Hiện nay, có nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau về cách áp dụng lá trầu không giảm tắc tia sữa. Nhưng mẹ có biết rằng: chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không chỉ là phương pháp dân gian được truyền lại, không an toàn tuyệt đối đâu mẹ. Thực hư ra sao? Mẹ kéo xuống đọc tiếp chia sẻ bên dưới nhé!
Mục lục
1. Tác dụng của lá trầu không với việc chữa tắc tia sữa
Dùng lá trầu không chữa tắc sữa chỉ là một phương pháp dân gian được các mẹ truyền tai nhau, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả và an toàn của phương pháp này.
Hiện nay, người ta chưa tìm ra tác dụng cụ thể của lá trầu không đối với việc chữa tắc tia sữa. Cụ thể, trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của tác giả Đỗ Tất Lợi, trầu không có thành phần và công dụng như:
Thành phần | Công dụng với mẹ sau sinh |
Thành phần phenol là: Betel phenol, Chavicol. | Tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, kháng sinh mạnh với các loại vi trùng: tụ cầu, Subtilit, trực trùng Coli. |
Eugenol | Giảm lượng cholesterol xấu trong máu |
Hoạt chất flavonoid và Terpenes | Tác dụng diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người. |
Một số ý kiến cho rằng, chiết xuất từ tinh dầu lá trầu không có tác dụng làm nóng, đả thông dòng sữa cho mẹ sau sinh, giảm đau do tắc sữa. Tuy nhiên, do chưa có căn cứ khoa học, mẹ cần thận trọng khi lựa chọn phương pháp này.
2. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không tại nhà
Nếu mẹ vẫn muốn sử dụng lá trầu không để chữa tắc sữa, cách làm dưới đây sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 4 lá trầu không to bằng bàn tay, không bị sâu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hơ lá trầu không trên lửa nóng hoặc bếp điện nóng ở nhiệt độ 150 độ C, tránh hơ quá nóng làm cháy lá trầu không.
- Bước 2: Lá trầu không được hơ nóng đem áp vào bầu ngực trong vài phút sẽ lưu thông dòng sữa bị tắc, giảm đau nhức cho mẹ. Khi bớt nóng, mẹ thay bằng lá khác.
Lưu ý: Mẹ không nên áp dụng quá 2 lần/ngày vì việc đắp lá trầu quá mức sẽ gây giảm sữa ở mẹ.
3. Chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không bao lâu có hiệu quả?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả và thời gian phát huy tác dụng của lá trầu không trong việc chữa tắc sữa. Vì thế, không có câu trả lời chính xác cho băn khoăn này của mẹ.
Thực tế, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào chất lượng lá, cách sử dụng, cơ địa của từng mẹ… Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng, phương pháp này thường có hiệu quả sau 2-3 ngày áp dụng.
4. Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không
Vì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về độ an toàn và hiệu quả, mẹ cần thận trọng khi áp dụng phương pháp này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ:
- Tránh việc ngừng cho con bú trong thời gian trị tắc sữa bằng lá trầu không: Duy trì cho con bú thường xuyên để sữa được thay mới liên tục, đẩy các cặn sữa ra ngoài làm giảm tình trạng tắc tia sữa.
- Không đắp lá trầu không ướp lạnh với mong muốn giảm đau khi bị tắc sữa: Đắp lá trầu không ướp lạnh lên ngực làm chất béo trong sữa bị đông lại hình thành các cục sữa đông, dòng sữa bị bít tắc sẽ gây đau và căng tức ngực.
- Không áp dụng đắp lá trầu không với các trường hợp nặng: Những trường hợp tắc sữa đã trên 3 ngày kèm theo các biểu hiện như: sốt cao, sưng nhức hay mưng mủ… mẹ nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ vì đây có thể là biểu hiện của áp xe vú, viêm vú nguy hiểm.
Ngoài ra, chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không sẽ không an toàn tuyệt đối vì không vô trùng do quá trình lựa chọn và vệ sinh lá của mẹ không làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn trên lá. Vì vậy, mẹ cân nhắc đến các phương án xử lý khác để an toàn, tiện lợi và hiệu quả hơn.
5. Phương pháp chữa tắc tia sữa an toàn, hiệu quả
Nếu mẹ còn e dè với phương pháp đắp lá trầu không, mẹ cân nhắc lựa chọn ngay những phương pháp được khoa học kiểm chứng và các chuyên gia khuyến khích dưới đây.
5.1 Đối với các trường hợp mới tắc
Nếu mẹ mới bị tắc sữa với biểu hiện dưới đây, mẹ có thể áp dụng các cách xử lý tắc sữa tại nhà. Cụ thể:
- Mẹ vẫn thấy ngực tiết sữa, tuy nhiên có cảm giác sữa không được “giải phóng” dễ dàng như trước. Tia sữa tiết ra chậm và yếu hơn, trong bầu ngực nổi cục, mẹ cảm thấy căng tức ngực.
- Mẹ cảm nhận được có những mảng cứng bất thường xuất hiện khi sờ vào bầu vú
- Sữa mẹ bắt đầu tiết ra ít dần, vắt sữa cũng không ra nhiều. Bầu ngực mẹ căng cứng và to hơn bình thường. Càng ngày mẹ càng cảm thấy ngực mình cứng và đau hơn.
