17 mg |
Vitamin B1 | 0,161 mg |
Vitamin A | 3.0 µg |
Vitamin E | 0,010 mg |
Axit folic | 1,5 µg |
Qua bảng dinh dưỡng này chắc hẳn mẹ đã biết được đáp án một phần của câu hỏi: Bà bầu uống sữa đậu nành được không?
Có thể nhận thấy rằng, sữa đậu nành rất giàu protein và chất xơ, cả hai đều phải có mặt trong kế hoạch ăn kiêng của mỗi bà bầu. Axit folic và vitamin B1, A và E cũng được tìm thấy trong sữa đậu nành với số lượng phong phú. Tất cả những điều này đều giúp cho sự phát triển tổng thể của thai nhi, và đặc biệt là cải thiện sự phát triển của các tế bào thần kinh.
Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã sớm chọn được tên cho bé yêu và cả tên Trung Quốc cho bé trai. Để biết tên đó có thực sự phù hợp với bé hay không, mời bố mẹ tham khảo cách chấm điểm tên của con từ Góc của mẹ nhé!
2.1. Bà bầu có thể uống sữa đậu nành để tăng cường thể lục
Uống sữa đậu nành khi mang thai có thể như một chất tăng cường năng lượng. Nuôi bé là một công việc khó khăn và nhiều mẹ mang thai phàn nàn về tình trạng kiệt sức và cảm thấy cạn kiệt năng lượng.
Riboflavin, carbohydrate và chất béo thực vật có trong sữa đậu nành sẽ giúp bổ sung mức năng lượng bị cạn kiệt trong thai kỳ và hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
2.2.Uống sữa đậu nành giúp xương bà bầu cứng cáp hơn
Các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng mẹ mang thai nên bổ sung nhiều canxi trong chế độ ăn hàng ngày để giúp phòng tránh loãng xương. Nếu mẹ mang thai 3 tháng đầu uống sữa đậu nành cũng rất tốt cho thai nhi. Đây là giai đoạn thai nhi cũng cần rất nhiều canxi để phát triển xương và khối lượng cơ.
Sữa đậu nành chứa hàm lượng canxi cao, làm cho nó trở thành thức uống hoàn hảo trong thai kỳ.
2.3.Mẹ bầu uống sữa đậu nành để tâm trạng tốt hơn
Sự thay đổi tâm trạng là điều khó tránh khỏi khi mang thai, với mức độ hormone dao động thường xuyên. Uống sữa đậu nành khi mang thai sẽ giúp trung hòa tâm trạng thất thường nhờ lượng vitamin B phức hợp và magiê phong phú có trong các thành phần của nó.
Magie có trong cơ thể sẽ giúp giải phóng hormone serotonin trong cơ thể mẹ bầu, loại hormone này có tác dụng chống trầm cảm tâm lý.
2.4.Đậu nành giúp da bà bầu khỏe đẹp hơn
Nhiều mẹ mang thai được biết đến là người bị tăng sắc tố, sạm da, cũng như mụn trứng cá. Uống sữa đậu nành là một phương pháp tự nhiên tốt để chống lại những vấn đề khó chịu này khi mẹ “vượt cạn” vào cuối thai kỳ.
2.5. Bà bầu uống sữa đậu nành giúp tóc suôn mượt
Nếu mẹ đang thắc mắc: Bà bầu uống sữa đậu nành được không và có giúp tóc chắc khỏe không? Câu trả lời là CÓ!
Một số mẹ bầu cho rằng đã bị rụng tóc cấp tính khi mang thai hoặc trong thời kỳ sau khi sinh. Thức uống này có lợi trong việc thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc, đảm bảo mái tóc suôn mượt và sáng bóng. Mẹ sẽ bớt lo lắng hơn khi có em bé mới chào đời hoặc trong vòng tay của mẹ.
3. Tác dụng phụ của việc uống sữa đậu nành khi mang thai
Mặc dù có lợi cho sức khỏe, nhưng có một số tác dụng phụ có thể xảy ra. Nguyên nhân có thể do mẹ bầu uống sữa đậu nành thường xuyên.
Các isoflavones có trong sữa đậu nành có thể bắt chước các nội tiết tố nữ estrogen. Điều này có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ nếu số lượng vượt quá một giới hạn nhất định.
Các bà mẹ tương lai đã được cho biết là có các triệu chứng dị ứng như: khó thở, phát ban, sưng tấy và nôn mửa sau khi uống sữa đậu nành. Vì vậy, ngay cả khi mẹ không bị dị ứng với nó, việc uống một lượng nhỏ sữa đậu nành trong thai kỳ luôn an toàn hơn .
Các trường hợp hiếm hoi cũng đã được báo cáo về việc sữa đậu nành gây ra sốc phản vệ ở người.
Vậy Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Mẹ hãy cân nhắc cả tác dụng phụ nhé!
Mẹ xem thêm: Mẹ bầu kiêng ăn Rau gì? 10 Loại rau củ cần Tránh khi mang thai
4. Hỏi đáp về chủ đề: Bà bầu uống sữa đậu nành được không?
4.1. Bà bầu nên uống bao nhiêu sữa đậu nành?
Chuyên gia dinh dưỡng Eizabeth Somer cho biết: “Trong thời kỳ mang thai, một đến hai khẩu phần đậu nành mỗi ngày là tốt nhất”. Tương đương khoảng 250ml – 500ml mỗi ngày.
4.2. Thời điểm uống sữa đậu nành trong ngày?
Bên cạnh bà bầu uống sữa đậu nành được không, mẹ cũng cần quan tâm đến thời điểm uống hợp lí. Bà bầu có thể uống sữa đậu này bất cứ thời điểm nào trong một ngày. Chỉ cần mẹ nhớ uống đủ liều lượng cho phép.
4.3. Mẹ bầu uống sữa đậu nành fami được không?
Sữa đậu nành fami an toàn tuyệt đối với mẹ bầu. Loại sữa này cung cấp cho mẹ canxi, hỗ trợ hình thành và giúp xương của thai nhi chắc khỏe.
4.4. Có thai bé trai có nên uống sữa đậu nành không?
Bà bầu uống sữa đậu nành được không trong khi có thai bé trai? Đây là một chủ đề gây tranh cãi vì trong cuộc nghiên cứu trên NCBI cho thấy những động vật sinh ra đã bị dị tật sau khi tiếp xúc với isoflavone trong đậu nành.
Một mối quan tâm khác là liệu sữa đậu nành có thể góp phần gây ra chứng tự kỷ ở các bé trai hay không. Mối quan tâm có lẽ đã nảy sinh xung quanh các bé trai vì chứng tự kỷ phổ biến ở các bé trai nhiều hơn 4,7 lần so với các bé gái.
Các nghiên cứu hiện tại dường như cho thấy mức độ hormone tuyến giáp của người mẹ từ chế độ ăn uống không đủ, tiêu thụ flavonoid, cũng như các yếu tố môi trường có thể có vai trò trong việc mắc chứng tự kỷ (Nguồn: ScienceDirect ).
Mẹ nên nhớ: Sữa đậu nành an toàn để uống đối với hầu hết phụ nữ, miễn là uống có chừng mực.
Qua bài viết này có thể mẹ đã hiểu thêm về chủ đề: Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Nhưng nếu mẹ còn những thắc mắc nào khác thì có thể để lại câu hỏi đó dưới phần bình luận nhé. Mamamy chúc những bà mẹ tương lai luôn luôn khỏe mạnh!
Mẹ xem thêm:
Top 10 thực phẩm không thế thiếu cho bà bầu