Ăn dặm cho bé luôn là chủ đề mà nhiều bà mẹ quan tâm. Giai đoạn ăn dặm được hiểu là khi bé bắt đầu có thể tiếp thu một nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, chính vì vậy cần chuẩn bị rất kỹ để bé có thể ăn dặm đúng cách. Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức.Vậy nên khi nào bắt đầu ăn dặm cho trẻ? Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Hãy ghi lại những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm dưới đây để hiểu hơn nhé.
Mục lục
1. Thời điểm quyết định cho trẻ ăn dặm
1.1. Ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên
Vậy bé ăn dặm sớm có tốt không? Theo quan điểm y tế nghiêm túc, trẻ càng nhỏ tuổi càng quan trọng hơn để nhận được sữa mẹ. Đối với trẻ sinh non, lợi ích của sữa mẹ thậm chí còn quan trọng hơn đối với trẻ đủ tháng. Trẻ càng non nớt, nhu cầu về các tính năng bảo vệ của sữa mẹ càng lớn. Các Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng cho dinh dưỡng lý tưởng, em bé của bạn nên được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu năm.
Các Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm. Lúc này, hệ tiêu hóa bé đã khá hoàn chỉnh và có khả năng hấp thụ những thực ăn đặc hơn. Mặc khác, sự phát triển trong cơ thể bé đòi hỏi 1 nguồn dinh dưỡng khác đa dạng hơn để con phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Vì thế, các loại bột cháo ăn dặm cho trẻ đều khuyến cáo dành cho bé trên 6 tháng tuổi. Bé ăn dặm 6 tháng là thời điểm bé ăn dặm thích hợp để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh hơn.
1.2. Dấu hiệu có thể lưu ý cho trẻ ăn dặm sớm
Việc xác định con đến khi nào đã có thể cho ăn dặm còn phụ thuộc vào thể trạng từng bé. Hãy điểm qua những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm để nhận biết nhé.
- Ăn dặm sớm cho trẻ khi cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi mới sinh.
- Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng.
- Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho trẻ ăn.
- Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó, điều này giúp người nuôi trẻ chọn lựa món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng trẻ.
- Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà cha mẹ cho ăn.
2. Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm
2.1. Đồ ăn dặm cho bé mà mẹ nên tránh
- Mật ong: Nhiều mẹ vẫn luôn nghĩ mật ong tốt cho sức khỏe, nên dùng cho cả bé nhà mình. Tuy nhiên, với trẻ em, mật ong có chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc, một căn bệnh rất nghiêm trọng. Đừng đưa nó cho con bạn trước khi chúng được một tuổi để ăn dặm đúng cách.
- Trà, cà phê, nước ngọt: Vị ngọt lạ của các loại nước này thường kích thích trẻ con, Tuy vậy, người lớn cùng đừng đưa nó cho bé ăn dặm. Những loại này không thích hợp cho trẻ sơ sinh, vì trà và cà phê, cộng với một số cola và nước tăng lực có chứa caffeine.
- Các loại quả hạch: Lời khuyên hiện tại của Bộ Y tế nói rằng thức ăn dặm có chứa các loại hạt, chẳng hạn như bơ đậu phộng, có thể được cho ăn khi con bạn được sáu tháng tuổi. Kiểm tra cẩn thận xem bé ăn dặm có bất kỳ phản ứng nào với thực phẩm và thảo luận với
- Sữa: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi cần sữa đầy đủ chất béo, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác. Đừng bị cám dỗ để cung cấp các phiên bản chất béo thấp hơn. Các hướng dẫn của Unicef đề xuất sữa mẹ nên tiếp tục sau 6 tháng và sữa bò không được xem là thức uống thay thế.
- Các loại gia vị: không nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho trẻ, đặc biệt là muối. Hay các nguồn thức ăn có chưa muối như đồ đóng hộp, phô mai,.. Thận của trẻ ăn dặm chưa đủ trưởng thành để xử lý nhiều hơn lượng muối này. Có nghĩa nếu thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.
2.2. Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ mỗi 2 – 3 ngày
Cung cấp dinh dưỡng theo chu kì nghĩa là trong khoảng thời gian đó, mẹ đảm bảo cho con ăn đủ chất là được. Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm là không cần một bữa ăn cho bé nạp đủ các nhóm chất. Nhất là trong giai đoạn con biếng ăn. Bữa này bé ăn dặm ăn nhiều đạm, thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ. Sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày bé nạp vào người đủ các nhóm chất.
