Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đi vệ sinh đúng nơi quy định: 7 Bước đơn giản mà hiệu quả mẹ cần nhớ

Mẹ muốn dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định nhưng chưa biết phải làm như thế nào, bắt đầu từ đâu, cần chuẩn bị gì,… Mẹ đừng lo, bài viết này sẽ mách mẹ 7 bước đi vệ sinh đúng cách đơn giản giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy bé, bé cũng học nhanh hơn. Mẹ tham khảo nhé!

1. Bước 1: Quan sát xem bé đã sẵn sàng tự đi vệ sinh chưa

Hiểu mong muốn của con là điều quan trọng để dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định. Bởi nếu bé chưa sẵn sàng cả về mặt thể chất, cảm xúc và ý thức, bé sẽ không chịu “hợp tác” với mẹ đâu, thậm chí có xu hướng chống đối khiến mẹ mất kiên nhẫn hơn đó. Vậy nên dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh cũng là một kỹ năng cần thiết đó mẹ nhé!

Khi nào để biết bé đã sẵn sàng tập kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định? Thông thường, theo các chuyên gia, bé được 2 – 4 tuổi đã có thể tập cho bé đi vệ sinh vào ban ngày rồi. Tuy nhiên, mỗi bé lại có tính cách, đặc điểm khác nhau, mẹ quan sát thêm một số “dấu hiệu” sau để chắc chắn đã đến lúc bắt đầu dạy bé đi vệ sinh rồi mẹ nhé:

  • Bé không đi vệ sinh trong 3 – 4 giờ liền, nhất là không tè dầm khi ngủ trưa.
  • Bé biết “ậm ừ” hoặc phát ra âm thanh báo cho mẹ khi có nhu cầu đi vệ sinh.
  • Bé dễ dàng kéo quần lên và xuống mà không cần nhờ mẹ giúp đỡ.
  • Bé hiểu những điều mẹ nói, ví dụ như con biết để đồ chơi ở chỗ mẹ dặn,…
Dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định khi bé đã sẵn sàng học
Mẹ nên quan sát để xem bé đã sẵn sàng học cách tự đi vệ sinh đúng nơi quy định chưa

2. Bước 2: Dạy bé làm quen với nhà vệ sinh

Sau khi bé đã sẵn sàng, mẹ bắt đầu cho bé làm quen với nhà vệ sinh và chia sẻ với bé những nội quy nhà vệ sinh chung. Mẹ trò chuyện cùng con: “mẹ chỉ vào nhà vệ sinh – đây là chỗ mà cả nhà mình sẽ đi vệ sinh này”, rồi chỉ vào bô riêng của bé “đây là chỗ con đi vệ sinh” “và đây là chỗ của bố mẹ này” – chỉ sang chỗ của bố mẹ. Điều nãy sẽ giúp cải thiện kỹ năng đi vệ sinh đúng quy định của bé đó!

Mẹo cho mẹ: Mẹ có thể nghĩ ra 1 câu chuyện dí dỏm hơn về hành trình khám phá nhà vệ sinh. Đây là bạn xà phòng – chiến binh tiêu diệt vi khuẩn. Kia là bạn vòi nước, bạn này mỏng manh lắm, con cần thật nhẹ nhàng với bạn nhé! Bạn ấy rất yêu môi trường, rất ghét bạn nhỏ nào lãng phí nước. Con cần khóa nước cẩn thận sau khi sử dụng nhé!

 

Mẹ có thể hướng dẫn bé đi vệ sinh bằng những câu chuyện vui dí dỏm
Mẹ có thể hướng dẫn bé đi vệ sinh bằng những câu chuyện vui dí dỏm

Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý rằng với những bé trai nghịch ngợm sẽ cần sự kiên nhẫn của mẹ hơn đó. Cách dạy bé trai đi vệ sinh cũng vô cùng thử thách mẹ nhé!

3. Bước 3: Chuẩn bị 1 chiếc bô ngồi thật xinh xắn cho trẻ

Một chiếc bô ngồi xinh xắn giúp bé thích thú hơn với việc đi vệ sinh. Bé sẽ có suy nghĩ đi vệ sinh đơn giản như một trò chơi mà không hề áp lực.

Mẹo cho mẹ: Mẹ để ý xem bé nhà mình thích màu gì, thích động vật gì thì hãy chọn bô phù hợp với sở thích của con. Con sẽ có ý thức bảo vệ “bạn bô” của mình tốt hơn đó!

