Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Biến chứng sau sinh – 9 biến chứng đặc biệt nguy hiểm

Sau sinh là thời điểm mà sức khỏe của mẹ dễ xảy ra vấn đề nhất. Hầu hết các mẹ đều sẽ gặp phải các biến chứng sau sinh. Trong đó có những biến chứng nếu mẹ chủ quan sẽ có thể phải ôm hận cả đời. Hãy cùng Mamamy điểm qua những biến chứng nguy hiểm nhất mẹ có thể gặp và giải pháp của chúng nhé!

1. Biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu

Quá trình sinh nở sẽ để lại trên cơ thể mẹ những vết khâu, vết khâu bụng dưới hoặc vết khâu tầng sinh môn. Dù sinh thường hay sinh mổ thì những vết khâu này đều có khả năng bị nhiễm trùng rất cao dẫn đến biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu.

Biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu
Biến chứng sau sinh nhiễm trùng vết khâu

Biểu hiện: Sốt 38 độ, vết thương mưng mủ và có mùi, vùng da xung quanh đỏ tấy lên và đau rát.
Ở trường hợp nghiêm trọng, mẹ sẽ lơ mơ, khó chịu trong người. Da mẹ tái nhợt, đi tiểu không ra, mạch đập nhanh, hạ huyết áp,…

Nguyên nhân: Vết khâu không được vệ sinh đúng cách hoặc do cơ địa.

Biện pháp:

  • Sản phụ nên nhanh chóng đến gấp bệnh viện để được kịp thời kiểm tra và chữa trị.
  • Chú ý vệ sinh vết thường thường xuyên thật sạch sẽ, không chùi quá mạnh tay.
  • Thay quần lót thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.

Xem thêm:

Những cách sinh con không đau giúp mẹ vượt cạn thành công

Những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe sau sinh

2. Thiếu máu

Nguyên nhân: Quá trình sinh khiến chị em mất một lượng máu khá lớn, tủy giảm khả năng tái tạo máu hoặc thiếu vitamin B12 hoặc acid folic.

Mẹ bị thiếu máu
Mẹ bị thiếu máu

Biểu hiện: Mệt mỏi, khó chịu, cơ thể xanh xao, ù tai, chóng mặt, nặng đầu, huyết áp thấp, say xe, chán ăn

Biện pháp:

  • Bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm chứa sắt và uống viên sắt.
  • Chị em cần ăn nhiều các loại rau củ xanh, bổ sung vitamin C.
  • Điều chỉnh một chế độ sinh hoạt điều độ là điều vô cùng quan trọng.
  • Khi gặp phải tình trạng trên, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

3. Biến chứng sau sinh băng huyết (xuất huyết)

Hiện tượng phụ nữ chảy máu sau sinh là một hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu máu chảy quá nhiều trong 24h thì được gọi là băng huyết sau sinh. Nếu nguy hiểm, biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ.

Biến chứng sau sinh băng huyết (xuất huyết)
Biến chứng sau sinh băng huyết (xuất huyết)

Nguyên nhân: Loại tai biến này thường xuất hiện ở những ca mang đa thai, u xơ, thai to hoặc ca sinh kéo dài. Lúc này, cơ tử cung của mẹ hầu như không co về lại như ban đầu dẫn đến chảy máu dữ dội.

Triệu chứng đi kèm: Chóng mặt, tụt huyết áp, toát mồ hôi, mạch đập nhanh, khác nước, da tái nhợt.

Biện pháp phòng tránh: Không đẻ dày, đẻ nhiều, không phá thai, bổ sung sắt và acid folic trong quá trình mang thai, đi khám định kì.

Phương pháp điều trị: Biến chứng này có nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy các điều trị cũng khác nhau. Có thể dùng mặt nạ dường khí điều hòa nhịp hô hấp, tiến hành xoa bóp vùng bụng dưới, co chân lên ngang ngực…

Vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai

4. Biến chứng sau sinh nhiễm trùng thận

Sau sinh, bàng quang và tiết niệu là hai bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn. Hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào thận qua hai bộ phận này dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhiễm trùng thận.

Biến chứng sau sinh nhiễm trùng thận
Biến chứng sau sinh nhiễm trùng thận

Nguyên nhân: Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc do cơ địa của mẹ.

Triệu chứng: Khó đi tiểu và táo bón, tiểu nhiều, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau ở vùng lưng dưới.

Biện pháp chứa trị:

  • Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm nước tiểu, cho bệnh nhân uống hoặc tiêm thuốc.
  • Ngoài ra, việc bệnh nhân uống nhiều nước là vô cùng cần thiết.

5. Biến chứng sau sinh viêm vú

Triệu chứng: ngực sưng đỏ, sốt cao, cảm lạnh, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực

Nguyên nhân: Các mẹ bỉm sữa lần đầu nuôi bé, cho bé bú không đúng cách gây ma sát tạo ra các tổn thương cho vú. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết thương này gây nên biến chứng viêm vú. Ngoài ra, vệ sinh vú sai cách hay tắc sữa cũng có thể là nguyên nhân cho hiện tượng này.

