Sau sinh ăn rau càng cua được không? Đó là câu hỏi mà bất kỳ mẹ sau khi sinh nào cũng muốn biết. Tác dụng của rau càng cua đối với cơ thể mẹ sẽ ra sao? Liều lượng sử dụng như thế nào thì hợp lý? Sau đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của mẹ xoay quanh loại rau càng cua này nhé!
Mục lục
1. Sau sinh ăn rau càng cua được không?
Câu hỏi: Mẹ sau sinh ăn rau càng cua được không?
Câu trả lời: HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Kể cả mẹ sinh mổ hay sinh thường, không những ăn được mà còn khuyến khích mẹ sử dụng thường xuyên nữa nhé!
Rau càng cua chứa đến 92% là nước, cùng nhiều chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất rất tốt cho sức khỏe cho mẹ, như: sắt, canxi, kali, magie,… Kết hợp sử dụng rau càng cua trong các bữa ăn sẽ giúp mẹ bổ sung khoáng chất, giúp mẹ bù đắp năng lượng cho cơ thể sau khi sinh. Đồng thời, rau càng cua giúp mẹ gia tăng lượng sữa hiệu quả cho bé nhờ phần trăm lượng nước trong mỗi đơn vị rau.
Góc của mẹ khuyến khích mẹ sử dụng một lượng nhỏ mỗi lần, bù lại có thể sử dụng thường xuyên. Nhưng mẹ cần lưu ý xem bản thân có dị ứng với rau càng cua hay không, mặc dù rất hiếm gặp nhưng mẹ cứ thử sử dụng một lượng ít trước nhé!.
2. Tác dụng của rau càng cua với phụ nữ sau sinh
2.1. Chống viêm – tác dụng tuyệt vời cho mẹ sau sinh
Câu trả lời chính xác cho việc sau sinh ăn rau càng cua được không? Rau càng cua đặc biệt chứa Axit béo không bão hòa prostaglandin tổng hợp, hiệu quả chống viêm, hạ sốt được so sánh với thuốc aspirin, đã được một số thế hệ đi trước truyền lại. Mẹ sau sinh không may xuất hiện tình trạng viêm ở vị trí vết mổ, có thể hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây để đảm bảo chất lượng sữa cho bé bằng cách sử dụng rau càng cua. Chế biến rau càng cua lấy nước để uống hoặc sử dụng trực tiếp, liên tục trong 3 – 5 ngày, tình trạng của mẹ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
2.2. Rau càng cua giàu chất chống oxy hóa cho mẹ sau sinh
Đặc biệt, thành phần tiền vitamin A có trong rau càng cua là chất chống oxy hóa hiệu quả, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố trong cơ thể, ngăn ngừa lão hóa tế bào cực tốt. Kết hợp rau càng cua vào món ăn thường ngày sẽ giúp trẻ hóa cơ thể rõ rệt. Mẹ còn có thể nghiền nhuyễn rau càng cua để dưỡng da, sẽ giúp làm đẹp từ bên ngoài nữa đấy. Do đó, mẹ có thể tìm thấy rau càng cua trong các công thức thải độc cho da tươi khỏe tự nhiên.
2.3. Giảm nồng độ axit trong máu khi mẹ sau sinh ăn rau càng cua
Sau sinh ăn rau càng cua được không? Tác dụng của rau càng cua hiệu quả cực kỳ đối với mẹ sau sinh trong việc giảm nồng độ axit trong máu. Thời kỳ này nếu mẹ được tẩm bổ quá đà, rất dễ gặp phải tình trạng mức axit uric trong máu vượt ngưỡng khuyến cáo. Bởi hạn chế dùng thuốc, mẹ có thể sử dụng rau càng cua thay thế cho allopurinol, giúp kìm hãm nồng độ loại axit trong cơ thể một cách an toàn mà không gây tổn hại tới sự phát triển của cơ thể và chất lượng sữa.
2.4. Bổ sung sắt cho phụ nữ sau sinh thiếu máu
Một công dụng tuyệt vời nữa từ rau càng cua, tác dụng cực kỳ hiệu hiệu quả cho máu đối với mẹ sau sinh. Bởi hàm lượng sắt lớn trong rau, cùng với việc giàu vitamin C, nên cơ thể mẹ có thể hấp thu khoáng chất này một cách dễ dàng. Đối với mẹ sau sinh thiếu sắt, nộm rau càng cua với thịt bò khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng, bồi bổ máu cực tốt cho cơ thể.
2.5. Rau càng cua giúp mẹ sau sinh lợi tiểu giải độc
Lợi ích cuối cùng cho câu hỏi Sau sinh ăn rau càng cua được không? Những mẹ đã sử dụng rau càng cua chắc chắn đã biết tính mát của loại rau này rồi phải không nào! Tính mát của rau hoàn toàn có lợi trong việc thanh nhiệt, tiêu độc hiệu quả, và đặc biệt lợi tiểu. Với những mẹ sau sinh vào mùa hè, sử dụng nước rau càng cua 2 cốc mỗi ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày giúp cơ thể thanh lọc độc tố, giải nhiệt, giảm nóng cơ thể và còn có thể tạo sữa mát cho bé.
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn bầu được không?
3. Gợi ý món ngon từ rau càng cua cho mẹ sau sinh
3.1. Rau càng cua nấu thịt băm
Tác dụng với mẹ sau sinh: Hiệu quả tốt trong việc làm mát, giải độc cơ thể và bổ sung nước ở mẹ sau sinh
Nguyên liệu:
- Rau càng cua 200gr
- Thịt nạc heo 200gr
- Tỏi 10gr
- Hành tím 1 củ
- Hành lá 20gr
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu:
- Mẹ rửa thịt với nước muối loãng, dùng tay bóp nhẹ để thịt sạch hơn.