- Trong một vài trường hợp mẹ thấy sữa tiết ít hơn, kèm theo sốt nhẹ hoặc cảm giác bị vón cục trong bầu ngực.
Áp dụng các cách chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản, hiệu quả dưới đây mẹ nhé!
5.1.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Nhiệt độ từ việc chườm ấm sẽ làm mềm mô vú, giãn nở nang sữa, đánh tan các cục sữa bị đông. Vì vậy, chườm ấm giúp mẹ giảm đau do cương sữa, đả thông dòng sữa tắc, giảm tắc sữa cho mẹ. Mẹ chườm ấm bằng chai nước nóng hoặc dùng khăn ấm chườm ngực.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn và nước ấm 45 độ C, nhúng khăn vào nước ấm rồi vắt kiệt.
- Bước 2: Đặt khăn ấm đắp lên bầu ngực bị căng tức trong vài phút, kết hợp massage ngực nhẹ nhàng để kích thích tiết sữa.
- Bước 3: Dùng tay bóp một ít sữa ra trước có tác dụng giảm căng sữa, làm mềm vú để bé bú tốt hơn.
5.1.2. Massage vùng ngực
Massage ngực đều đặn giúp đánh tan các cục sữa đông, hỗ trợ giảm căng tức do tắc sữa, giãn nở các nang sữa để dòng sữa tắc được lưu thông. Đồng thời mẹ cũng tránh được nguy cơ mắc viêm tuyến vú, áp xe vú, xơ nang tuyến vú…
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Mẹ giữ một bàn tay đè ép lên bầu ngực, tay còn lại massage nhẹ nhàng bầu ngực theo vòng tròn để đánh tan các vị trí sữa bị tắc.
- Bước 2: Mẹ day mỗi bên ngực khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại, day hướng từ bầu vú vào núm vú. Thời gian massage cho mỗi bên ngực thường khoảng 5-10 phút.
5.1.3. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
Ngoài các cách kể trên, mẹ tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm lợi sữa để tăng tiết sữa, vừa giảm tắc tia sữa cho mẹ. Các sản phẩm này thường chứa thành phần thiên nhiên lành tính giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng lại kích thích hoạt động tuyến sữa cho mẹ.
Một số sản phẩm uy tín, nổi tiếng trên thị trường như:
- Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi
- Thuốc lợi sữa Pigeon
- Thuốc lợi sữa Mabio
- …….
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm này, để yên tâm, mẹ hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé!
5.2. Đối với các trường hợp tắc nặng
Các trường hợp mẹ áp dụng chữa tắc sữa bằng lá trầu không không hiệu quả hoặc gặp các biểu hiện nặng sau đây, mẹ đến thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm cho mẹ, ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Mẹ tắc sữa kèm theo sốt cao (trên 38.5 độ C). Sốt có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm trùng vú hay bệnh viêm vú, áp xe…. Cần thận trọng để thăm khám và chữa trị sớm.
- Bầu vú sưng to, cứng, bóng, cảm giác nóng, lấy tay sờ vào thấy các cục sữa đông lổn nhổn.
- Mẹ cảm thấy trong người mệt mỏi, đau đầu, cảm giác ớn lạnh, thở khó khăn…
- Các dấu hiệu không thuyên giảm sau 3-4 ngày, thậm chí nặng hơn mặc dù đã áp dụng các phương pháp ở trên.
6. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa
Những lưu ý dưới đây giúp mẹ phòng tránh tắc sữa hiệu quả:
- Cho bé bú thường xuyên theo nhu cầu (khoảng 2-3h/ lần), bú đều 2 bên, không để cữ bú quá lâu trên 5 giờ. Sữa còn sót lại sau mỗi lần bú, mẹ hãy lấy máy hút hút hết sữa ra ngoài, tránh để sữa bị đọng lại bên trong, tăng nguy cơ tắc tia sữa hơn.
- Vệ sinh bầu ti và bầu ngực trước và sau khi cho bé bú bằng khăn khô đa năng ẩm. Bởi nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn và chất bẩn bám trên ti mẹ sẽ đi vào miệng bé cùng với sữa, gây các bệnh về tiêu hoá cho bé.
- Mặc áo ngực size rộng rãi, thoải mái để không gây áp lực lên ngực, chèn ép các tia sữa khiến việc dẫn sữa khó khăn hơn. Mẹ ưu tiên chọn loại co giãn tốt như cotton, bamboo…
- Uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể sản xuất sữa tốt, đồng thời tạo áp lực đẩy những cục sữa tắc ra ngoài.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga… vừa hỗ trợ sản xuất sữa, vừa ngừa nguy cơ tắc sữa sau sinh.
- Cố gắng giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ nhất. Tâm lý căng thẳng, stress… khiến mẹ rất bị tắc tia sữa sau sinh đó ạ.
Những bài thuốc dân gian được truyền miệng, bao gồm cả chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không đều có hiệu quả nhất định ở một mức độ nào đó. Mẹ đừng nên phụ thuộc vào phương pháp này nhiều quá bởi chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về hiệu quả và độ an toàn đâu ạ. Hãy ưu tiên chọn các phương pháp an toàn và khoa học như chườm ấm, massage… mẹ nhé!
Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để được giải đáp chi tiết.