Mực là một loại thực phẩm thơm ngon và được rất nhiều người yêu thích, bất kể độ tuổi nào từ trẻ em, người lớn, người cao tuổi và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mẹ lại thắc mắc là không biết bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Thành phần trong mực có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi hay không? Hãy cùng góc của mẹ khám phá và giải mã những điều băn khoăn của mẹ nhé!
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng – thời gian đầu thai kỳ nên thường mang trong mình những nỗi lo, lo là ăn cái này, ăn cái kia không biết có tốt không, có ảnh hưởng gì đến bé yêu không. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm nhé, vì trong mực không chỉ chứa hàm lượng thủy ngân thấp mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất như chất đạm, canxi, protein, Omega 3 cùng nhiều khoáng chất khác rất tốt cho thời điểm đầu thai kì.
Để mẹ có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích tuyệt vời mà mực mang lại, dưới đây là bảng thành phần chất dinh dưỡng có chứa trong 100g mực:
- Đồng: 1,8mg
- Protein: 15g
- Phốt pho: 213mg
- Kẽm: 1.48mg
- Vitamin B2: 0,389mg
- Vitamin B12: 1,05mcg
- Vitamin C: 3,6mg
- Sắt: 0,86 mg
Với phụ nữ mang thai, mực chính là nguồn thực phẩm an toàn giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng hỗ trợ cho mẹ và bé phát triển tốt nhưng mẹ nên ăn với mức độ vừa phải nhé, cái gì mà nhiều quá thì sẽ không tốt mẹ nha!
Mẹ có thể xem thêm: MẸ BẦU 3 THÁNG ĐẦU NÊN ĂN GÌ CHO CON KHỎE MẠNH để biết thêm về những chất dinh dưỡng tốt trong giai đoạn mang bầu 3 tháng nhé!
2. Các lợi ích mực đem lại cho mẹ bầu 3 tháng
Mực là một loại thực phẩm rất ngon và mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng, nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, không cần lo lắng là bầu 3 tháng đầu có ăn mực được không. Dưới đây là một số công dụng nổi trội mà mực mang lại khiến mẹ và bé có một sức khỏe thật tốt mẹ nhé!
2.1 Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu đầu thai kỳ
Với lượng Kali dồi dào chứa trong mực, sẽ tạo ra nhiều chất điện giải giúp cân bằng toàn bộ chất lỏng trong cơ thể. Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ thường hay bị chuột rút, ốm nghén, mất nước,… do thiếu Kali, mực là một phương án hàng đầu giúp giảm các triệu chứng này.
Đồng thời trong mực còn chứa lượng đồng cùng với sắt sẽ tạo ra hồng cầu, nhờ đó mà sẽ cung cấp thêm máu cho thai phụ trong 3 tháng đầu kì – đây chính là giai đoạn mà mẹ cần nhiều máu hơn bình thường để nuôi bào thai và cơ thể. Ngoài ra khoáng chất Đồng còn giúp chuyển hóa Glucose cung cấp năng lượng cho thai nhi phát triển, bên cạnh đó còn hỗ trợ tạo ra tế bào mới tốt cho hệ thần kinh của bé.
Hàm lượng Kẽm và Sắt dồi dào của mực giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, tránh bị sảy thai, bong nhau thai, tăng huyết áp,… Vậy đáp án cho câu hỏi bầu 3 tháng ăn mực được không? Đã có đáp án rồi mẹ nhỉ!
2.2 Giảm mệt mỏi cho mẹ khi mới mang thai
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường dễ bị mệt mỏi, lo âu, tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ Estrogen tăng lên. Trong mực còn có chứa bộ đông Magie và B6 có thể giúp mẹ bầu giảm tâm trạng mệt mỏi và cảm giác căng thẳng bởi vì nhờ Magie mà các khoáng chất như kẽm, photpho, canxi, kali, vitamin C chuyển hóa tốt hơn, mang lại tác dụng hữu hiệu cho sức khỏe của mẹ bầu.
Bên cạnh đó, trong mực có chứa hàm lượng Protein cao – chất tham gia vào quá trình tạo thành tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh của thai nhi, Protein còn có công dụng làm giảm tình trạng mỏi cơ cho mẹ bầu nhờ tác dụng hình thành các mô cơ của hàm lượng Protein có trong mực. Mẹ bầu 3 tháng đầu hãy ăn mực để bổ sung Protein cho cơ thể nhé.
