Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: 12 Trò chơi cực hay mà lại ý nghĩa mẹ không thể bỏ qua

Giai đoạn tháng thứ 7 cũng chính là giai đoạn “vàng” phát triển của bé về mọi mặt. Để có thể hỗ trợ bé cũng như giúp bé phát triển về mọi mặt thì trò chơi là một trong những yếu tố không thể thiếu. Mẹ hãy đọc ngay để biết rõ hơn về 12 trò chơi cho bé 7 tháng tuổi sau mẹ nhé!

1. Các mốc phát triển chính của bé 7 tháng tuổi

Trước hết, để hiểu cũng như lựa cho bé yêu những trò chơi cho bé 7 tháng tuổi khoa học nhất thì mẹ cần nắm rõ các mốc phát triển của bé nhé mẹ!

1.1. Ăn thức ăn rắn hoặc xay nhuyễn

Hãy cho bé 7 tháng làm quen với thức ăn rắn và xay nhuyễn mẹ nhé!
Hãy cho bé 7 tháng làm quen với thức ăn rắn và xay nhuyễn mẹ nhé!

Từ các chuyên gia nghiên cứu từ Vinmec, từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, chất lượng sữa mẹ bắt đầu giảm sút về thành phần dưỡng chất và các kháng thể. Vậy nên theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, bé yêu có thể bắt đầu có thể làm quen nhiều hơn với các loại thức ăn rắn hoặc xay nhuyễn. Mẹ hoàn toàn có thể lên thực đơn cho bé 7 tháng tuổi với những món ăn mới lạ cũng như giúp bé làm quen với thức ăn giống bố mẹ hơn. Tuy nhiên, mẹ cần hết sức lưu ý về gia vị cho bé, nên chế biến và giữ nguyên các hương vị sẵn có trong món ăn. Ngoài ra, mẹ vẫn hãy kết hợp cho bé uống sữa để bé có thể được phát triển một cách toàn diện nhất mẹ nhé. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng là điều mẹ nên quan tâm đó nha!

1.2. Tạo ra những âm thanh bập bẹ

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu có những âm thanh bập bẹ.
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu có những âm thanh bập bẹ.

Đây chính là thời điểm rõ nhất của dấu hiệu trên. Ở giai đoạn 7 tháng tuổi mẹ sẽ dễ thấy được bé yêu bắt đầu cố gắng và tạo ra những âm thanh khác nhau. Nguyên âm chính là những âm thanh yêu thích của bé với “Aa, Ee, Oo”. Hơn thế nữa, mẹ sẽ thấy bé cũng bắt đầu phản hồi lại mọi người xung quanh bằng cách tự phát ra những âm thanh tương tự. Đôi khi, chính vì sự hiếu kỳ của giai đoạn này nên bé sẽ luôn miệng và không ngừng tạo ra những âm thanh bập bẹ đó. Nhưng hẳn mẹ cũng thấy những âm thanh đó thực sự đáng yêu đúng không? Hãy đồng hành cùng bé bằng những cách dạy bé tập nói để bé có thể phát triển xa hơn nữa nhé!

1.3. Khả năng vận động tốt hơn

Khả năng vận động của bé sẽ phát triển từng bước ở giai đoạn 7 tháng tuổi.
Khả năng vận động của bé sẽ phát triển từng bước ở giai đoạn 7 tháng tuổi.

Một trong những điều phát triển kỳ diệu của bé ở giai đoạn này chính là bé sẽ bắt đầu biết bò. Đây là một quá trình diễn ra chậm rãi và không thể chỉn chu trong một sớm một chiều. Đó chính là những bước đầu tiên của bé đó mẹ nhé! Được chứng kiến bé yêu chập những những bước đầu tiên chắc chắn sẽ là những kỷ niệm mãi mãi mẹ không bao giờ quên.

