Mẹ đang trong quá trình tìm hiểu nhiều thông tin về tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung nhằm chuẩn bị thật tốt để chăm sóc thai nhi và đón bé chào đời. Để đỡ mất công mẹ kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin chuẩn khoa học về tư thế nằm ở giai đoạn thụ thai ngay sau đây. Mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Tư thế nằm ngủ để thai vào tử cung nhanh sau khi chuyển phôi
Trong giai đoạn thụ thai, nếu nội mạc tử cung dày thì phôi sẽ nhanh chóng bám chắc và phát triển thành thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống điều độ, mẹ bầu cần chú ý nằm đúng tư thế để hỗ trợ phôi bám chắc hơn và phát triển tốt nhất.
1.1. Nằm nghiêng bên trái sau
Trong 14 ngày sau khi vào cơ thể mẹ, phôi thai sẽ liên tục di chuyển và tìm vị trí thuận lợi nhất để làm tổ. Tư thế nằm nghiêng bên trái hỗ trợ phôi dễ tìm được nơi làm tổ nhất đó mẹ. Tư thế nằm cho thai vào tử cung này vừa giúp mẹ nằm thoải mái, vừa tạo không gian rộng rãi để phôi làm tổ trong tử cung mẹ. Khi nằm nghiêng trái, mẹ co chân trái lên, chân phải để duỗi thẳng, kê thêm chiếc gối mềm phía sau lưng và giữa hai đầu gối cho dễ chịu nhất nhé.
1.2. Nằm ngửa
Tư thế nằm ngửa cũng được nhiều mẹ bầu truyền tai nhau với khả năng giúp tăng tỷ lệ đậu thai hiệu quả. Cụ thể, mẹ nằm ngửa người, hai chân khép gọn, tay thả lỏng và thư giãn tại chỗ. Nếu thấy mỏi chân, mẹ kê thêm gối mềm giữa hai chân để nằm cho thoải mái nhất, tăng chất lượng giấc ngủ nhé.
1.3. Tư thế khép chân, nằm thẳng
Ở tuần đầu tiên sau khi chuyển phôi, mẹ nên nằm với tư thế thoải mái, không gò bó. Tốt nhất, mẹ nằm khép hai chân, thẳng người, hai tay thả lỏng. Nằm như vậy hạn chế áp lực lên phôi, giúp phôi dễ dàng bám vào thành tử cung và làm tổ vững chắc, nâng cao tỷ lệ đậu thai đó ạ. Thi thoảng, mẹ có thể nhẹ nhàng chuyển sang nằm nghiêng trái để tránh bị mỏi, tê tay.
2. Thời gian thai vào tử cung mẹ cần biết
Thông thường, quá trình cấy phôi thai vào tử cung sẽ mất khoảng 8 – 9 ngày, tuy nhiên, cũng có những trường hợp thai vào tử cung chậm, mất khoảng 12 – 14 ngày. Do đó, mẹ cần duy trì tư thế nằm để thai vào tử cung đúng trong ít nhất 14 ngày để đảm bảo đậu thai thành công và tránh các tác động không tốt đến thai nhi.
3. 8 Dấu hiệu chứng tỏ thai đã vào tử cung
Sau giai đoạn thụ thai, hẳn mẹ rất mong ngóng xem thai đã đậu thành công chưa, bé đã hình thành chưa. Nếu thấy có 8 dấu hiệu này, chứng tỏ thai đã vào tử cung rồi, mẹ chuẩn bị kỹ càng để đón bé yêu thôi ạ.
3.1. Máu báo thai
Đây là dấu hiệu điển hình nhất cho thấy thai đã bám thành công vào tử cung của mẹ. Do niêm mạc tử cung khá giàu dưỡng chất và máu nên lúc phôi bám vào làm tổ sẽ gây nên hiện tượng chảy máu. Thông thường chảy máu báo thai chỉ diễn ra trong khoảng 2 – 3 ngày, màu sắc đậm hơn và lượng máu ít hơn so với kỳ kinh nguyệt bình thường.
