Với mỗi phương pháp ăn dặm khác nhau sẽ có những phương pháp chế biến khác nhau. Ở phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống thì mẹ sẽ trộn các thức ăn lại sau đó nghiền nát cho bé. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy thì mẹ sẽ chế biến các món rau củ cho bé làm quen là chủ yếu. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì? Đối với phương pháp bé ăn dặm kiểu Nhật này các món ăn được chế biến thế nào? Mỗi tháng khác nhau thì phương pháp chế biến có gì khác nhau? Cùng đón đọc bài viết dưới đây mẹ nhé!
Mục lục
1. Phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 5-6 tháng tuổi
Trong thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn này không thể thiếu các món quan trọng như cá, thịt, gà… Tuy nhiên các món này thật khó để mẹ chế biến một cách mịn cho bé dễ ăn đúng không nào? Nhất là đối với thịt thì việc chế biến cũng tốn nhiều công sức. Vì thế trong những tuần đầu mẹ chưa cần vội cho bé ăn các chất đạm cũng được.
Tuy nhiên có một số tip giúp mẹ nếu mẹ vẫn muốn bổ sung chất đạm cho bé ngay trong những tuần đầu. Đối với các loại thịt, cá thì nên lọc xương, chỉ lấy phần thịt nạc, thịt cá trắng. Sau đó mẹ đem luộc thịt, cá cho chín sau đó giữ lại phần nước luộc vừa rồi.
Cách chế biến đối với các loại cá: Mẹ nên lọc qua rây lưới sau đó đem hòa cùng với phần nước luộc cá vừa rồi. Sau khi đã có bát cá mẹ hãy hòa bát cá một chút nước với bột sắn hoặc bột năng và đem đun sôi.
Cách chế biến đối với các loại thịt: Đối với thịt có vẻ sẽ khó mịn hơn cá. Vì thế trước tiên mẹ hãy giã qua rồi rây mẹ nhé.
Nếu mẹ muốn làm nhiều để trữ đông cho bữa sau thì mẹ hãy xay chung cả thịt với nước luộc thịt bằng máy xay. Thật khó để thịt và cá có thể chế biến một cách mịn đều, mẹ không cần phải đặt nặng vấn đề này, tập cho bé cách ăn thô cũng tốt mà mẹ. Tuy nhiên nếu mẹ không cảm thấy an tâm thì có thể tăng thêm lượng nước vào cá và thịt.
Sau đây là thực đơn tham khảo về ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng mà mẹ có thể tham khảo
2. Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật với chế biến đối với lòng đỏ trứng
Mẹ hãy hết sức lưu ý và cân nhắc khi quyết định cho bé ăn dặm trứng ở tháng thứ 5 – 6. Ở một số sách cho bé ăn dặm kiểu Nhật khuyến cáo không nên cho bé ăn trứng trong giai đoạn này. Ở một số bé sau khi mẹ cho ăn trứng và bé bị dị ứng mẩn đỏ khắp cơ thể. Vì thế mẹ đừng chủ quan nhé. Hoặc mẹ có thể cho bé ăn thử 1 đến 2 thìa để thăm dò tình trạng của bé.
Nếu bé có thể ăn được thì mẹ hãy chế biến thật cẩn thận cho bé. Hãy luộc trứng cho thật kĩ mẹ nhé, tránh luộc lòng đào. Sau khi luộc xong mẹ hãy tách riêng và chỉ lấy lòng đỏ pha loãng mịn ra cùng với nước rau cho bé.
Xem thêm:
- Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống
- Sách ăn dặm tự chỉ huy
- Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống giúp mẹ khỏi phải suy nghĩ
3. Phương pháp nấu cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi
Mẹ đã nghe về phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật với tỉ lệ 7:1 chưa? Đó là phương pháp nấu cháo với 7 phần nước và chỉ có 1 phần gạo mẹ nhé. Ở phương pháp này tuy là có đến 7 phần nước nhưng mẹ vẫn cần phải rây. Mẹ hãy ninh cháo của bé cùng với nồi cơm điện của cả nhà vì nấu bằng bếp dễ khiến mất nước. Sau khi nấu xong mẹ hãy ủ thêm khoảng từ 30 đến 40 phút trong nồi cơm điện mẹ nhé.
Đối với giai đoạn từ 7 đến tháng này mẹ hãy nấu cho bé khoảng 1 lon gạo thôi nhé. Nếu nấu bằng nồi cơm điện thì mẹ hãy chọn nút nấu cháo, sau khi nấu xong mẹ hãy ủ từ 15 đến 30 phút. Trong khoảng 2 tuần đầu thì mẹ vẫn nên rây cháo cho bé và cất vào tủ đông. Khi nấu lại cho bé ăn mẹ chỉ cần giã đông và nấu cùng nước rau là được. Dần dần đến các tuần sau thì mẹ có thể tăng độ thô của cháo lên được rồi. Mẹ có thể giã hoặc nghiền bằng cán thìa mẹ nhé. Mẹ có thể nghiền một nửa trộn với một nửa nguyên hạt. Sau đó mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn nguyên hạt trong các tuần kế tiếp.
Sau đây là thực đơn tham khảo về ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ có thể tham khảo
4. Phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 9 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật là nấu cháo với tỉ lệ 5:1. Đó là 20ml gạo kèm theo 100ml nước mẹ nhé. Lúc này lợi bé đã phát triển hơn. Mẹ hãy duy trì cho bé ăn đều 3 bữa mỗi ngày. Đối với cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn này mẹ có thể nấu thức ăn cứng hơn một chút. Tuy nhiên không phải là dạng thô quá mẹ nhé. Mẹ vẫn nên nấu mềm một xíu để bé có thể nhai được bằng lợi.
Mẹ hãy cắt thức ăn có độ dài khoảng 2 cho đến 3cm. Và to khoảng 0,5cm để bé có thể cầm tay hoặc ghim bằng dĩa.
Giai đoạn này mẹ hãy cho bé ăn nhiều các loại rau hơn,bé có thể ăn được rau rồi. Và mẹ có thể yên tâm về việc cho bé ăn trứng. Bé không những ăn được lòng đỏ mà còn có thể ăn được cả lòng trắng nữa. Mẹ nên cho bé ăn thêm các loại thịt đỏ, đậu hũ, đậu quả… để bổ sung chất sắt mẹ nhé.
Sau đây là thực đơn tham khảo về ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ có thể tham khảo
Trên đây là thông tin về phương pháp chế biến cho bé ăn dặm kiểu Nhật gửi đến mẹ. Chúc mẹ sẽ có thêm những kiến thức mới về cách chế biến các món ăn cho bé mẹ nhé.