1.4. Cải thiện các giác quan và khả năng phối hợp cơ thể

Bé 7 tháng tuổi phát triển mạnh mẽ và cải thiện nhiều các giác quan cũng như kỹ năng phối hợp cơ thể.
Bé 7 tháng tuổi phát triển mạnh mẽ và cải thiện nhiều các giác quan cũng như kỹ năng phối hợp cơ thể.

Điều cuối cùng chính là việc bé sẽ trở nên nhạy bén hơn với mọi thứ xung quanh. Bé sẽ nhìn lên khi được gọi tên hay nghe thấy một âm thanh nào đó, mỉm cười mỗi khi mẹ chơi với bé hay nhặt đồ vật đưa tới vị trí bé yêu thích. Ngoài ả, bé 7 tháng tuổi của mẹ cũng có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ nào và vui vẻ vươn tay với các đồ vật gần đó bằng cách duỗi tay.

2. 12 Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi phát triển toàn diện

2.1. Trò chơi bong bóng

Khả năng vận động của bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi thổi bong bóng

Chuẩn bị:

  • 1 dụng cụ thổi bóng
  • 1 lọ dung dịch thổi bóng

Trên thị trường hiện nay có bán cả bộ thổi bóng gồm cả dụng cụ thổi và dung dịch thổi nữa mẹ nha. Mẹ tham khảo các gợi ý dưới đây để mua vật dụng nhé!

Máy chụp ảnh bắn bong bóng

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Đầu tiên mẹ hãy bắt đầu bằng cách thổi 2 đến 3 quả bóng to.
  • Sau đó, khi bé bắt đầu tập trung sự chú ý và quen dần, mẹ hãy thổi 1 hơi thật dài và thật nhiều bóng để bé bất ngờ. Mẹ nhớ thổi lượt dài này sau khi bé đã thấy quen để bé không bị giật mình và sợ nhé!
  • Mẹ có thể chủ động chơi với bóng trước cho bé xem: 
    • Hất tay hay thổi để bóng bay xa hơn
    • Chạm tay vào bóng để bóng nổ. Mẹ nhớ tỏ ra ngạc nhiên, thích thú để bé phấn khích hơn mẹ nhé!
    • Mẹ đếm các bong bóng để bé có thể vừa nghe được âm thanh từ mẹ mà vừa quan sát được. Nhớ hãy vừa đếm vừa tỏ ra thật thích thú để bé có thể cảm thấy không khí mẹ mang lại nhé!
  • Tuy nhiên, mẹ hạn chế thổi bóng hay để bóng bay chạm vào mắt bé nhé! Dù dung dịch thổi bóng mẹ dùng được làm từ chất liệu an toàn nhất thì khi tiếp xúc với mắt vẫn gây ra hiện tượng cay mắt khiến bé khó chịu và không hợp tác ở những lần chơi sau.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng vận động và thị giác của bé

2.2.   Hát cho bé nghe

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Hát theo bài mẫu giáo
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Hát theo bài mẫu giáo

Chuẩn bị: 

  • Các bài hát mẫu giáo 
  • Loa để phát nhạc (không có cũng không sao)

Các bài hát hay mẫu giáo mà mẹ có thể cho bé tham khảo nghe như:

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Sau khi chuẩn bị xong xuôi lời bài hát cũng như loa, mẹ hãy chủ động hát hằng ngày để bé có thể làm quen.
  • Hát theo các bài hát trên không chỉ là một cách tuyệt vời để gắn kết với con mẹ nhé. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển hơn về bảng chữ cái, số, động vật, …

Các kỹ năng phát triển: Khả năng học từ ngữ cũng như kĩ năng lắng nghe của bé

Các mẹ có thể tham khảo thêm 10 Bài Hát Vui Nhộn Cho Bé Vui Đến Trường ♫ Nhạc Cho Trẻ Mầm Non dưới dây nhé (Kênh Thiếu Nhi – BHMEDIA)

2.3. Khám phá ngoài trời

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng: Khám phá ngoài trời

Chuẩn bị: Mẹ chỉ mang bé ra ngoài trời để có thể khám phá mọi thứ xung quanh.

