Phần lớn các ca mắc viêm gan B là lây truyền từ mẹ sang con. Bệnh viêm gan B mãn tính là nguyên nhân phổ biến gây ra xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Đây là được xem là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, nhiều bà mẹ lo lắng không biết viêm gan B có sinh con được không. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc đó.
Mục lục
1. Viêm gan B có sinh con được không, mẹ biết gì về HBV?
Trước khi tìm hiểu bệnh viêm gan B có sinh con được không, hãy xem bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé.
1.1. Bệnh viêm gan B ảnh hưởng đến sức khỏe bé như thế nào
Viêm gan B ( còn được gọi là HBV) là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan B gây ra. Khi trẻ bị nhiễm viêm gan B, bé có khoảng 90% khả năng phát triển thành mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời. Thì cứ 4 trẻ sẽ có 1 trẻ bị nhiễm viêm gan B mãn tính. Và cuối cùng sẽ chết vì các vấn đề sức khỏe có liên quan đến việc nhiễm trùng. Ví dụ như: tổn thương gan, các bệnh về gan hoặc ung thư gan.
1.2. Viêm gan B truyền từ mẹ sang con
Trên thế giới, phương thức lây truyền viêm gan B phổ biến nhất là từ mẹ sang con. Mặc dù đã có vacxin dự phòng chống lại bệnh viêm gan B trong thai kỳ. Nhưng vẫn có ít nhất đến 10% trẻ sinh thường và sinh mổ có thể khả năng cao nhiễm virus từ mẹ.
2. Mẹ mắc Viêm gan B có sinh con được không?
Từ những thông tin trên mẹ đã có thể đoán được phần nào câu trả lời rồi phải không nào. Đúng vậy! Mẹ mắc bệnh viêm gan B (HBV) vẫn có khả năng sinh con. Hơn nữa, không có tài liệu cho thấy các trường hợp sinh non, dị tật hay phá thai do mẹ mắc viêm gan B gây ra.
Nhưng thật không may, mẹ mắc bệnh viêm gan b có thể lây truyền virus cho bé sơ sinh trong quá trình sinh nở. 90% em bé bị nhiễm HBV sẽ có nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng mãn tính nếu bé không được điều trị đúng cách khi sinh ra.
2.1. Viêm gan B có sinh con được không và mẹ làm gì để tránh bé nhiễm HBV
Viên gan B có sinh con được không, không phải là điều mẹ nên lo lắng nữa. Quan trọng là mẹ mang thai phải biết tình trạng viêm gan B của mình. Từ đó mới có thể ngăn ngừa việc truyền virus sang cho em bé sơ sinh của trong khi sinh. Nếu bác sĩ biết bệnh nhân của mình mắc HBV. Họ sẽ tiến hành các bước dựa trên kết quả xét nghiệm để đảm bảo ngăn ngừa lây lan truyền bệnh viêm gan B cho em bé. Các loại thuốc thích hợp sẽ được chuẩn bị sẵn trong phòng sinh và dùng vào thời điểm thích hợp.
1 – Bảo vệ bé khỏi virus viêm gan B
Tiến hành các bài kiểm tra xét nghiệm cho mẹ mang thai
Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm viêm gan B. Việc xét nghiệm đặc biệt quan trọng với những phụ nữ ở nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, phụ nữ cộng đồng dân tộc thiểu số, các quốc gia phổ biến viêm gan B, chồng và những người thân trong gia đình.
Nếu mẹ mang thai, hãy chắc chắn rằng đã được xét nghiệm viêm gan B trước khi sinh. Thời gian thích hợp là càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2 – Viêm gan B có sinh con được không – Mẹ phải làm gì khi mắc bệnh
Nếu mẹ có kết quả dương tính với HBV khi đang mang thai. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác định lượng virus viêm gan B trong khi đang mang thai. Một số trường hợp cho thấy lượng virus này rất cao. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến nghị mẹ dùng thuốc kháng virus theo đường uống trong ba tháng cuối thai kỳ, để tránh lây nhiễm cho bé sơ sinh.
Nếu không có xét nghiệm lượng virus viêm gan B. WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg). Nếu dương tính thì nên dùng thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối.
2.2. Các mũi tiêm cần thiết cho bé
Nếu mẹ có kết quả dương tính với virus viêm gan B, thì bé sơ sinh phải được phòng ngừa thích hợp ngay tại phòng sinh, phòng khám hoặc bệnh viện. Bé cần được tiêm hai mũi quan trọng đầu tiên trong vòng 24h sau khi sinh:
- Một mũi vacxin viêm gan B đầu tiên.
- Một liều Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG): HBIG là một loại thuốc giúp tăng cường khả năng chiến đấu của cơ thể bé đối với virus ngay khi mới sinh ra.
Hai mũi trên có khả năng giúp bé ngăn ngừa đến 90% khả năng mắc viêm gan B. Và chúng hoạt động tốt nhất khi được tiêm trong vòng 24h sau khi sinh ra. Mẹ hãy đảm bảo rằng bé được tham gia đầy đủ lịch tiêm các mũi còn lại để sức khỏe được bảo vệ tốt nhất.
3. Mẹ bị mắc viêm gan B cho con bú có an toàn không?
Bé nên được kiểm tra lại ở độ tuổi 9 đến 12 tháng, sau khi hoàn thành loạt mũi tiêm để chắc chắn rằng vacxin hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, không cần thiết phải trì hoãn việc cho con bú mẹ cho tới khi trẻ được chủng ngừa đầy đủ. Nguy cơ lây nhiễm HBV qua sữa mẹ là không đáng kể nếu bé được tiêm HBIG khi vừa sinh ra.
Mẹ tìm hiểu thông tin các bệnh khác ở đây:
Điều trị bệnh trị khi đang mang thai
Mẹ nhiễm HBV có nên cho bé bú khi núm ti bị nứt và chảy máu?
Không có nhiều thông tin để giải quyết câu hỏi này. Tuy nhiên, HBV lây qua đường máu bị nhiễm bệnh. Do đó, mẹ dương tính với HBV nên dừng việc cho con bú khi núm ti bị nứt nẻ và chảy máu.
Mẹ có thể tiếp tục duy trì nguồn sữa bằng cách vắt bỏ sữa cho đến khi núm ti lành lại. Trong thời gian ấy, nguồn sữa thay thế cho bé có thể là sữa công thức, hoặc xin sữa từ những bà mẹ khác đang cho con bú.
Mẹ đang lo lắng liệu viêm gan B có sinh con được không chắc hẳn đã thở phào nhẹ nhõm khi đọc các thông tin trên rồi nhỉ. Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được khỏe mạnh. Chính vì vậy, để tránh các bệnh nguy hiểm có thể truyền nhiễm cho bé. Hãy làm các thủ tục y tế cần thiết để đảm bảo mọi thứ diễn ra tốt đẹp.