Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ mấy tháng ăn được thịt? Hiểu đúng để làm đúng mẹ nhé!

Mẹ muốn cung cấp thêm dinh dưỡng cho con từ thịt nhưng lại không biết trẻ mấy tháng ăn được thịt? Theo Dịch vụ Y tế quốc gia NHS (Anh), bé từ 6 tháng nên ăn thịt để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thích phát triển cơ hàm và hoàn thiện hệ tiêu hoá. Tuy nhiên không phải loại thịt nào bé cũng ăn được đâu ạ. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ hiểu đúng để cho bé ăn thịt đúng cách, mẹ theo dõi nhé!

Xem thêm: Bỏ túi ngay 07 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ

Trẻ mấy tháng ăn được thịt?
Trẻ mấy tháng ăn được thịt?

1. Vì sao mẹ nên cho bé ăn thịt khi 6 tháng tuổi?

Khi bé mới được 6 tháng tuổi, mẹ phân vân chưa cho bé ăn thịt vì lo lắng biết đâu lúc này chưa phải thời điểm thích hợp ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé. Ba lý do sau đây sẽ thuyết phục mẹ đấy ạ!

1 – Sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng: Bước qua 6 tháng tuổi, thể trạng bé phát triển nhanh chóng, nhu cầu năng lượng của bé cũng tăng lên khoảng 700 – 750 kcal/ngày, trong khi bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ cung cấp cho bé 450 – 500 kcal/ngày. Do đó, bé cần được bổ sung dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác để có đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Bé qua 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng
Bé qua 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng

2 – Bé cần luyện kỹ năng nhai: Khi bé bắt đầu mọc răng, việc nhai thịt vừa để khởi động hoạt động cơ hàm, vừa kích thích tiết enzyme giúp bé phát triển hệ tiêu hoá còn non yếu.

3 – Bé cần làm quen với những hương vị mới: Thịt có mùi vị hơi tanh, khó làm quen hơn các loại bánh ăn dặm hoặc ngũ cốc. Mẹ không cho bé tập ăn thịt sớm dễ khiến quá trình tập ăn sau này khi bé lớn khó khăn hơn vì bé không quen với vị lạ, từ chối ăn và kén ăn.

Bé 6 tháng tuổi nên ăn thịt để làm quen hương vị mới
Bé 6 tháng tuổi nên ăn thịt để làm quen hương vị mới

2. Lợi ích của thịt với sự phát triển của bé yêu

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) khuyến cáo mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm bổ sung giàu sắt khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, trong đó bao gồm các loại thịt do tỉ lệ bé sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt ngày càng gia tăng.

Ngoài là một thực phẩm giàu sắt, thịt còn cung cấp nguồn năng lượng “khổng lồ” lên đến 324 calo, 31% protein, 25% chất béo trong 100g thịt. Hàm lượng khoáng chất kẽm cao có trong thịt giúp bé yêu hình thành hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và phát triển hoàn thiện não bộ, trí thông minh từ sớm ngay trong giai đoạn đầu đời.

Thịt -  thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho bé 
Thịt – thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho bé

3. 5 loại thịt mẹ nên tập cho bé ăn đầu tiên

Do hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên ăn các loại thịt không phù hợp sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Mẹ đọc chia sẻ dưới đây để chọn được loại thịt phù hợp với con!

Chào con đến với bố mẹ – Ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt, khăn khô và Giảm 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé, dành riêng cho khách hàng mới của Mamamy

3.1. Thịt trắng

Các loại thịt trắng bé có thể ăn bao gồm: thịt gà, thịt vịt, thịt chim bồ câu. Đặc trưng của nhóm thịt này là có nhiều acid béo không no đơn hơn so với thịt đỏ, giúp bé dễ tiêu hoá, kiểm soát tốt lượng đường trong máu và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên mỗi loại thịt trắng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau, cụ thể:

