Lạc hay đậu phộng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và chất béo. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh ăn lạc được không vẫn luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Theo dõi bài viết sau của Góc của mẹ để tìm câu trả lời mẹ nhé!
Mục lục
1. Giá trị dinh dưỡng của lạc
Trước khi giải đáp câu hỏi sau sinh ăn lạc có được không, mẹ cần nắm rõ thông tin về giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Theo đó, đã có rất nhiều nghiên cứu và phân tích về thành phần dinh dưỡng của củ lạc như sau:
Trong 100g lạc có chứa đến 567 calo; 7% nước; 25,8 gam protein; 16,1 gam carbohydrate; 4,7 gam đường; 8,5 gam chất xơ và 49,2 gam chất béo lành mạnh.
1.1. Giàu chất béo
Được biết chất béo chiếm hơn 49% dinh dưỡng trong củ lạc. Vì vậy, đậu phộng ngoài cách luộc chín ăn cả hột thì còn được dùng để ép lấy dầu làm dầu đậu phộng nấu ăn. Đậu phộng được xếp vào nhóm hạt chứa dầu nhưng hầu hết đều là chất béo không bão hòa, chỉ một phần nhỏ là omega 6 và chất béo bão hòa.
1.2. Dồi dào protein
Một trong những thành phần dinh dưỡng chiếm lượng lớn để mẹ an tâm lựa chọn ăn lạc sau sinh đó là lượng protein thực vật dồi dào. Đây là loại protein lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Theo phân tích dinh dưỡng, có đến 22 – 30% là protein trong một củ lạc, tùy thuộc vào năng lượng và chất lượng của từng loại lạc.
1.3. Vitamin và khoáng chất
Nói đến thành phần vitamin có trong lạc phải kể đến biotin. Đây là loại vitamin quan trọng đối với mẹ mang thai. Ngoài ra, trong đậu phộng cũng chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất đa dạng như vitamin B3, B9, E, photpho, magie,… Chính vì vậy, củ lạc được xem là loại thực phẩm vô cùng tốt cho chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhất là trong chế độ ăn của mẹ sau sinh.
2. Mẹ sau sinh ăn lạc được không?
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, lạc là món ăn được ưa chuộng. Tuy nhiên, với mẹ sau khi sinh bé ăn lạc có được không? Câu trả lời là ăn được nhưng mẹ nên kiêng ăn lạc trong 1 – 2 tuần sau sinh mẹ nhé.
Lạc có tính hàn, giàu chất béo và tinh bột. Phụ nữ sau sinh hệ tiêu hóa lại yếu, nếu ăn lạc nhiều mẹ dễ bị khó tiêu, lạnh bụng. Do vậy, tốt nhất mẹ nên kiêng ăn lạc khoảng 1 – 2 tuần sau sinh để hệ tiêu hóa ổn định trở lại. Đồng thời, mẹ có thể ăn các món dễ tiêu hóa, có tính ấm hoặc tính ôn như bơ, đu đủ,…
Khi sức khỏe đã ổn định, mẹ có thể ăn lạc để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà lạc mang lại cho sức khỏe, như:
2.1. Mẹ sau sinh ăn lạc được không? Lạc giúp bổ huyết, thông sữa
Lạc được biết đến với công dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa đối với mẹ đang cho con bú, nhờ hàm lượng protein cao kết hợp với lượng dầu béo dồi dào.
Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ cho mẹ. Phần lớn lượng protein chứa trong đậu phộng là arachin và conarachin. Hai loại này được xem là có hại, có thể gây dị ứng, thậm chí nghiêm trọng hơn là đe dọa đến sức khoẻ của mẹ.
2.2. Sau sinh ăn lạc giúp đông máu và tạo máu
Mẹ sau khi sinh bé sẽ mất đi lượng máu nhất định dù là sinh thường hay sinh mổ, vì thế nhu cầu tạo máu và bổ sung sắt là vô cùng quan trọng. Tại sao mẹ nên ăn lạc sau sinh? Trong lạc chứa nhiều chất béo và dầu béo, có chất giúp rút ngắn thời gian đông máu, tăng cường khả năng tạo tiểu cầu của tủy xương, có lợi cho việc tạo máu của mẹ.
2.3. Sau sinh ăn lạc được không? Lạc giúp mẹ giảm cân
Nhiều người truyền tai nhau rằng ăn lạc có thể gây béo vì lượng chất béo trong lạc khá cao. Thực chất, ăn lạc có thể giúp mẹ kiểm soát trọng lượng hiệu quả vì lượng calo cao trong lạc sẽ khiến mẹ no lâu và giảm cảm giác thèm ăn. Hơn nữa, nguồn chất xơ không hòa tan chứa trong đậu phộng rất hữu ích cho nhu cầu giảm cân của mẹ đấy nhé!
