Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ bầu ăn mận được không: 10 Tác dụng của mận cho mẹ bầu

Mùa hè đến là mùa của các loại quả lên ngôi, tiêu biểu nhất là mận. Tuy nhiên, trong thời gian mang bầu, không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn được. Vậy mẹ bầu ăn mận được không? Mang thai ăn mận được không? Hay mẹ bầu ăn mận có tốt không? Mời mẹ khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Thành phần dinh dưỡng trong quả mận 

Mẹ cần biết về thành phần dinh dưỡng của mận trước khi trả lời được câu hỏi "Bầu ăn mận được không?"
Mẹ cần biết về thành phần dinh dưỡng của mận trước khi trả lời được câu hỏi “Bầu ăn mận được không?”

Mận là món ăn yêu thích của nhiều người và không ngoại trừ các mẹ bầu. Ắt hẳn nhiều mẹ đã biết mận là gì những chưa hề rõ bầu ăn mận được không. Hãy để Góc của mẹ giúp các mẹ bầu về vấn đề Bầu ăn mận được không mẹ nhé!

Mận là loại quả siêu bổ dưỡng và rất có lợi đối với sức khỏe của hầu hết mọi người. Mẹ biết không, có tới hơn 100 giống mận được tìm thấy trên toàn thế giới đó! Tại Việt Nam, có 2 loại mận phổ biến được chia theo tên gọi vùng miền đó là:

  • Mận Bắc (mận Hà Nội): Có nguồn gốc từ Ấn Độ, tên khoa học là Prunus salicina. Loại mận này có hương vị từ ngọt đến chua, mùi thơm nhẹ nhàng.
  • Mận Nam (mận Sài Gòn): Loại quả này người miền Bắc gọi là quả Roi, miền trung là Đào, chúng có tên khoa học là Syzygium samarangense. Những quả mận này khi chín thường có màu đỏ thẫm, bên trong là phần thịt mọng nước màu trắng. 

1.1. Dinh dưỡng trong 100g mận miền Bắc 

Để biết bầu ăn mận được không, mẹ nên nắm rõ về dinh dưỡng mận miền Bắc đem lại. Giá trị dinh dưỡng trong quả mận tươi miền Bắc cao hơn đáng kể so với hầu hết các loại trái cây khác. Bảng dưới đây cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng trong 100 gam mận miền Bắc.

Năng lượng 46 kcal (60 kcal)
Carbohydrate 11,4 g
Chất đạm 0,7 g (0,6 g)
Chất béo 0,28 g
Chất xơ 1,4 g
Folate 5 mcg
Axit pantothenic 135 mcg
Niacin 417 mcg
Pyridoxine 29 mcg
Riboflavin 26 mcg
Kali 157 mg
Thiamine 28 mcg
Vitamin A 200 mcg
Vitamin C 9,5 mg
Vitamin E 260 mcg
Vitamin K 6,4 mcg
Canxi 6 mg
Sắt 170 mcg
Magiê 7 mg
Mangan 52 mcg
Kẽm 100 mcg
Phốt pho 16 mg

1.2. Dinh dưỡng trong 100g mận miền Nam

Để biết bầu ăn mận được không, mẹ nên nắm rõ về dinh dưỡng mận miền Nam đem lại. Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram quả Roi (mận miền Nam) được nêu rõ bên dưới. Thông tin này dựa theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA):

Nước 93 g
Protein 0,6 g
Carbohydrate 5,7 g
Chất xơ ăn kiêng 1,5 g
Tổng chất béo 0,3 g
Vitamin A 22 mg
Vitamin C 156 mg
Vitamin B1 (Thiamine) 10 mg
Vitamin B3 (Niacin) 5 mg
Canxi 29 mg
Sắt 0,1 mg
Magiê 5 mg
Phốt pho 8 mg
Kali 123 mg
Lưu huỳnh 13 mg

2. Lợi ích sức khỏe của mận đem lại cho mẹ bầu 

Mẹ bầu ăn mận được không? Ăn mận khi mang thai có tác dụng gì? Đây là những câu hỏi phổ biến mà Góc của mẹ nhận được. Vậy mẹ cùng tìm hiểu những thắc mắc này ngay bên dưới đây nhé!