Biện pháp:

  • Khi gặp hiện tượng trên, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và kê đơn.
  • Chườm nóng hoặc lạnh quanh vùng vú viêm giúp giảm đau.
  • Tránh mặc quần áo bó, chật, tránh gây ma sát, bí bách, vã mồ hôi vùng ngực.

6. Biến chứng sau sinh viêm nội mạc tử cung

Nguyên nhân: Ca chuyển dạ kéo dài khiến tử cung bị rách, gây ra các tổn thương nội mạc tử cung. Vi khuẩn xâm nhập vào từ đường này gây nên biến chứng.

Triệu chứng: đau bụng dưới, sốt, ra dịch âm đạo, âm đạo có mùi.

Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời, tai biến này có thể tiến thành áp xe vùng chậu, nhiễm trùng màu, sốc nhiễm khuẩn. Thậm chí, viêm nội mạc tử cung có thể dẫn đến hôn mê, nghiêm trọng hơn là tử vong.

Phương pháp điều trị: Sản phụ sẽ được kê đơn kháng sinh loại clidamyncin và gentamicin để điệu trị biến chứng này. Ngoài ra, chị em cần giữ một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

7. Nhiễm trùng tử cung

Nguyên nhân: Sau khi mẹ sinh, nhau thai không được đẩy hết ra ngoài mà còn sót lại ít trong tử cung. Từ đó, mô tử cung bị nhiễm trùng bởi các nhau thai còn sót lại.

Triệu chứng: mạch đập nhanh, đau bụng, sốt cao, ra dịch có mùi, miễn dịch kém.

Biện pháp: Mẹ nên đến ngay bác sĩ để được kê đơn kháng sinh tiêm tĩnh mạch nhằm kiểm soát tình hình.

8. Biến chứng sau sinh viêm tuyến giáp

Nguyên nhân: Hàm lượng các kháng thể kháng giáp bất ngờ tăng trong cơ thể các chị em lần đầu đẻ con.

Triệu chứng:

  • Suy giáp: giảm cân, chuột rút, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Cường giáp: mạch đập nhanh, mệt mỏi, tâm trạng thất thường, mất ngủ.

Phương pháp chữa trị: Mẹ cần đi khám để được xét nghiệm phóng xạ Iot. Phác đồ điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe, tuổi tác,… Nếu bệnh tình nghiêm trọng, mẹ sẽ có thể cần đến liệu pháp hormone tuyến giáp.

Tụ dịch dưới màng đệm là hiện tượng bình thường hay bất thường?

9. Biến chứng sau sinh trầm cảm

Trầm cảm xuất hiện ở 10% sản phụ sau khi sinh. Biến chứng này không những gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe tinh thần cho mẹ và bé mà còn có khả năng phát triển thành các ý nghĩ ngược đại trẻ, thậm chí là tự sát cả mẹ lẫn con.

Nguyên nhân: Áp lực từ việc chăm trẻ sơ sinh, áp lực từ kinh tế, gia đình, không có bạn bè hay người thân bên cạnh để tâm sự. Trầm cảm được ghi nhận nhiều hơn ở các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, biến cố gia đình, người có tiền sử mắc bệnh và tâm lý, người lạm dụng rượu bia, chất kích thích, ma túy.

Biểu hiện: Lo lắng quá mức, nhạy cảm, sợ tiếp xúc với bên ngoài, dễ nổi điên, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất tập trung, ngủ không đều.

Biện pháp: Nghỉ ngơi đều đặn, tập thể dục thể thao lành mạnh, ăn uống dinh dưỡng, trò chuyện cùng người thân, nhờ người thân chăm sóc em bé để có thời gian thư giãn và phục hồi tâm lý.

Xem thêm:

29 tips chăm sóc sau sinh mổ giúp mẹ nhanh phục hồi

Dinh dưỡng sau sinh mổ để mẹ nhanh lấy lại sức khỏe

10. Các biến chứng thường gặp khác

Ngoài các biến chứng nguy hiểm kể trên, mẹ bầu còn sẽ gặp nhiều hiện tượng sau sinh thông thường khác. Chúng gồm táo bón, phong hàn, đau đầu, khó tiểu, đau âm hộ, sa tử cung, khó chịu khi giao hợp, rụng tóc, căng tức sữa, tắt sữa, rạn da, sản dịch sau sinh, tiểu không tự chủ sau sinh.

Có những biến chứng không quá nguy hiểm, mẹ bỉm sữa ai cũng sẽ phải trải qua. Để chăm sóc sức khỏe hậu sinh sản một cách tốt nhất, mẹ cần chú ý sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ. Không nên làm việc nặng, uống nhiều nước, bổ sung sắt và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ nhé!

Biến chứng sau sinh là thứ mà mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua sau khi sinh con. Trong thời gian này, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ là điều quan trọng nhất. Hãy nhớ chú ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử lý kịp thời nhằm tránh hậu họa khôn lường các mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

6 BIẾN CHỨNG hãi hùng của mẹ sau sinh – nếu không cẩn trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng!

https://thuocthang.vn/tin-tuc/san-phu-khoa/20-bien-chung-sau-sinh-thuong-gap-va-cach-giai-quyet/2529.aspx

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Biến chứng sau sinh – 9 biến chứng đặc biệt nguy hiểm”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0