Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm và hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nhiều mẹ băn khoăn về vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Qua bài viết này, chắc chắn mẹ sẽ bất ngờ về 6 lợi ích tuyệt vời từ thịt dê đó nha!
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?
Thịt dê là một món ăn hấp dẫn, lạ miệng và chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cực kỳ phù hợp cho mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Vậy bầu 3 tháng ăn lẩu dê được không? Hãy cùng xem trong 100g thịt dê cung cấp những dưỡng chất gì cho cơ thể nhé:
Dưỡng chất | Hàm lượng | Công dụng |
Nước | 65,7g | Cung cấp nước cho cơ thể. |
Protein | 19g (có 17,5% protit) | Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. |
Chất béo | 14,1g (40% lipit) | Cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng. |
Cholesterol | 92mg | Hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục và bài tiết mật trong gan. |
Vitamin A | 22mcg | Hỗ trợ tăng trưởng tế bào, chức năng miễn dịch, phát triển thị lực của thai nhi. |
Retinol | 22mg | Chống lão hóa da, kích thích sản sinh collagen, giảm thiểu các vấn đề về da. |
Thiamin | 0,05mg | Giúp cơ thể tạo ra năng lượng từ các chất dinh dưỡng. |
Photpho | 146mg | Đảm bảo nhịp tim bình thường, giúp cơ thể sử dụng năng lượng. |
Kali | 232mg | Cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể để giúp bà bầu ổn định huyết áp; làm giảm hiện tượng chuột rút ở chân ở phụ nữ mang thai. |
Natri | 80,6mg | Giúp điều hòa, duy trì và bù nước trong cơ thể. |
Magie | 20mg | Giúp bà bầu giảm suy nhược, mệt mỏi hay béo phì ở thai kỳ. |
Sắt | 2,3mg | Sản sinh ra nhiều huyết sắc tố để tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ. |
Riboflavin | 0,14mg | Giúp da, mắt, dây thần kinh và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. |
Niacin | 4,5mg | Giữ cho hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và làn da khỏe mạnh. |
Vitamin E | 0,26mg | Giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. |
Kẽm | 3,22mg | Cân bằng nội tiết tố nữ; tăng sức khỏe hệ thần kinh, xương khớp; giúp mắt, làn da khỏe mạnh hơn. |
Selen | 32,2mcg | Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. |
Đồng | 0,75mg | Chống oxy hóa, ngừa ung thư, tốt cho tim mạch và rất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh. |
Mangan | 0,22mg | Giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng vitamin từ thực phẩm vào cơ thể mẹ và truyền dưỡng chất để nuôi thai nhi. |
2. 6 lợi ích của lẩu dê đối với mẹ mang thai 3 tháng đầu
Với những thành phần dinh dưỡng như trên thì bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn lẩu dê bởi những lợi ích cho sức khỏe như sau:
2.1. Hạn chế tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu 3 tháng
Khi mang thai, mẹ cần một lượng máu lớn để cung cấp cho thai nhi, do vậy dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, mệt mỏi hay hoa mắt chóng mặt. Bởi vậy, mẹ cần phải bổ sung thêm sắt cho cơ thể để hỗ trợ sản sinh ra nhiều huyết sắc tố tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
Thịt dê là một thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao. Trung bình cứ 100g thịt dê sẽ cung cấp cho cơ thể 2.1mg sắt. Do vậy, đây chính là thực phẩm vàng giúp mẹ giải quyết nỗi lo thiếu máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ đó ạ!
2.2. Giúp xương và răng chắc khỏe
Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Chắc hẳn mẹ sẽ không còn lo ngại điều đó nếu biết thịt dê có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe. Với hàm lượng canxi cao, thịt dê có tác dụng ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và góp phần hình thành xương khớp cho thai nhi. Hơn nữa, thành phần kẽm có trong thịt dê còn hỗ trợ tổng hợp, hoạt hóa hormon tăng trưởng GH và IGF 1, giúp hệ xương và răng của cả mẹ và bé phát triển tốt.
2.3. Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ thường có cảm giác mệt mỏi, yếu ớt do thai nghén. Trong thịt dê có chứa rất nhiều chất kẽm có tác dụng tổng hợp và làm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, thành phần Selen có trong thịt dê có tác động đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Nhờ các dưỡng chất đó, cơ thể mẹ được tăng thêm sức đề kháng giúp khỏe hơn, tránh mệt mỏi. Như vậy, mẹ đã yên tâm trả lời câu hỏi bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không rồi nhỉ!