2.1. Ăn mận miền Bắc có lợi ích gì khi mang bầu?

Ăn mận miền Bắc có lợi ích gì khi mang bầu?
Ăn mận miền Bắc có lợi ích gì khi mang bầu?
  • Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và hầu hết các mẹ khi mang thai đều mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sinh non hoặc bé nhẹ cân. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như: quả mận Hà Nội.
  • Cung cấp năng lượng: Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp L-carnitine – một axit amin thay thế cần thiết để phân hủy axit béo và sản xuất năng lượng.
  • Phòng tránh táo bón: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong mận khiến chúng rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Loại quả này có thể kích thích đường tiêu hóa, làm giảm tác động của táo bón bằng cách nhuận tràng.
  • Ngăn ngừa chuyển dạ sinh non: Hàm lượng magiê tương đối cao trong mận Hà Nội có thể làm giảm nguy cơ co thắt sớm. Mẹ mang thai ăn mận giúp thư giãn các cơ cổ tử cung.
  • Giúp phát triển xương: Mận miền Bắc rất giàu Vitamin A , được biết đến với tác dụng cải thiện sự phát triển và tăng trưởng của xương. Ngoài ra, mận Bắc cũng chứa kali, Vitamin K, canxi và phốt pho, tất cả đều cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của xương của mẹ khi mang thai.

Vậy mẹ đã phần nào trả lời được câu hỏi Bầu ăn mận được không qua những điều mà mận miền Bắc đem lại đúng không?

2.2. Ăn mận miền Nam có tốt cho bà bầu không?

Bầu ăn mận được không với mận miền Nam?
Bầu ăn mận được không với mận miền Nam?
  • Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Mang thai 3 tháng đầu có được ăn mận không? Câu trả lời là CÓ! Ăn mận trong 3 tháng đầu giúp bổ sung lượng nước, giảm những tình trạng khác nguy hiểm như đau đầu, nhức đầu, chóng mặt hay thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sinh non.
  • Tăng cường chức năng miễn dịch: Vitamin C tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu. Quả Roi (mận miền Nam) giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả để chống lại cảm lạnh.
  • Cải thiện sự trao đổi chất: Sử dụng quả Roi hàng ngày giúp đẩy nhanh quá trình đồng hóa carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm, bằng cách hoạt động như một chất xúc tác cho các enzym trong các quá trình sinh hóa.
  • Tốt cho sức khỏe mắt: Trong suốt thai kỳ, khả năng hoạt động của mắt mẹ sẽ yếu hơn bình thường. Đặc biệt là những mẹ làm văn phòng, phải thường xuyên sử dụng máy tính. Nhờ lượng vitamin A dồi dào chứa trong mận mà loại quả này cực lý tưởng cho mẹ bầu bồi bổ cho đôi mắt.
  • Bảo vệ làn da mẹ bầu: Trong quả mận Sài Gòn có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại vitamin A và C có tác dụng làm làn da mẹ trở nên sáng mịn hồng hào.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Lượng nhỏ natri và cholesterol trong mận Sài Gòn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và các bệnh về sức khỏe như viêm nhiễm, sức khỏe tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp… Vitamin C làm giảm sự phát triển của các mảng bám trong cơ thể (mảng bám là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ hoặc đau tim).

Trên đây là những lợi ích của bầu miền Nam mang lại. Mẹ đã có thể trả lời Bầu ăn mận được không với mận miền Nam rùi đó!

Mẹ xem thêm: 

Mẹ bầu ăn quả vải có được không?

Mang thai ăn mít có được không?

Bà bầu ăn măng có được không?

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn mận

Bầu ăn mận được không? Liệu bao nhiêu mận là hợp lý cho mẹ bầu?
Bầu ăn mận được không? Liệu bao nhiêu mận là hợp lý cho mẹ bầu?