Lưu ý nhỏ: Mẹ đặt bô của bé ở vị trí cố định (như trong nhà vệ sinh chẳng hạn) và dẫn bé đến đúng vị trí này đi vệ sinh để tập luyện, hạn chế xê dịch vị trí của bô để bé dễ nhớ hơn nhé! Chỉ với một hành động nhỏ này cũng giúp tạo thoái quen dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Mẹ chuẩn bị một chiếc bô xinh xắn hoặc đúng sở thích của bé
Mẹ chuẩn bị một chiếc bô xinh xắn hoặc đúng sở thích của bé

4. Bước 4: Cho bé mặc quần áo rộng rãi, co dãn tốt

Quần áo rộng rãi, co dãn tốt giúp bé nhanh chóng kéo quần lên xuống mỗi lần đi vệ sinh. Nhất là trong thời gian đầu, nếu quần áo quá chật không kéo được, bé sẽ thấy kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định rất khó khăn. Sau đó, bé không muốn học kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định mà chỉ muốn nhờ mẹ mãi thôi.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Không nên mặc cho bé những loại quần có cúc hay kéo khóa, vì thao tác cởi cúc hay kéo khóa đòi hỏi sự khéo léo cao, nhiều bé còn chưa làm được. Thay vào đó, mẹ nên chọn những chiếc quần vải cotton mềm mại, có chun co dãn tốt, kéo lên kéo xuống dễ dàng.

Mẹ nên mặc cho bé những chiếc quần vải cotton mềm mại, có chun co dãn để bé dễ dàng kéo lên kéo xuống
Mẹ nên mặc cho bé những chiếc quần vải cotton mềm mại, có chun co dãn để bé dễ dàng kéo lên kéo xuống

Xem thêm:

5. Bước 5: Cho bé thực hành và trò chuyện với bé trong lúc thực hành

Giống như việc mẹ học làm bánh, chỉ học lý thuyết mà không kết hợp thực hành thì rất khó để hình dung các bước đi vệ sinh đúng cách và làm tốt. Bé cũng vậy! Vì thế, mẹ cho bé thực hành để làm quen dần, bé sẽ làm tốt hơn sau mỗi lần thực hành đó ạ!

Lưu ý nhỏ: Rất ít người làm bánh ngon ngay từ lần đầu thực hiện. Vì thế, những lần đầu bé bé còn chưa quen, hay quên, làm chưa tốt là việc bình thường mẹ ạ. Mẹ bình tĩnh trò chuyện cùng con, hỏi xem con gặp khó khăn ở đâu trong các bước đi vệ sinh đúng nơi quy định đúng cách để giúp con dễ dàng hơn.

Trong lúc bé thực hành, mẹ trò chuyện với bé để tạo cho bé tâm lý thoải mái. Có vài bé nhút nhát, thường không muốn học một thói quen mới. Lúc này, sự đồng hành của mẹ trong mỗi bước thực hành khích lệ bé rất nhiều.

Mẹ nên cho bé thực hành thật nhiều để hình thành được thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định
Mẹ nên cho bé thực hành thật nhiều để hình thành được thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định

Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ kết hợp cho bé thực hành và xem những video youtube hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, hoặc những câu chuyện dí dỏm về việc đi vệ sinh đúng nơi quy định của con. Con sẽ hào hứng và dễ thực hiện theo đó ạ!
2 video để mẹ tham khảo về kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định cho bé nhé mẹ:

Nguồn: Super JoJo – Nhạc thiếu nhi Việt Nam (Youtube)

Nguồn: Wolfoo Tiếng Việt – Hoạt Hình Thiếu Nhi Vui Nhộn

6. Bước 6: Dạy bé rửa tay sau khi đi vệ sinh

Nhà vệ sinh có chứa vô số vi khuẩn và virus. Do đó, mẹ cần dạy bé cách rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để loại bỏ các tác nhân gây bệnh này. Đặc biệt, với các bé đang tập tự đi vệ sinh, nước tiểu có thể bám lên tay, nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho bệnh tay chân miệng phát triển.

Mẹ có thể bắt đầu bằng những câu chuyện dí dỏm: “Nhà vị sinh nhiều vi khuẩn, chúng sẽ tấn công, cắn tay con bị đau rồi mọc mụn ở tay xấu lắm. Mẹ con mình dùng “chiến binh xà bông” để bảo vệ “bạn tay” khỏi vi khuẩn nhé! “

Mẹ nhắc nhở và hướng dẫn bé rửa tay theo quy trình 6 bước của Bộ Y tế như sau:

  1. Làm ướt tay với nước, sau đó bơm 3 – 5ml dung dịch vào lòng bàn tay rồi chà hai lòng bàn tay vào nhau
  2. Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại
  3. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay
  4. Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia
  5. Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
  6. Chờ các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình 6 bước rửa tay sạch đúng cách của Bộ Y tế khuyến nghị
Quy trình 6 bước rửa tay sạch đúng cách của Bộ Y tế khuyến nghị

7. Bước 7: Động viên bé dù bé có làm tốt hay không

Dạy trẻ tự đi vệ sinh đúng nơi quy định cần sự kiên nhẫn rất nhiều từ bố mẹ. Bởi bé còn nhỏ, đây là lần đầu tiên con tự tập thói quen đi vệ sinh, nên cần bố mẹ ở cạnh động viên, khích lệ hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách. Như vậy, bé sẽ luôn cảm thấy vui vẻ và thích thú khi mình đã tự làm được một việc gì đó.

Có thể vài lần đầu bé chưa quen, làm chưa tốt, mẹ cố gắng trò chuyện với bé, hỏi xem bé gặp khó khăn ở đâu và cùng bé tìm giải pháp.