2.4. Lẩu dê hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu
Mẹ lo ngại bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không vì thịt dê có quá nhiều dưỡng chất sẽ gây khó tiêu? Thế nhưng mẹ biết không, thịt dê thực chất lại là một thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Do có hàm lượng vitamin B3 cao (cứ trong 100g thịt dê lại chứa 4.9mg vitamin B3), thịt dê có tác dụng hỗ trợ cho nhiều chức năng của đường tiêu hoá, bao gồm sự phân hủy carbohydrate và chất béo.
Ngoài ra, trong thịt dê còn chứa Kali, một loại dưỡng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất đường bột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bởi vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm thịt dê vào khẩu phần ăn của mình để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn nhé!
2.5. Giúp da mẹ bầu tươi sáng
Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng da khô ráp, thâm nám hay nhiều mụn khiến mẹ mất tự tin và chán nản. Ăn thịt dê sẽ giúp mẹ giải quyết tình trạng khó chịu này đó nha! Bởi trong đó có chứa rất nhiều các chất tốt cho da như retinol với tác dụng chống lão hóa, giảm tình trạng da thâm nám; vitamin E giúp kích thích sản sinh collagen, giúp da mẹ bầu căng mịn, đàn hồi tốt hơn.
2.6. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai là một thời điểm nhạy cảm nên mặc dù ưa thích thịt dê, nhiều mẹ bầu cẩn thận vẫn băn khoăn liệu bầu 3 tháng ăn lẩu dê được không? Mẹ hãy yên tâm sử dụng loại thực phẩm này nhé, bởi thịt dê sẽ cung cấp cho mẹ một tổ hợp gồm nhiều loại vitamin B, bao gồm cả B12. Vitamin B12 giúp hình thành hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở trẻ sơ sinh.
3. Cách làm lẩu dê ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Sau khi đã yên tâm với vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không, chắc hẳn mẹ sẽ muốn tìm hiểu cách chế biến lẩu dê sao cho ngon mà vẫn giữ lại được các chất dinh dưỡng bên trong. Bởi vậy, Góc của mẹ sẽ gợi ý cách làm lẩu dê cực hấp dẫn mà dễ làm cho mẹ bầu bồi bổ nhé:
Nguyên liệu:
- Xương dê: 2kg
- Thịt dê tươi: 1kg
- Củ sen: 300gr
- Nấm mèo: 3 – 6 tai
- Trái dừa dùng để làm nước lẩu: 2 quả
- Gia vị chính gồm: ngũ vị hương, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, tỏi hành, sả và gừng
- Đậu phụ: 4 miếng
- Khoai môn: 1 củ (0.5kg)
- Bún tươi, mỳ trứng tùy ý: khoảng 500gr
- Rau xanh ăn kèm lẩu: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ, xà lách, mùi,…
Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:
- Bước 1: Trước tiên, mẹ làm sạch thịt dê bằng cách ngâm thịt dê vào hỗn hợp gừng giã nhuyễn và rượu để khử mùi.
- Bước 2: Sơ chế nguyên liệu: Củ sen mẹ cắt tròn; nấm mèo ngâm nước để nở to; đậu phụ cắt miếng nhỏ và chiên lên; hành tím và tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Bước 3: Rửa sạch phần thịt dê vừa ngâm và để ráo nước. Mẹ cũng có thể dùng giấy thấm qua cho nhanh khô. Sau đó, mẹ ướp thịt dê với tỏi và hành tím đã băm nhỏ cùng với một chút gia vị (bột ngọt, tiêu, hạt nêm và ngũ vị hương) và để trong 40 phút cho thấm.
- Bước 4: Phi thơm hành tỏi, cho xương dê vào xào săn. Tiếp theo, mẹ cho 1.5l nước vào nồi nấu sôi và thêm vào đó vài củ sả đã đập dập, rồi đun thật to lửa.
- Bước 5: Sau khi nồi nước dùng sôi lên, mẹ nhớ vớt hết bọt để nước xương được thơm ngọt rồi vặn lửa nhỏ vừa, tiếp tục dùng khoảng 30p thì cho thêm nước dừa tươi vào và tiếp tục ninh.
- Bước 6: Mẹ tiếp tục ninh nồi nước trong lửa vừa khoảng 45 – 60p rồi cho thêm củ sen, nấm mèo và các nguyên liệu đã xào rồi nêm lại gia vị vừa miệng.
- Bước 7: Cuối cùng, mẹ bày phần nước dùng, thịt dê, rau rửa sạch, khoai môn chiên vàng là hoàn thành món lẩu dê siêu hấp dẫn rồi đó nha!
Vậy là chỉ vài bước thực hiện đơn giản, mẹ đã làm được một nồi lẩu dê vừa ngon vừa chất lượng rồi đúng không nào! Chắc hẳn sau khi thử món ăn này, mẹ sẽ không còn lo ngại về vấn đề bầu 3 tháng có ăn lẩu dê được không?
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì ở tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên con trai, tên con gái 2022. Để chọn được tên hay, độc lạ, đáng yêu cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!
Mời mẹ xem thêm: Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ với 100+ tên cho bé cực hay và ý nghĩa
4. Gợi ý các món ăn từ thịt dê cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
4.1. Thịt dê hầm ngũ vị hương
Nguyên liệu:
- Thịt dê: 500gr
- Cà rốt: 2 củ
- Khoai tây: 2 củ
- Tiêu
- Ngũ vị hương, bột cà ri
- Nước dừa tươi
- Gừng, hành, tỏi
- Bột năng
- Rượu trắng
Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:
- Bước 1: Ngâm thịt dê vào hỗn hợp rượu và gừng đập nhỏ để khử mùi hôi.
- Bước 2: Tiếp theo, dập nhỏ gừng, hành và tỏi. Lấy thịt dê đã ngâm ra, cắt thành từng miếng nhỏ (dài khoảng 3cm). Sau đó, mẹ ướp thịt dê với bột cà ri, rượu, tỏi băm, hành băm và một ít gia vị (muối, đường, mì chính, xì dầu) trong khoảng 20-30 phút.
- Bước 3: Cắt cà rốt và khoai tây thành miếng nhỏ và cho vào chảo chiên lên. Sau đó, mẹ cho khoai tây, cà rốt đã chiên ra một cái bát, tiếp tục cho gừng đã đập nhỏ vào chảo phi lên và đổ nước dừa vào.
- Bước 4: Lấy 1 chiếc nồi khác, phi tỏi lên và cho thịt dê vào xào, sau đó vặn nhỏ lửa và đậy vung hầm khoảng 20 phút để cho thịt mềm và săn lại.
- Bước 5: Đổ hỗn hợp nước dừa và gừng vừa làm ở trên vào nồi thịt dê. Sau đó, mẹ đun đến khi nước sôi thì bỏ cà rốt và khoai tây vào.
- Bước 6: Tiếp tục đun nồi thịt trong 2 phút. Cuối cùng, mẹ bỏ 1 ít bột năng vào bát pha với nước rồi cho vào nồi thịt dê để phần nước dùng sánh lại hấp dẫn hơn.
Vậy là mẹ đã làm xong món thịt dê hầm ngũ vị hương cực hấp dẫn rồi đó! Chắc chắn sau khi hoàn thành món ăn này, mẹ không những không còn băn khoăn bầu 3 tháng có ăn lẩu dê được không mà ngược lại, vô cùng yêu thích loại thực phẩm này đó nha!
4.2. Cháo chân dê
Nguyên liệu:
- Chân dê: 3 – 4 chiếc
- Gạo nếp: 1 cốc
- Thông thảo: 10gr
- Hạt sen: 20gr
- Ý dĩ: 15 – 20gr
- Rượu trắng
- Gừng: 1 củ
Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:
- Bước 1: Sơ chế chân dê: Mẹ lấy phần chân dê tầm 10-15cm tính từ móng lên, sau đó bỏ phần móng, cạo sạch lông và đốt qua lửa cho sạch sẽ.
- Bước 2: Ngâm phần chân dê vừa sơ chế vào hỗn hợp rượu và gừng để loại bỏ mùi hôi.
- Bước 3: Bỏ gạo nếp, thông thảo, hạt sen, ý dĩ và chân dê vào nồi hầm lên trong khoảng 30 phút là dùng được.
Đây thật sự là một món ăn đơn giản, dễ làm, tiết kiệm thời gian mà vẫn siêu bổ dưỡng phải không nào!
4.3. Chân dê tiềm thuốc bắc
Nguyên liệu:
- Chân dê: 4 chân câu kỷ tử
- Thuốc bắc: 1 gói
- Nước xương: 2 lít
- Gia vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường,…
Mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:
- Bước 1: Sơ chế chân dê: Mẹ lấy phần chân dê tầm 10-15cm tính từ móng lên, sau đó bỏ phần móng, cạo sạch lông và đốt qua lửa cho sạch sẽ.
- Bước 2: Tiếp theo, luộc sơ chân dê vừa sơ chế và chặt miếng vừa ăn.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đun sôi phần nước xương, cho gói thuốc bắc vào, tiếp tục đun với lửa nhỏ và cho chân dê vào.