3.1. Ăn vừa đủ

Mẹ bầu ăn mận được không và nên ăn bao nhiêu hàng ngày? Câu trả lời này phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, v.v. Khi mang thai, mẹ có thể ăn 150-200g mận tươi trong một ngày. Mẹ phải đảm bảo rằng bạn chỉ ăn mận tươi chứ không phải mận khô, và ăn một cách điều độ.

Mặc dù mận rất ngon và bổ dưỡng nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều vì chúng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nhất định.

3.2. Ăn đúng cách

  • Nên chọn ăn mận tươi để giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước nhất, hạn chế ăn mận ngâm, mận đã được chế biến.
  • Nên rửa sạch và ngâm nước muối trước khi ăn, bởi mận thường được ăn trực tiếp, ít khi gọt vỏ.
  • Không ăn khi bụng đói, tốt nhất nên ăn sau bữa ăn. Lý do, vì mận chứa nhiều vitamin C dễ gây kích thích dạ dày.
  • Nên kết hợp nhiều loại trái cây để cân đối dinh dưỡng và mùi vị, vì mận có vị chua nhiều mẹ bầu thích vị ngọt lại rụt rè khi sử dụng.

3.3. Gợi ý mẹ bầu cách đổi món với những món ăn, thức uống từ mận

Ăn trực tiếp:

  • Mận nam hay mận bắc đều chỉ cần rửa sạch là có thể thưởng thức được, lớp vỏ giòn, vị chua, ngọt, mát và phần thịt quả nhiều và chắc là những điều hấp dẫn mẹ bầu.
  • Lưu ý là cần rửa sạch và để ráo nước, tránh bị đau bụng do vi khuẩn gây ra.

Ô mai mận:

  • Đây là món ăn hấp dẫn đa số mẹ bầu, nghĩ đến đã thèm với vị ngọt, hơi mặn và chua vừa phải, quả mận dai dai, nhưng cũng mềm tan trong miệng. Một hai trái ô mai mận cũng đã kích thích mẹ bầu ăn ngon hơn rồi.
  • Lưu ý, chọn mua ô mai mận nên chọn nơi uy tín vì ô mai mận đã chế biến khó phân biệt được nơi sản xuất đã hợp vệ sinh hay chưa.

Xem thêm: Cách làm Ô mai mận

Nguồn: Lilo Kitchen (Youtube)

Nước ép mận: 

  • Mận được ép thành nước thêm 2 thìa đường hoặc 1 thìa cafe mật ong giúp giảm vị chua, dễ uống hơn. Nước ép mận giữ được trọn vẹn dưỡng chất, và dinh dưỡng của trái mận.
  • Lưu ý mẹ bầu nhớ loại bỏ hết hạt khi ép mận.

Xem thêm: Cách Làm Nước Ép Mận Giải Nhiệt Thơm Ngon Cho Ngày Hè

Nguồn: Góc Yêu Bếp (Youtube)

Sinh tố mận: 

  • Nếu như nước ép mận chỉ lấy nước bỏ phần thịt mận thì sinh tố giúp bổ sung chất xơ không tan, tốt cho hệ tiêu hoá. Cách làm tương tự như với nước ép mận nhưng mẹ bầu có thể thêm 1 – 2 lát bạc hà khi trang trí để thêm mùi thơm.
  • Lưu ý cần bỏ hạt, và chia nhỏ trái mận trước khi xay.

Mứt mận:

  • Mứt mận thiên về vị ngọt dễ ăn, cách làm cũng đơn giản hơn ô mai mận.
  • Rửa sạch 500g mận và sên qua với 100g đường, lửa nhỏ, đến khi nước mận ra gần hết thì tắt bếp và đổ ra lọ để bảo quản.