- Chờ thịt ráo nước rồi thì băm nhuyễn.
- Tiếp theo, mẹ ướp thịt với một ít hạt nêm, đường và tiêu rồi trộn đều cho thịt thấm gia vị.
- Rửa sạch rau càng cua và cắt thành khúc nhỏ vừa ăn và để cho ráo nước.
- Xào thịt băm:
- Mẹ cho tỏi và hành đã băm nhuyễn vào phi đến khi vừa vàng thơm.
- Sau đó mẹ cho thịt băm vào đảo nhẹ cho đến khi thịt vừa săn lại.
- Nấu canh: Mẹ cho nước lọc một lượng vừa ăn vào nồi rồi đun đến khi sôi thì cho rau càng cua vào. Tiếp tục đun sôi một lần nữa, sau đó cho thêm hành lá vào rồi tắt bếp. Như vậy là mẹ đã hoàn thành món canh rau càng cua nấu thịt băm bổ dưỡng rồi!
3.2. Rau càng cua xào tỏi
Tác dụng với mẹ sau sinh: Bổ sung sắt cho máu, giảm đau chống viêm hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 300gr (1 bó) rau càng cua
- 200gr thịt thăn bò hoặc bắp bò
- 6 nhánh tỏi
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu:
- Rau càng cua mẹ ngắt bỏ lá hư và ngọn già, sau đó đem đi rửa sạch với nước.
- Tỏi đập dập, cắt thành những miếng nhỏ.
- Sau khi rửa sạch thịt bò thì thái thịt thành những lát mỏng vừa ăn.
- Ướp thịt bò: Thịt bò đã sơ chế xong, mẹ tiến hành ướp với 1/2 số tỏi, thêm một ít muối, nước tương cho vừa ăn rồi trộn đều với một ít dầu ăn cho thịt bò mềm và thấm vị.
- Xào rau càng cua:
- Đầu tiên, mẹ phi thơm phần tỏi còn lại, sau đó cho thịt bò vào xào cho tới khi thịt vừa chín tới.
- Mẹ lấy thịt bò ra và tiếp tục cho rau càng cua vào xào, nêm nếm thêm một chút muối và hạt nêm rồi cho phần thịt bò vừa xào vào, đảo đều thêm vài lần cho đều vị rồi tắt bếp.
- Hoàn thành món ăn: Rau càng cua xào với tỏi và thịt bò vừa ngọt vừa thơm nồng, thịt bò thì thơm dai khi ăn với rau càng cua giòn là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo.
3.3. Rau càng cua nấu nấm
Tác dụng với mẹ sau sinh: Giúp mẹ bổ sung chất xơ, đồng thời lợi tiểu và giải độc cơ thể hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 100g thịt nạc heo
- 300g rau càng cua
- 50g nấm rơm
- 50g nấm kim châm
- 2 muỗng cà phê hạt nêm
- 1 muỗng cà phê tỏi băm
- 2 muỗng cà phê dầu ăn
- 1/4 muỗng cà phê tiêu
Cách thực hiện:
- Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt nạc heo mẹ đem băm nhuyễn, ướp với hạt nêm, để một lúc cho thấm.
- Rau càng cua ngắt bỏ hoa, nhặt bỏ lá hư và rửa sạch.
- Nấm rơm, nấm kim châm mẹ tiến hành ngâm nước muối loãng 5 phút, cắt bỏ gốc, rửa lại nước sạch rồi để ráo.
- Nấu canh:
- Mẹ phi thơm tỏi băm với dầu ăn, sau đó cho thịt băm với nấm vào xào sơ
- Sau đó đổ nước vào nấu sôi, nêm gia vị cho vừa ăn. Khi nước sôi cho rau càng cua vào, đảo nhẹ tay rồi tắt bếp.
- Hoàn thành: Mẹ múc canh ra tô, rắc tiêu lên là có thể dùng nóng với cơm rồi đấy.
4. Lưu ý dành cho mẹ sau sinh khi ăn rau càng cua
- Sau sinh ăn rau càng cua được không? Nếu cơ thể mẹ sau khi dùng rau càng cua không có những biểu hiện dị ứng hoặc đau bụng, buồn nôn, đi ngoài… mẹ mới đưa loại rau này vào thực đơn nhé.
- Mẹ lưu ý sử dụng rau càng cua với một lượng vừa phải, mỗi tuần dùng từ 1 – 2 lần là hợp lý. Không nên lạm dụng rau càng cua, vì mẹ sau sinh cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể nữa đấy.
- Tuyệt đối không nghe theo các phương thuốc truyền miệng, tự ý chế biến rau càng cua, vì điều này rất có thể sẽ gây hại cho mẹ và bé. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng rau càng cua sau khi có được sự góp ý từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Như vậy, Góc của mẹ đã trả lời cho mẹ sau sinh ăn rau càng cua được không? Một lần nữa, đa số mẹ sau sinh ăn rau càng cua là rất tốt, nhưng vẫn có một số trường hợp dị ứng không nên sử dụng. Nhìn chung, lợi ích từ rau càng cua là rất nhiều khi được sử dụng đúng cách. Mẹ nhớ bổ sung rau càng cua vào thực đơn mỗi ngày của gia đình nhé!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: