Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng, sở hữu vị chua dịu nhẹ và thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, mẹ vẫn phân vân liệu mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Cách ăn cà chua đúng nhất dành cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên là gì? Mẹ hãy kéo xuống để đọc tiếp những chia sẻ từ Góc của mẹ nhé!
Mục lục
1. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua?
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Đây là một trong những thắc mắc được mẹ bầu thường xuyên đặt ra.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ bầu và thai nhi thường rất “nhạy cảm”, mẹ hay bị mệt mỏi, căng thẳng và gặp phải hiện tượng ốm nghén. Bên cạnh đó, giai đoạn này bé bắt đầu hình thành và phát triển các cơ quan đầu tiên. Điều này đòi hỏi mẹ phải lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn cà chua được không? Trên thực tế, cà chua là loại quả lành tính, giàu dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp mẹ làm đẹp da. Do đó, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ cà chua với lượng vừa đủ (khoảng 200 – 300g/ngày).
Thành phần dinh dưỡng có trong cà chua:
Dưỡng chất | Hàm lượng | Công dụng |
Năng lượng | 19 kcal | Bổ sung cho mẹ đầy đủ năng lượng, giúp các cơ quan được vận hành tốt nhất |
Protein | 600mg | Hỗ trợ sự hình thành và phát triển của các tế bào |
Tinh bột | 4.2g | Cung cấp năng lượng cho cơ thể |
Canxi | 12mg | Tốt cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi, giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau sinh |
Sắt | 1.4mg | Ngăn ngừa thiếu máu |
Nước | 93.9g | Bổ sung cho cơ thể lượng nước cần thiết, ngăn ngừa mất nước |
Chất xơ | 800mg | Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế táo bón |
Vitamin C | 40mg | Tăng cường kháng thể, làm đẹp da |
Vitamin PP | 500mg | Làm giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch |
Chất béo | 200mg | Hỗ trợ sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi |
Mangan | 8mg | Giúp mẹ và thai nhi tăng cường sức khỏe |
2. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Lợi ích của cà chua đến sức khỏe mẹ và bé
2.1. Tăng sức đề kháng
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Trong cà chua sở hữu hàm lượng lớn lycopene, vitamin A và vitamin C, những chất này có vai trò chống oxy hóa, tăng cường kháng thể. Nhờ đó, mẹ bầu ăn cà chua sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc sốt, ho, cảm cúm.
2.2. Bảo vệ da
Vitamin C và lycopene trong cà chua có tác dụng kích thích quá trình tái tạo collagen cho da, ngăn ngừa sự phát triển của hắc sắc tố melanin, mang đến cho mẹ một làn da trắng mịn, không bị sạm, nám hay rạn da.
2.3. Phòng chống ung thư
Hàm lượng lycopene vừa giúp mẹ làm đẹp, vừa làm hạn chế nguy cơ mắc ung thư về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, cà chua còn làm giảm testosterone, ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến hormone.
2.4. Phát triển hệ xương của thai nhi
Cà chua giàu canxi và vitamin K, những chất này hỗ trợ hệ xương của thai nhi hình thành và phát triển.
2.5. Giảm nguy cơ tiền sản giật
Bầu 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Loại quả này sở hữu hàm lượng lớn kali, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, đồng thời giảm áp lực lên tim. Nhờ đó, mẹ bầu ăn cà chua thường xuyên sẽ ổn định được huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật.
2.6. Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Lượng axit folic trong cà chua có chức năng làm giảm các nguy cơ gây dị tật thai nhi, nhất là những khiếm khuyết liên quan đến ống thần kinh và tủy sống. Bên cạnh đó, axit folic còn giúp mẹ ngăn ngừa hiệu quả bệnh tim và ung thư.
2.7. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất khác nhau, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Và cà chua sẽ hỗ trợ mẹ thực hiện điều này. Cà chua sở hữu đa dạng chất dinh dưỡng như calo, protein, chất xơ, axit folic, vitamin A, vitamin C, kali, canxi, natri, photpho…
2.8. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Hàm lượng nước trong cà chua rất cao, giúp mẹ lợi tiểu và hỗ trợ quá trình đi tiểu thuận lợi hơn, nhờ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu khó, tiểu rắt…
2.9. Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ thực vật trong cà chua giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, việc mẹ ăn cà chua sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, ung thư đại trực tràng…
2.10. Giảm cholesterol và bảo vệ tim
Lycopene trong cà chua được biết đến với vai trò là chất chống oxy hóa, làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa mỡ máu hình thành. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ ổn định được cân nặng ở mức hợp lý, bảo vệ tim, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao…
2.11. Quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ
Chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong cà chua giúp mẹ bầu ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ – một hiện tượng nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng trong thời kỳ mang thai.
2.12. Ngăn ngừa sỏi thận
Các khoáng chất và vitamin trong cà chua ức chế sự hình thành của sỏi thận. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng loại quả này với lượng phù hợp, bởi lẽ, trên thực tế, việc tiêu thụ quá nhiều cà chua dẫn đến tình trạng dư thừa canxi và oxalat gây sỏi thận.
3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn cà chua cho đúng
Bầu 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Mẹ cần thực hiện những hướng dẫn sau đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé khi ăn cà chua:
- Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên sử dụng khoảng 200 – 300g cà chua, tương đương với 1 – 2 quả nhằm bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Mẹ bầu ăn quá nhiều cà chua trong ngày dễ dẫn đến đau dạ dày, sỏi thận và trào ngược axit.
- Sử dụng 2 – 3 lần/tuần: Mẹ ăn cà chua thường xuyên dễ gặp phải tình trạng sỏi thận do lượng canxi và oxalat trong cà chua khá cao. Bên cạnh đó, chất lycopene có trong cà chua khiến da mẹ bị xỉn màu, làm gia tăng hắc sắc tố melanin trên da.
- Mẹ nên ăn cà chua tươi thay vì tương cà, nước sốt cà: Vì trong những sản phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản, thành phần dinh dưỡng không cao, đồng thời có thể gây hại cho mẹ và bé.
Mẹ tham khảo thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng
4. Lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn cà chua
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Đây là loại quả giàu dinh dưỡng cho mẹ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, tuy nhiên, mẹ cần lưu ý:
- Mẹ không nên ăn cà chua chưa chín: Vì chất tomatine trong cà chua xanh dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây chóng mặt và buồn nôn.
- Mẹ bị ợ nóng không nên ăn cà chua: Cà chua có tính axit, mẹ bị ợ nóng ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày, gây khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
- Mẹ bị loét dạ dày không nên ăn cà chua: Cà chua sở hữu một lượng axit rất lớn, chất này ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Không ăn cà chua lúc đói: Thành phần pectin và kapokol trong cà chua không hòa tan trong dịch vị dạ dày, dễ tạo thành khối khiến dạ dày bị giãn, gây đau dữ dội, nặng nhất có thể gây hại cho thai nhi.
- Không nên ăn cà chua sống: Vì cà chua có tính lạnh, mẹ bầu ăn cà chua sống dễ gây lạnh bụng.
- Không nên sử dụng cà chua chung với dưa chuột: Vì enzyme catabolic trong dưa chuột sẽ phá hủy lượng lớn vitamin C có trong cà chua.
- Không nấu cà chua trong dụng cụ làm từ gang và nhôm: Vì tính axit của cà chua sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên trên những dụng cụ này, dẫn đến tình trạng oxy hóa. Mẹ ăn phải những bụi bẩn do quá trình oxy hóa rất có hại, lâu dài dẫn đến ung thư.
- Không nấu cà chua quá kỹ: Vì cà chua khi nấu kỹ sẽ mất một lượng lớn chất dinh dưỡng, mẹ ăn vào không có lợi.
- Mẹ nhớ rửa sạch cà chua trước khi chế biến với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là sản phẩm chứa thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution an toàn, lành tính, có thể sử dụng để rửa sạch rau củ, thực phẩm ăn trực tiếp hàng ngày.
5. Mẹo chọn cà chua tươi, ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn cà chua? Để lựa chọn được cà chua tươi ngon, mẹ hãy “bỏ túi” những mẹo sau đây:
- Dựa trên màu sắc: Mỗi vị trí trên quả cà chua tiếp nhận ánh sáng mặt trời không giống nhau. Điều này dẫn đến màu sắc cà chua không đồng nhất, thông thường sẽ có màu đỏ pha vàng hoặc màu đỏ có thêm đốm xanh, đây là những quả cà chua mẹ nên chọn mua. Những quả cà chua đều màu và màu không tự nhiên, khả năng cao loại quả này đã dùng qua thuốc kích thích chín nhanh, mẹ thận trọng nhé!
- Dựa trên hình dáng: Mẹ nên lựa chọn những quả cà chua có kích thước cân đối, tròn trịa, da căng bóng, không bị dập nát hay trầy xước để đảm bảo độ tươi ngon, nhiều nước. Còn những quả cà chua da nhăn hoặc da dày mẹ không nên chọn mua vì không ngon và ít nước.
- Dựa trên hương thơm: Cà chua chín tự nhiên có mùi thơm nhẹ, còn những quả nhúng hóa chất thường không thơm hoặc xuất hiện mùi lạ.
- Dựa trên độ cứng: Cà chua chín tự nhiên khi mẹ dùng tay nắn vào sẽ cảm thấy mềm và có độ đàn hồi, còn những quả chín ép bằng hóa chất sẽ rất cứng.
- Cách bảo quản cà chua: Cà chua cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không để trong túi nylon, thời gian bảo quản cà chua tối đa là 7 ngày. Thêm một thông tin mẹ cần lưu ý đó là mẹ không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh vì dễ làm mất chất dinh dưỡng và mất nước.
6. Món ngon từ cà chua cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Sau đây là những món ăn chế biến từ cà chua với nhiều chất dinh dưỡng, giúp mẹ “đẩy lùi” các triệu chứng ốm nghén, mẹ hãy “bỏ túi” ngay nhé!
6.1. Thịt viên bọc trứng sốt cà chua
Mẹ cần chuẩn bị: 300g thịt nạc băm nhuyễn, 10 quả trứng cút, 1 củ hành tây, 1 củ đậu, 3 quả cà chua, hành tỏi băm nhuyễn, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ cho thịt nạc băm nhuyễn vào bát lớn, thêm 1 muỗng cà phê muối, hạt tiêu xay, hành tỏi băm nhuyễn, sau đó dùng thìa trộn nhuyễn nhiều lần.
- Hành tây và củ đậu mẹ bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Mẹ cho hành tây, củ đậu vào bát thịt, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 giờ đồng hồ.
- Mẹ luộc chín trứng cút rồi bóc sạch vỏ.
- Mẹ rửa sạch cà chua, sau đó xay nhuyễn.
- Mẹ vo tròn thịt thành từng viên nhỏ, ấn dẹp sau đó cho trứng cút vào giữa, dùng thịt bọc kín phần trứng cút.
- Mẹ hấp phần thịt bọc trứng cút trong khoảng 6 phút.
- Đun nóng dầu ăn, cho thêm hành tỏi băm nhuyễn rồi phi thơm, đổ cà chua xay vào đun sôi khoảng 5 phút.
- Mẹ cho viên thịt vào nước sốt cà chua, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun đến khi cà chua dẻo quánh rồi tắt bếp.
- Mẹ hãy thưởng thức món thịt viên bọc trứng sốt cà chua cùng với cơm nóng mẹ nhé!
6.2. Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua
Mẹ cần chuẩn bị: ½ cây bắp cải, 300g thịt nạc băm nhuyễn, 3 – 4 tai nấm mộc nhĩ, 1 bó miến nhỏ, 2 quả cà chua, hành lá, hành tỏi băm nhuyễn, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ rửa sạch bắp cải, tách bẹ và cắt bớt phần sóng lưng. Hành lá mẹ cũng rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
- Mộc nhĩ mẹ cắt bỏ chân, ngâm trong nước ấm cùng với miến cho nhanh nở, sau đó thái nhỏ.
- Mẹ cho thịt băm, mộc nhĩ và miến ra bát lớn, nêm thêm 1 muỗng cà phê muối, hạt tiêu xay, hành tỏi băm nhuyễn, trộn đều và để trong 15 phút.
- Mẹ chần sơ hành lá qua nước sôi, sau đó ngâm ngay vào nước lạnh.
- Bắp cải mẹ luộc vừa chín tới.
- Mẹ dùng thìa múc thịt lên lá bắp cải với lượng vừa đủ, gấp mép và cuộn tròn lại, dùng hành lá để cột cho chắc chắn.
- Sau khi đã cuốn xong, mẹ hấp bắp cải cuộn thịt trong khoảng 8 phút.
- Cà chua mẹ rửa sạch, xay nhuyễn, sau đó cho vào dầu ăn đã phi thơm cùng hành tỏi, nêm gia vị vừa ăn.
- Mẹ xếp bắp cải cuộn thịt vào sốt cà chua, đun sôi đến khi sốt cà chua sánh lại, thêm tiêu và hành lá rồi tắt bếp.
6.3. Đậu nhồi thịt sốt cà chua
Mẹ cần chuẩn bị: 10 miếng đậu chiên, 200g thịt lợn băm nhuyễn, 2 muỗng canh mộc nhĩ và miến đã ngâm mềm và băm nhuyễn, 2 quả cà chua, hành lá, hành tím băm nhuyễn, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ cho thịt băm, miến, mộc nhĩ vào một chiếc bát lớn, nêm thêm muối, tiêu và hạt nêm.
- Đậu chiên mẹ cắt ngang thân rồi nhồi thịt vào bên trong, sau đó hấp chín trong khoảng thời gian 15 phút.
- Cà chua mẹ rửa sạch, cắt múi cau.
- Mẹ phi thơm hành tím cùng dầu ăn, cho cà chua vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm 1 chén nước rồi đun sôi.
- Mẹ cho đậu nhồi thịt vào nước sốt cà chua, nêm thêm gia vị, nấu tiếp khoảng 7 phút rồi tắt bếp.
- Mẹ rắc thêm hành lá rồi thưởng thức món đậu nhồi thịt sốt cà chua cùng cơm nóng.
6.4. Gà viên sốt cà chua
Mẹ cần chuẩn bị: 300g gà xay, 3 quả cà chua, hành lá thái nhỏ, 2 muỗng canh bột năng, tỏi băm nhuyễn, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Cà chua mẹ rửa sạch rồi thái lát.
- Mẹ cho thịt gà xay vào một chiếc bát lớn, nêm thêm nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu, bột năng và 3 muỗng cà phê dầu ăn, sau đó trộn đều, bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
- Mẹ lấy thịt trong ngăn đông tủ lạnh ra và xay nhuyễn thêm một lần nữa, rồi vo thành từng viên nhỏ tròn.
- Mẹ đun nóng dầu, cho viên thịt gà vào chiên vàng đều.
- Mẹ đổ bớt dầu trong chảo, sau đó phi thơm cùng tỏi, cho cà chua vào xào chín.
- Mẹ cho viên gà chiên vào nước sốt cà chua, thêm một ít nước, nêm nếm gia vị rồi đun đến khi cà chua sánh lại.
- Mẹ cho thêm hành lá rồi tắt bếp, thưởng thức gà viên sốt cà chua cùng cơm nóng.
6.5. Sườn cốt lết sốt cà chua
Mẹ cần chuẩn bị: 2 lát sườn cốt lết, 2 quả cà chua, hành lá, tỏi băm nhuyễn, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ đập nhẹ miếng cốt lết để nhanh thấm gia vị, sau đó hãy rửa sạch và vớt ra để ráo.
- Mẹ ướp cốt lết cùng một ít muối trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Cà chua mẹ rửa sạch rồi băm nhuyễn.
- Mẹ cho dầu vào chảo, đun nóng rồi chiên sơ cốt lết đến khi vàng đều, vớt ra cho ráo dầu.
- Mẹ đổ bớt dầu ăn trong chảo ra, phi tỏi thơm, thêm cà chua và một ít muối vào, đun đến khi chín nhừ.
- Mẹ cho sườn cốt kết vào chảo, thêm gia vị, đun đến khi chín mềm rồi tắt bếp.
- Mẹ rắc thêm hành lá trên sườn cốt lết sốt cà chua, thưởng thức cùng cơm khi còn nóng.
Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?
Ngoài việc để ý chặt chẽ chế độ ăn uống của mẹ thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên, nhất là tên con trai, tên con gái tiếng Anh. Để tham khảo thêm các cách đặt tên nước ngoài phù hợp cho bé, mời bố mẹ đọc các bài viết gợi ý đặt tên con từ Góc của mẹ nhé!
Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc xoay quanh câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua. Đồng thời, những thông tin hữu ích này còn mang đến cho mẹ rất nhiều gợi ý thú vị để mẹ chế biến cà chua thành các món ăn ngon. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chuyên mục Góc của mẹ để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích trong hành trình mang thai mẹ nhé!
Đọc thêm: