Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Nhận biết màu sắc: 3 Cách hay nhất để dạy bé phân biệt màu sắc

Những bé phân biệt màu sắc từ sớm khi lớn lên sẽ có đầu óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú hơn những bé khác. Dạy bé nhận biết màu sắc không nên cứ chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ làm giảm khả năng quan sát và sự nhạy bén của các giác quan. Thông qua bài viết này, mẹ sẽ biết được các phương pháp dạy màu sắc cho bé một cách sáng tạo.

Tham khảo: Kích thích trí tưởng tượng của bé thông qua cách nhận biết màu sắc

1. Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?

Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?
Khi nào nên dạy bé phân biệt màu sắc?

Bé nhỏ luôn hứng thú với việc tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua quan sát. Trong những năm tháng đầu đời, bé sẽ thường hay chú ý đến những màu sắc tương phản như đỏ và đen. Khoảng 18 tháng tuổi, bé sẽ phân biệt được các màu sắc khác nhau nhưng không biết gọi tên hay nhận biết màu sắc cho bé. Vào năm 3 tuổi, bé bắt đầu đi mẫu giáo thì mới gọi tên được màu sắc, nhưng hạn chế. Từ 3 tuổi rưỡi trở đi, bé mới nhận biết được nhiều và phân biệt màu sắc tốt hơn.

Nếu mẹ bé nhận biết màu sắc quá sớm so với khả năng nhận biết của bé thì bé chưa thể gọi tên đúng màu sắc. Tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng việc bé chưa thể gọi tên màu sắc đúng. Mẹ cũng không nên chờ bé đủ khôn lớn mới dạy màu sắc cho bé vì sẽ khiến bé giảm khả năng quan sát. Đồng thời cũng làm giảm khả năng quan sát nhạy bén và tinh tế của các giác quan.

Có thể nói, nhận biết màu sắc cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng bên cạnh kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho bé. Giúp bé nhận biết màu sắc là bước cơ bản cho những kiến thức như dạy bé các con vật, dạy bé vẽ tranh đó mẹ nhé!

2. Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc

Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc
Các nguyên tắc khi dạy bé học nhận biết màu sắc

Các bậc phụ huynh cần nắm rõ ba nguyên tắc chính khi dạy bé phân biệt màu sắc. Thứ nhất, mẹ dạy những màu chính trước. Đó là các màu như: đỏ, đen, vàng, xanh da trời. Sau đó, dạy những màu phụ sau như xanh lá cây, da cam, tím. Thứ hai, lặp đi lặp lại các màu sắc, nhắc đi nhắc lại hàng ngày. Thứ ba, dạy từng màu riêng lẻ một cách chậm rãi để bé kịp tiếp thu.

Bé nên học nhận biết màu sắc như thế nào?

Nghiên cứu của nhóm TS. Michael Ramscar, ĐH Stanford, Mỹ trên 41 bé độ tuổi 23 -29 tháng đã nhận thấy: Việc học màu sẽ khó khăn hơn nhận định tên của đồ vật hay động vật nào đó. Bé thường sẽ học định nghĩa hình dáng trước và tạm gọi đó là “danh từ riêng”, việc định nghĩa tính chất sẽ đến sau.

Ví dụ, mẹ chỉ vào con thỏ và nói là “con thỏ”, bé dùng từ “con thỏ” là danh từ riêng để định nghĩa trước các đặc điểm về những động vật nào giống như con thỏ, chưa quan tâm đến liệu con thỏ màu trắng như thế nào. Nghĩa là, bé có xu hướng học gọi tên đồ vật/con vật trước. Sau đó những tính chất như màu sắc, số lượng bé sẽ học sau.

3. Dạy bé cách nhận biết màu sắc

Dạy cách phân biệt màu sắc cho bé qua đồ vật, trong cuộc sống hàng ngày. Bé có cơ hội được tiếp xúc với nhiều đồ vật có màu sắc khác nhau. Đây chính là cơ hội để mẹ dạy bé nhận biết. Mẹ nên tận dụng mọi lúc để dạy bé cách nhận biết màu sắc cho bé một cách thường xuyên. Đồng thời, so sánh các vật có màu khác nhau giúp bé nhớ và nhận biết màu sắc một cách nhanh và lâu hơn.

Những vật dụng thiết yếu có thể làm công cụ cho mẹ dạy bé nhận biết màu sắc là những vật thân thuộc nhất với bé hàng ngày như quần áo, khăn tắm, bát, thìa, cốc,…

3.1. Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi

Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi
Dạy bé học cách nhận biết màu sắc qua trò chơi

Hãy cùng con mẹ chơi trò chơi thú vị “ mỗi tuần một màu sắc”. Mỗi tuần dạy bé một màu sắc sẽ giúp bé nhớ lâu màu sắc đó. Tuần đầu tiên, nếu mẹ dạy bé màu đỏ, hãy cố gắng cho bé tiếp xúc với những đồ vật có màu đỏ nhiều nhất. Ví dụ mẹ có thể cho bé mặc áo đỏ, giày dép đỏ, balo đỏ,… . Hoặc có thể cho bé tiếp xúc với những đồ chơi có màu đỏ như bóng đỏ, đồ xếp hình màu đỏ,… Nhắc đi nhắc lại màu đỏ với bé bé sẽ nhớ màu vô cùng hiệu quả. Mẹ chỉ cần nói thật chậm rãi để bé kịp tiếp thu và ghi nhớ mỗi khi phân biệt màu sắc.

3.2. Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh

Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh
Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua tranh ảnh

Mẹ cần dán tranh màu sắc lên tường. Nên sử dụng những bức tranh đơn sắc. Vài ba ngày lại dạy bé một đồ vật, con vật có màu sắc riêng. Mẹ có thể kết hợp việc dạy màu sắc cho bé với kể chuyện. Bé con rất thích được nghe kể chuyện vì tính tò mò và hiếu động. Mỗi bức tranh hãy kể cho bé một câu chuyện để bé có thể ghi nhớ lâu hơn, xâu chuỗi những thông tin và phân biệt màu sắc tốt hơn.

3.3. Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn

Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn
Dạy bé cách phân biệt màu sắc qua món ăn

Hãy chú ý những món ăn và loại hoa quả mà bé thích. Khi cho bé ăn hãy chỉ cho bé biết quả đó màu gì, phân biệt màu sắc của quả đó. Những lúc nói chuyện với với bé, hãy gợi lại ký ức về những món ăn và hoa quả bé thích. Các loại hoa quả thông dụng mẹ có thể cho bé ăn và dạy bé như dưa hấu, chuối, xoài, đu đủ, bơ,…

Nguồn: Hogi! Pinkfong – Learn & Play (Youtube)

Trẻ nhỏ tuy rất nhạy cảm với sắc nhưng mỗi bé lại có khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì thế, bố mẹ cần chú ý để chọn được phương pháp dạy bé cách nhận biết màu sắc cho bé cơ bản phù hợp với bé. Góc của mẹ chúc bố mẹ sẽ có những giây phút vui chơi thú vị bên bé yêu.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Bé 10 tháng biết làm gì và phát triển như thế nào

Dạy bé các con vật giúp bé phát triển tư duy từ sớm

Nguồn tham khảo: https://www.babycenter.com/toddler/development/when-will-my-child-know-his-colors_6717

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nhận biết màu sắc: 3 Cách hay nhất để dạy bé phân biệt màu sắc”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0