4. Tác dụng phụ có thể gặp phải nếu ăn mận không đúng cách

Liệu thực sự bầu ăn mận được không với các tác dụng phụ khác?
Liệu thực sự bầu ăn mận được không với các tác dụng phụ khác?
  • Nguy cơ sỏi thận: Nếu mẹ bầu đang mắc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận, mẹ có thể không nhận được những lợi ích sức khỏe từ loại quả này. Sỏi thận hoặc các vấn đề về thận khác có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn mận thường xuyên.
  • Giảm lượng calo tiêu thụ: Mẹ mang thai phải nạp nhiều calo hơn bình thường để giúp thai nhi phát triển. Hàm lượng chất xơ cao trong những quả mận có thể khiến mẹ cảm thấy no lâu hơn. Điều này làm giảm lượng calo tiêu thụ, đây có thể không phải là một ý kiến ​​hay.
  • Nguy cơ dị ứng: Một số triệu chứng phát triển ngay sau khi ăn mận là sưng miệng hoặc cổ họng, khiến mẹ không chỉ ăn mà còn khó thở trong một số trường hợp. Nếu mẹ bầu bị dị ứng, hãy ngừng ăn mận ngay lập tức và nhanh chóng đến bác sĩ.
  • Hàm lượng axit cao: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ thấy khó chịu, gây ợ chua, và đầy hơi, đau bụng…
  • Gây nóng: Ăn quá nhiều mận hậu có thể sinh nhiệt, gây nóng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm da mẹ bầu mọc mụn. Mận hậu chứa lượng đường vừa phải, nhưng khi ăn số lượng lớn, đường được hấp thu nhiều, tăng nhiệt, đặc biệt vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi hơn cho mẹ bầu.

Mẹ hãy thực sự cân nhắc rằng Bầu ăn mận được không với những tác dụng phụ trên mẹ nhé!

5. Các câu hỏi thường gặp về mận cho mẹ bầu

5.1. Mẹ bầu ăn mận có nóng không?

Liệu mẹ bầu ăn mận được không với nguy cơ ăn mận có nóng?
Liệu mẹ bầu ăn mận được không với nguy cơ ăn mận có nóng?

Mận thuộc loại trái cây trung tính, tức không mát cũng không nóng. Nếu mẹ đang phân vân trong việc bầu ăn mận được không và có gây nóng không thì có lẽ đây là một sự lo lắng thừa.

Thực tế, chưa có bất cứ nghiên cứu nào nói về việc ăn mận khi mang thai bị nóng hoặc nổi mụn. Ngược lại, các vitamin trong nước ép mận Sài Gòn có thể chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn hiệu quả và giảm viêm, sẹo mụn.

Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cân nhắc về Bầu ăn mận được không khi mận gây ra cho mẹ nhiều triệu chứng làm cơ thể bị nóng!

5.2. Có bầu ăn mận miền Nam hay miền Bắc có được không?

Ngoài những lợi ích như Góc của mẹ đã đề cập bên trên, mẹ bầu có thể sử dụng mận hàng ngày. Chế biến mận thành những món ăn hấp dẫn có thể là ý tưởng hay mà mẹ nên thử.

Mận miền Nam (quả Roi) mẹ có thể dùng làm nước ép, giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.

Mận miền Bắc mẹ có thể thử thêm vào các món như: Salad, sinh tố,… hay chỉ đơn giản là ăn bất cứ khi nào mà mẹ muốn.

Sau khi đã quyết định rằng Bầu ăn mận được không, mẹ có thể tha hồ chế biến mận theo ý muốn bản thân mẹ nhé!

5.3. Mẹ có thể ăn mận khi táo bón không? 

Có, mẹ có thể. Mận có thể giúp giảm táo bón. Chọn loại mận khô vì nó có tác dụng nhuận tràng tốt hơn loại tươi.

5.4. Mận đen có tốt cho mẹ đang mang thai không?

Bầu ăn mận được không với mận đen? Câu trả lời là Có! Mận đen rất giàu magie. Điều này giúp ngăn ngừa sinh non mẹ nhé!

