Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Tất tần tật từ A đến Z mẹ cần phải biết

Chuyển dạ là quá trình tự nhiên mà mẹ bầu phải trải qua trước giờ con yêu chào đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuyển dạ sau bao lâu thì sinh? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về chuyển dạ và các dấu hiệu nhận biết khi nào chị em sắp sinh em bé nhé!

1. Chuyển dạ là hiện tượng gì?

Trước khi tìm hiểu chuyển dạ sau bao lâu thì sinh thì mẹ cần nắm rõ chuyển dạ là gì. Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai đc đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo. Đây là quá trình sinh lý bình thường diễn ra vào khoảng đầu tuần 38 đến cuối tuần 42. Thời điểm này, thai nhi đã đủ hoàn thiện để có thể sống độc lập ngoài tử cung.

Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai đc đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo
Chuyển dạ là quá trình phần thai và phần phụ của thai đc đưa ra ngoài buồng tử cung qua đường âm đạo

Trước khi đến với cơn chuyển dạ thật để mẹ có thể sinh con thì cổ tử cung sẽ xuất hiện các cơn gò giả hay còn được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Người ta thường gọi đây là chuyển dạ giả. Mẹ bầu có thể phân biệt cơn chuyển dạ thật và giả bằng những dấu hiệu đi kèm.Vậy chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh? Quá trình chuyển dạ chính thức sẽ mất bao lâu?

2. Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Để nắm được chuyển dạ sau bao lâu thì sinh, mẹ cũng cần phân biệt được chuyển dạ giả và chuyển dạ thật. Trước khi đến với cơn chuyển dạ chính thức, mẹ sẽ phải trải qua các cơn đau giả là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Đây là quá trình cổ tử cung co bóp chuẩn bị cho ngày đẩy thai nhi hẳn ra khỏi âm đạo. Các cơn co thắt của chuyển dạ giả này có thể bị nhầm lẫn với cơn chuyển dạ thật. Để dự đoán chuyển dạ sau bao lâu thì sinh, trước tiên mẹ cần phải phân biệt điều này, nắm rõ dấu hiệu nhận biết chuyển dạ giả và thật mẹ nhé!

Trước khi đến với cơn chuyển dạ chính thức, mẹ sẽ phải trải qua các cơn đau giả là cơn gò sinh lý Braxton Hicks
Trước khi đến với cơn chuyển dạ chính thức, mẹ sẽ phải trải qua các cơn đau giả là cơn gò sinh lý Braxton Hicks

Tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết nó qua các dấu hiệu đi kèm. Người ta phân biệt chuyển dạ thật và giả dựa vào: cường độ cơn đau, vị trí cơn đau, chu kì các cơn co thắt. Thậm chí, các cơn đau giả có thể được khắc phục bằng một số mẹo đơn giản. Trong khi đó, chuyển dạ thật sẽ đi kèm với các dấu hiệu cụ thể khác.

2.1. Chuyển dạ giả (cơn gò sinh lý Braxton Hicks):

  • Cơn co thắt giả sẽ tập trung ở vùng bụng dưới. Cảm giác sẽ không quá đau đớn nhưng khá là khó chịu.
  • Khác với chuyển dạ thật, cơn gò Braxton Hicks không đều đặn, có thể 1-2 lần/giờ hoặc vài lần/ ngày.
  • Để giảm đau, mẹ nên thử nằm xuống hoặc thay đổi tư thế. Đôi khi, việc đi bộ nhẹ nhàng cũng có thể giúp  tình trạng này được cải thiện.
Chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả

2.2. Chuyển dạ thật

  • Cơn đau chuyển dạ thật sẽ bắt đầu từ vùng lưng dưới, sau đó lan ra phần bụng trên, hai bên đùi, hai bên sườn, bụng dưới. Cảm giác đau này được ví như cảm giác bị gãy 20 cái xương sườn cùng 1 lúc. Lúc này, mẹ bầu sẽ khó có thể nói chuyện bình thường được.
  • Nhịp độ của các cơn đau thật khá đều đặn. Thông thường, mỗi cơn gò sẽ cách nhau tầm 5-10p. Ban đầu trong 10 phút chỉ xuất hiện 1 cơn gò nhưng tần suất của các cơn co thắt sẽ càng lúc càng cao.
  • Các triệu chứng đi kèm mẹ cần chú ý: Tiết nhiều dịch, ra dịch nhầy phớt nâu, vỡ nước ối, bụng bầu tụt xuống,…

Ngoài ra, mẹ cũng cần nắm rõ những điều như là chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu, chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh hay cơn đau chuyển dạ giả như thế nào mẹ nhé!

3. Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?

Trên thực tế, việc chuyển dạ sau bao lâu thì sinh, cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh còn tùy vào từng trường hợp. Nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, tiền sử mang thai của từng mẹ bầu. Cơn chuyển dạ lâm bồn chính thức của mẹ thường gồm 2 pha: Pha tiềm tàng và pha tích cực

  • Pha tiềm tàng: quá trình từ lúc cổ tử cung mẹ bắt đầu mở ra cho đến lúc mở được 6cm

Nếu mẹ sinh con so thì tầm sau vài tiếng hoặc 1 ngày mẹ đã có thể lâm bồn. Nhưng nếu mẹ đã từng sinh con, pha tiềm tàng sẽ ngắn hơn.