2.3. Bắt đầu bằng việc ăn trái cây, rau củ nghiền trước
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm là việc hấp thụ nguồn chất xơ và vitamin từ rau củ, trái cây trước. Giai đoạn ăn dặm sớm, mẹ nên cho bé dạ dày bé quen dần với rau quả. Vì rau quả sẽ dễ tiêu hơn, tốt cho hệ tiêu hóa của con khi mới bắt đầu. Sau đó, từ từ cho con làm quen với cháo rau củ, cháo thịt rau củ. Để xem xét phản ứng của bé. Nếu bé không ăn vào lúc đầu, hãy thử lại vào lần sau. Như vậy mẹ mới có thể để bé ăn dặm đúng cách.
Hãy báo cho bác sĩ nhi khoa biết nếu bạn nghĩ con mình có thể bị dị ứng thực phẩm. Bạn nên cho bé ăn thức ăn mềm dành riêng cho trẻ em. Hoặc làm mềm thức ăn bằng cách đun nóng hay nghiền nhừ. Bạn cũng có thể đặt thức ăn với lượng vừa đủ trên muỗng để bé nuốt dễ dàng hơn.
Xem thêm:
2.4. Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm: Không ép bé ăn
Nếu bé không thích, hãy dừng việc cho ăn dặm và đợi 1 vài ngày sau thử lại. Đừng ép con ăn hay cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi nằm,.. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sẽ dễ bị trào ngược dạ dày do thoi quen không tốt này.
Mẹ cũng nên thủ đa dạng món ăn dặm để bé không chán. Vì có thể việc bé kén ăn là vì không thích món ăn này. Ăn dặm đúng cách là luôn tạo sự thích thú của con đối với từng món ăn và việc ăn uống.
Xem thêm: 9 Lưu ý khi ăn dặm dành cho con – Mẹ cần đọc ngay!
3. Lo lắng của mẹ khi cho trẻ ăn dặm sớm
3.1. Câu hỏi: Cho con ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.
Lượng ăn dặm cho trẻ mẹ có thể dần tăng theo sự phát triển của con mỗi 2 tháng. Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.
3.2. Câu hỏi: Có nên cho bé uống nước quả ?
Bé có thể bắt đầu uống nước quả khi được 6 tháng tuổi. Cần tránh cho bé uống các loại nước cam, nước quýt sớm hơn vì một số trẻ có thể rất nhạy cảm với các loại nước quả này. Uống quá nhiều nước quả hoặc ăn một lượng lớn hoa quả cũng có thể gây phát ban, tiêu chảy khi ăn dặm cho trẻ.
3.3. Câu hỏi: Phân con thay đổi: Mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm
Khi bé ăn dặm nạp thêm các chất dinh dưỡng, việc phân thay đổi về màu sắc, mùi, độ đặc là chuyện hết sức bình thường. Khi ăn dặm, phân của bé thường chắc hơn. Do có thêm đường và chất béo, mùi của phân cũng sẽ mạnh hơn. Các loại rau xanh có thể khiến phân có màu xanh sẫm, cà rốt cho màu vàng đỏ. Mẹ đừng lo nếu phát hiện các mẩu thức ăn bị đẩy ra cùng phân. Đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành và cần thời gian để học cách tiêu hóa hoàn toàn.
Lưu ý khi phân bé quá lỏng và nhiều nước, mẹ nên giảm lượng thức ăn. Thậm chí có thể dừng việc ăn dặm lại vài ngày. Do lúc này hệ tiêu hóa con chưa quen và có dấu hiệu bị kích thích. Các mẹ cần thực sự quan tâm rằng ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì tới bé.
3.4. Câu hỏi: Dấu hiệu con ăn dặm sớm dị ứng thức ăn
Sau mỗi lần thử thức ăn mới, mẹ cần theo dõi phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ. Như chướng bụng đầy hơi, nổi ban đỏ li ti ở mặt, phân lỏng hoặc có nhày, quấy khóc, nôn hay chớ nhiều hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu kể trên thì cần ngừng thức ăn và hỏi ý kiến chuyên gia.
Theo khuyến cáo Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trong nhóm thực phẩm giàu đạm thì mẹ nên hạn chế trứng. Vì đôi khi thực phẩm này gây dị ứng và chỉ nên cho ăn tối đa 3 lần mỗi tuần.
Hãy ghi lại ngay một cuốn nhật ký lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm của con. Điều này giúp mẹ nhận định đúng món bé thích và biết món ăn không ăn được. Từ đó giúp mẹ biết ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì và làm đúng cách. Cuối cùng, góc của mẹ khuyên vẫn không nên cho trẻ ăn dặm sớm. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất và tốt nhất cho con.
Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?