  • Thịt gà: 180 – 210 calo, 26 – 31g protein, 6 – 10g chất béo, 88mg cholesterol, vitamin (A, C, D, nhóm B…), khoáng chất (canxi, photpho, magie, kali…). Với hàm lượng dinh dưỡng này, chuyên gia khuyên mẹ cho bé ăn tối đa 25g thịt gà/bữa và chỉ ăn 3 – 5 bữa/tuần.
  • Thịt vịt: 130 calo, 18g protein, 5g chất béo, 80mg cholesterol, khoáng chất (sắt, canxi, natri, kali…), vitamin (A, B1, D…). Mẹ cho bé ăn tối đa 30g/bữa và tối đa 3 bữa/tuần.
  • Thịt chim bồ câu: 142 calo, 24g protein, 8g chất béo, 90mg cholesterol, khoáng chất (sắt, kẽm, canxi…), vitamin (A, B1, E, D…). Dù hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 con chim bồ câu (100g)/tuần thôi.
Thịt gà - thực phẩm bổ dưỡng dễ tiêu hoá cho bé ăn dặm
Thịt gà – thực phẩm bổ dưỡng dễ tiêu hoá cho bé ăn dặm

3.2. Thịt đỏ

Hai loại thịt đỏ lành bụng bé bao gồm thịt bò và thịt lợn. Thịt đỏ vượt trội hơn hẳn thịt trắng về cung cấp năng lượng dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng sắt trong thịt đỏ lên tới 3.1mg/100g, lớn gấp đôi so với thịt trắng. Khoáng chất kẽm trong 100g thịt đỏ có thể đáp ứng đủ nhu cầu kẽm một ngày của bé đó ạ. Mẹ tham khảo tỉ lệ dinh dưỡng dưới đây tương ứng với 100g thịt nạc mỗi loại:

  • Thịt bò: Thăn nõn bò là phần thịt được khuyên sử dụng cho bé ăn dặm. Dinh dưỡng mà nó đem lại bao gồm: 324 calo, 24g protein, 25g chất béo, 85mg cholesterol, khoáng chất (sắt, kẽm, natri, kali, canxi, magie…), vitamin (B6, B12…). Với hàm lượng dinh dưỡng trên, chuyên gia khuyên mẹ mỗi bữa mẹ cho bé ăn tối đa 80g thịt bò, mỗi tuần chỉ 2 – 3 bữa thịt bò.
  • Thịt lợn: 145 calo, 20g protein, 7g chất béo, 80mg cholesterol khoáng chất (canxi, photpho, sắt, kẽm…), vitamin (A, D, B6, B12…). Lượng thịt lợn tối đa/ngày được khuyên dùng cho bé là 30g với bé 6 – 9 tháng tuổi, 50 gram với bé từ 10 – 12 tháng tuổi.
Thịt lợn - thực phẩm quen thuộc cung cấp dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Thịt lợn – thực phẩm quen thuộc cung cấp dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Xem thêm: Dấu hiệu bé muốn ăn dặm

4. Mách mẹ cách chế biến thịt cho bé ăn ngon miệng

Mỗi một độ tuổi sẽ có cách chế biến món ăn khác nhau để phù hợp với thể trạng và hệ tiêu hoá của bé tại thời điểm đó. Mẹ tham khảo các bí quyết sau đây để nấu các món ăn hợp khẩu vị với từng giai đoạn của con nhé:

1 – Với bé 6 – 10 tháng tuổi: Giai đoạn này bé đang tập bắt đầu ăn dặm, để chuẩn bị danh sách đồ ăn dặm cho bé mẹ cần xay nhuyễn hoặc hầm nhừ để tránh gây tổn thương lợi khi nhai do bé chưa mọc nhiều răng, hơn nữa còn giúp bé dễ tiêu hoá hơn do bé chưa quen ăn thịt. 

Gợi ý cho mẹ một số món: súp thịt bò hầm rau củ, thịt lợn viên sốt cà chua, cháo vịt hầm cà rốt, cháo thịt chim bồ câu yến mạch đỗ đen, súp thịt gà hầm nấm ngô ngọt…

Súp thịt bò hầm rau củ - món ăn dặm khiến bé thích thú
Súp thịt bò hầm rau củ – món ăn dặm khiến bé thích thú

2 – Với bé trên 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn ăn thô, mẹ không cần xay nhuyễn như trước mà chuyển sang các cách chế biến khác như: luộc, nướng, xào… để tăng hoạt động cơ hàm, bé phát triển cơ hàm tốt hơn.

Gợi ý cho mẹ một số món: thịt bò xào súp lơ, đùi gà hấp sả, ức gà nướng, thịt vịt nướng mật ong, thịt lợn xào su su, canh thịt chim bồ câu rau ngót, thịt bò nướng cùng rau củ. 