Đây sẽ là những nơi mà mẹ không thể nào bỏ lỡ khi cho bé đi khám phá ngoài trời đâu:\

Hà Nội:

  • Công viên Thủ Lệ
  • Khu vui chơi giáo dục VINKE Times City
  • Royal City
  • Quảng trường sách – Books Square
  • Khu vui chơi Tiniworld
  • Công viên nước Hồ Tây
  • Thiên đường Bảo Sơn
  • KeangNam 72
  • Khu vui chơi Kolorado
  • Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Hồ Chí Minh:

  • SC VivoCity
  • KizCiti
  • Tiniworld
  • Khu du lịch sinh thái Suối Tiên
  • Công viên nước Đầm Sen
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu vui chơi Thỏ trắng

Mẹ có thể xem thêm:

Tổng hợp địa điểm vui chơi cho bé yêu tại Đà Nẵng mẹ không thể bỏ lỡ

Khám phá ngay 9 khu vui chơi bé nào cũng thích tại Hải Phòng

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ có thể cho bé đi dạo khám phá xung quanh. Hãy ưu tiên các nơi trong lành như là công viên, sở thú
  • Vừa đi mẹ có thể chỉ cho bé và nói với bé đó là gì. Ví dụ như là mẹ chỉ vào cái cây và lặp lại lời nói “Cái cây” từ 3 đến 5 lần để cho bé nhận biết. Lặp lại liên tục với mọi thứ xung quanh để bé có thể nhận biết hết mọi thứ quanh mình một cách nhanh nhất mẹ nhé! Hãy nhớ là vừa nói vừa tỏ ra phấn khích để bé có thể cảm thấy thoải mái nhất nhé!

Các kỹ năng phát triển: Khi đi chơi ngoài trời nếu mẹ khôn khéo thì bé phát triển rất nhiều kỹ năng từ vận động, ghi nhớ, nắm bắt, ….

2.4. Trò chơi vượt chướng ngại vật

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi thu thập thông tin

Chuẩn bị:

  • Một số đồ vật làm chướng ngại cho bé như là đồ chơi, gối, ….
  • Một không gian đủ rộng và không gây nguy hiểm gì cho bé

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ hãy thiết lập chướng ngại vật cho bé bằng gối hoặc đồ chơi để di chuyển xung quanh hoặc vượt qua hoặc để chúng bò về phía bạn qua các đường hầm bằng vải hoặc pháo đài bằng chăn.
  • Điều này có thể giúp xây dựng sức mạnh, khả năng phối hợp của họ và khuyến khích bé di chuyển theo các hướng khác nhau.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng vận động của bé cũng như tư duy để vượt qua thử thách của bé

2.5. Vỗ tay cùng nhau

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Vỗ tay cùng nhau
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Vỗ tay cùng nhau

Chuẩn bị: Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần thuộc cho mình giai điệu của những bài hát thiếu nhi đơn giản để thực hiện. Mẹ hoàn toàn có thể dùng các bài hát mẫu giáo để chơi với bé mẹ nhé!

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Từ từ vỗ tay theo giai điệu trước mặt con bạn trong khi chúng bắt chước bạn, vỗ tay theo cách đáng yêu của chúng.
  • Em bé của mẹ sẽ thích nghe những bài hát vui nhộn, âm thanh của tiếng vỗ tay và dự đoán các chuyển động theo nhịp. Khi nói đến trò chơi cho bé 7 tháng tuổi, vỗ tay cùng nhau luôn là người chiến thắng!

Các kỹ năng phát triển: Kỹ năng ghi nhớ và lắng nghe giai điệu, sức mạnh cơ bắp được phát triển ở bé.

2.6. Trò chơi hình gia đình

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi hình gia đình
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi hình gia đình

Chuẩn bị: 

  • Một bức hình có đầy đủ mọi người trong gia đình

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ có thể giúp cải thiện kỹ năng nhận thức thị giác của bé bằng cách đặt bé vào lòng và cho bé xem những bức ảnh có màu sắc rực rỡ về những người quan trọng trong cuộc đời bé, chỉ vào họ và nói tên của họ.
  • Bé sẽ từ từ bắt đầu liên tưởng từng cái tên với từng khuôn mặt, giúp bé cải thiện khả năng nhận biết các đặc điểm trên khuôn mặt và hiểu biết về tên gọi.

Các kỹ năng phát triển: Kỹ năng ghi nhớ mặt mọi người xung quanh.

2.7. Nếm thức ăn

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Nếm thức ăn
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Nếm thức ăn

Chuẩn bị: Mẹ hãy cho bé làm quen với với nêm nếm đồ ăn

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ có thể thử cho bé ăn với các bát cháo, yến mạch hoặc hoa quả xay nhuyễn cho bé với những cách nêm nếm khác nhau. Ở thời điểm này bé vẫn cần ăn những đồ ăn mềm do răng bé vẫn chưa phát triển được toàn diện.
  • Khi mẹ quan sát phản ứng của bé với một số hương vị nhất định, bạn thậm chí có thể nhận thấy nhà phê bình đồ ăn nhỏ của bạn tiếp cận với bát mà họ thích nhất.
  • Ngoài ra hãy chỉ bé đâu là vị mặn, vị nhạt hay vị ngọt để bé nhận biết. Rồi quay lại xem bé có nhận ra không?

Các kỹ năng phát triển: Khả năng nhận biết gia vị cũng như lựa chọn gia vị yêu thích của bé.

2.8. Phán đoán âm thanh đồ vật

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Dự đoán âm thanh đồ vật
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Dự đoán âm thanh đồ vật

Chuẩn bị: 

  • Một chiếc hộp kín
  • Các vật dụng nhỏ khác nhau như là thìa, bóng tròn, …

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Bên trong một hộp các tông nhỏ, mẹ hãy đặt một số đồ vật và vật liệu khác nhau. Ví dụ như là 1 quả bóng nhỏ hay là cái lục lạc quen thuộc của bé.
  • Lắc hộp, khuyến khích bé làm điều tương tự và lắng nghe âm thanh khác nhau mà mỗi đồ vật tạo ra.
  • Em bé của mẹ có thể thực hành các kỹ năng vận động của mình bằng cách lấy các đồ vật và đặt chúng vào hộp các tông, và hoạt động thú vị này cũng có thể giúp phát triển thính giác của con.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng ghi nhớ âm thanh đồ vật cũng như lắng nghe của bé.

2.9. Trò chơi con rối

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi con rối
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi con rối

Chuẩn bị: Mẹ chỉ cần chuẩn bị con rối là siêu nhân hoặc búp bê tùy vào giới tính và sự yêu thích của bé.

Mẹ hãy tham khảo các con rối sau đây nhé:

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Khi chơi trò chơi này với con, hãy ngồi sau một đồ vật để chỉ con rối mới có thể nhìn thấy được.
  • Di chuyển con rối và phát ra âm thanh để bé nghĩ rằng nó đang tự di chuyển, đồng thời lén nhìn và nhìn để xem phản ứng vui mừng của bé mẹ nhé!

Các kỹ năng phát triển: Khả năng nghe và nhìn của bé được phát triển cũng như kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp của bé.

2.10. Trò chơi ánh sáng – bóng tối

Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi ánh sáng - bóng tối
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Trò chơi ánh sáng – bóng tối

Chuẩn bị: Mẹ chỉ cần một chiếc đèn pin chiếu sáng để phụ giúp mẹ là được.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các đèn pin đi kèm chiếu hình cho bé sau đây:

  • Tiki – 59,000 VND

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Đầu tiên, hãy ngồi với em bé của mẹ trong khi bạn đời của mẹ bật đèn pin và hướng nó vào một bức tường trống. 
  • Sau đó, mẹ đặt tay trước ánh sáng để nó tạo ra các hình dạng khác nhau ngoài ánh sáng. Hoặc nếu có hình ảnh sẵn rồi thì thật tiện đúng không nào?
  • Mẹ thậm chí có thể đặt một số đồ vật khác trước ánh sáng như đồ chơi, chúng có thể tạo ra những bóng đổ thú vị. Trong khi những bóng đen này hình thành trên tường, mẹ chỉ bé chúng là gì và sử dụng một số từ gợi ý hài hước để thu hút sự chú ý của bé.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng sáng tạo của bé từ cách tạo để ra những chiếc bóng đen vui nhộn.