Nếu bé làm tốt, dù chỉ là việc nhỏ như tự cởi quần, tự đi tiểu được vào bồn cầu, rửa tay,… mẹ khen ngợi bé, tặng cho bé món quà nho nhỏ để con hào hứng và cố gắng hơn.

Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên quát nạt, trách mắng bé vì có thể sẽ tạo tâm lý không tốt cho trẻ, lần sau bé sẽ sợ không tự đi vệ sinh hay không dám kêu mẹ nữa.

Bố mẹ nên luông kích lệ, động viên bé đi vệ sinh đúng nơi quy định dù bé còn mắc lỗi
Bố mẹ nên luông kích lệ, động viên bé đi vệ sinh đúng nơi quy định dù bé còn mắc lỗi

Ngoài ra, còn một số lưu ý cho mẹ khi dạy bé kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định mẹ có thể tham khảo:

  • Không ép bé tự đi vệ sinh khi chưa sẵn sàng: Sự phát triển thể chất và ý thức của các bé không giống nhau. Có bé 2 tuổi đã có thể tự đi vệ sinh, nhưng có những bé 3 – 4 tuổi mới sẵn sàng. Vì thế mẹ nên kiên nhẫn đợi thời điểm thích hợp nhé.
  • Đồng ý cho bé cầm đồ chơi nếu bé muốn: Khi được cầm đồ chơi theo ý muốn, bé sẽ cảm thấy thoải mái khi vừa đi vệ sinh vừa chơi được. Nếu mẹ nhất quyết không cho, bé sẽ nghĩ đi vệ sinh là “việc phải làm” và không muốn thực hiện.
  • Cài đồng hồ 5 phút khi cho bé đi đại tiện: Khi đi đại tiện, bé cần thời gian dài hơn. Tuy nhiên, bé có thể mải chơi mà quên mất bảo mẹ “đã xong rồi”. Do đó, mẹ cần rèn cho bé thói quen đại tiện đúng giờ bằng cách cài đồng hồ, cho bé đứng dậy khi hết giờ.
  • Chú ý thực đơn của bé, tránh việc bé bị táo bón: Khi bị táo bón, bé rất đau và cảm giác sợ đi đại tiện. Nếu có cảm giác này ngay từ những lần đầu, bé càng không muốn học cách tự đi vệ sinh. Do đó, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất xơ như rau, khoai, hoa quả để việc đi vệ sinh đúng nơi quy định dễ dàng hơn.
  • Cho bé xem tranh ảnh, đọc truyện: Xem tranh ảnh, đọc truyện sẽ kích thích trí tò mò của trẻ, và bé sẽ bắt chước y hệt để làm đúng theo các bước, không còn vương vãi khi đi vệ sinh nữa.

Chỉ cần làm theo 7 bước trên, việc dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định sẽ không còn là nỗi lo ngại với mẹ nữa. Khoảng vài tuần được mẹ hướng dẫn và động viên, bé sẽ làm tốt thôi. Nếu còn băn khoăn về dạy bé cách đi vệ sinh, mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới để hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

Cách dạy bé trai tự đi tiểu đứng và ngồi bô đơn giản

Cách xi bé đi tè chuẩn khoa học áp dụng cho bé trên 1 tuổi

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Đi vệ sinh đúng nơi quy định: 7 Bước đơn giản mà hiệu quả mẹ cần nhớ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

7 TIPs để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh – Áp dụng ngay mẹ ơi!
7 TIPs để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh – Áp dụng ngay mẹ ơi!
Nhiều khi bé đang chơi và tè xong mới nói với mẹ là “tè rồi” khiến mẹ không kịp trở tay. Vậy làm sao để tránh tình huống này xảy ra, dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh như thế nào? 7 tips hiệu quả sau đây sẽ giúp mẹ dạy bé siêu dễ […]
Nhận biết màu sắc: 3 Cách hay nhất để dạy bé phân biệt màu sắc
Nhận biết màu sắc: 3 Cách hay nhất để dạy bé phân biệt màu sắc
Những bé phân biệt màu sắc từ sớm khi lớn lên sẽ có đầu óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú hơn những bé khác. Dạy bé nhận biết màu sắc không nên cứ chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ làm giảm khả năng quan […]
Nằm lòng 6 kỹ năng cơ bản giúp bé tự bảo vệ bản thân
Nằm lòng 6 kỹ năng cơ bản giúp bé tự bảo vệ bản thân
Thế giới “hỗn tạp”, nhiều hiểm nguy rình rập con trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần dạy cho con những kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Để giúp trẻ có thể biết cách phản ứng nhanh nhạy với những tình huống xấu có thể xảy ra. Việt Nam đang là một đất nước thiếu […]
Cách dạy bé tập nói – 8 điều cha mẹ cần ghi nhớ
Cách dạy bé tập nói – 8 điều cha mẹ cần ghi nhớ
Trong hành trình khôn lớn của con, thời gian tập nói chính là lúc thú vị và nhiều cảm xúc nhất. Và 3 năm đầu đời là giai đoạn vàng để con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện. Chính vì thế, cha mẹ đừng quên học cách dạy bé tập nói. […]
Giỏ hàng 0