Trong tam cá nguyệt đầu tiên, quá trình ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn khoa học và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Mẹ bầu ăn rong biển như thế nào mới đúng cách và cần lưu ý điều gì? Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc, kéo xuống để theo dõi ngay mẹ nhé!
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hoàn toàn có thể ăn rong biển với lượng phù hợp mẹ nhé! Vì loại thực phẩm này sở hữu rất nhiều dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể mẹ bầu và thai nhi, như vitamin C, vitamin B2, canxi, photpho, sắt, muối, axit béo omega – 3, DHA, chất xơ, axit folic…
Những chất này giúp mẹ bổ sung đầy đủ năng lượng, ngăn ngừa táo bón, làm đẹp, giảm bớt ốm nghén, đồng thời “loại bỏ” được những dị tật ở thai nhi.
Sau đây là thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong rong biển:
Dưỡng chất | Hàm lượng | Lợi ích |
Carbs | 1.7g | Giúp mẹ có đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể |
Protein | 4g | Giúp tế bào hình thành và phát triển bình thường |
Riboflavin | 15% | Giúp xương và hệ thần kinh của thai nhi phát triển, giảm bớt triệu chứng ốm nghén |
Sắt | 20% RDI | Ngăn ngừa thiếu máu |
Đồng | 21% | Hỗ trợ trong quá trình hình thành của xương, mạch máu, hệ thần kinh của thai nhi |
Chất béo | 0.5g | Cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh |
Chất xơ | 0.3g | Ngăn ngừa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa |
Mangan | 7% | Giúp mẹ tăng cường sức khỏe |
I ốt | 65% RDI | Thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất, giúp não và hệ thần kinh của thai nhi phát triển |
Folate | 50% RDI | Ngăn ngừa dị tật thai nhi |
Rong biển giàu dưỡng chất và I ốt, vì thế, mẹ cần ăn với lượng vừa phải để chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến tuyến giáp. Mẹ có thể ăn rong biển trực tiếp hoặc các món ăn chế biến từ rong biển với lượng 220mg/lần, duy trì ăn từ 2 – 3 lần/tuần.
Mẹ tham khảo thêm: Top 11 những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Lợi ích của rong biển với mẹ bầu 3 tháng đầu
Nếu mẹ còn phân vân bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không, hãy tiếp tục theo dõi những lợi ích thực phẩm này mang lại mẹ nhé!
2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển giúp ngăn ngừa táo bón
Trong rong biển sở hữu hàm lượng cellulose khá cao, chất này có chức năng kích thích ruột co bóp tốt hơn, giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón xuất hiện trong thai kỳ. Bên cạnh đó, cellulose còn giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.
2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển ngăn ngừa chảy máu chân răng
Hàm lượng vitamin C lớn trong rong biển giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và khả năng cầm máu. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn rong biển thường xuyên còn kích thích sự hình thành của collagen, ngăn chặn hiệu quả tình trạng chảy máu chân răng trong tam cá nguyệt đầu tiên.
2.3. Mẹ bầu ăn rong biển giúp làm đẹp da và tóc
Rong biển giàu vitamin C và khoáng chất, mang đến cho mẹ bầu một làn da đẹp và có khả năng đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa mụn trứng cá và tình trạng rạn da, đồng thời giúp móng tay và tóc của mẹ bầu luôn khỏe đẹp.
3. Lợi ích của rong biển với thai nhi 3 tháng đầu
3.1. Rong biển giúp phát triển não bộ thai nhi
Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Rong biển chứa hàm lượng axit béo omega – 3 rất cao, chất này cần thiết cho sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi.
3.2. Rong biển giúp phòng chống dị tật thai nhi
Rong biển giàu axit folic, chất này có chức năng ngăn ngừa các dị tật liên quan đến ống thần kinh và não bộ. Bên cạnh đó, trong thành phần của nhiều loại rong biển còn chứa axit align và alginic, đây là những chất ngăn chặn được sự di chuyển của độc tố từ máu của mẹ đến bào thai.
Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Để đặt tên cho bé trai họ Trần, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!
4. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển đúng cách như thế nào?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, mẹ hãy ăn rong biển theo đúng cách sau đây:
- Hàm lượng I ốt trong rong biển rất cao, do đó, để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp, mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Trung bình, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn khoảng từ 2 – 3 lần, mỗi lần tiêu thụ khoảng 220mg rong biển.
- Bên cạnh việc thưởng thức rong biển sấy khô ăn liền, mẹ có thể lựa chọn những món ăn chế biến từ rong biển như canh rong biển sườn non, chè rong biển, cơm cuộn rong biển, canh rong biển thịt bò…
5. Gợi ý món ngon từ rong biển cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu có được ăn rong biển không? Sau đây là những món ăn hấp dẫn được chế biến từ rong biển, mang đến cho mẹ bầu và thai nhi nhiều dưỡng chất cần thiết. Mẹ hãy “bỏ túi” công thức ngay nhé!
5.1. Salad rong biển wakame – món ngon tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Salad rong biển wakame bổ sung cho mẹ hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Mẹ cần chuẩn bị: 10g rong biển wakame, 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt, 1 trái táo, 1 muỗng canh mè trắng rang, tỏi gừng băm nhuyễn, giấm trắng, nước tương, dầu mè, đường.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ ngâm rong biển wakame trong nước khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Táo, cà rốt, dưa leo mẹ rửa sạch, bỏ vỏ sau đó thái lát vừa ăn.