Ngoài ra, axit folic cũng được tìm thấy trong thành phần của lạc, chứa nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Đậu phộng cũng chứa nhiều cellulose giúp xử lý chất thải đường ruột, không gây béo phì cho mẹ.
Vì vậy, giải đáp cho thắc mắc sau sinh ăn lạc được không, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thêm lạc vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình sau khi sức khỏe đã ổn định nhé. Lạc có thể chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng như lạc luộc, lạc rang muối, lạc trộn nộm, canh mướp nấu lạc, canh rau muống nấu lạc, muối vừng lạc,…
Dưới đây là hướng dẫn cách làm món lạc rang muối, mẹ tham khảo để làm một bữa ăn nhẹ đơn giản cho gia đình nhé!
Nguyên liệu:
- 200g lạc
- Dầu ăn
- Muối
Cách làm:
- Bước 1: Đặt chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, để chảo nóng một lúc rồi cho lạc vào rang. Hạ lửa ở mức nhỏ để lạc không bị cháy. Rang trong 15 – 20 phút, đảo đều tay đến khi lạc sẫm màu và chín thì tắt bếp. Đổ lạc ra một chén nhỏ, để nguội.
- Bước 2: Mẹ cho ½ muỗng canh muối vào chảo rồi đảo đều tay, rang trên chảo với lửa vừa trong 2 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Mẹ dùng cái rây và rải muối lên khắp mặt đậu đã rang trước đó cho đều. Dùng đũa đảo để hạt muối bám đều quanh đậu phộng.
- Bước 4: Mẹ đổ ra dĩa và thưởng thức nhé. Món đậu phộng rang muối vàng giòn, mằn mặn và thơm ngon. Đây sẽ là món ăn nhẹ lý tưởng cho gia đình nhâm nhi vào mỗi buổi chiều.
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn mì tôm được không?
2.4. Lạc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hiệu quả
Theo các chuyên gia y tế, đậu phộng có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Nhờ các dưỡng chất có lợi cho tim chứa trong đậu phộng như magie, axit oleic, đồng, axit oleic,… Ngoài ra, chất béo không bão hòa trong lạc được biết đến với công dụng bảo vệ tim khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh về tim và động mạch vành hiệu quả.
2.5. Sau khi sinh ăn lạc được không? Lạc giúp mẹ đẹp da và ngừa lão hóa
Một ưu điểm mạnh của lạc mà mẹ sẽ rất quan tâm là công dụng làm đẹp da và ngăn ngừa lão hóa. Nhờ hàm lượng polyphenol tự nhiên và chất catechin có trong lạc, kết hợp với thành phần vitamin C và E giúp trì hoãn những dấu hiệu lão hóa hiệu quả, làm trẻ hóa làn da của mẹ.
3. Lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn lạc
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn lạc được không, mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau trong khi sử dụng loại thực phẩm này, tránh những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe:
- Lạc có tính hàn, dễ gây lạnh bụng. Vì vậy, với mẹ sau khi sinh, hệ tiêu hóa còn kém, chưa ổn định thì nên kiêng ăn lạc trong thời gian đầu sau sinh.
- Thành phần của lạc chủ yếu là chất béo, chiếm đến 40% dinh dưỡng. Vì vậy, để tránh gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa, mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều lạc. Lượng lạc ăn vừa phải mỗi ngày chỉ nên là một nhúm nhỏ.
- Một lưu ý quan trọng đó là mẹ tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc. Vì trong lạc nấm mốc có một loại nấm mang tên là aspergillus flavus. Loại nấm này tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm, gây nhiễm độc gan, thậm chí có thể gây ung thư.
- Với mẹ có tiền sử dị ứng đậu phộng, nếu ăn phải có thể xuất hiện triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phát ban, chàm hoặc ho. Vì vậy, mẹ nên cẩn trọng thăm dò trước khi ăn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.
Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp mẹ có được thêm thông tin về lạc và giải đáp thắc mắc sau sinh ăn lạc được không của mẹ. Chúc mẹ có một chế độ ăn uống hợp lý và sớm hồi phục sức khỏe sau sinh mẹ nhé. Mẹ đừng quên theo dõi Góc của mẹ để cập nhật những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc bé tốt nhất!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: