Mẹ bầu uống cà phê được không và uống bao nhiêu cốc một ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Cùng Góc của mẹ tham khảo ngay bài viết sau để mẹ yên tâm sử dụng nhé!
Mục lục
1. Mẹ bầu uống cà phê được không?
- Câu trả lời là cũng như các thức uống dinh dưỡng khác cho mẹ bầu, mẹ hoàn toàn có thể uống cà phê, vì thế mẹ đừng quá lo lắng nữa nhé. Lời khuyên cho mẹ là mẹ nên uống cà phê với liều lượng vừa đủ thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé khi đang mang thai.
- Thành phần chính trong hạt cà phê là caffeine, đây là yếu tố giúp xua tan tình trạng uể oải, mệt mỏi, thiếu tập trung cho mẹ trong giai đoạn mang thai. Cũng chính vì thế mà thức uống này được nhiều mẹ bỉm ưa chuộng và lựa chọn như một cách khởi đầu cho ngày mới đầy năng lượng.
Mẹ bầu uống cà phê được không:
2. Mẹ bầu uống cà phê được không? Mẹ bầu nên uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày?
- Mẹ bầu uống cà phê giúp tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, tuy nhiên mẹ nên biết cách uống cà phê với liều lượng thế nào là hợp lý để tránh đem lại những ảnh hưởng không tốt.
- Nhiều chuyên gia khuyên rằng, mẹ không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 1 cốc cà phê phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan). Hơn nữa, mẹ nên lựa chọn các thương hiệu cà phê uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để yên tâm sử dụng nhé!
- Để định lượng đúng mức caffeine dành cho mẹ bầu, mẹ hãy tham khảo ngay bảng hàm lượng caffeine trong từng loại cà phê dưới đây:
Loại cà phê | Khối lượng | Hàm lượng Caffeine |
Cà phê pha nguyên hạt | 227 g | 95-200 mg |
Cà phê pha | 453 g | 330 mg |
Latte, Misto hoặc Cappuccino | 453 g | 150 mg |
Espresso | 28,4 g | 64 mg |
Cà phê pha sẵn (đóng gói) | 1 muỗng cafe | 31 mg |
Cà phê pha sẵn (tách bỏ caffeine) | 227 g | 2 mg |
3. Điều gì xảy ra khi mẹ uống quá nhiều cà phê?
3.1. Ảnh hưởng đến mẹ
3.1.1. Hại tim, gan
Caffeine về bản chất vẫn là một chất kích thích, nếu mẹ bầu uống cà phê vượt quá ngưỡng cho phép, mẹ dễ gặp tình trạng tim đập nhanh và khó thở. Hơn nữa, khi mẹ duy trì việc này thời gian dài, có khả năng khiến gan bị nóng và chịu nhiều ảnh hưởng không tốt.
3.1.2. Hại máu
Làm tăng lượng đường trong máu chính là một trong các biểu hiện khi mẹ bầu uống cà phê quá nhiều. Lúc này, các adrenaline trong cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng, quá trình này dẫn đến việc tăng cường sự “thèm muốn” bổ sung đường. Trong quá trình cung cấp thêm lượng đường vào cơ thể, mẹ bầu thường muốn cho thêm đường vào cà phê. Điều này thường dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
3.1.3. Bệnh béo phì
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, mẹ bầu uống cà phê nhiều hơn mức cho phép có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Mẹ bỉm đôi khi xem nhẹ bệnh này, béo phì chính là tiền đề để dẫn đến các bệnh khác như tim mạch, hệ hô hấp,…
3.1.4. Gây mệt mỏi, mất ngủ
Chất kích thích trong cà phê khiến mẹ tỉnh táo, tuy nhiên khi mẹ bầu uống cà phê quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng khó chịu, lo lắng, gây mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ. Điều này hoàn toàn không tốt cho mẹ vì trong giai đoạn mang thai, mẹ cần được ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tình trạng mất ngủ và mệt mỏi kéo dài sẽ khiến mẹ yếu đi và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
3.2. Ảnh hưởng đến thai nhi
3.2.1. Gây dị tật thai nhi
Vì lượng caffein dư thừa có thể tạo ra nhịp tim không đều, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bà bầu uống cà phê hơn 200mg mỗi ngày có nguy cơ gây dị tật thai nhi gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine.
3.2.2. Sảy thai
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa caffeine và sảy thai hoặc thai chết lưu hoặc sinh non. Theo nhiều nghiên cứu trước đây về cafein với phụ nữ mang thai, kết quả cho thấy rằng nguy cơ sảy thai khi mẹ uống quá nhiều cà phê sẽ tăng cao hơn. Trong một nghiên cứu khác, thì cho rằng caffeine chỉ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai khi kết hợp với hút thuốc, rượu và ma túy.
3.3.3. Gây chết phôi thai
Một số bằng chứng cho thấy hoàn toàn xuất hiện sự gia tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi khi người mẹ sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa caffeine. Nghiên cứu ở Đan Mạch chỉ ra rằng bà bầu uống cà phê hơn 8 cốc mỗi ngày trong khi mang thai sẽ có nguy cơ bị phôi thai chết cao gấp 2 lần phụ nữ không dùng cà phê.
