Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thông tin mới nhất về vắc xin Covid-19: Trẻ em hay phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin không?

Mới đây, thông tin vắc xin covid – 19 về Việt Nam là một trong những vấn đề được các mẹ quan tâm. Những ngày phải “ở yên một chỗ” sẽ sớm kết thúc. Cuộc sống sẽ lại sớm trở lại với nhịp độ thường nhật. Bên cạnh niềm vui ấy chắc hẳn đi cùng rất nhiều những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Liệu vắc xin có an toàn không? Những ai sẽ được tiêm vắc xin? Bé của mẹ có thể tiêm vắc xin được không?. Không phải tìm đâu xa, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin mới nhất giúp mẹ giải đáp thắc mắc về vắc xin covid-19.

Mẹ nên tìm hiểu:

Phụ nữ mang thai mùa Covid-19 – Cách phòng và tránh dịch

5 lưu ý khi trẻ quay lại trường đi học trong mùa dịch Covid-19

1. Vắc xin Covid – 19 về Việt Nam là vắc xin do nước nào sản xuất?

Vắc xin Covid – 19 về Việt Nam là vắc xin do nước nào sản xuất
Vắc xin Covid – 19 về Việt Nam là vắc xin do nước nào sản xuất

Mới đây, Việt Nam đã nhập khẩu lô vắc xin covid-19 đầu tiên về nước. Đây là vắc xin của hãng AstraZeneca do Anh sản xuất. Được nghiên cứu và phát triển bởi đại học Oxford và hãng dược nổi tiếng thế giới AstraZeneca (Vương quốc Anh). Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 62 đến 90%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng. Hiện Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vaccine AstraZeneca cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

2. Vắc xin phòng ngừa covid – 19 có an toàn hay không?

Để được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, chắc chắn loại vắc xin này đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ an toàn và hiệu quả. Được thử nghiệm lâm sàn trên 60.000 người trên toàn cầu. Đặc biệt, tại giai đoạn thử nghiệm II/III ở Anh và Brazil cho thấy vắc xin này có kết quả rất tích cực, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa COVID-19. Không có trường hợp nhập viện hoặc trường hợp nghiêm trọng nào của bệnh được báo cáo ở những người tham gia tiêm vắc xin.

Theo WHO, chỉ cần đạt trên 50% hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 là các vắc xin đã có thể được sản xuất rộng rãi để bảo vệ người dân trong tình hình đại dịch phức tạp. Hiệu quả của vắc xin AstraZeneca lên tới 70%.

3. Ai được ưu tiên tiêm vắc xin covid-19?

Ai được ưu tiên tiêm vắc xin covid-19?
Ai được ưu tiên tiêm vắc xin covid-19?

Sáng 24/2/2021, Việt Nam đã nhập khẩu lô vaccine AstraZeneca đầu tiên về nước. Đây là lô vaccine đầu tiên trong 30 triệu liều mà công ty cổ phần Việt Nam Vaccine (VNVC) đã đặt mua. Vì lượng vắc xin về thành từng đợt nên không thể cùng lúc cho toàn dân được tiêm chủng. Sẽ có nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trước. Đây là một câu hỏi về vắc xin covid-19 mà nhiều mẹ thắc mắc. Nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine trước đó là:

  • Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao.
  • Lực lượng bộ đội, công an, những người lao động ở tuyến đầu chống dịch, khu cách ly.
  • Người dân vùng dịch.
  • Người cao tuổi, có bệnh nền, dễ bị tổn thương phải chăm sóc y tế.

Khi nguồn vắc xin tăng lên, việc tiêm chủng sẽ được mở rộng. Lúc đó tất cả người dân Việt Nam sẽ đều được tiêm chủng. Đây là bước khả quan trong công cuộc chống bệnh dịch ở Việt Nam để đưa tình trạng đất nước trở lại bình thường.

4. Mẹ đang mang thai có được tiêm vắc xin không?

Mẹ đang mang thai có được tiêm vắc xin không?
Mẹ đang mang thai có được tiêm vắc xin không?

Câu trả lời cho câu hỏi về mẹ đang mang thai có được tiêm vắc xin covid -19 không là CÓ. Vì vậy mẹ đang mang thai nếu ở trong độ tuổi thích hợp để tiêm vắc xin thì có thể tiêm chủng. Việc này là an toàn kể cả với mẹ đang mang thai và cho con bú.

Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn tiêm hoặc không. Đối với mẹ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, điều này là không bắt buộc. Có nhiều lí do cho sự lựa chọn không tiêm, trong đó đa số là vì sự lo lắng cho sức khỏe thai kì. Trên thực tế, vắc xin không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong bụng mẹ hoặc qua sữa mẹ nên mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, các bà mẹ đang mang thai bị mắc covid-19 có nguy cơ cao bị mắc các bệnh nghiêm trọng khác so với những phụ nữ khác trong độ tuổi sinh sản. Mẹ mang thai bị nhiễm covid-19 cũng có nguy cơ cao hơn dẫn đến kết quả bất lợi cho thai kì. Vì vậy mẹ mang thai nên có biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như sức khỏe bé.

5. Trẻ em có được tiêm vắc xin covid-19 không?

Trẻ em có được tiêm vắc xin covid-19 không?
Trẻ em có được tiêm vắc xin covid-19 không?

Độ tuổi được tiêm vắc xin covid-19  AstraZeneca là 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên nhiều nước đang nghiên cứu và bắt đầu thử nghiệm vắc xin trên cơ thể trẻ em. Việc thử nghiệm lâm sàng và kiểm tra phản ứng là cần thiết để chế tạo vắc xin phù hợp cho bé. Chắc hẳn nhiều mẹ vẫn còn băn khoăn với câu hỏi về vắc xin covid-19 này. Theo dự đoán, vắc xin cho trẻ em sẽ sớm được đưa vào sử dụng trong khoảng 1 năm tới.

Nhìn chung, các bé cũng ít bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 hơn người lớn. Số ca nhiễm bệnh ở trẻ chỉ chiếm 12,6% tổng số ca ở Mĩ. Ở Việt Nam, số ca trẻ em mắc cũng chiếm số ít và không có ca tử vong nào. Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà chủ quan mẹ nhé. Trẻ sơ sinh nếu bị mắc covid-19 sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lí nghiêm trọng khác. Hơn nữa, covid-19 cũng làm tổn hại tới phổi, nếu được chữa khỏi thì phổi vẫn bị suy yếu. Vì vậy vaccine cho trẻ em vẫn là điều cần thiết để bảo vệ các bé trước tình hình bệnh dịch vô cùng nghiêm trọng hiện nay.

6. Trẻ có được tiếp xúc với người tiêm vắc xin covid-19 không?

Trẻ có được tiếp xúc với người tiêm vắc xin covid-19 không?
Trẻ có được tiếp xúc với người tiêm vắc xin covid-19 không?

Đây cũng là mộtcâu hỏi về vắc xin covid-19 mà mẹ thắc mắc. Liệu trẻ có được tương tác với người thân đã tiêm vắc xin covid-19 hay không? Câu trả lời là có. Bé vẫn có thể tiếp xúc với người thân của mình một cách bình thường. Bản thân vắc xin không thể vận chuyển virus sang người khác được.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại khả năng người được tiêm phòng mang virus covid-19 và lây bệnh cho người khác. Trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm từ những người này. Các loại vắc xin không hiệu quả 100%. Vì vậy mẹ và bé cùng mọi người xung quanh mình vẫn nên đề phòng và tiếp tục cảnh giác. Cần phải luôn luôn tuân thủ các quy tắc phòng dịch. Mẹ nên dạy cho bé các cách chống dịch cơ bản để bé biết bảo vệ bản thân. Trong đó có các quy tắc tổi thiểu sau đây:

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài và gặp người lạ.
  • Giữa khoảng cách ít nhất 2m với mọi người khi ở nơi công cộng.
  • Rửa tay đúng cách.

7. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có tác dụng phụ nào không?

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có tác dụng phụ nào không?
Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có tác dụng phụ nào không?

Loại vắc xin nào cũng đều có một tỷ lệ rất nhỏ những phản ứng phụ sau khi tiêm. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể xử lý được nếu phát hiện và xử lý kịp thời. Việc trì hoãn việc tiêm chủng vì lo lắng là hoàn toàn không nên đâu các mẹ nhé. Covid – 19 rất nguy hiểm và có thể gây nên những hậu quả nặng nề hơn nữa.

Khi tiêm, mẹ và người nhà nhớ cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về tình trạng sức khỏe của người được tiêm. Theo dõi sát sao sức khoẻ sau 72 giờ sau tiêm. Liên hệ với các cơ sở y tế nếu như có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

8. Vắc xin covid – 19 có được tiêm miễn phí không?

Vắc xin covid – 19 có được tiêm miễn phí không?
Vắc xin covid – 19 có được tiêm miễn phí không?

Vắc xin covid – 19 rất khó mua mẹ ạ, nên số lượng được nhận mỗi lần khá ít ỏi. Vì thế, sẽ phân chia theo nhóm đối tượng ưu tiên như Góc của mẹ đã chia sẻ ở trên.

Sau này, khi đã đảm bảo nguồn cung, người dân sẽ được tiêm miễn phí tương tự các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay. Bên cạnh đó sẽ có một phần nhỏ là vắc xin dịch vụ cho những người có khả năng chi trả cao hơn.

Covid-19 là bệnh dịch gây nguy hiểm cho tất cả mọi người. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị kiến thức thật kĩ càng để có thể chống dịch thật tốt. Tìm hiểu các câu hỏi về vaccine covid-19 là việc cần thiết để bảo vệ bé và gia đình của mình. Bảo vệ sức khỏe chính là bảo vệ cộng đồng. Mẹ và bé hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhé! Chúc mẹ và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thông tin mới nhất về vắc xin Covid-19: Trẻ em hay phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin không?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0