2.11. Chơi với khối đồ chơi

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Các khối đồ chơi

Chuẩn bị: Mẹ cần chuẩn bị các khối chơi nhiều màu sắc cho bé

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các khối đồ chơi có các hình các con số, chữ cái bằng gỗ sau đây:

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ bắt đầu bằng cách bắt bé ngồi cạnh mẹ. Sau đó, đặt các khối ở phía trước và bắt đầu xếp chúng chồng lên nhau. Để em bé thấy mẹ đang làm gì. Sau đó bắt bé cầm một khối trong tay và nhẹ nhàng hướng dẫn hai tay xếp khối. Em bé của mẹ từ từ nhận thức được những gì phải làm và sẽ bắt đầu tự mình nhặt các khối và xếp chúng. Các khối màu sáng sẽ được sử dụng.
  • Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các khối có gắn chữ và con số để dạy bé nhận biết.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng nhận biết hình học cũng như sáng tạo khi xếp các khối hộp.

2.12. Ẩn đồ chơi

Hoạt động cho bé
Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: Ẩn đồ chơi

Chuẩn bị:

  • Ba chiếc cốc hoặc bát trong suốt 
  • Một món đồ chơi nhỏ

Mẹ chơi như thế nào với bé nè:

  • Mẹ hãy lấy một bộ ba cốc (nhựa hoặc thủy tinh) trong suốt và đặt chúng thành một đường thẳng, cạnh nhau. Mẹ cũng có thể sử dụng bát lớn trong suốt. 
  • Sau khi mẹ đã đặt cốc hoặc bát, hãy lấy một món đồ chơi đủ nhỏ để đặt dưới cốc / bát. Đặt đồ chơi này dưới một chiếc cốc và để em bé nhìn thấy mẹ đang làm gì. Từ từ đảo các cốc trong khi em bé đang nhìn mẹ và quan sát phản ứng của em bé. 
  • Khi mẹ đã hoàn thành việc xáo trộn, hãy yêu cầu bé phát hiện chiếc cốc có đồ chơi bên dưới. Chạm vào cốc bằng đồ chơi để gợi ý cho trẻ. Bé sẽ khá thích thú khi nhìn thấy những chiếc cốc chuyển động có đồ chơi bên dưới và có thể dùng tay đập nhẹ vào chiếc cốc có đồ chơi bên dưới.

Các kỹ năng phát triển: Khả năng quan sát của bé sẽ được phát triển.

3. Lời khuyên khi chơi trò chơi cho bé 7 tháng tuổi

Trò chơi cho bé 7 tháng sẽ giúp bé rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng cũng như thể chất của bản thân. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số điều nhất định khi tham gia trong các trò chơi cho bé 7 tháng.

