Mẹ sau sinh ăn lê được không? Lê được biết là loại trái cây ngọt mát rất tốt cho sức khỏe. Trái lê mang lại rất nhiều công dụng. Một trong số đó là: giải nhiệt, trị ho, tăng sức đề kháng, chữa rạn da, ngừa táo bón,… Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng quả loại hoa quả này đối với sức khỏe bà mẹ sau sinh. Cùng hiểu rõ vấn đề này với những thông tin dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của lê đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu việc mẹ sau sinh ăn lê được không, hãy lược qua một số thành phần dinh dưỡng và tác dụng của loại quả này đối với sức khỏe. Các thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong quả lê bao gồm: calo, đạm, vitamin C, Vitamin K, Kali, đồng, chất xơ,…
Lê là một nguồn phong phú các khoáng chất quan trọng như đồng và kali. Chúng có vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch, chuyển hóa cholesterol, chức năng thần kinh và tốt cho hệ tim mạch. Lê và các loại trái cây nói chung là nguồn năng lượng tuyệt vời của chất chống oxy hóa polyphenol.
2. Mẹ sau sinh ăn lê được không?
Sau sinh ăn lê được không? Lê là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay, có khoảng 3000 giống của loại trái cây ngon ngọt này. Theo ghi chép của Homer để lại, lê được cho là có xuất xứ tại vùng Nam Á. Và hiện nay đã phổ biến hầu như khắp thế giới. Lê có thể là hoa quả có nhiều màu sắc nhất, với mật độ vỏ khác nhau theo từng giống, và có vị ngọt chua đặc trưng.
Quả lê được chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, nấu chín, xay nhuyễn, ép nước, ăn sống. Không những có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người mà còn rất lành tính đối với mẹ bầu và mẹ đang cho con bú. Dù vậy, nhiều mẹ thắc mắc rằng sau sinh ăn lê được không? Trên thực tế, trong thời gian ở cữ hoặc ít nhất là trong 3 đến 4 ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ muốn tránh ăn loại trái cây này. Vì sao lại thế? Vì lê là loại quả có tính hàn, không có lợi cho dạ dày và lá lách của bà mẹ sau khi sinh em bé. Vậy nên nếu mẹ băn khoăn sinh mổ ăn lê được không thì câu trả lời chắc chắn là Có mẹ nhé!
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn măng cụt được không?
3. Khi nào mẹ có thể ăn lê?
Sau khi biết được Sau sinh ăn lê được không, mẹ cũng cần biết khi nào mẹ sau sinh có thể ăn lê nhé! Trừ giai đoạn ở cữ trong những ngày đầu sau sinh, dù mẹ ăn lê vào bất cứ thời điểm nào cũng đều rất có lợi cho sức khỏe. Mẹ có thể ăn lê vào các thời điểm:
3.1. Quá trình thụ thai
Lê được cho là rất tốt cho các vợ chồng đang muốn có em bé. Đường tự nhiên trong quả lê có lợi cho hệ sinh sản. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất trong loại trái cây này như Vitamin E, axit folic có thể tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ khả năng sinh sản cho phụ nữ.
3.2. Trong khi mang thai
Sau sinh ăn lê giai đoạn ở cữ sẽ không có lợi cho mẹ. Nhưng giai đoạn trong khi mang thai ăn loại quả này lại rất an toàn cho mẹ bầu. Lê là loại quả mát nên rất lợi tiểu, vì thế mẹ nên tránh ăn chúng trước khi đi ngủ.
Quả lê mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Đầu tiên, lê chứa axit folic giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Lê cũng chứa chất xơ có thể giúp chống lại chứng táo bón trong thai kỳ. Đối với các bà mẹ đang gặp khó khăn trong thời kỳ ốm nghén, loại quả này cũng giúp cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, nước ép lê sau khi ăn no được dân gian sử dụng như một vị thuốc để điều trị một vài chứng đau dạ dày.
3.3. Sau sinh ăn lê thời điểm đang cho con bú
Sau sinh ăn lê được không, nhất là khoảng thời gian cho con bú? Mẹ cũng đã biết, hầu như những thứ mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con và gián tiếp ảnh hưởng đến em bé. Chính vì thế mẹ cần cẩn thận trong quá trình nạp dinh dưỡng vào cơ thể.
Chất xơ dồi dào trong trái lê có thể làm sạch ruột. Tăng nhu động ruột và giảm chứng đầy hơi ở em bé. Tuy nhiên, lê khá mát. Nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm dạ dày khó chịu và bé dễ bị tiêu chảy. Vì thế, khoảng 300g lê mỗi ngày (1 quả lê vừa), là có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
3.4. Sau sinh ăn lê: Bé từ 4 đến 12 tháng tuổi
Sau sinh ăn lê được không khi bé từ 4 đến 12 tháng tuổi? Mẹ băn khoăn rằng bé sau sinh ăn lê được không? Khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi có thể ăn lê ở dạng nhuyễn. Lê giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Chúng cũng chứa nhiều vitamin C và Kali, có lợi cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Mẹ cần quan sát cho trẻ ăn loại quả này, để đảm bảo trẻ không bị khó chịu dạ dày và trào ngược.
4. Không nên ăn lê với những thực phẩm nào?
Ngoài sau sinh ăn lê được không, mẹ cũng cần rõ không nên ăn lê với những thực phẩm nào! Tuy lê có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Nhưng có một vài loại thực phẩm kết hợp với lê sẽ đem lại tác dụng ngược lại, thậm chí là ngộ độc. Những thực phẩm đó bao gồm:
- Thịt ngỗng không nên ăn cùng với lê. Sự kết hợp của 2 loại thực phẩm này có thể dẫn đến thận làm việc quá tải. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu ăn lê kết hợp với củ cải sẽ làm sưng tuyến giáp.
- Những người có đường tiêu hóa yếu hoặc rối loạn đường tiêu hóa hông nên ăn rau dền cùng với lê. Sẽ dễ bị nôn và xuất hiện các vấn đề tiêu hóa khác.
Cũng như hầu hết các loại trái cây khác, lê là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Và tốt cho sức khỏe, ngay cả với mẹ bầu. Có rất ít khuyến cáo về việc ăn lê đối với các mẹ sau sinh. Ngoài trừ các mẹ trong giai đoạn ở cữ và những người bị rối loạn đường tiêu hóa. Vì thế, giờ hẳn mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh ăn lê được không. Quan trọng hơn cả, dù mẹ có thích loại quả này đến đâu cũng chỉ nên ăn 1 quả 1 ngày. Và mẹ nhớ rửa sạch vỏ ngoài trước khi sử dụng nhé!
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này: