Tiếp nối 10 điều trong bài viết trước “19 điều các mẹ cần làm trước khi mang thai“, Góc của mẹ gửi đến các bạn phần 2 với 9 điều sau đây. 19 điều này chắc chắn sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích và ý nghĩa cho bất kỳ những ai đang chuẩn bị mang thai. Khám phá tiếp nào!
Mục lục
11. Theo dõi trọng lượng để cơ thể luôn khoẻ mạnh trước khi mang thai
Bạn sẽ dễ mang bầu hơn nếu bạn có cân nặng hợp lý. Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số cân nặng để biết xem bạn có thừa cân hay thiếu cân. Chỉ số BMI lý tưởng trước khi thụ thai là từ 18,5 đến 24,9.
11.1.Thừa cân
Có chỉ số BMI cao (>25) có thể làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ. Thừa cân cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề sinh sản ở nam giới.
Nếu chỉ số BMI rất cao (>30), việc giảm cân là điều cực kỳ cần thiết phải làm để có thể có sức khoẻ tốt nhất trước khi có bầu.
11.2.Thiếu cần
Chỉ số BMI thấp (<18,5) cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ra các vấn đề sức khoẻ khi mang thai. Lời khuyên cho những bạn có chỉ số BMI thấp là tăng cân dần dần với chế độ ăn uống hợp lý.
Chỉ số BMI thấp hoặc cao có thể khiến một số phụ nữ khó mang thai hơn. Phụ nữ có chỉ số BMI cao có nhiều khả năng gặp biến chứng khi mang thai. Phụ nữ có chỉ số BMI thấp có khả năng sinh con thiếu cân.
BMI không phải là tất cả, tuy nhiên, duy trì cân nặng ở mức hợp lý và phù hợp sẽ giúp bạn có một sức khoẻ tốt, đặc biệt trong thai kỳ.
12. Gặp nha sĩ
Khi chuẩn bị mang thai, bạn hãy kiểm tra sức khoẻ răng miệng. Bởi sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể khiến bạn dễ mắc bệnh về răng nướu hơn. Nồng độ progesterone và estrogen cao có thể khiến nướu phản ứng cao với vi khuẩn có trong mảng bảm. Từ đó có thể dẫn đến nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi bạn đánh răng/ dùng chỉ nha khoa.
Chỉ cần chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt trước khi mang thai là bạn có thể giảm những khó chịu này trong thai kỳ.
13. Xem xét sức khoẻ tinh thần
Theo Alice Domar – giám đốc của The Domar Center for Mind/Body Health ở Boston IVF cho biết: Phụ nữ trầm cảm có khả năng gặp vấn đề về khả năng sinh sản cao gấp đôi so với phụ nữ không mặc bệnh.
Bà cho biết thêm, tất cả phụ nữ, đặc biệt những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm, hãy kiểm tra sức khoẻ tinh thần trước khi mang thai. Nếu một người phụ nữ thấy các dấu hiệu trầm cảm: mất năng lượng, cảm giác tuyệt vọng, thiếu ngủ hoặc ngủ li bì,… cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.
14. Tránh nhiễm trùng
Điều quan trọng phải tránh xa các bệnh nhiễm trùng khi bạn đang cố gắng mang thai, nhất là những bệnh có thể gây hại cho em bé.
Bạn nên tránh xa một số loại thực phẩm như tiết canh, gia cầm sống hoặc chưa nấu chín. Những thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh listeriosis. Đây là căn bệnh do thực phẩm gây nên, có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
Bạn cũng nên tránh xa những loại nước ép chưa được tiệt trùng vì chúng có thể chứa vi khuẩn salmonella hoặc E. coli.
Đảm bảo tủ lạnh của bạn để ở nhiệt độ 2-4 độ C, tủ đông bằng hoặc dưới -18 độ C để giữ lạnh thực phẩm.
Đặc biệt, bạn hãy nhớ tiêm phòng cúm để tránh bị cúm khi mang thai. Bị cúm trong khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi hoặc sinh non.
15. Tính ngày rụng trứng
Một số phụ nữ chỉ cần ngừng sử dụng biện pháp tránh thai khi họ sẵn sàng mang thai. Có những người cần theo dõi ngày rụng trứng cụ thể hơn để tăng khả năng thụ thai.
Góc của mẹ có bài viết chi tiết về dấu hiệu và cách xác định ngày rụng trứng. Bạn có thể vào đây để đọc chi tiết nhé.
16. Bổ sung thêm các loại vitamin mà bạn cần
Ngoài acid folic bạn cần bổ sung, có thêm một số vitamin khác bạn cũng có thể tham khảo:
- Iot – có lợi cho sự phát triển trí não, thị giác, thính giác, sự vận động của trẻ
- Sắt – thiếu sắt có thể khiến cơ thể luôn mệt mỏi
- Dầu cá
- Vitamin D3
Không chỉ phụ nữ, nam giới cũng cần bổ sung những vitamin có lợi cho khả năng sinh sản của nam giới:
- Ubiquinol – giúp bảo vệ tế bào tinh trùng
- Conenzyme Q10 – hỗ trợ “năng lượng” và khả năng vận động của tế bào tinh trùng
- Kẽm – đóng vài trò thiết yếu đối với sức khoẻ sinh sản nam giới
- Selenium – cần thiết cho sản xuất tinh trùng
- Vitamin D – liên quan đến khả năng vận động của tinh trùng
17. Tạo danh sách những nơi bạn muốn đến
Khi có em bé, cuộc sống của hai vợ chồng sẽ bận rộn hơn, sang một “trang mới”. Vì vậy, trước khi có bé, bạn hãy lên danh sách những nơi bạn muốn đi. Có thể là đó là những nơi bạn muốn đi cùng chồng hoặc với hội bạn thân.
Lên danh sách xong rồi thì đi và tận hưởng nào!
Mục đích của điều này là để bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc thoải mái, tự do khi chưa có bé. Từ đó giúp bạn mang lại tâm trạng tốt nhất.
Đến khi có bé rồi, những lúc đi chơi, đi du lịch,… trải nghiệm và cảm giác lúc đó sẽ hoàn toàn khác.
18. Làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung
Nếu bạn ở độ tuổi từ 24 – 49, bạn nên làm xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung 3 năm một lần. Tốt nhất nên đi làm xét nghiệm trước khi bạn có thai để có kết quả chính xác nhất.
19. Tiêm vắc xin ngừa MMR
MMR là viết tắt của 3 bệnh Measles, Mumps, Rubella – sởi, quai bị và rubella. Rubella rất nguy hiểm đối với sự phát triển của em bé, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Tiêm vắc xin ngừa MMR giúp bảo vệ mẹ và em bé. Nếu bạn chưa tiêm phòng vắc xin 3 loại bệnh này, hãy làm ngay bạn nhé.
Vậy là đã đủ 19 điều cần làm trước khi mang thai Góc của mẹ muốn gửi đến các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tự tin, chủ động hơn trong việc chuẩn bị và mang thai. Các mẹ hãy like, share để nhiều mẹ khác cũng biết đến những thông tin hữu ích này nhé.
Nguồn tham khảo
1. British Medical Associated (2014) Smoking and reproductive life; The impact of smoking on sexual, reproductive and child health, page 13
2. Clinical Knowledge Summaries (Aug 2017) Pre-conception advice and management https://cks.nice.org.uk/pre-conception-advice-and-management
3. Sue Macdonald, Gail Johnson, Mayes’ Midwifery. (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 312.
4. Fontana R and Della Toore S, The Deep Correlation between Energy Metabolism and Reproduction: A view on the effects of Nutrition for women fertility, Nutrients. 2016 Feb 11;8(2):87. doi: 10.3390/nu8020087 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26875986
5. Buck Louis, GM, et al, Lifestyle and pregnancy loss in a contemporary cohort of women recruited before conception: The LIFE Study, Fertility and Sterility www.fertstert.org/article/S0015-0282(16)30042-5/fulltext
6. Food Standards Agency Food additives (updates 9/01/2018) www.food.gov.uk/science/additives/energydrinks
7. NHS Choices (accessed 01/05/2018) How can I improve my chances of becoming a dad?, Page last reviewed: 24/07/2017 Next review due: 24/07/2020 https://www.nhs.uk/chq/Pages/1909.aspx?CategoryID=61&SubCategoryID=613 Sue Macdonald and Gail Johnson Mayes’ Midwifery (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 267
8. NICE Guidelines (2010) Weight management before, during and after pregnancy, National Institute for Health and Care Excellence
9. Cleland V, Granados A, Crawford D, Winzenberg T, Ball K. Effectiveness of interventions to promote physical activity among socioeconomically disadvantaged women: a systematic review and meta‐analysis. Obesity Reviews. 2013;14(3):197-212.
10. Clinical Knowledge Summaries (Feb 2018) Alcohol – problem drinking https://cks.nice.org.uk/alcohol-problem-drinking
11. NICE Guideline (2013) Fertility problems: assessment and treatment National Institute for Health and Care Excellence
12. NHS Choices (accessed 01/05/2018) Drinking alcohol while pregnant Page last reviewed: 14/01/2017 Next review due: 14/01/2017 https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/alcohol-medicines-drugs-pregnant/
13. The Royal College of obstetricians and gynaecologists (2018) Alcohol and pregnancy https://www.rcog.org.uk/en/patients/patient-leaflets/alcohol-and-pregnancy/
14. NHS Choices (accessed 01/04/2017) Can I have a cervical screening test during pregnancy? Page last reviewed: 20/04/2015 Next review due: 30/04/2018 www.nhs.uk/chq/Pages/1646.aspx?CategoryID=69&SubCategoryID=697
15. NHS and Public Health England Thinking of getting pregnant? Make sure you’re protected against German measles https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/675204/Thinking_of_getting_pregnant_GermanMeasles_A5booklet_2018.pdf
16. NICE (2015) Diabetes in pregnancy: management of diabetes and its complications from preconception to the postnatal period, NICE guideline, National Institute for Health and Care Excellence