- Bước 4: Nêm nếm gia vị vừa ăn và hầm trong lửa nhỏ khoảng 30 phút cho nước cạn bớt là xong.
Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Sau khi đọc bài viết này, Góc của mẹ tin chắc rằng các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm với câu trả lời là có đúng không nào!
5. Lưu ý cho mẹ khi ăn lẩu dê khi mang thai 3 tháng đầu
1 – Mẹ chỉ nên ăn lẩu dê 1 lần/tuần thôi: Theo Đông Y, thịt dê là thực phẩm có tính nóng, do vậy mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để tránh bị nóng trong, khó chịu. Hơn nữa, đây cũng là thực phẩm giàu đạm và các chất dinh dưỡng khác nên ăn nhiều có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ chỉ nên sử dụng loại thực phẩm này 1 lần/tuần để đảm bảo cung cấp vừa đủ các dưỡng chất cho cơ thể, tránh bị thừa chất gây hại cho cơ thể.
2 – Mẹ chú ý không kèm với những thực phẩm có tính kỵ với thịt dê: Bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng có những tính hợp hay tính kỵ với một số thực phẩm khác. Việc sử dụng các loại thực phẩm kỵ nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm và hại sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm có tính kỵ đối với thịt dê mà mẹ cần lưu ý:
- Thịt dê kỵ trà: Thịt dê có chứa hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, lại chứa nhiều acid tannic. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau sẽ tạo ra chất tannabil khiến cho lượng nước trong đường ruột giảm đi, gây ra hiện tượng táo bón.
- Thịt dê kỵ dưa hấu: Mẹ bầu không nên ăn dưa hấu ngay sau khi ăn thịt dê, bởi thịt dê có tính nóng, trong khi dưa hấu lại có tính hàn. Sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này có thể gây ra đau bụng hay rối loạn tiêu hóa.
- Thịt dê kỵ bí đỏ: Việc kết hợp ăn lẩu thịt dê cùng với bí đỏ cũng không tốt cho mẹ bầu. Bởi vì cả hai thực phẩm này đều có tính nóng, ăn với nhau rất dễ phát hỏa, nóng trong người.
- Thịt dê kỵ đậu đỏ: Theo Đông Y, đậu đỏ có tính mát còn thịt dê lại có tính nóng. Do vậy, khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Thịt dê kỵ hạt dẻ: Hai thực phẩm này đều có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, do vậy nếu ăn cùng nhau hoặc ăn số lượng nhiều có thể dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.
3 – Không nên ăn quá cay: Ăn cay là sở thích của nhiều người, đặc biệt là khi chế biến các món lẩu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá cay bởi có thể gây ra tình trạng nóng trong người, mụn nhọt, nhiệt miệng, ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa, đồng thời không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
4 – Mẹ nên nấu chín thịt ở nhiệt độ 63 độ C để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, tránh những vi khuẩn có hại.
5 – Một số mẹ bầu không nên ăn thịt dê: Tuy là một món ăn ngon lành, bổ dưỡng nhưng nếu mẹ có một số bệnh sau đây thì không nên sử dụng nha:
- Mẹ bầu bị rối loạn chức năng tim hoặc cao huyết áp: Thịt dê có tính nóng nên không tốt cho tim. Đồng thời lượng chất béo trong thịt dê dễ khiến tình trạng cao huyết áp của mẹ thêm nghiêm trọng.
- Mẹ bầu bị viêm gan: Thịt dê giàu protein, chất béo, đòi hỏi gan phải hoạt động nhiều. Bởi vậy, nếu gan mẹ bầu không tốt thì sau khi ăn thịt dê, lá gan của mẹ sẽ phải “làm việc” vất vả hơn, tiêu hóa khó khăn hơn.
- Mẹ bầu bị nóng trong người: Thịt dê có tính nóng nên sẽ làm cho bà bầu bị nóng thêm dẫn tới tình trạng nổi nhiệt với các biểu hiện như nhiệt miệng, nổi mụn,…
- Mẹ bầu đang bị đau, viêm: Tính nóng trong thịt dê có thể làm nghiêm trọng hơn các cơn đau, viêm nhiệt lở loét khoang miệng, ho,…
Lời kết: Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích về thịt dê cho me bầu tham khảo. Góc của mẹ tin rằng, với bài viết này, mẹ sẽ không còn băn khoăn về vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không mà hoàn toàn yên tâm sử dụng loại thực phẩm đó. Chúc mẹ thật nhiều sức khỏe để có một thai kỳ an toàn!
Xem thêm:
Mẹ bầu ăn cay được không? 7 điều mẹ nhất định phải biết khi ăn cay