Một loại khoáng chất đặc biệt quan trọng chứa trong mực chính là Selen – giúp bảo vệ thai nhi khỏi những độc tố nguy hại. Vì khoáng chất này có khả năng gây kết dính và vô hiệu hóa độc tố gây hại.
2.3 Tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi
Mực không chỉ ngon mà còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như canxi và photpho – những chất này không chỉ ngăn ngừa tình trạng loãng xương cho mẹ bầu mà còn hỗ trợ trong việc hình thành hệ xương cho thai nhi, giúp cho xương bé chắc khỏe hơn.
Ngoài ra, các axit béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ vì chúng thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, mực là một nguồn tuyệt vời giàu protein, vitamin E, đồng, B12, kẽm, selen và sắt, giúp cho bé có đủ chất dinh dưỡng và có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
3. Một số Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng ăn mực
Mực quả thật rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu, nhưng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ nên ăn với hàm lượng vừa phải và chế biến đúng cách. Tới đây chắc mẹ cũng thắc mắc là ăn như thế nào là đúng cách, là tốt cho thai nhi và có thể phát huy được tối đa các dưỡng chất có trong mực đúng không nào? Hãy cùng góc của mẹ đi qua một số lưu ý nhỏ này nhé!
- Một tuần mẹ chỉ nên ăn tối đa 150g mực thôi nhé vì khi ăn mực với hàm lượng cao sẽ khiến cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu, mất cân bằng nước và chất điện giải cho cơ thể,…
- Tránh ăn gỏi/tái mực: mực nên được nấu thật chín, mẹ không nên ăn tái nhé vì mực tái sẽ còn chứa những loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Mẹ nên chế biến mực thành các món luộc, hấp cùng với các loại rau củ quả để bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời sẽ giữ được vị tươi ngon và các dưỡng chất có trong mực.
- Ngoài ra, mẹ không nên ăn mực chiên, xào, rán vì trong dầu có chứa hàm lượng Cholesterol cao, gây khó tiêu, đầy hơi, đồng thời làm mất đi một số khoáng chất thiết yếu có trong thành phần của mực.
- Mẹ chỉ nên chọn mua mực tươi thôi nhé, vì mực chết có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Muốn mua được mực tươi ngon, mẹ cần phải quan sát màu sắc của mực, phần thân mực sẽ trắng đục như sữa, còn phần màu nâu sẽ có màu nâu sẫm. Ngoài ra, mẹ có thể quan sát thêm phần xúc tu, mực tươi sẽ thì râu mực sẽ dính chặt vào nhau, còn mực không tươi thì phần râu sẽ bị nhũn ra.
4. Mách mẹ một số món ngon từ mực khoa học, hiệu quả,
Để có thể giữ nguyên giá trị dinh dưỡng trong mực thì các món hấp, luộc luôn là ưu tiên hàng đầu, với phương pháp này, mực sẽ giữ được độ tươi ngon, trọn vị và có thể mang lại tối đa những khoáng chất có trong thành phần của mực. Sau đây, góc của mẹ sẽ gợi ý một số món ăn vừa tốt cho sức khỏe và cực kỳ ngon cho mẹ tham khảo nhé !
1 – Mực hấp gừng sả
Mẹ cùng chuẩn bị:
- Mực tươi: 1kg (mực ống hoặc mực trứng)
- Gừng: 2 củ
- Sả: 4 cây
- Ớt: 1 quả
- Chanh: 3 quả
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: theo gia vị thường ngày mà nhà mẹ hay sử dụng nhé
Cùng làm mẹ nhé:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ tách thân và đầu mực ra riêng. Bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, rồi rửa sạch và vắt 1 quả chanh vào bóp đều để khử bớt mùi tanh của mực.
- Bước 2: Mẹ ướp mực cùng các gia vị đã chuẩn bị, mỗi thứ 1 thìa, ướp khoảng 20p. Đập cây sả ra, gừng thái sợi cho vào tô mực. Sau đó, để tô mực vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút.
- Bước 3: Làm nước mắm gồm có chanh, gừng, đường, nước mắm, mẹ có thể nêm nếm vừa khẩu vị với nhà mình. Sau đó, đợi mực chín rồi tắt bếp và thưởng thức.