3.3.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển gan
Caffeine cũng có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến các cơ quan đang phát triển trong bào thai. Cơ quan nội tạng như gan hay thận của bé đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế khi còn trong bụng mẹ, bé không thể tự xử lý được loại chất này.
4. Thức uống chứa ít lượng caffeine cho mẹ bầu
- Trà xanh: Trà xanh hoặc trà thảo mộc chứa hàm lượng caffeine thấp hơn lại mang nhiều giá trị dinh dưỡng, vì thế đây là thức uống rất phù hợp cho mẹ bầu.
- Cà phê hòa tan: Một nửa muỗng cà phê hòa tan với sữa tươi sẽ là một lựa chọn tốt cho bà bầu. Vừa giúp mẹ tỉnh táo mà lại không cần nạp quá nhiều caffeine vào cơ thể.
- Cà phê decaf: Cà phê decaf là loại cà phê đã tách chiết gần như tất cả hàm lượng caffeine. Nếu mẹ đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn yêu thích cà phê thì đừng nên bỏ qua món cà phê decaf nhé.
- Nước chanh: Thức uống này hoàn toàn không chứa caffeine hay các chất kích thích nào đối với em bé. Ngoài ra, nước chanh còn tốt cho tiêu hóa, sức khỏe của tim và da cũng như làm dịu cơn khát của mẹ.
- Nước dừa: Nước dừa giúp duy trì cân bằng pH, giảm tiêu hóa, cải thiện khả năng miễn dịch và cũng giúp mẹ bầu tăng năng lượng.
Mẹ có thể tham khảo thêm:
Bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con
5. Mẹo cho mẹ bầu “ghiền” cà phê
- Áp dụng chế độ giảm dần lượng cà phê nạp vào cơ thể: Rất khó khăn khi phải cắt bỏ bớt lượng cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ nên giảm dần lượng cà phê mỗi ngày để cơ thể tập làm quen với thay đổi này.
- Tập thể dục: Mẹ có thể vận động nhẹ kết hợp với âm nhạc để kích thích tuần hoàn máu, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Điều này không những làm mẹ tạm quên đi cơn thèm cà phê mà còn giúp mẹ khỏe mạnh hơn.
- Thay việc uống cà phê bằng những sở thích lành mạnh khác: Ngoài việc tập thể dục nhẹ nhàng, mẹ có thể đi mua sắm, đọc sách, dạo phố cùng bạn bè để xua tan cơn thèm cà phê.
- Uống nước ép trái cây thay vì uống cà phê: Kết hợp vận động nhẹ nhàng và thưởng thức các món thức uống từ trái cây và rau củ vừa thơm ngon lại còn bổ dưỡng, điều này giúp mẹ tránh xa cơn ghiền cà phê ngay lập tức.
6. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu uống cà phê
6.1. Mẹ bầu uống cà phê sữa được không?
Cà phê sữa về bản chất vẫn chứa hàm lượng cao caffeine. Tuy nhiên, để an toàn cho mẹ bầu uống cà phê, mẹ nên tăng lượng sữa có trong thức uống này hơn so với bình thường và không nên uống quá 2 cốc mỗi ngày.
6.2. Uống cà phê có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không?
Mẹ cần bổ sung chất sắt đầy đủ để tăng khả năng thụ thai, thế nhưng cà phê lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể mẹ. Vì thế, mẹ dùng cà phê mỗi ngày sẽ gián tiếp làm giảm khả năng thụ thai. Hơn nữa, nếu mẹ tiêu thụ caffeine hơn 200mg một ngày có thể sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều estrogen dẫn đến rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây vô sinh – hiếm muộn.
6.3. Uống cà phê có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không?
Sự thật là, việc mẹ bầu uống cà phê được cho là không làm ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Kết quả thử thai có chính xác hay không có thể còn do nhiều yếu tố khác nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Chẳng hạn như là thời điểm thử thai, chất lượng que thử,… Để chắc chắn nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
6.4. Uống cà phê có gây sảy thai không?
Chỉ cần sử dụng với liều lượng hợp lý, cà phê sẽ không gây nên tình trạng sảy thai không mong muốn ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý khi sử dụng, đặc biệt là với các bà bầu bị tình trạng thiếu sắt. Bởi, thức uống này có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
6.5. Mẹ cho con bú uống cà phê được không?
Khi mẹ bầu uống cà phê, caffeine có trong cà phê khi được nạp vào cơ thể mẹ có thể ngấm vào sữa, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa. Theo đó, bé sau khi bú sữa mẹ sẽ khiến tim đập nhanh, bé dễ quấy khóc. Thời điểm đang cho con bú, mẹ có thể uống cà phê sữa nhưng nên dùng ở hàm lượng hợp lý. Ngoài ra, không cho con bú sau khoảng 1 đến 2 giờ, kể từ lúc uống cà phê. Lúc này, nồng độ caffeine có trong sữa mẹ đang ở mức cao nhất, hoàn toàn không tốt cho dòng sữa mẹ.
Hy vọng những chia sẻ trên từ Góc của mẹ đã giúp mẹ bầu uống cà phê yên tâm sử dụng và biết hàm lượng mà mình có thể tiêu thụ là bao nhiêu để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé yêu nhé.