- Pha nước sốt trộn salad: Mẹ cho vào bát tỏi gừng băm nhuyễn, nước tương, dầu mè, đường, khuấy đều cho các gia vị tan hết.
- Mẹ xếp rong biển wakame, dưa leo, cà rốt, táo vào một chiếc tô lớn, rưới nước sốt rồi trộn đều, cho thêm mè rang sau đó thưởng thức ngay.
5.2. Canh rong biển hầm sườn non cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Canh rong biển hầm sườn non mang đến cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào, giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Đồng thời, món ăn này bổ sung cho thai nhi một lượng axit folic rất lớn, giúp ngăn ngừa các dị tật liên quan đến ống thần kinh.
Mẹ cần chuẩn bị: 300g sườn non, 30g rong biển khô, hành tím, hành phi, gia vị.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ ngâm rong biển khô trong nước khoảng 10 phút, sau đó thái miếng vừa ăn.
- Sườn non mẹ chặt miếng nhỏ, rửa sạch và chần qua nước sôi khoảng 1 phút.
- Mẹ đun sôi khoảng 500ml nước, cho hành tím và sườn non đã sơ chế vào hầm mềm.
- Sau khi sườn chín, mẹ cho thêm rong biển, nêm nếm gia vị vừa ăn, tới khi canh sôi đều thì tắt bếp.
- Mẹ rắc thêm tiêu và hành phi, thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng.
5.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu rong biển cuộn cơm
Rong biển cuộn cơm là một món ăn đơn giản nhưng mang đến cho mẹ bầu rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp mẹ “loại bỏ” tình trạng táo bón.
Mẹ cần chuẩn bị: 1 bát gạo, 1 gói lá rong biển, 1 củ cà rốt, 1 quả dưa leo, 2 quả trứng gà, 2 cây xúc xích, 100g rau bina, mè trắng rang, gia vị, mành tre cuộn cơm, nước tương.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ rửa sạch dưa leo và cà rốt, sau đó thái sợi dài vừa ăn.
- Rau bina mẹ rửa sạch.
- Xúc xích mẹ thái sợi dài tương tự dưa leo, cà rốt.
- Mẹ luộc chín rau bina, cà rốt sau đó cho ngay vào bát nước lạnh để rau củ được giòn ngon.
- Mẹ đập trứng vào bát, cho thêm tiêu xay và muối rồi đánh tan, chiên trứng chín đều hai mặt sau đó thái sợi dài như những nguyên liệu đã chuẩn bị.
- Gạo sau khi nấu chín, mẹ xơi ra bát lớn để nguội, cho thêm 1 muỗng canh dầu mè và mè trắng rang vào trộn đều.
- Mẹ trải mành tre trên một mặt phẳng sạch, đặt lá rong biển lên sau đó trải một lớp cơm mỏng đều. Sau đó mẹ xếp dưa leo, cà rốt, rau bina, xúc xích, trứng rồi cuộn mành tre lại, quét dầu mè lên trên lá rong biển.
- Mẹ sử dụng một chiếc dao sắc để thái cơm cuộn thành từng miếng vừa ăn.
- Mẹ chấm cơm cuộn cùng xì dầu hoặc nước tương Hàn Quốc.
5.4. Phụ nữ bầu 3 tháng đầu ăn chè rong biển đổi khẩu vị
Chè rong biển là món ăn giải nhiệt, cung cấp cho mẹ nhiều vitamin và khoáng chất, giúp mẹ ngủ ngon, tinh thần luôn thoải mái.
Mẹ cần chuẩn bị: 50g rong biển khô, 100g đậu xanh, đường phèn.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ ngâm rong biển trong nước khoảng 10 phút, vớt ra để ráo sau đó thái khúc vừa ăn.
- Mẹ ngâm đậu xanh khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ, vớt ra để ráo.
- Đậu xanh mẹ cho vào nồi cùng 500ml nước, hầm mềm rồi cho thêm đường phèn, khi đường tan hết mẹ tắt bếp.
- Mẹ đợi chè nguội, cho thêm rong biển rồi thưởng thức ngay.
5. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn rong biển
Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Với những thông tin đã cung cấp ở trên, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hoàn toàn có thể ăn rong biển. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý thêm:
- Mẹ hãy chọn mua rong biển hữu cơ, đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Trên thực tế, những loại rong biển kém chất lượng thường chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi.
- Mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp hoặc các hội chứng liên quan đến chuyển hóa cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung rong biển vào thực đơn hàng ngày.
- Để đảm bảo hàm lượng I ốt và các chất dinh dưỡng trong rong biển, mẹ nên sử dụng rong biển đã sấy khô hoặc ăn rong biển tươi. Việc mẹ nấu rong biển quá chín sẽ khiến các dưỡng chất bị hao hụt rất nhiều.
Mẹ tham khảo thêm:
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh?
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?
Bầu 3 tháng ăn măng cụt được không?
Bầu 3 tháng đầu có được ăn lá lốt?
Trên đây là tất tần tật những thông tin giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Mong rằng bài viết này đã mang đến cho mẹ những kiến thức hữu ích, giúp mẹ tự tin hơn khi xây dựng thực đơn ăn uống trong thai kỳ. Mẹ hãy theo dõi thêm những chia sẻ, kinh nghiệm thú vị tại chuyên mục Góc của mẹ để bổ sung thêm kiến thức khi mang thai mẹ nhé!