Phô mai là loại thực phẩm quen thuộc và được rất nhiều gia đình ưa chuộng, vậy sau sinh ăn phô mai được không và mẹ nên áp dụng phô mai vào thực đơn hằng ngày thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho cả bản thân và bé con? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp toàn bộ thắc mắc của mình mẹ nhé!
Mục lục
1. Giá trị dinh dưỡng có trong phô mai
Phô mai (pho mát) là một loại chế phẩm từ sữa, được tạo thành thông qua quá trình kết đông sau khi lên men lactic. Được biết, muốn sản xuất được 1kg phô mai, cần đến 10 lít sữa tươi, thường thấy là các loại sữa động vật, ví dụ như: sữa bò, sữa dê,… Dưới đây là chi tiết giá trị dinh dưỡng trung bình có trong 100g phô mai mà mẹ có thể tham khảo để biết được mẹ sau sinh ăn phô mai có tốt không nhé:
- Protein: Trong một lát phô mai có trọng lượng khoảng 28g sẽ chứa 6,7g là protein – tương đương với lượng đạm có trong một ly sữa.
- Chất béo: Hãm lượng chất béo sẽ dao động từ 1g- 34g trong 100g phô mai tùy theo từng loại, điển hình là kem phô mai có hàm lượng chất dinh dưỡng này khá cao.
- Chất béo trans: Có trong một vài loại phô mai ít béo với tỉ lệ nhỏ.
- Carbs – Carbohydrate: Loại carbonhydrate chính trong sữa là đường lactose. Loại đường này xuất hiện phổ biến trong các loại kem phô mai.
- Canxi: Đóng vai trò là một trong những chất dinh dưỡng chính có trong phô mai, cực kỳ có lợi đối với sự phát triển của xương.
- Vitamin B12: Có trong phô mai với lợi ích không nhỏ đối với sức khỏe hệ thần kinh của mẹ.
- Sodium: Khoáng chất giúp tăng cường chất lượng và hương vị của phô mai giúp mẹ ngon miệng hơn.
- Phốt pho: Một trong những vi chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể mẹ.
- Selenium: Phô mai chứa lượng Selenium dồi dào và cực kỳ có lợi với sức khỏe.
- Kẽm: Khoáng chất cần thiết có mặt trong mọi chức năng, hoạt động của cơ thể.
- Riboflavin (Vitamin B2): Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai là nguồn Vitamin B2 dồi dào cho mẹ.
- Vitamin A: Một trong số loại Vitamin có nhiều nhất trong sữa.
- Vitamin K2: Lượng Vitamin K2 nạp vào cơ thể thông qua phô mai giúp duy trì sữa khỏe của hệ tim mạch và hệ xương.
Thành phần dinh dưỡng | Đơn vị tính | Hàm lượng tính trên 100g | Thành phần dinh dưỡng | Đơn vị tính | Hàm lượng tính trên 100g |
Nước
Năng lượng |
g
kcal |
38.9
380 |
Vitamin C
Vitamin B1 |
mg
mg |
1
0.1 |
Protein | g | 25.5 | Vitamin B2 | mg | 0.51 |
Chất béo | g | 30.9 | Vitamin PP | mg | 0.1 |
Đường | g | 0.52 | Vitamin B5 | mg | 0.413 |
Canxi | mg | 760 | Vitamin B6 | g | 0.074 |
Sắt | mg | 0.5 | Folat | g | 18 |
Magie | mg | 28 | Vitamin H (Biotin) | g | 1.7 |
Mangan | mg | 0.01 | Vitamin B12 | g | 0.83 |
Photpho | mg | 424 | Vitamin A | g | 275 |
Kali | mg | 98 | Vitamin D | g | 0.3 |
Natri | mg | 621 | Vitamin E | g | 0.29 |
Kẽm | mg | 3.11 | Vitamin K | g | 2.8 |
Đồng | g | 31 | Beta-caroten | g | 118 |
Selen | g | 13.9 |
2. Mẹ sau sinh ăn phô mai được không?
Phô mai là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nếu mẹ vẫn đang thắc mắc “sau sinh ăn phô mai được không?” thì câu trả lời là có nhé. Riêng đối với mẹ vừa sinh bé xong cơ thể không chuyển hóa và nạp được đường Lactose, phô mai sẽ là nguồn dinh dưỡng rất đáng được cân nhắc. Cụ thể, mẹ ăn phô mai sẽ tránh được nguy cơ trướng bụng, khó chịu, đi ngoài do uống sữa có chứa Lactose trong khi cơ thể không hấp thụ tốt.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị, mẹ sau sinh nên nạp vào cơ thể 6.5 đơn vị ăn các loại sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…). Do vậy, mẹ có thểm tham khảo và sử dụng khoảng 30g phô mai, 200ml sữa chua và 200ml sữa ấm mỗi ngày. Vừa thơm ngon vừa tốt cho cơ thể, sao không đưa ngay các thực phẩm trên vào thực đơn sau sinh mẹ nhỉ?
Đặc biệt, đối với mẹ bị bệnh đường sau sinh thì mẹ hãy lựa chọn và thay thế loại phô mai không đường, đảm bảo quá trình chuyển hóa của cơ thể hoạt động một cách hiệu quả nhất . Nếu sức khỏe bản thân và bé đang trong giai đoạn ổn định, mẹ hoàn toàn có thể ăn bất kỳ loại phô mai nào phù hợp với sở thích, dễ thấy và dễ mua nhất có lẽ là phô mai con bò cười.
3. Những lợi ích cho mẹ sau sinh ăn phô mai
Mẹ sau sinh ăn phô mai được không? Nếu đã biết được phô mai là thực phẩm cơ thể mẹ sau sinh có thể hấp thụ được thì liệu rằng, sau khi sinh ăn phô mai có tốt không và tốt như thế nào đối với cơ thể? Có thể nói, phô mai rất giàu năng lượng, cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho mẹ trong thời kỳ cho con bú một cách toàn diện. Dưới đây là một vài lợi ích cụ thể của phô mai mà mẹ không thể bỏ qua:
- Lượng canxi dồi dào có trong 100g phô mai hơn hẳn lượng canxi có trong một cốc sữa bò tươi. Chính vì thế, mẹ sau sinh ăn phô mai sẽ bù đắp được lượng canxi thiếu hụt trong thời kỳ mang thai và hỗ trợ phát triển hệ xương cho bé thông qua nguồn nữa mẹ
- Phô mai giàu đạm, có khả năng thay thế một lượng protein có trong thịt. Mẹ không cần ăn quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo lượng chất dinh dưỡng hoàn hảo trong cơ thể. Đặc biệt, protein giúp mẹ có nhiều năng lượng hơn, bé bú sữa giàu đạm sẽ ngủ ngon và chóng lớn hơn
- Phô mai đối với phụ nữ sau sinh là nguồn vi chất đa dạng, trong đó có Kali và Magie đóng vai trò duy trì ổn định huyết áp của mẹ, giúp mẹ tránh khỏi tình trạng tụt huyết áp thường thấy sau sinh
- Nguồn vitamin A và beta-caroten có trong phô mai rất tốt cho mắt và da. Đồng thời, đường hô hấp và hệ bài tiết của cả mẹ lẫn bé cũng sẽ được đảm bảo
- Phô mai giàu protein giúp bà mẹ cảm thấy no lâu hơn, giảm thiểu những bữa ăn vặt trong ngày, giúp mẹ không bị quá no hay trướng bụng
4. Lưu ý để mẹ sau sinh ăn phô mai không sai cách
Sau sinh ăn phô mai có tốt cho sức khỏe của mẹ là sự thật, thế nhưng ăn quá nhiều hay còn gọi là lạm dụng loại thực phẩm này có thể đem lại một vài tác hại không mong muốn. Mẹ hãy xem qua một vài lưu ý dưới đây để cân nhắc lượng phô mai phù hợp trong chế độ ăn của mình nhé!
4.1.Trong trường hợp mẹ ăn quá nhiều phô mai:
- Mẹ dễ gặp phải tình trạng phù nề do dư muối khi nạp quá nhiều phô mai có chứa muối vào cơ thể.
- Nạp vào quá nhiều chất béo bão hòa có trong phô mai sẽ khiến cơ thể mẹ tăng cân khó kiểm soát, về lâu dài các cholesterol xấu bị tích tụ lại, gây áp lực lên hệ tim mạch.
4.2.Đối với trường hợp mẹ chế biến và kết hợp phô mai với các loại thực phẩm khác sai cách
- Phô mai khi chiên lên sẽ làm tăng lượng chất béo bão hòa, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ.
- Kết hợp phô mai với cua, lươn, rau dền, mồng tơi,… sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng các món ăn, gây thừa đạm, khó tiêu.
4.3.Cuối cùng là một số lưu ý khác mà mẹ không nên bỏ qua
- Ăn phô mai khi bụng trống rỗng sẽ khiến lượng protein đi vào cơ thể bị chuyển hóa nhanh thành năng lượng, tạo kết tủa gây rối loạn tiêu hóa và biểu hiện là trướng bụng.
- Mẹ sau sinh đừng vội ăn phô mai nhé! Sau khi vượt cạn cơ thể mẹ nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng vẫn còn yếu. Ăn phô mai ngay sẽ khiến mẹ bị đầy hơi, khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu ăn phô mai là 3 ngày sau sinh.
- Mẹ đừng quên chú ý đến biểu hiện của bé, nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng phô mai nào thì mẹ nên tránh xa loại thực phẩm này đến khi bé cai sữa.
5. Các món ăn kết hợp với phô mai cho mẹ sau sinh
Với sự thơm ngon và độ dinh dưỡng sẵn có trong phô mai, mẹ hãy tận dụng triệt để cho thực đơn sau sinh trở nên đa dạng và dinh dưỡng thông qua những cách dưới đây mẹ nhé!
5.1. Sinh tố chuối, phô mai
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 2-3 quả chuối chín đều, 2/3 cốc sữa, 1 viên phô mai để ở nhiệt độ thường.
Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé!
- Bước 1: Cắt nhỏ chuối cho vừa máy xay.
- Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp chuối, sữa và phô mai.
5.2. Cháo cà rốt + phô mai
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 50gr bột gạo, 50gr cà rốt, phô mai cắt miếng nhỏ
Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé!
- Bước 1: Nấu chín cà rốt sau đó nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Nấu chín bột gạo và cho từ từ cà rốt vào nấu cùng cho đến khi sánh mịn.
- Bước 3: Sau khi bột chín, mẹ bỏ phô mai đã cắt miếng nhỏ vào khuấy đều cho đến khi tan thì tắt bếp.
5.3. Súp phô mai + khoai tây
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị: 1 củ nhỏ khoai tây, 50gr thịt heo hoặc gà, 200ml nước dùng, 1 viên phô mai.
Bắt tay vào làm ngay mẹ nhé!
- Bước 1: Hấp chín và xay nhuyễn khoai tây.
- Bước 2: Xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn thịt.
- Bước 3: Đun thịt và khoai tây trong nồi nước dùng đến khi chín.
- Bước 4: Thả phô mai vào khuấy tan rồi tắt bếp.
Tham khảo thêm tại:
Mẹ sau sinh ăn khoai mỡ được không? Những lợi ích bất ngờ mẹ nên biết
Mẹ sau sinh ăn súp lơ xanh: 8 lợi ích tuyệt vời có thể mẹ chưa biết!