Tiêm phòng trước khi mang thai là một trong những điều cực kỳ quan trọng đối với những ai đang muốn có em bé. Vậy tại sao phải tiêm phòng trước khi mang thai? Hãy cùng Góc của mẹ đọc bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu rõ hơn bố mẹ nhé.
Xem thêm: Các mũi tiêm phòng cho bé mà mẹ không được quên
Mục lục
1. Tại sao cần tiêm phòng trước khi mang thai?
Các loại vắc-xin các mẹ tiêm trước khi mang thai không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe của em bé. Khả năng miễn dịch của các mẹ là tuyến phòng thủ đầu tiên của bé chống lại một số bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, nếu các mẹ có kế hoạch mang thai, bây giờ là thời gian để đảm bảo tiêm chủng các loại vắc xin cần thiết.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vắc-xin đều an toàn để tiêm khi mang thai. Vắc-xin có ba dạng: vi-rút sống, vi-rút bất hoại và toxoid.
1.2. Phân loại vắc xin
Xem thêm: Trẻ em hay phụ nữ mang thai có được tiêm vắc xin covid-19 hay không ?
- Vắc xin bất hoạt là vắc-xin bao gồm các hạt vi-rút, vi khuẩn hoặc mầm bệnh khác đã được nuôi cấy và sau đó mất khả năng tạo ra bệnh
- Vắc xin sống sử dụng mầm bệnh vẫn còn sống (nhưng hầu như luôn luôn bị suy giảm)
- Toxoid là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật).
Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin sống. Chẳng hạn: vắc-xin kết hợp sởi, quai bị và rubella (MMR). Vì có khả năng những thứ này sẽ gây hại cho thai nhi. Tiêm phòng uốn ván/ bạch hầu/ ho gà (Tdap), đều an toàn vì chúng thuộc dòng vắc-xin bất hoạt
2. Tiêm phòng trước khi mang thai, nên tiêm phòng gì?
2.1. Vắc-xin sởi, quai bị và Rubella (MMR)
Sởi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan do vi-rút aramyxoviridae gây ra. Bệnh sởi bắt đầu bằng sốt, ho và sổ mũi và phát ban đỏ vài ngày sau đó. Phụ nữ mang thai nhiễm sởi không gây dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hay bé bị nhẹ cân sẽ có tỉ lệ cao hơn so với những phụ nữ mang thai không bị nhiễm sởi.
Quai bị cũng là một bệnh do virus truyền nhiễm khiến tuyến nước bọt bị sưng lên. Nếu người phụ nữ bị nhiễm vào một trong hai thai kỳ, nguy cơ sảy thai có thể tăng lên.
Virus rubella, còn được gọi là sởi Đức, biểu hiện là các triệu chứng giống cúm bình thường theo sau phát ban. Nó có thể có hại trong thai kỳ. Có tới 85% trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu tiên sinh con có khả năng bị khiếm khuyết. Chẳng hạn như mất thính lực hoặc thiểu năng trí tuệ.
2.2. Vắc xin thủy đậu
Đây là một bệnh cực kỳ dễ lây lan. Thủy đậu gây sốt và khó chịu, nổi mẩn ngứa. Khoảng 2% bé có mẹ bị thủy đậu trong 5 tháng đầu tiên của thai kỳ bị dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, phụ nữ bị thủy đậu trong thời gian sinh nở cũng có thể truyền bệnh nguy hiểm đến tính mạng em bé.
2.3. HPV
HPV là nguyên nhân có thể gây ra hầu hết các bệnh về ung thư cổ tử cung. Vì vậy, vắc xin HPV được khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 11 hoặc 12 tuổi đến 26 tuổi. Vắc xin HPV không được khuyến cáo tiêm trong thai kỳ. Đối với những phụ nữ chưa tiêm vắc xin, các mẹ nên chủ động tiêm trước khi có em bé nhé.
2.4. Viêm gan B
Viêm gan B có thể truyền cho thai nhi và dẫn đến suy gan, ung thư gan. Vì vậy, tiêm vắc xin này trước khi mang thai sẽ giúp em bé và mẹ có sức đề kháng tốt hơn.
2.5. Cúm
Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam, chúng ta có khả năng bị cúm nhiều hơn. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra biến chứng gì nguy hiểm hay đặc biệt cả. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé. Đặc biệt là những mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
3. Thời điểm hợp lý để tiêm phòng trước khi mang thai
Góc của mẹ đã tổng hợp những loại vắc xin, thời gian và số liều tiêm để bố mẹ cùng tham khảo. Những thông tin này được tổng hợp và tham khảo theo Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC.
Hi vọng những thông tin trên giúp bố mẹ có những thông tin hữu ích về việc tiêm phòng trước khi mang thai. Đồng thời, mẹ cũng chuẩn bị tiêm những loại vắc xin cần thiết nhất để có một thai kỳ khoẻ mạnh.
Nguồn tham khảo
- Medically reviewed by the Centers for Disease Control and Prevention, May 2018.
- What to Expect When You’re Expecting, 5th edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.
- Centers for Disease Control and Prevention, Maternal Vaccines: Part of a Healthy Pregnancy, August 2016.
- Centers for Disease Control and Prevention, Pregnancy and Vaccination, July 2016.
- Centers for Disease Control and Prevention, Morbidity and Mortality Weekly Report, December 2006.
- Centers for Disease Control and Prevention, Guidelines for Vaccinating Pregnant Women, August 2016.
- Trang web Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC, https://vnvc.vn/