3.2. Chuột rút vùng bụng
Khoảng một vài ngày sau khi quan hệ, nếu mẹ thấy có những cơn chuột rút nhẹ ở dưới vùng bụng hoặc lưng thì chứng tỏ đã đậu thai rồi đó ạ. Cơn chuột rút này khá nhẹ nhàng, chỉ diễn ra trong 2 – 3 ngày và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Tuy nhiên, nếu những cơn chuột rút khiến mẹ quá đau hoặc kéo dài mãi không dứt, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời nhé.
3.3. Ngực đau và sưng
Ngày thứ 7 kể từ khi chậm kinh, mẹ cảm thấy ngực trướng lên, đau và tức nhiều. Đây có khả năng là dấu hiệu mẹ đã thụ thai thành công. Lúc này, thai nhi đang truyền tín hiệu đến các bộ phận cơ thể người mẹ để thông báo rằng bé đã có mặt trên đời, mẹ chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị đón con yêu nhé.
3.4. Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi thai làm tổ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra lượng máu nhiều hơn và lưu thông liên tục đến thai nhi để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Điều này dẫn đến thân nhiệt mẹ tăng lên, đổ mồ hôi nhiều hơn.
3.5. Có chất nhầy ở cổ tử cung
Khí hư giúp tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ sẽ thấy có nhiều chất nhầy ở cổ tử cung và ra nhiều khí hư hơn mọi khi. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng và chú ý vệ sinh vùng kín thật kỹ để không bị viêm nhiễm nhé.
Gợi ý mẹ sử dụng Dung dịch vệ sinh Mamamy chuyên dụng với thành phần 100% thiên nhiên. Đặc biệt tinh dầu hoa cam neroli và dịch chiết rễ cây củ cải đường giúp kháng viêm, kháng khuẩn, khử mùi đồng thời giữ ổn định độ pH lý tưởng nhất cho vùng kín. Mẹ luôn cảm thấy thông thoáng và thoải mái nhất, chẳng sợ khí hư hay vùng kín có mùi mất tự tin nữa rồi.
3.6. Đi tiểu thường xuyên hơn
Lượng máu cần cung cấp cho thai nhi và vùng xương chậu tăng cũng gây áp lực lên bàng quang, làm mẹ buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Nhất là thời gian 1 tuần sau khi thụ thai thành công.
3.7. Thèm ăn, thay đổi khẩu vị
Khi có thai, lượng hormone HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi vài ngày trong suốt những tháng đầu thai kỳ. Loại hormone này làm mẹ thèm ăn, thay đổi khẩu vị, đôi khi còn chán ăn những món mà mẹ từng rất thích.
3.8. Bốc hỏa
Lượng hormone trong cơ thể mẹ sẽ biến động thường xuyên trong suốt thời gian mang thai. Cụ thể, lượng estrogen giảm sút và lượng máu vận chuyển tăng cao, dẫn đến các cơn bốc hỏa ở mẹ bầu. Triệu chứng nhẹ thường thấy như là đỏ mặt, nóng ran khắp người, nặng hơn là tim mẹ đập nhanh, mất ngủ.
Hiện tượng bốc hỏa cũng xảy ra nếu mẹ có chế độ ăn uống không điều độ, ngủ nghỉ thất thường, tâm trạng buồn rầu. Do đó, trong suốt thời gian mang thai, mẹ lưu ý nghỉ ngơi, ăn đủ bữa và thả lỏng tinh thần để tránh các tác hại xấu.
Thông thường thì thai vào tử cung sau khi thụ thai thành công từ 1 – 2 tuần, nhưng sẽ tùy cơ địa của mỗi mẹ bầu khác nhau nên quá trình phôi thai vào tử cung cũng sẽ khác. Ngoài ra, phần lớn mẹ bầu không nhớ ngày quan hệ hoặc tính sai chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không thấy dấu hiệu thai vào tử cung thì sau khi trễ kinh 7 – 15 ngày, mẹ nên đi siêu âm để chắc chắn và có cách xử lý khoa học, phù hợp nhất nhé.
