Trên thực tế, mẹ sau sinh thường “loại bỏ” đồ chua ra khỏi thực đơn của mình vì những lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này liệu có đúng hay không? Trong bài viết sau, Góc của mẹ sẽ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn chua được không, đồng thời cung cấp cho mẹ một số lưu ý quan trọng khi ăn chua. Mẹ hãy theo dõi ngay nhé!
Mục lục
1. Mẹ sau sinh ăn chua được không?
Mẹ thường phân vân sau sinh ăn đồ chua được không hay sau sinh ăn canh chua được không? Câu trả lời là không nên mẹ nhé, vì trong đồ chua có rất nhiều axit khiến cơ thể mẹ sau sinh gặp nhiều vấn đề. Cụ thể như sau:
- Sau khi trải qua quá trình “vượt cạn”, hệ tiêu hóa của mẹ vẫn còn yếu và chưa hồi phục hoàn toàn. Nếu sử dụng những món ăn chua sẽ khiến mẹ bị đau dạ dày, đau bụng và tiêu chảy, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho bé bú.
- Đồ ăn chua gây hại cho men răng của mẹ, khiến chân răng bị nhức và thường xuyên ê buốt. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn khi về già, răng sẽ yếu sớm và mẹ không thể ăn những món chua nữa.
- Việc sử dụng quá nhiều đồ chua trong thực đơn của mẹ sau sinh khiến hàm lượng axit trong cơ thể tăng cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch, mẹ sẽ dễ dàng mắc một số bệnh do virus và vi khuẩn tấn công.
- Đồ ăn chua khiến độ pH trong máu và dạ dày của mẹ bị mất cân bằng, khiến chất lượng sữa mẹ bị thay đổi và khả năng tiết sữa cũng giảm đáng kể.
- Sau sinh 1 tháng ăn chua được không? Mẹ sau sinh ăn chua quá sớm dễ dẫn đến tình trạng khó chịu, xót ruột, đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa và mất tập trung…
2. Khi nào mẹ sau sinh được ăn chua?
Theo tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất sau sinh 3 tháng mẹ mới nên các thực phẩm chua để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc sau sinh ăn đồ chua được không còn phụ thuộc vào nhóm đồ chua mẹ lựa chọn. Cụ thể như sau:
2.1. Đồ chua tự nhiên
Nhóm thực phẩm chua tự nhiên bao gồm các loại hoa quả như cam, quýt, bưởi, khế, kiwi, chanh, xoài, cóc… Đây là những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ và vitamin C, giúp mẹ hồi phục sức khỏe, tăng cường miễn dịch, ổn định cân nặng và làm đẹp da…
Với những loại trái cây cam, quýt, bưởi, kiwi, xoài, mẹ có thể ăn sau sinh khoảng một tuần với số lượng ít, nên ưu tiên loại có vị ngọt nhiều hơn. Còn những trái có vị chua nhiều như chanh, khế, cóc… mẹ vẫn nên kiêng hoàn toàn. Để bảo vệ sức khỏe, trước khi ăn, mẹ hãy rửa trái cây với nước rửa bình sữa và rau quả, đây là sản phẩm lành tính, không hóa chất và chất bảo quản.
Bên cạnh đó, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và “giải tỏa cơn thèm” ăn chua, mẹ có thể sử dụng nước ép cam, bưởi. Tuy nhiên, nhớ thêm đường hoặc mật ong để tăng độ ngọt mẹ nhé!
2.2. Đồ chua lên men
Đồ chua lên men bao gồm cà pháo muối chua, dưa cải, kim chi, bắp cải muối, sữa chua, măng chua… Vậy sau sinh ăn măng chua được không?
Trên thực tế, măng chua cùng như tất cả các thực phẩm muối chua, mẹ nên kiêng hoàn toàn trong thời gian cho bé bú hoặc ít nhất 6 tháng sau sinh. Vì những thức ăn này không có nhiều giá trị dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Sau sinh ăn sữa chua được không? Trong nhóm đồ chua lên men, mẹ có thể ăn sữa chua, vì thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe của mẹ, đồng thời giúp mẹ đẹp da đẹp dáng. Mẹ sinh thường được ăn sữa chua sau sinh 3 ngày, với mẹ sinh mổ nên ăn sau 7 ngày và tốt nhất, mẹ hãy duy trì việc dùng sữa chua 1 hộp/ngày.
2.3. Thức ăn ngâm đường hoặc ngâm muối ớt
Trước sinh, những đồ chua ngâm đường hoặc muối ớt như xoài dầm, cóc dầm, mơ dầm… chính là món ăn “khoái khẩu” của mẹ. Tuy nhiên, sau sinh mẹ cần “tránh xa” những thực phẩm này ít nhất 6 tháng để tốt cho cả mẹ và bé.
Những thức ăn chua trên đây dễ khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, mất cân bằng độ pH và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sữa, khả năng tiết sữa cho bé bú.
Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh không nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé sơ sinh?
3. Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn đồ chua
Sau sinh ăn chua được không? Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ nên quan tâm đến việc phân loại đồ chua, đồng thời lưu ý những thông tin quan trọng như sau:
- Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm chua phù hợp với sức khỏe, thể trạng sau sinh, kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc và thành phần của sản phẩm. Bên cạnh đó, mẹ cần cân đối khẩu phần đồ chua hợp lý, không nạp quá nhiều thức ăn có vị chua trong cùng một ngày.
- Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn rất yếu, do đó, mẹ không nên ăn đồ chua khi bụng đói để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
- Mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn chua nếu có tiền sử bệnh đường ruột, viêm dạ dày, sỏi thận, tiểu đường type II… Vì nhóm thực phẩm chua sẽ khiến bệnh tình của mẹ nặng hơn.
- Mẹ sau sinh ăn chua được không? Mẹ ăn chua quá nhiều sẽ khiến nồng độ axit và bazơ trong máu bị mất cân bằng nghiêm trọng, dẫn đến một số bệnh lý về đường tiêu hóa.
Như vậy, Góc của mẹ vừa cung cấp tất tần tật thông tin liên quan đến câu hỏi sau sinh ăn chua được không? Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ góp phần giúp mẹ xây dựng được một thực đơn khoa học và an toàn.
Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:
Mẹ sau sinh kiêng ăn quả gì? 10 loại trái cây mẹ nên tránh ăn sau sinh