  • Pha tích cực: Cổ tử cung mẹ giãn thêm được từ 6cm đến 10cm
Cơn gò chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?
Cơn gò chuyển dạ sau bao lâu thì sinh?

Mẹ sẽ có các biểu hiện: chuột rút chân, buồn nôn, nhanh vỡ nước ối, áp lực phần lưng dưới. Mẹ có thể cần đến thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau nếu tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

Pha này thường kéo dài từ 4-8 tiếng cho tới khi sinh. Mỗi tiếng, trung bình cổ tử cung sẽ nở ra thêm 1cm chuẩn bị để đưa hẳn em bé ra bên ngoài.

4. Mẹo giúp mẹ khắc phục các cơn chuyển dạ giả?

Mẹ bầu nào cũng phải trải qua các cơn chuyển dạ khó chịu. Không ai chắc chắn mẹ chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh. Tuy nhiên mẹ có thể khắc phục cơn đau bằng các mẹo tạm thời dưới đây.

Mẹ bầu nào cũng phải trải qua các cơn chuyển dạ khó chịu
Mẹ bầu nào cũng phải trải qua các cơn chuyển dạ khó chịu
  • Việc ngồi xuống hoặc nằm xuống sẽ giúp mẹ đỡ khó chịu hơn. Hoặc không, mẹ hãy thử thay đổi tư thế hay đi bộ lui tới nhẹ nhàng để khiến các cơn đau được cải thiện.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nhiệt độ của nước. Nước phải vừa đủ ấm, không  quá nóng và cũng không nên ngâm quá lâu, dễ gây hại cho sức khỏe.
  • Mẹ cần uống nước thật nhiều và điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý để giữ gìn sức khỏe trước khi sinh.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý. Gặp các cơn gò Braxtons Hicks, mẹ hãy thử ngủ một giấc ngắn hoặc massage nhẹ nhàng để thư giãn. Cơn đau giả có thể sẽ biến mất ngay sau đó.
  • Quan trọng nhất, mẹ hãy giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, bình tĩnh, không hoang mang.

5. Chuyển dạ kéo dài

5.1. Chuyển dạ kéo dài là gì?

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Chuyển dạ kéo dài là gì?
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Chuyển dạ kéo dài là gì?

Thời gian chuyển dạ trung bình thường diễn ra trong khoảng 12 – 18 tiếng. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài 24 tiếng. Tuỳ theo cơ địa, sức khoẻ cũng như vị trí thai nhi. Thời gian chuyển dạ của mỗi sản phụ sẽ khác nhau.

Khi quá trình chuyển dạ khoảng 20 giờ trở lên nếu sản phụ sinh con lần đầu. Và 14 giờ trở lên nếu sinh con lần 2 gọi là chuyển dạ kéo dài. Nếu bạn mang song thai thì thời gian sẽ tính mốc là 16 giờ.

Chỉ có 5 – 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chuyển dạ kéo dài. So với những người sinh con lần 2. Những phụ nữ sinh con lần đầu thời gian chuyển dạ thường dài hơn.

5.2. Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguyên nhân gây ra chuyển dạ kéo dài

Thai phụ sẽ dễ bị chuyển dạ kéo dài nếu:

  • Em bé quá to và không thể chui qua âm đạo.
  • Em bé ở tư thế khác thường. Thường thì bé sẽ được sinh ra trong tư thế đầu ra trước và quay mặt về phía lưng mẹ.
  • Đường âm đạo quá nhỏ nên bé không thể chui lọt.
  • Các cơn co tử cung quá yếu.

5.3. Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài làm tăng khả năng phải sinh mổ và có thể gây ra các nguy cơ cho bé và mẹ như:

  • Thiếu oxy cho bé, gây ngạt cho bé trong tử cung
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Sinh ra các chất bất thường trong nước ối
  • Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

5.4. Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?
Chuyển dạ sau bao lâu thì sinh: Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ kéo dài?

Thời gian sinh thay đổi tùy theo từng người và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy để hạn chế chuyển dạ kéo dài trong quá trình sinh nở. Sản phụ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thư giãn tinh thần. Hạn chế để những điều tiêu cực xuất hiện trong suốt thời gian mang thai.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh. Duy trì chế độ ăn uống đủ chất. Thường xuyên vận động thể chất một cách nhẹ nhàng, đều đặn.

Thời gian trung bình cho một cuộc chuyển dạ trong khoảng 12 – 18 giờ. Các bà mẹ luôn mong mình sẽ chuyển dạ và sinh con nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu có chuyển dạ kéo dài, bà mẹ vẫn nên giữ bình tĩnh, vì các bác sĩ hay nữ hộ sinh sẽ theo dõi cả thai phụ và thai nhi phòng trường hợp xấu xảy ra và có những phương pháp hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Quá trình mang nặng đẻ đau quả là một thử thách không hề dễ dàng đối với các chị em. Mẹ sẽ phải chịu nhiều cơn đau trong cuộc chuyển dạ và vượt cạn của minh. Bài viết trên đã giúp mẹ phần nào hiểu thêm chuyển dạ sau bao lâu thì đẻ và cách nhận biết các cơn gò giả và chuyển dạ thật. Hi vọng cuộc hành trình sinh bé của mẹ sẽ thật suôn sẽ và thuận lợi.

Mẹ có thể tham khảo các bài viết sau:

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0