Một bào thai cần trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Giai đoạn “thai vào tử cung” là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ từ từ di chuyển về tử cung và bắt đầu quá trình làm tổ của mình. Với tâm lý của người lần đầu làm mẹ, những chia sẻ liên quan đến quá trình thai vào tử cung sẽ giúp mẹ an tâm hơn nhiều. Biết được tâm lý đó, chúng mình mong muốn gửi đến mẹ những thông tin hữu ích thông qua bài viết này đây mẹ ơi!
Xem thêm: Thời điểm vàng dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Mục lục
1. Thai vào tử cung mất bao lâu?
Sau khi được “phóng thích”, đội quân tinh nhuệ gồm khoảng 250 triệu chàng tinh binh sẽ phải trải qua một chặng đường gian nan để gặp được nàng trứng. Thông thường, khi xuất binh, sẽ chỉ có 1 chàng may mắn được nang trứng “mở cửa đón tiếp” rồi tạo thành hợp tử. Tại thời điểm quá trình thụ tinh này thành công, cột mốc thụ thai bắt đầu được tính.
Theo các chuyên gia, sau khi thụ tinh khoảng 6-9 ngày, trứng bắt đầu vào làm tổ trong tử cung và quá trình sẽ cần 7-10 để hoàn thành. Đó là lý thuyết. Trên thực tế, quá trình này luôn phụ thuộc vào cơ thể của mẹ. Có mẹ cần khoảng 9 ngày, nhưng ở nhiều cơ thể mẹ, trứng sẽ vào tử cung sau 12-14 ngày. Thêm vào đó, ngày rụng trứng thật ra rất khó xác định. Vậy nên khi đi khám thai, các mẹ sẽ thấy bác sĩ tính tuổi thai dựa trên ngày kinh cuối những sẽ xê dịch đâu đó 1-2 tuần nha mẹ.
Như vậy, tuy đã vào tử cung từ lâu, phôi thai cần thời gian để dính rễ rồi bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo đó nha mẹ.
2. Sự phát triển của phôi
Người ta hay có câu “Sinh sản là một điều kì diệu của tạo hóa”. Đôi khi chính chúng ta cũng hay tự nói với bản thân thật kì diệu biết bao khi trứng từ phôi nang hình thành phôi thai. Phôi thai được phát triển bên trong túi ối, dưới niêm mạc tử cung. Giai đoạn này là sự hình thành của các cơ quan nội tạng và cấu trúc cơ thể bên ngoài. Hầu hết các cơ quan bắt đầu hình thành khoảng 3 tuần sau khi thụ tinh (5 tuần thai kỳ).
Tại thời điểm này, phôi kéo dài, bắt đầu có hình dạng con người. Sau đó, não và tủy sống bắt đầu phát triển. Tim và các mạch máu chính bắt đầu phát triển sớm hơn vào khoảng ngày thứ 16. Tim bắt đầu bơm chất lỏng qua các mạch máu vào ngày 20 và các tế bào hồng cầu đầu tiên xuất hiện vào ngày hôm sau. Mạch máu tiếp tục phát triển trong phôi và nhau thai.
Hầu như tất cả các cơ quan được hình thành hoàn toàn vào khoảng 10 tuần sau khi thụ tinh (12 tuần thai kỳ). Não và tủy sống tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Mẹ cần nhớ rằng hầu hết các dị tật bẩm sinh xảy ra trong giai đoạn này. Phôi thai dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc, chất phóng xạ và virus. Vậy nên, mẹ nên cân nhắc đến các loại thuốc cần sử dụng trong giai đoạn này để đảm bảo em bé sẽ phát triển tốt nhất, mẹ nhé.
3. Dấu hiệu cho thấy mẹ đã thụ thai thành công
Cơ địa của mỗi mẹ là khác nhau. Và kinh nghiệm mang thai cũng không là ngoại lệ. Mỗi một thai kỳ, các mẹ sẽ được trải nghiệm những cung bậc cảm xúc, những dấu hiệu và cả những bất ngờ khác nhau. Thêm vào đó, những dấu hiệu sớm của việc thụ thai thành công thường giống như dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt nên các mẹ sẽ dễ bị nhầm lẫn. Hiểu được tâm lý đó, chúng mình muốn chia sẻ cho mẹ những dấu hiệu phổ biến nhất, chúng mình cùng kiểm tra nha.
3.1 Máu báo thai và khí hư
Sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh sẽ tự bám vào thành tử cung. Điều này gây ra một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai là máu báo thai. Dấu hiệu này thường diễn ra trong khoảng 6-12 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Đây là máu từ lớp niêm mạc tử cung bong ra và khác với máu kinh nguyệt. Lượng máu chảy ra chỉ là những đốm/vệt nhỏ có màu đỏ hoặc nâu sẫm. Dấu hiệu này thường diễn ra khoảng 1-2 ngày.
Bên cạnh chảy máu, mẹ cũng có thể sẽ thấy một chất dịch màu trắng đục chảy ra – thường được gọi là khí hư. Đó là do dày lên của thành âm đạo và sự tăng trưởng của các tế bào lót âm đạo. Chất dịch này có thể tiếp tục trong suốt thai kỳ, thường vô hại và không cần điều trị nha mẹ. Nhưng nếu mẹ thấy dịch có mùi hôi, cảm giác nóng rát và ngứa nới âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cặn kẽ hơn mẹ nhé.
3.2 Ngực bị đau và căng tức
Nồng độ hormone của phụ nữ thay đổi nhanh chóng sau khi thụ thai. Vì vậy, ngực của mẹ có thể bị sưng, căng tức và nhạy cảm một hoặc hai tuần sau đó. Vùng ngực của mẹ lúc này cũng chuyển sang sẫm màu, bầu ngực to hơn, nổi gân xanh và có cảm giác ngứa xung quanh vùng nhũ hoa. Cơ thể thường sẽ mất khoảng 1-2 tuần để thích nghi với những thay đổi hormone này mẹ nha.
3.3 Mệt mỏi
Sau khi thụ thai thành công, cơ thể mẹ sẽ dễ bị mêt mỏi, chủ yếu là do lượng tăng trưởng của hormone progesterone. Thêm vào đó, cơ thể mẹ giờ còn phải nuôi thêm một bào thai bé nhỏ nữa nên sẽ thấy mệt mỏi hơn nè. Hãy bổ sung thêm protein cùng sắt và chu ý nghỉ ngơi nhiều để cơ thể luôn đủ năng lượng cho cả hai mẹ con nhé.
3.4 Ốm nghén và thèm ăn
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ nhưng không phải mẹ nào cũng phải trải qua. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến dạ dày của mẹ nhạy cảm hơn. Trái ngược với ốm nghén, có những mẹ lại thèm ăn bất thường. Nhiều mẹ thậm trí còn thèm những món mà trước đây mẹ không thích. Sẽ chẳng ai giống ai cả, nhưng thường các dấu hiệu này sẽ giảm bớt vào khoảng tuần 13-14 của thai kì mẹ nhé. Vậy nên, lúc này hãy cố gắng bổ sung đủ chất cho cơ thể nhưng cũng đừng cố quá dẫn đến căng thẳng mệt mỏi mẹ nha. Tinh thần thoải mái vẫn là quan trọng nhất, mẹ ạ!
3.5 Mất kinh
Đây là triệu chứng sớm rõ ràng nhất của thai kỳ. Nhưng không phải cứ mất kinh là có thai đâu mẹ nha. Tăng hoặc giảm cân quá nhanh, cac vấn đề về nội tiết tố, mệt mỏi hoặc căng thẳng cũng là nguyên nhân của việc chậm kinh. Nếu mẹ đang cố gắng có thai và bị mất kinh, thì mẹ có thể đi thử thai để có được kết quả chính xác nhất nha.
4. Một số dấu hiệu khác báo rằng mẹ đã thụ thai thành công
- Đi tiểu thường xuyên. Khi mang thai, tử cung sẽ phình ra chèn ép lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên muốn đi tiểu.