Lời khuyên khi chơi trò chơi cho bé 7 tháng tuổi
Lời khuyên khi chơi trò chơi cho bé 7 tháng tuổi
  • Để bé chủ động: Dù mẹ rất thích nhìn con mình chơi nhưng mẹ phải lưu ý rằng bé phải là người chủ động trong một trò chơi / hoạt động. Nếu bé có vẻ không thích chơi trò chơi một cách rõ ràng và tỏ ra cáu kỉnh, thì không nên tiếp tục hoạt động đó. Bắt đầu một hoạt động khác và nếu bé có vẻ không thích nó thì hãy tạm dừng chơi và tiếp tục nó vào lúc khác. Hãy nhớ rằng bé là trung tâm của những trò chơi và hoạt động này, do đó đừng bao giờ ép bé chơi bất cứ thứ gì.
  • Hãy kiên nhẫn: Trẻ sơ sinh có cá tính và thậm chí có thể có tâm trạng thất thường. Ngoài ra, các em bé khác nhau có tốc độ học tập khác nhau. Do đó, đừng lo lắng nếu bé có vẻ đang tụt hậu trong khả năng hiểu trò chơi / hoạt động của mình. Bé sẽ sớm biết được điều đó nhưng lo lắng về điều đó hoặc ép buộc anh ta chơi trò chơi chỉ có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Kiên nhẫn là điều cần thiết khi chơi với con mẹ nhé!
  • Có một lịch trình hoạt động: Nếu mẹ muốn con mình đạt được lợi ích tối đa của một hoạt động thì hãy lập một lịch trình thường xuyên cho các trò chơi và hoạt động mà mẹ muốn tiến hành. Mỗi trò chơi / hoạt động nhắm đến một số mốc phát triển nhất định. Có một lịch trình sẽ đảm bảo rằng đến cuối tuần mẹ đã kích thích được tất cả các mốc phát triển này để thai nhi phát triển toàn diện.
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết: Đảm bảo mẹ thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết trong việc chống trẻ sơ sinh trong nhà để giảm thiểu rủi ro thương tích. Che tất cả các cạnh nhọn, cất đi các vật sắc nhọn, và khóa tất cả các ngăn tủ. Điều này sẽ giúp gia đình yên tâm trong khi chúng bò trong nhà không bị giới hạn để tự khám phá. Ngoài ra, hãy đề phòng khi em bé đang chơi và giữ an toàn cho em bé khỏi bị thương.
  • Tương tác mới quan trọng: Đừng làm người xem im lặng cho bé trong khi bé chơi. Tương tác với bé  nhiều nhất có thể vì đây là những thời điểm mà các giác quan của bé chú ý nhất. Trẻ sơ sinh thích chơi với cha mẹ và sự tương tác của mẹ sẽ giúp nuôi dưỡng sự quan tâm cần thiết đối với trò chơi.
  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Thời điểm tốt nhất để chơi là khi bé tỉnh táo và lanh lợi trong khi tỏ ra thích thú với thế giới xung quanh. Chơi một trò chơi tại một thời điểm và không liên tục cho bé chơi trò chơi. Hãy cho bé một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và tiếp thu những điều bé học được trong hoạt động. Bằng cách đó, mẹ ngăn ngừa sự mệt mỏi trong khi vẫn đảm bảo rằng bé không cảm thấy buồn chán.
  • Cho gia đình tham gia: Các kỹ năng xã hội cũng cần thiết như các cột mốc phát triển khác của một em bé. Bé nên có nhiều tương tác với cả cha và mẹ cùng với các thành viên khác trong gia đình. Trò chơi và các hoạt động là phương tiện tốt nhất để tạo điều kiện cho sự tương tác này diễn ra một cách có trật tự nhưng vẫn vui vẻ.

Trên đây là tất tần tật về trò chơi cho bé 7 tháng tuổi từ A đến Z. Đến cuối cùng, mục đích của trò chơi không chỉ là giúp bé vui vẻ, thư giãn mà còn là giúp bé phát triển các kỹ năng cần thiết trong xã hội. Nhưng hãy nhớ hãy đến bé chơi trò chơi thay vì ép buộc. Chắc chắn mẹ sẽ có những kỷ niệm khó quên khi cùng bé chơi những trò chơi cho bé 7 tháng tuổi trên đó!

Xem thêm:

Trò chơi cho bé 8 tháng tuổi – 9 Trò mẹ không nên bỏ qua

Trò chơi cho bé 9 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trò chơi cho bé 7 tháng tuổi: 12 Trò chơi cực hay mà lại ý nghĩa mẹ không thể bỏ qua”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0