4. Lưu ý cho mẹ khi mang thai để không ảnh hưởng đến bé
Mẹ bầu đang mang thai, khi nằm ngủ và lúc mới có bé nên nằm đúng tư thế. Bên cạnh đó mẹ đừng quên 5 lưu ý cực kỳ quan trọng sau đây để gia tăng tỷ lệ đậu thai và tránh làm ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng nhé!
4.1. Mẹ mặc quần áo thoải mái khi ngủ
Khi mới mang thai, do chưa quen nên mẹ sẽ cảm thấy hơi bị nặng bụng. Nếu mặc quần áo ôm sát lại càng làm mẹ bí bách, khó chịu, dẫn tới ngủ không ngon giấc. Mẹ nên mặc váy đầm hoặc đồ pijama rộng rãi để thoải mái, tránh tạo áp lực lên bụng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Từ đó đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
4.2. Mẹ tránh xa các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử chứa bức xạ điện từ, nếu tiếp xúc với mẹ bầu quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng. Cụ thể, việc phơi nhiễm bức xạ thường xuyên dễ làm mẹ bị sảy thai, hoặc gây ra các dị tật về não, khiến bé chậm phát triển trí tuệ sau khi lớn lên. Trong lúc ngủ, mẹ nên để điện thoại ở xa mình, tuyệt đối không để cạnh đầu mẹ nhé.
4.3. Tuyệt đối không uống rượu, bia
Rượu bia khi mang thai được xem là “điều cấm kỵ” vì dễ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng. Lượng cồn tích tụ trong cơ thể thai nhi sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ đủ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết hình thành nên các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ tham khảo bài viết Bầu 3 tháng uống bia được không? để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
4.4. Hạn chế ngồi, đứng ở một chỗ quá lâu
Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu làm mẹ tê chân, tê tay và mỏi mệt. Bé cũng không có cơ hội di chuyển, vận động mà chỉ nằm mãi một chỗ. Lượng máu và oxy cung cấp đến bé ít đi, không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Con sẽ chậm lớn, thần kinh trung khu kém phát triển và khó theo kịp các bạn đồng trang lứa khi lớn lên. Vì thế, mẹ nên thay đổi tư thế ngồi, đứng sau mỗi 3 – 4 giờ đồng hồ để cơ thể nhẹ nhàng và khoan khoái.
4.5. Tập các bài vận động nhẹ
Mặc dù mẹ bầu không nên vận động với cường độ mạnh nhưng không có nghĩa là không tập thể dục trong suốt thai kỳ. Các bài tập nhẹ như yoga, bơi lội, tập bò,… sẽ giúp mẹ thư giãn gân cốt, tăng cường đề kháng, nâng cao sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần. Em bé ở trong bụng cũng khỏe mạnh và được hấp thu nhiều dưỡng chất hơn.
Với nhiều gia đình, việc sinh con hợp tuổi bố mẹ là rất quan trọng. Do đó nhiều bố mẹ đã tính toán trước để đặt tên hợp phong thủy cho bé yêu với mong muốn em bé sẽ mang đến nhiều may mắn, thuận lợi. Ngoài ra với những họ hiếm như họ Từ, họ Khổng, họ Lương,… bố mẹ cũng thường có những băn khoăn như đặt tên con gái họ Lương sao cho hay, hài hòa với họ. Mời bố mẹ tham khảo thêm chuỗi bài viết đặt tên con từ Góc của mẹ để chọn cho bé nhà mình một cái tên ưng ý nhé!
Như vậy mẹ đã biết 3 tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung cũng như 8 dấu hiệu cho thấy thụ thai thành công rồi. Mẹ nhớ thực hiện song song các lưu ý trên bên cạnh tư thế nằm cho thai vào tử cung để mang đến môi trường thoải mái nhất cho thai nhi trong bụng hình thành và phát triển nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ nhanh chóng nhất!
Mời mẹ xem thêm:
200+ Tên đệm hay cho con gái ý nghĩa 2023
Tên con gái họ Đỗ: 101+ tên hay mang lại may mắn, tài lộc cho cả gia đình