6. Cách lựa chọn mận cho mẹ bầu

Sau khi đã quyết định Bầu ăn mận được không, mẹ hãy chuẩn bị cho mình kiến thức để chọn những quả mận chất lượng mẹ nhé! Khi mẹ đi mua mận, tốt nhất nên chọn những quả có màu sắc rực rỡ, tươi, kích thước trung bình và mọng nước. Tránh mận bị nhăn, hư hỏng, thâm tím hoặc chưa chín. Mẹ có thể bảo quản mận chín trong túi nhựa ở tủ lạnh để kéo dài thời hạn sử dụng.

Một quả mận ngon thường có lớp vỏ bên ngoài căng mọng, nhẵn bóng. Phần cuống của mận phải tươi, hoặc còn nguyên chùm. Vỏ quả mận phải xen lẫn giữa màu xanh đỏ mới là vừa chín, còn những quả đỏ thẫm hay màu xanh nhiều hơn là do quả đã chín quá hoặc vẫn còn xanh quá. 

  • Với mận miền Nam: Mẹ bầu nên chọn những trái mận có lớp vỏ ngoài căng bóng, không bị dập. Đặc biệt, mẹ cần ưu tiên chọn những trái còn nguyên phần cuống, lá.
  • Với mận miền Bắc: Mận ngon thường có vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Mận tươi thường có cuống tươi, hoặc còn nguyên chùm, khi nắn không bị mềm nhũn. Mẹ nên tránh chọn những quả bị dập hoặc bị sâu nhé!

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “mẹ bầu ăn mận được không”. Nếu mẹ có bất cứ thắc mắc hoặc những thông tin hữu ích, xin hãy để lại dưới phần bình luận để thật nhiều người có thể biết được những thông tin tuyệt vời đó.

Mẹ xem thêm: 17 Loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nguồn tham khảo: https://parenting.firstcry.com/articles/eating-plums-aloo-bukhara-during-pregnancy-benefits-and-side-effects/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mẹ bầu ăn mận được không: 10 Tác dụng của mận cho mẹ bầu”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Bỏ túi ngay 5 loại rau dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
Trong suốt thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại rau tốt cho bà bầu với hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất chính là nhóm thực phẩm rất cần thiết để tham khảo đưa ngay […]
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Điểm danh top 10 loại hạt tốt và giàu dinh dưỡng nhất cho cả mẹ và bé – Không phải mẹ nào cũng biết!
Việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất béo có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc chọn lựa các loại hạt giàu dinh dưỡng là một giải pháp hữu ích, giúp bổ sung năng lượng, chất xơ, các dạng vitamin và khoáng chất mà không tăng cao […]
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Bầu có ăn lá lốt được không? 6 tác dụng bất ngờ mẹ không nên bỏ qua
Lá lốt là một loại rau khá quen thuộc, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho rất nhiều món ăn. Đặc biệt, chúng còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với bà bầu, việc bổ sung bất kỳ loại thực […]
Mẹ bầu ăn tôm được không? Lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé yêu!
Mẹ bầu ăn tôm được không? Lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé yêu!
Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn hải sản vì thực phẩm này chứa nhiều thủy ngân, sẽ gây hại đến thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn tôm được không? Và tôm mang đến những lợi ích sức khỏe nào cho mẹ bầu? Hãy để Góc của mẹ giải đáp “tất tần […]
[Góc giải đáp] Có bầu ăn thịt dê được không? Lý giải nguyên nhân
[Góc giải đáp] Có bầu ăn thịt dê được không? Lý giải nguyên nhân
Với mẹ bầu đang mang thai, chế độ sinh dưỡng đầy đủ và cân bằng là điều vô cùng quan trọng. Thịt dê là một trong những loại thịt đỏ mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn lo lắng có […]
“Bọ biển” ăn có nguy hiểm với bà bầu không?
“Bọ biển” ăn có nguy hiểm với bà bầu không?
Bầu có ăn được bọ biển không? Là câu hỏi dinh dưỡng mà nhiều bà bầu quan tâm thắc mắc. Là một người phụ nữ mang bầu, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin và lời khuyên dinh dưỡng để giúp bạn hiểu […]
Giỏ hàng 0