- Táo bón. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone cao hơn có thể khiến mẹ dễ bị táo bón. Progesterone khiến thức ăn đi chậm hơn qua ruột, vậy nên mẹ hãy nhớ uống nhiều nước, tập thể dục và bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ mẹ nhé.
- Đau lưng. Nhiều mẹ sẽ cảm thấy đau lưng do sư phát triển của bào thia khiến tử cung phình lên.
- Chóng mặt và ngất xỉu. Nguyên nhân có thể do là giãn mạch máu, hạ huyết áp và hạ đường huyết mẹ ạ. Nên mẹ cố gắng nghỉ ngơi thật tốt để cơ thể có đủ năng lượng nuôi thai nhi nha.
Mẹ có thể gặp phải hầu hết các triệu trứng trên hoặc chỉ có một đến hai triệu chứng. Thực tế, đây chỉ là những dấu hiệu để mẹ tham khảo thôi nè, để biết chắc chắn mẹ đã thụ thai thành công, hay sử dụng que thử thai hoặc đến gặp bác sĩ mẹ nhé. Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác nhìn thấy 2 vạch xanh trên que thử mẹ nhỉ!
Xem thêm: Riêng tư: Tổng hợp những biểu hiện có thai tháng đầu mẹ cần biết
12 dấu hiệu mang thai sớm bạn có thể tự kiểm tra ở nhà
5. Mẹ cần làm gì để thai vào tử cung nhanh hơn?
Mẹ có biết:
- Những vấn đề liên quan đến thụ thai ảnh hưởng đến tình cảm của 15% cặp đôi?
- Có một số cách hoàn toàn tự nhiên giúp mẹ thúc đẩy quá trình thụ thai được nhanh hơn nè?
- Chế độ ăn uống và lối sống tích cực sẽ giúp thúc đẩy quá trình thụ thai lên đến 69%?
Chúng mình bật mí cho mẹ xíu xiu nè:
- Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể cải thiện tỷ lệ thụ thai.
- Nạp nhiều calories hơn vào bữa sáng và giảm vào bữa tối sẽ giúp tăng khả năng thụ thai.
- Để tăng khả năng thụ thai, mẹ nên tránh các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa. Thay vào đó, mẹ hãy hãy ăn thực phẩm giàu chất béo “tốt” nha mẹ. Các loại dầu như – olive, bơ, hạnh nhân, óc chó là một gợi ý nè.
- Chế độ ăn low-carb có thể giúp mẹ cải thiện mức độ hormone liên quan đến khả năng sinh sản.
- Tập thể dục theo một chế độ khoa học cũng giúp tăng khả năng sinh sản đấy mẹ ạ
- Hãy cố gắng tạm biệt một vài “người bạn tồi” như stress, mệt mỏi, caffein và chất kích thích càng sớm càng tốt nhé mẹ ơi.
Xem thêm: 15 thực phẩm vàng giúp vợ chồng nhanh thụ thai hơn
6. Tâm tình chút xíu cùng chúng mình, mẹ nhé!
Thụ thai là một điều diệu kì, thiêng liêng và phụ nữ thật may mắn khi được trải qua những sự kiện này. Mẹ sẽ chẳng bao giờ biết được cảm xúc sẽ thăng hoa thế nào khi biết cơ thể mình đang nuôi lớn một sinh linh bé nhỏ cho đến khi mẹ thực sự được trải qua giai đoạn đó. Thụ thai thành công luôn cần thời gian và công sức cố gắng của cả bố và mẹ. Thay vì căng thẳng, hãy đọc thật kĩ và ghi nhớ những dấu hiệu, thực hiện những “bật mí” nho nhỏ mà chúng mình vừa chia sẻ để đến khi thực sự bước vào thời khắc đó, mẹ sẽ không bị bỡ ngỡ và bối rối nữa nha.
Nguồn tham khảo:
Diet and Lifestyle in the Prevention of Ovulatory Disorder Infertility. <https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17978119/>
Lifestyle factors and reproductive health: taking control of your fertility. <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3717046/>