Ức gà nướng - món ăn lạ miệng hấp dẫn bé
Ức gà nướng – món ăn lạ miệng hấp dẫn bé

5. 5 lưu ý mẹ cần nằm lòng khi cho bé tập ăn thịt

1 – Đảm bảo vệ sinh: Khi bé mới ăn lần đầu, mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn ướt cho bé sơ sinh lau miệng, tay chân cho con phòng trường hợp con không chịu ăn, nhè thịt trong miệng ra để đảm bảo vệ sinh cho bé, tránh dính bẩn ra quần áo.

Khăn ướt Mamamy không chỉ giúp vệ sinh cho bé mà còn là “bạn đồng hành” giúp mẹ chủ động ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa.

Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!

2 – Đảm bảo thịt đã nấu chín hoàn toàn: Với các miếng thịt được thái vừa phải cho bé dễ ăn, nhiệt độ lửa vừa 80 – 100 độ C, mẹ nấu trong khoảng 30 phút là thịt đủ chín. Tuy nhiên để kiểm tra chắc chắn hơn, thịt chín hoàn toàn là khi mẹ lấy đũa chọc vào miếng thịt thấy dễ dàng lún sâu và rút đũa ra không có dòng nước hồng chảy ra.

3 – Không nên cho bé ăn thịt nguội, xúc xích: Theo một phân tích năm 2008, những loại thịt này không chỉ được đóng gói bằng chất bảo quản và hóa chất, một chiếc xúc xích trung bình chỉ chứa 5,7% thịt thực tế. Hơn nữa các sản phẩm này không được kiểm định hàm lượng muối, dầu ăn, đường trong giới hạn cho phép sử dụng với bé 6 tháng tuổi, mẹ nên hạn chế tối đa cho bé ăn nhé.

Mẹ hạn chế tối đa cho bé ăn thịt nguội, xúc xích
Mẹ hạn chế tối đa cho bé ăn thịt nguội, xúc xích

4 – Nguồn gốc thịt rõ ràng: Khi lựa chọn, mẹ nên ưu tiên các loại thịt sạch, thịt do nhà nuôi, thịt hữu cơ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như: Meatdel, greenfeed,… để hạn chế dư lượng thuốc kháng sinh và các hóa chất tạo nạc như Salbutamol gây hại cho bé.

5 – Không nên hâm nóng thịt nhiều lần: Mẹ chỉ nên hâm thịt 1 lần sau chế biến để tránh thịt bị ôi thiu, biến đổi chất, mất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. 

Mẹ nên cho bé ăn thịt sạch, nguồn gốc rõ ràng
Mẹ nên cho bé ăn thịt sạch, nguồn gốc rõ ràng

Theo dõi bài viết tới đây chắc hẳn mẹ đã biết rõ đáp án cho thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được thịt? Và hiểu đúng được cho bé ăn dặm thịt như thế nào rồi đúng không ạ? Mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận nếu còn băn khoăn gì thêm, góc của mẹ sẽ giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!

Xem thêm:

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ mấy tháng ăn được thịt? Hiểu đúng để làm đúng mẹ nhé!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Ăn dặm sớm: Những Lưu Ý Mẹ Không Được Bỏ Lỡ
Ăn dặm sớm: Những Lưu Ý Mẹ Không Được Bỏ Lỡ
Ăn dặm cho bé luôn là chủ đề mà nhiều bà mẹ quan tâm. Giai đoạn ăn dặm được hiểu là khi bé bắt đầu có thể tiếp thu một nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, chính vì vậy cần chuẩn bị rất kỹ để bé có thể ăn dặm đúng cách. Thức ăn […]
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
“Bỏ túi” ngay 7 nguyên tắc ăn dặm cho bé mẹ phải nhớ!
Khi con bước vào thời kỳ ăn dặm, không ít cha mẹ còn bỡ ngỡ với việc cho con ăn dặm thế nào phải không? Cả nhà mình đừng lo! Những nguyên tắc ăn dặm cho bé sau đây sẽ giúp bố mẹ nắm bắt được cách cho con ăn dặm ngay thôi! 1. Con […]
4 Nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ không thể bỏ qua!
4 Nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ không thể bỏ qua!
Chắc hẳn mẹ nào cũng cảm thấy rất khó khăn trong việc lựa chọn nguồn dinh dưỡng cho bé. Làm thế nào để có thể bổ sung đầy đủ cho bé yêu những dinh dưỡng cần thiết? Thật khó khăn đúng không nào các mẹ? Vậy mẹ hãy tham khảo bài viết về thực đơn […]
Giỏ hàng 0