2 – Cháo mực
Mẹ cùng chuẩn bị:
- Mực ống tươi (500gr)
- Gạo ngon (tùy nhà mẹ có gạo gì nhé)
- Gừng: 1 củ
- Gia vị : muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, hành lá, tiêu xay, dầu ăn, tỏi
- Cà rốt: 1 củ
- Bắp: 1 trái bắp vàng
Cùng làm mẹ nhé:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ sẽ tách thân và đầu mực ra riêng, bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, rồi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Mẹ cho mực vào tô trộn đều với 3 củ hành tím băm nhuyễn, bỏ các gia vị đã chuẩn bị vào ướp mực. Ướp khoảng 15 phút để gia vị thấm vào mực.
- Bước 3: Tiếp theo, mẹ bắc chảo lên, đổ dầu vào, cho tỏi phi thơm. Sau đó, bỏ mực vào chảo xào sơ, không nên để mực chín quá, vì sẽ bị dai. Với gạo, mẹ sẽ bỏ lên chảo rang, vì gạo rang sẽ nấu cháo rất nhanh, khi đã rang xong, bỏ gạo vào nồi nước và đun sôi, nấu đến khi gạo chín nhừ.
- Bước 4: Cuối cùng, mẹ cho cà rốt và bắp đã thái hạt lựu vào và bỏ mực đã xào vào và nêm lại lần nữa, bỏ vài lát gừng vào cho thơm. Để sôi một lúc thì bắt xuống bỏ ra tô, để hành lá và tiêu vào và bắt đầu thưởng thức nhé.
3 – Mực xào bông cải
Mẹ cùng chuẩn bị:
- Mực: 500g
- Bông cải 400g
- Hành tím, tỏi: 1 củ
- Hành lá
- Gia vị
Cùng làm mẹ nhé:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ tách thân và đầu mực ra riêng, bỏ nội tạng và lấy phần xương trắng ra, rồi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Bông cải cắt thành những miếng vừa ăn, ngâm nước muối khoảng 12 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Hành lá cắt nhỏ.
- Bước 2: Tiếp theo, mẹ cho mực vào tô trộn đều với 3 củ hành tím băm nhuyễn, bỏ các gia vị đã chuẩn bị vào ướp mực. Ướp khoảng 15 phút để gia vị thấm vào mực.
- Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp cho vào dầu ăn vào đun nóng, sau đó cho phần bông cải vào xào sơ khoảng 5 phút. Tiếp đến, mẹ cho phần mực đã ướp vào chảo và đảo đều, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, xào khoảng 10 phút thì tắt bếp, cho hành lá vào và bắt đầu thưởng thức.
5. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực và các loại hải sản khác
5.1 Bà bầu 3 tháng ăn mực khô được không?
Mực khô là thực phẩm đã qua chế biến và có chứa nhiều chất bảo quản nên sẽ không có lợi cho sức khỏe thai phụ và những chất hóa học trong thành phần bảo quản có khả năng gây hại cho thai nhi. Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn mực khô nhé.
5.2 Các loại hải sản nào mẹ bầu 3 tháng nên ăn?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên ăn những loại hải sản chứa nhiều khoáng chất như protein, omega 3, canxi, photpho, sắt,…có trong các loại cá như cá hồi, cá rô phi, tôm, ngao,…
5.3 Đâu là loại hải sản mẹ bầu 3 tháng không nên ăn?
Những loại hải sản như cá mập, cá kính, cá cam, cá ngừ vì những loại này có hàm lượng thủy ngân rất cao. Những loại hải sản chứa nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại như ốc, ghẹ, cua, mẹ cũng nên tránh.
Mực là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng và cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu mang thai 3 tháng, nhưng cần ăn với một liều lượng phù hợp để an toàn cho cả mẹ và bé. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ giải mã được băn khoăn về câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?
Mẹ hãy đồng hành cùng Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích cùng nhiều kinh nghiệm giá trị trong quá trình chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé!
Mẹ tham khảo thêm: 4 CÁCH NẤU CHÈ VỪNG ĐEN CHO BÀ BẦU SẮP SINH CỰC ĐƠN GIẢN – THƠM NGON